Mùa World Cup, người Việt tìm kiếm gì nhiều nhất?
Giải Vô địch bóng đá thế giới - World Cup 2018 - đang diễn ra tại Nga,ùaWorldCupngườiViệttìmkiếmgìnhiềunhấtần lam hầu hết các phương tiện truyền thông và người yêu thích bóng đá đều đang dồn chú ý vào sự kiện này, do đó không khó hiểu khi từ khoá “World Cup” được tìm kiếm nhiều nhất trên Google Việt Nam tuần này.
Tuy vậy, không phải tất cả mọi người đều ngồi trước TV “hóng” sự kiện tại Nga. Được tìm kiếm nhiều thứ hai và thứ ba tuần này đều là hai bộ phim truyền hình Gạo nếp gạo tẻ và Quỳnh búp bê. Chưa hết, một bộ phim truyền hình Việt Nam khác là Cả một đời ân oán cũng lọt vào danh sách tìm kiếm nhiều ở vị trí thứ bảy.
Hiếm khi nào nhiều bộ phim truyền hình Việt được quan tâm nhiều như tuần này, cho thấy một xu hướng quan tâm khác của người Việt bên cạnh sự kiện nóng hổi đang diễn ra tại Nga.
Gạo nếp gạo tẻ là bộ phim truyền hình mới chiếu tới tập 21 trong toàn bộ 90 tập phim. Bộ phim xoay quanh đề gia đình, với đầy đủ hỉ nộ ái ố và các tình huống gây tranh cãi, thu hút được chú ý và bàn luận của nhóm người thích xem phim truyền hình. Trong đó, bộ phim khai thác đề tài khá lạ khi một người mẹ tỏ rõ sự yêu thương phân biệt cho chính hai cô con gái của mình, thương yêu chiều chuộng cô con gái xinh đẹp lấy chồng giàu có và đối xử tệ hơn với cô con gái còn lại.
Trong khi đó, Quỳnh búp bê là bộ phim xoay quanh chủ đề mại dâm đã ngay lập tức được quan tâm ngay từ những tập đầu tiên phát sóng. Bộ phim mới chỉ kể về những ngày đầu tiên của nhân vật Quỳnh bị ép hoạt động trong môi trường phải mua vui cho đàn ông nhưng đã thu hút được đông đảo người bàn luận.
Trong khi đó, Cả một đời ân oán là bộ phim khá quen thuộc khi đã chiếu được hơn 50 tập phim, có thời điểm đã lọt vào danh sách tìm kiếm nhiều trên Google. Bộ phim được làm lại từ phim của Đài Loan, kể về cuộc sống của cô gái tên Dung với nhiều tình tiết gia đình éo le.
Ba bộ phim truyền hình Việt Nam kể trên đều nhận được tìm kiếm nhiều trên Google. Nhưng chưa hết, bộ phim cổ trang truyền hình của Trung Quốc “Phù dao hoàng hậu” đang xếp ở vị trí thứ 8, ngay sau Cả một đời ân oán, dù chỉ mới phát sóng vài tập đầu nhưng đã nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả Việt Nam.
Bên cạnh xu hướng khá lạ khi người dùng bỗng quan tâm nhiều hơn đến các bộ phim truyền hình vào mùa World Cup, các xu hướng tìm kiếm khác phản ánh thời sự diễn ra trong tuần.
Ở vị trí thứ 4 là từ khóa “Tết Đoan Ngọ” - là một trong những ngày lễ truyền thống đặc biệt hằng năm của người Việt Nam, đánh dấu nửa năm đã trôi qua tính theo Âm lịch. Ngày lễ rơi vào ngày 18/06 Dương lịch năm nay. Các thông tin liên quan đến các nghi lễ, cúng bái, văn khấn cho dịp lễ truyền thống này được người Việt Nam đặc biệt quan tâm tìm kiếm.
81 triệu view sau sáu ngày ra mắt, video âm nhạc “Ddu-du Ddu-du” chiếm vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng Tìm Kiếm đã đánh dấu sự trở lại của Black Pink - nhóm nhạc Hàn Quốc một cách hoành tráng, phá vỡ hàng loạt kỷ lục trên Youtube.
Một ngày lễ thường niên quan trọng khác cũng diễn ra trong tuần qua chính là “Ngày của cha” - 17/06. Sự xuất hiện của từ khóa này ở vị trí tìm kiếm thứ 6 với hơn 58 nghìn lượt tìm kiếm cho thấy dịp đặc biệt này đang trở thành một ngày lễ quan trọng và ý nghĩa tại Việt Nam.
Natalya Nemchinova - cổ động viên nữ xinh đẹp của Đội Tuyển Nga bất ngờ trở nên nổi tiếng trên mạng với lượt tìm kiếm cao ở vị trí thứ 9.
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01: Khó cho chủ nhà
- - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Long An Nguyễn Thanh Tiệp cho biết, ngành giáo dục địa phương vừa có quyết định kỷ luật cô giáo quỳ gối trước phụ huynh với hình thức cảnh cáo vì không tuân thủ quy trình thực thi nhiệm vụ, quy tắc ứng xử.
Thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo chiều 27/9 do UBND tỉnh Long An tổ chức.
Ngày 28/2, ông Võ Hòa Thuận đến Trường Tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) phản ánh việc con ông cùng một số học sinh bị cô giáo C.N phạt học sinh quỳ gối.
Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức giải quyết nhưng ông Thuận không đồng ý. Ông Thuận đã phản ứng gay gát, ép cô N.quỳ gối xin lỗi.
Sự việc xảy ra khiến ông Thuận bị kiểm điểm, kỷ luật khai trừ khỏi Đảng.
Ông Huỳnh Công Sơ hiệu trưởng nhà trường bị cách chức và chuyển trường khác làm công tác giảng dạy do thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành, xử lý sự việc.
Hoàng Thanh
Sau khi cách chức, hiệu trưởng để cô giáo quỳ gối sang làm giáo viên cấp 2
Ông Huỳnh Công Sơn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, Long An để xảy ra sự việc cô giáo quỳ gối trước phụ huynh được chuyển sang dạy học tại một trường cấp 2 trên địa bàn.
" alt="Kỷ luật cảnh cáo cô giáo quỳ gối trước phụ huynh" /> - - Ngay sau khi Trường ĐH Thương mại, ĐH Xây dựng công bố điểm thi - nhà trường cũng đưa phương án điểm trúng tuyển dự kiến.Đã có điểm thi, dự kiến điểm chuẩn 161 trường" alt="ĐH Thương mại, Xây dựng dự kiến điểm chuẩn" />
Thanh Hương hiện tại đầy bản lĩnh và nhiệt huyết với nghề. Cô tích cực làm việc và tìm kiếm cơ hội qua các vai diễn mới lạ, màu sắc. Cô không ngại việc bị lãng quên, chỉ sợ bản thân không đủ sức khoẻ để theo đuổi hoạt động nghệ thuật.
“Tôi đang làm việc bằng chính cái tâm của một người nghệ sĩ, khát khao được cháy hết mình với nghệ thuật, còn việc khán giả có đón nhận, yêu thích cũng 'hên xui' lắm. Nếu may mắn được nhớ đến, đó là hạnh phúc, nếu chưa, đó là động lực để tôi phấn đấu”, Thanh Hương chia sẻ với VietNamNet.
Trước quan điểm "showbiz là môi trường phức tạp, bạc bẽo, do đó nghệ sĩ không dám kết thân, làm bạn”, Thanh Hương bày tỏ đó là quan điểm sai lệch, showbiz vẫn tồn tại nhiều tình bạn, thậm chí là tri kỷ nhưng không công khai.
"Tôi, Phương Oanh và Thu Quỳnh vẫn thường xuyên tâm sự, chia sẻ đời tư, thậm chí là khóc cùng nhau. Tuy nhiên, đó là chuyện riêng tư, chúng tôi không thích chia sẻ”, cô nói.
Ai là nóc nhà không quan trọng
Thanh Hương lập gia đình với một doanh nhân gốc Hà thành khi mới ngoài 20 tuổi. Anh hơn cô 10 tuổi và cả hai hiện đã có 2 con gái.
Nữ diễn viên thừa nhận may mắn khi bạn đời tâm lý, luôn ủng hộ vợ. Mỗi khi nhận vai diễn mới, cô đều nhờ ông xã tư vấn. Trước những bình luận tiêu cực, ông xã Thanh Hương luôn động viên, hỗ trợ vợ vượt qua dư luận để hoàn thành công việc.
Vì đặc thù công việc, cô xa nhà thường xuyên nên thừa nhận còn “chểnh mảng” việc vun vén gia đình. Thanh Hương nhờ mẹ và em gái chăm sóc các con.
Khi được hỏi “ai là nóc nhà”, Thanh Hương nói: “Người đàn ông giỏi tài chính, phụ nữ giỏi nội trợ, đó là sự cộng hưởng hoàn hảo trong một gia đình. Vợ và chồng ai cũng có vai trò, tiếng nói như nhau. Tôi nghĩ ai là nóc nhà không quan trọng. Vợ chồng tôn trọng, yêu thương và trách nhiệm mới là vấn đề cốt lõi”.
Với vẻ ngoài cá tính và bản tính kiệm lời, Thanh Hương thường bị nhận xét là hơi... ''đàn ông''. Cô cho biết khá quen với nhận xét như vậy nên không mấy bận tâm, chỉ muốn khán giả nhớ đến qua các vai diễn, không phải chuyện đời tư.
“Ngày xưa, tôi điệu lắm, ra đường phải váy vóc lượt là, bây giờ tôi đã thay đổi. Khán giả đón nhận nghệ sĩ qua năng lực hơn vẻ hào nhoáng bên ngoài, nhiều đồng nghiệp bề ngoài giản dị nhưng được công chúng quý mến. Tất nhiên, tôi vẫn khuyến khích nghệ sĩ có hình ảnh chỉn chu, thứ nhất là để mình đẹp lên, thứ hai để tôn trọng khán giả”, Thanh Hương chia sẻ.
Thanh Hương hy vọng năm 2023 sẽ được khán giả đón nhận qua nhiều vai diễn phá cách, ấn tượng.
Thanh Hương: Chịu khó 'cày cuốc', không quay sản phẩm rẻ tiềnDiễn viên Thanh Hương nói lời nhắn của đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã khiến cô thay đổi suy nghĩ và bảo vệ hình ảnh của mình.
" alt="Thanh Hương: Tôi và Phương Oanh chia sẻ đời tư thậm chí khóc cùng nhau!" />- Trong một tập gần đây của chương trình tạp kỹ Life is beautiful, Trương Bá Chi được hỏi sẽ phản ứng thế nào nếu các con trai của mình bày tỏ sự quan tâm đến chuyện bước chân vào làng giải trí.
Người đẹp 41 tuổi tuyên bố: “Tôi hoàn toàn không phản đối”. Cô chia sẻ: “Tất nhiên, tôi muốn các con có cuộc sống giản dị, học hành tốt, gặp một cô gái trong sáng, thật thà, kết hôn khi chúng muốn và có một gia đình bình dị. Với tôi, vậy là ổn rồi”.
Trương Bá Chi không hề ngại việc cho con gia nhập showbiz. Tuy nhiên, sao nữVua hài kịchthừa nhận đây có thể không phải cuộc sống mà các con cô muốn. Nữ diễn viên cho biết: “Vì vậy, nếu các con trai của tôi thực sự muốn bước vào showbiz, thậm chí chúng giỏi hơn tôi hoặc bố của chúng, tôi sẽ ủng hộ các con 100%”.
Trương Bá Chi và các con. Trương Bá Chi có cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm với Tạ Đình Phong. Nam diễn viên Hong Kong này là cha của 2 cậu con trai lớn Lucas (13 tuổi) và Quintus (11 tuổi). Đến nay, danh tính cha của Marcus - con trai út 2 tuổi của người đẹp họ Trương vẫn là một bí ẩn.
Trương Bá Chi nói Lucas chưa cho biết muốn làm gì khi lớn, nhưng cô tiết lộ: “Thằng bé nói với tôi nó chỉ muốn trở thành một người tốt”. Cô chia sẻ thêm: “Nó không thích làm mọi người tổn thương hay xung đột với người khác. Nó chỉ muốn làm những điều mình muốn và làm thật tốt, vậy là đủ. Nó không quan tâm đến việc người khác nhìn mình ra sao và tôi rất mừng. Con trai tôi có một tâm hồn trong sáng thế đó”.
Trong một show tạp kỹ khác, Trương Bá Chi chia sẻ: “Tôi không phản đối, nhưng bọn trẻ phải chuẩn bị tinh thần vì tư duy đúng đắn vô cùng quan trọng”.
Nếu vào showbiz, Lucas và Quintus sẽ không quá khó khăn để được chú ý. Mỗi khi Trương Bá Chi chia sẻ hình ảnh mới của các con, cư dân mạng lại xôn xao về vẻ ngoài giống Tạ Đình Phong.
Doãn Phong
Theo 8daysTạ Đình Phong phủ nhận có con với bạn gái hơn 11 tuổi
Tạ Đình Phong thông qua công ty quản lý phủ nhận tin đồn anh có con với Vương Phi - bạn gái lớn hơn anh 11 tuổi.
" alt="Trương Bá Chi không phản đối con vào showbiz nếu giỏi hơn bố mẹ" /> Bảo Thanh Mới đây Bảo Thanh đăng một dòng trạng thái bức xúc trên trang cá nhân, khẳng định cô không hề nhận lời quảng cáo cho một sản phẩm đồ ăn nhưng hình ảnh lại được "xào nấu" tinh vi. "Tôi không PR quảng cáo gì cho sản phẩm này. Các bạn ấy đã cố tình cắt ghép hình ảnh của tôi để giả là tôi đang PR cho sản phẩm đó. Thiết nghĩ, đến sản phẩm ăn uống vào người mà còn ăn cắp, lợi dụng hình ảnh để quảng cáo thì tôi nghĩ mọi người nên cân nhắc về sản phẩm và công ty sản xuất này".
Diễn viên Hồng Diễm cũng rất bất ngờ khi thấy hình ảnh của mình xuất hiện trong một video quảng cáo sản phẩm trên được Bảo Thanh chia sẻ. Bởi cũng như các đồng nghiệp, nữ diễn viên Hướng dương ngược nắng cũng chưa từng nhận lời quảng cáo cho sản phẩm này. "Có cả hình của chị à?", Hồng Diễm hốt hoảng hỏi Bảo Thanh khi thấy ảnh của mình xuất hiện chình ình trên trang facebook của thương hiệu trên.
Diễn viên Hồng Diễm. Chia sẻ với VietNamNet, Bảo Thanh bày tỏ rằng mục đích đăng bài bày tỏ là để thương hiệu này khỏi lừa mọi người chứ cũng không hy vọng làm được gì bởi trong trường hợp có mời luật sư cũng khó tìm được chủ của sản phẩm này để xử lý triệt để.
Bảo Thanh cho rằng thương hiệu kia đã cố tình vi phạm luật, biết sai nhưng vẫn công khai dùng hình ảnh không xin phép. Sau khi nữ diễn viên Về nhà đi con nhắn tin yêu cầu gỡ thì trang này gỡ ngay lập tức nhưng không hề xin lỗi dù đã đọc khiến nữ diễn viên bức xúc.
Quỳnh An
Hương Giang phản ứng khi bị so sánh diễn xuất với Bảo Thanh
Bị antifan nhận xét 'đóng chỉ bằng 1/10 Bảo Thanh', Hương Giang đã đáp trả.
" alt="Bảo Thanh, Hồng Diễm bức xúc khi bị lợi dụng hình ảnh" />Bộ đàn đá Hạt giống tâm hồn với hình tượng thuyền vượt sóng đang được trưng bày tại công viên Tao Đàn, TP.HCM. Tủ sách Hạt giống tâm hồn- “hiện tượng xuất bản” với trên 300 tựa sách - đã trở thành cái tên quen thuộc với bạn đọc suốt 20 năm qua. Những câu chuyện gần gũi, cảm động và giàu tính nhân văn là nguồn động viên tinh thần cho hàng triệu độc giả, giúp họ vượt qua những khó khăn, thử thách, theo đuổi ước mơ và vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo kỷ lục gia Trương Đình Chiếu, nếu những cuốn sách Hạt giống tâm hồntruyền cảm hứng cho độc giả thì âm thanh từ bộ đàn đá này sẽ lan toả những giá trị văn hoá dân tộc lẫn năng lượng tích cực đến người nghe khắp bốn phương.
Nghệ nhân Trương Đình Chiếu có thể sử dụng 100 loại nhạc cụ, biết phối khí cùng lúc với 10 loại nhạc cụ khác nhau. Ông đặc biệt quan tâm đến âm nhạc dân tộc, nhất là đàn đá. Đến nay, ông đã chế tác khoảng 500 bộ đàn đá, trong đó bộ đàn đá Hạt giống tâm hồnđặc biệt nhất về mặt ý nghĩa, chất liệu cũng như thời gian chế tác.
Bộ đàn này được tạo ra từ những khối đá hình thành từ dung nham của vụ phun trào núi lửa đầu tiên ở tỉnh Đắk Lắk. Những khối đá núi lửa nằm rải rác trong rẫy của đồng bào Ê-đê thuộc huyện Chư Sê. Nghệ nhân mất không ít thời gian để nhờ người địa phương tìm kiếm và đến tận nơi để thẩm định.
" alt="Bộ đàn đá có một không hai lan toả thanh âm tích cực" />
- ·Soi kèo phạt góc Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1
- ·Mùa ‘bội thu’ của thủ khoa trường làng
- ·'Bắt' khán giả xem quảng cáo suốt 13 tiếng
- ·Thêm 3 trường công bố điểm thi, dự kiến điểm chuẩn
- ·Nhận định, soi kèo Tractor vs Mes Rafsanjan, 18h30 ngày 21/1: Duy trì vị thế
- ·Chân dung bộ trưởng Tư pháp xinh đẹp của Crưm
- ·Quân đội Thái chặn Facebook ngăn biểu tình
- ·Giáo viên không được xúc phạm, miệt thị học sinh
- ·Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
- ·Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- Trà Ngọc Hằng chia sẻ với VietNamNet trong nước mắt. Chị và người mẫu Đức Long quen nhau từ khi đóng chung phim Tiếng đàn kìmrồi thành bạn bè từ đó. Chị, Đức Long và Cao Thái Hà là bộ ba rất thân thiết đến nay đã hơn 10 năm.
"Giai đoạn tôi khủng hoảng nhất cuộc đời khi mang bầu, tôi tránh hết mọi người, chỉ liên lạc với Long và bạn đã ở bên tôi suốt thời gian khó khăn ấy. Chỉ cần một status, Long đã chạy ùa đến bên tôi. Long nói: "Khi mày giàu, mọi người vây quanh mày quá, tao sẽ hơi tránh mày ra chút xíu nha! Còn bây giờ mày khó khăn, tao sẽ luôn ở bên cạnh mày", chị nói.
Không chỉ là bạn thân, Trà Ngọc Hằng và Đức Long còn thường kết hợp trong công việc. Trà Ngọc Hằng kể những ngày qua, bệnh tình người mẫu Đức Long trở nặng: "Bác sĩ nói phổi Long "trắng hết rồi". Sáng 6/7, mẹ Đức Long gọi cho Trà Ngọc Hằng thông báo tin con trai bà chuyển biến xấu. Chị đã vào bệnh viện lấy máu của bạn thân mang sang bệnh viện Hòa Hảo (TP.HCM) làm xét nghiệm. Đến chiều, chị và Cao Thái Hà vừa về nhà tắm rửa, ăn cơm thì mẹ Đức Long gọi báo tin tim của anh đã ngừng đập.
"Chúng tôi đã có mấy ngày chuẩn bị tâm lý. Nhưng tôi vẫn hy vọng có một phép màu xảy đến với Long nhưng không có rồi", Trà Ngọc Hằng kể.
Trà Ngọc Hằng đã cố kìm nước mắt, không dám khóc trước mặt mẹ Đức Long. Hiện tại, chị phải cố vững vàng để cùng Cao Thái Hà và gia đình lo cho bạn.
NSƯT Mỹ Uyên, bà bầu sân khấu kịch Nhà hát nhỏ 5B nơi người mẫu Đức Long cộng tác - cho hay chị hiện rất đau và nghẹt thở. Chiều nay, chị đã thắp hương cầu nguyện cho Đức Long tai qua nạn khỏi.
Mỹ Uyên rất thương quý Đức Long. Với chị, Đức Long không chỉ là diễn viên cộng tác với sân khấu mình mà còn là cậu em đáng yêu, tình cảm. Vào sinh nhật Mỹ Uyên năm 2020, chị bị ngã bong gân. Sợ đàn chị nứt xương chân, Đức Long đã hối hả đưa chị đi bệnh viện mà không kịp ăn uống gì. Anh còn làm Mỹ Uyên bất ngờ khi mang theo quà mà anh chọn lựa dặn hàng từ lâu để có kịp tặng sinh nhật bà bầu.
Đạo diễn Mai Thu Huyền cũng bàng hoàng và bủn rủn tay chân khi đón nhận tin dữ về Đức Long. Những ngày qua, chị cầu nguyện cho người em thân thiết vượt qua bạo bệnh song phép màu đã không xảy ra.
“Khi Long nhập viện khoảng 3 tuần qua và được các bác sĩ tiên lượng về bệnh tình, chúng tôi cũng chuẩn bị tinh thần về trường hợp xấu nhất. Thế nhưng nỗi mất mát này quá lớn với những người thân, bạn bè của em ấy. Long còn quá trẻ, cả một tương lai rộng mở phía trước. Tôi và Long cũng hứa hẹn nhau về những dự án khi hết dịch, vậy mà… Yên nghỉ nhé Đức Long”, chị nghẹn ngào.
Trong ấn tượng của Mai Thu Huyền, Đức Long là người lành tính, hòa đồng và khiêm tốn với mọi người xung quanh. Chị cũng khâm phục tình bạn đẹp giữa Đức Long và Cao Thái Hà trong suốt nhiều năm qua. “Tôi biết người đau đớn nhất lúc này là Cao Thái Hà. Chúng tôi sẽ cùng em ấy và gia đình chung tay hỗ trợ lo tốt hậu sự cho Long”, chị nói.
Như VietNamNet đưa tin trước đó, người mẫu, diễn viên Đức Long trút hơi thở cuối cùng vào 21h ngày 6/7 tại bệnh viện do bệnh phổi chuyển biến xấu. Anh hưởng dương 33 tuổi. Cao Thái Hà và Trà Ngọc Hằng đã đưa người bạn Đức Long cùng mẹ anh đến chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) trong đêm. Trên trang cá nhân, Cao Thái Hà đổi ảnh đại diện sang màu đen. Chị hứa sẽ thay Đức Long lo cho mẹ của bạn.
Gia Bảo - Tuấn Chiêu
Chia sẻ cuối cùng của diễn viên Đức Long trước khi qua đời
Người mẫu Đức Long mất lúc 21h tối 6/7, hương dương 33 tuổi. Trước khi qua đời, anh từng chia sẻ tâm trạng nhớ nghề trong quá trình điều trị ở bệnh viện.
" alt="Mỹ Uyên, Trà Ngọc Hằng khóc hết nước mắt thương người mẫu Đức Long" /> - - Trường ĐH Y Hà Nội vừa công bố quy định tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng vào trường. Theo đó, những đối tượng được xét tuyển thẳng theo quy định, trường yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp THPT xếp loại giỏi trở lên. Những thí sinh này học dự bị 1 năm, sau đó trường tổ chức kiểm tra, nếu đạt yêu cầu mới được nhập học.150 thí sinh 27,5 điểm thi vào ĐH Y Hà Nội được 'cứu'" alt="Trường ĐH Y Hà Nội cân nhắc tuyển thẳng thí sinh giỏi" />
- Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Tham dự buổi trao đổi có ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo lớp học.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm:
Một số nhận thức cơ bản về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên.
Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường. Ví dụ: Kỷ nguyên Công nghiệp, Kỷ nguyên thông tin, Kỷ nguyên Kỹ thuật số, Kỷ nguyên vũ trụ. Còn trước đây là Kỷ nguyên Đồ đá, Kỷ nguyên Cổ đại, Kỷ nguyên Trung cổ...
Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.
Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tổng Bí thư nhấn mạnh, những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo: Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu, rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại, đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tích cực tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm.
Quy mô nền kinh tế năm 2023 tăng gấp 96 lần so với năm 1986. Việt Nam trong nhóm 40 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài; có quan hệ ngoại giao với 193 nước là thành viên Liên hợp quốc; xây dựng các mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới và khu vực.
Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; hoàn thành về đích sớm các mục tiêu Thiên niên kỷ. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng nâng cao; tham gia đóng góp tích cực duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước.
Sự biến chuyển có tính thời đại đem đến thời cơ, thuận lợi mới, đồng thời cũng có nhiều thách thức, trong đó mặt thách thức nổi trội hơn và thời cơ mới còn có thể xuất hiện trong khoảnh khắc giữa những thay đổi đột biến trong cục diện thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, phát triển vượt bậc.
Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, khơi dậy ý chí tự lực, tự chủ, tự tin, tự cường, tự hào dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại, con thuyền cách mạng Việt Nam sẽ đạt được những kỳ tích (Kỳ tích về một nước dân chủ thuộc địa nửa phong kiến có thể chiến thắng hai đế quốc thực dân hùng mạnh; kỳ tích về một nước từ bị bao vây cấm vận thực hiện thành công công cuộc đổi mới với những thành tựu vĩ đại).
Hiện nay là thời điểm ý đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sánh vai với các cường quốc năm châu.Từ những vấn đề trên, có thể thấy, đây là thời điểm “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
1. Về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng
Trong hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Tổng Bí thư chỉ rõ, bên cạnh kết quả, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:
(i) Tình trạng ban hành nhiều văn bản, một số văn bản còn chung chung, dàn trải, trùng lắp, chậm bổ sung, sửa đổi, thay thế.
(ii) Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng không khả thi.
(iii) Mô hình tổng thể của hệ thống chính trị chưa hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có nội dung chưa rõ; phân cấp, phân quyền chưa mạnh.
(iv) Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng.
(v) Cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc trong Đảng còn chậm; hội họp vẫn nhiều.
Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, đảm bảo Đảng là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta tiến lên mạnh mẽ đang đặt ra cấp thiết, một số giải pháp chiến lược, sau đây:
(i) Thực hiện nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.
(ii) Tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, bộ “tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Trong đó, nghiên cứu, đẩy mạnh việc hợp nhất một số cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng; sớm đánh giá toàn diện việc kiêm nhiệm chức danh của Đảng và hệ thống chính trị để có quyết sách phù hợp. Bảo đảm nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng không trùng với nhiệm vụ quản lý; phân biệt và quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của các cấp lãnh đạo trong các loại hình tổ chức đảng, tránh tình trạng bao biện làm thay, hoặc tồn tại song trùng, hình thức.
(iii) Đổi mới mạnh mẽ việc ban hành và quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng; xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thật sự là các “tế bào” của Đảng. Nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức đảng phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, xác định đúng, trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường, cách thức phát triển của đất nước, của dân tộc, của từng địa phương, từng bộ, ngành; phải có tầm nhìn, tính khoa học, tính thực tiễn, thiết thực và tính khả thi; tạo sự phấn khởi, tin tưởng, kỳ vọng và động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân thực hiện Nghị quyết của Đảng. Xây dựng các chi bộ cơ sở vững mạnh, có tính chiến đấu cao, có năng lực đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ sở Đảng, đảm bảo hoạt động sinh hoạt chi bộ thực chất, hiệu quả.
(iv) Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của Đảng. Ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền kiểm tra, giám sát gắn với phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng kiểm tra, giám sát để tham nhũng, tiêu cực.
2. Về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:
(i) Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao.
(ii) Hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, chậm được bổ sung, sửa đổi, thay thế.
(iii) Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa tạo dựng được môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân. Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”, đặt ra yêu cầu cấp thiết phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, về quan điểm: Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phải liên tục được hoàn thiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, phát huy dân chủ, vì con người, công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Về giải pháp, đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó:
(i) Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.
(ii) Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội; luật hóa các quy định của Nghị định và Thông tư.
(iii) Đổi mới quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật. Bám sát thực tiễn, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không nóng vội, nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật.
(iv) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
(v) Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm”.
(vi) Chủ động, tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới (nhất là những vấn đề liên quan đến cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…) tạo khung khổ pháp lý để thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, tạo đột phá cho phát triển đất nước những năm tiếp theo.
3. Về tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Tổng Bí thư chỉ rõ, nhiệm vụ này đang đặt ra rất cấp thiết:
(i) Hiện nay 70% ngân sách dùng để nuôi bộ máy, trong khi đó công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin - cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.
(ii) Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cản trở phát triển, tăng thủ tục hành chính, lãng phí thời gian công sức của doanh nghiệp, công dân, làm lỡ thời cơ phát triển của đất nước.
Chủ trương chiến lược: (i) Tiếp tục tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước.
(ii) Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao khả năng tự chủ, tự cường của các địa phương.
(iii) Sơ kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 18 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” trong toàn hệ thống chính trị trình Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII; làm cơ sở có những quyết sách mới đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ theo định hướng đã được Trung ương 10 thống nhất.
4. Chuyển đổi số
Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế-xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số", trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.
Tổng Bí thư lưu ý, quan hệ sản xuất chưa phù hợp đang cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất mới:
(i) Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân.
(ii) Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.
Thực hiện cách mạng chuyển đổi số với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi do Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại, đưa đất nước đi tắt đón đầu phát triển vượt bậc. Bộ Chính trị sẽ sớm nghiên cứu, ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia để lãnh đạo thực hiện quyết liệt trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị.
Một số giải pháp chủ yếu: (i) Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho phát triển số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.
(ii) Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
(iii) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.
(iv) Đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số, xây dựng công dân số.
5. Chống lãng phí
Tổng Bí thư nêu rõ, thực tế cho thấy, “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho Nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”[1], song lãng phí hiện nay diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho phát triển (gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo; gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước).
Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: (i) Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực.
(ii) Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt.
(iii) Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy Nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp.
(iv) Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm.
(v) Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của Nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.
(vi) Lãng phí do hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó, xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường gắn với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo; chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí; việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
Giải pháp chiến lược những năm tới đó là: (i) Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ ban hành quy định của Đảng để nhận diện, chiến lược quốc gia, quy định của pháp luật và thực thi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng cả lĩnh vực”.
(ii) Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí.
(iii) Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém. Sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
(iv) Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”.
6. Cán bộ
Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề “rất trọng yếu”, “quyết định mọi việc”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang đặt ra cấp thiết.
Về phẩm chất, yêu cầu đối với cán bộ trong giai đoạn cách mạng mới, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: (i) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đột phá vì lợi ích chung; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của Nhân dân lên trên hết, trước hết.
(ii) Có bản lĩnh, quyết tâm cao, sẵn sàng dấn thân, hy sinh lợi ích cá nhân. Dám đi đầu, đổi mới, loại bỏ cái cũ, cái lạc hậu; khơi thông điểm nghẽn, giải quyết vướng mắc, ách tắc trong thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; giải quyết những vấn đề sai sót tồn đọng, kéo dài hoặc đột phá đối với những vấn đề mới chưa có quy định hoặc quy định chồng chéo, thiếu thống nhất, khó thực hiện.
(iii) Có năng lực cụ thể, tổ chức thực hiện, đưa chủ trương chiến lược của Đảng vào thực tiễn từng bộ, ban, ngành, địa phương (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển hạ tầng chiến lược, cải cách triệt để thủ tục hành chính...).
Tổng Bí thư nêu rõ giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới: (i) Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được.
(ii) Tăng cường tự đào tạo, tự bồi dưỡng, nhất là đối với yêu cầu của chuyển đổi số.
(iii) Xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trên cơ sở phân định rõ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung với người phiêu lưu, liều lĩnh, viển vông, không thực tế; bảo vệ đối với những trường hợp nguy cơ rủi ro, sai sót từ sớm, ngay khi có kế hoạch, không để nhụt chí.
(iv) Sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín.
(v) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, thử thách đối với các đồng chí là nhân sự được quy hoạch tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp, bảo đảm lựa chọn ra được cấp ủy, nhất là người đứng đầu có năng lực lãnh đạo, có sức chiến đấu cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp chung, có năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống trên từng lĩnh vực, địa bàn.
7. Về kinh tế
Tổng thể kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng liên tục từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991, thường xuyên ở trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, đưa Việt Nam từ nước thu nhập thấp trở thành nước thu nhập trung bình.
Tổng Bí thư chỉ rõ, tuy tốc độ tăng trưởng cao, song nguy cơ tụt hậu về kinh tế vẫn hiện hữu, nguy cơ kinh tế Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khó tiệm cận với các nước đang phát triển, thể hiện trên 5 điểm:
(i) Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam giảm dần, thấp hơn nhiều nước trong khu vực (giai đoạn 2021-2025 ước đạt 4,8%, thấp hơn so với bình quân 3 năm 2016-2018 (6,1%), không đạt mục tiêu đề ra (6,5%), trong khi cùng xuất phát điểm với Việt Nam, Trung Quốc đầu những năm 1990 tăng liên tục mỗi năm đều đạt 9%.
(ii) Năng suất các nhân tố tổng hợp - yếu tố quan trọng trong chất lượng tăng trưởng cũng có xu hướng giảm (giai đoạn 2015-2019 đạt 2,77%, đứng đầu khu vực ASEAN, năm 2022 là -1,36%, năm 2023 là -2%), cho thấy hiệu quả của nền kinh tế có xu hướng giảm.
(iii) Tăng trưởng của Việt Nam từ năm 2021 đến nay chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó khối FDI chiếm trên 70% (tương đương 60% GDP); các doanh nghiệp này nhập khẩu trên 80% linh kiện, thiết bị, chỉ sử dụng những tư liệu sản xuất giản đơn của Việt Nam như lao động, đất đai, nguyên vật liệu cơ bản, không giúp Việt Nam xây dựng công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp nội địa có năng lực cạnh tranh cao trong chuỗi giá trị toàn cầu (doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng chỉ là các sản phẩm giản đơn). Khi thời kỳ dân số vàng kết thúc (khoảng năm 2027-2037), giá nhân công tăng, lợi thế cạnh tranh không còn, FDI dịch chuyển sang nước khác hoặc sụt giảm, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam.
(iv) Tình trạng nhiều cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong xử lý công việc, sợ đổi mới, không dám nghĩ, dám làm, ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
(v) Các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế chưa phát huy hiệu quả (nguồn nhân lực còn hạn chế khi năng suất lao động, động lực làm việc của cán bộ quản lý nhà nước giảm sút; nguồn vật lực còn lãng phí, nguồn tài lực chưa được khai thông): Lãng phí trong sử dụng đất đai (trong khi xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai chậm), khoáng sản (chủ yếu khai thác, chế biến thô); chưa hiệu quả trong phát triển hạ tầng giao thông (quy hoạch phát triển hạ tầng sân bay, cảng biển dàn trải, đầu tư manh mún ở nhiều địa phương có vị trí địa lý gần nhau, không có lợi thế khác biệt); mất cân đối về hạ tầng năng lượng; thị trường tài chính, tiền tệ thiếu bền vững khi lượng vốn lớn bị đóng băng vào bất động sản.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên do: (i) Điểm nghẽn về thể chế và hạn chế trong thực thi pháp luật. Tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc lên cơ quan quản lý cấp trên hoặc sang bộ, ngành khác.
(ii) Chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu chậm. Đầu tư công tiến độ chậm, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, còn dàn trải, nhiều lãng phí, chưa phát huy vai trò dẫn dắt, kích hoạt hiệu quả các nguồn lực ngoài nhà nước. Hoạt động cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém chậm; tình trạng “sở hữu chéo”, cho vay tín dụng đối với doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau” còn phức tạp và chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Xác định các ngành hàng chiến lược, quốc gia giá trị cao chưa được quan tâm.
(iii) Hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị thiếu tính kết nối; xây dựng hạ tầng số chậm.
(iv) Kinh tế tư nhân chưa trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, chưa tận dụng tốt các nguồn lực đầu tư nước ngoài.
(v) Ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ chưa đem lại kết quả rõ nét; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, thiếu lao động trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao, phục vụ phát triển số.
(vi) Các yếu tố bên ngoài tác động tiêu cực, làm gia tăng nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: (i) Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất.
(ii) Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo).
(iii) Tập trung phát triển lực lượng sản xuất mới (kết hợp giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với tư liệu sản xuất mới, hạ tầng chiến lược về giao thông, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh) gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất.
(iv) Khởi xướng và thực hiện cách mạng chuyển đổi số. Đẩy mạnh công nghệ chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển.
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.357
(Nguồn: vietnamplus)Link: https://www.vietnamplus.vn/noi-dung-chuyen-de-cua-tong-bi-thu-to-lam-ve-ky-nguyen-moi-ky-nguyen-vuon-minh-post988670.vnp
" alt="Tổng Bí thư Tô Lâm phân tích chi tiết về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" /> - - Cô giáo có 11 năm dạy tiểu học ở Huế nói việc yêu cầu học sinh ngậm bút chỉ xảy ra trong vài phút cuối giờ để giữ an toàn cho các em.
Cô giáo bắt học sinh lớp 1 ngậm bút để giữ trật tự
Cô Phan Thị Hương Lan, Trường Tiểu học Lê Lợi (TP Huế, Thừa Thiên Huế) cảm thấy rất buồn vì sự việc cho học sinh ngậm bút đã bị đẩy đi quá xa.
Chia sẻ với VietNamNet, cô Lan nói: "Tôi nghĩ không ai cũng học được hai từ "giá như" như mình. Tôi chỉ biết rút kinh nghiệm trong công tác còn nói qua nói lại cũng không được gì nữa. Tôi làm điều này với học sinh xuất phát từ cái tâm của giáo viên. Sự việc chỉ xảy ra khoảng 5-7 phút cuối giờ để giữ an toàn cho các em".
Sự việc xảy ra tại Trường tiểu học Lê Lợi, TP.Huế Theo cô Lan, giá như khi nghe được chuyện, phụ huynh gặp trực tiếp cô để cô giải thích hoặc làm theo đúng quy trình gặp cô giáo chủ nhiệm thì sự việc sẽ khác.
Nhưng sự việc lại được hiểu quá mức giới hạn, cô trở thành trung tâm của những lời xúc phạm.
"Tôi nghĩ việc mình làm không đáng bị lên án hay kỷ luật mà chỉ nên nhắc nhở rút kinh nghiệm. Tôi không đi quá giới hạn cho phép làm tổn hại đến tinh thần các cháu như xúc phạm, đánh đập thân thể các cháu"- cô Lan giãi bày.
Đặt ngang bút chứ không phải nhét bút vào miệng
Kể lại sự việc, cô Lan cho hay, hôm đó (ngày 26/9), cô được Ban giám hiệu phân công xuống quản lý lớp 1/5 với 40 học sinh thay cho giáo viên tiếng Anh đi bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Đầu giờ, cô cho học sinh học hát, chép bài, vẽ tranh và học Anh văn. Khi còn 5-10 phút hết tiết thì học sinh rất mất trật tự. Các em lấy bút chọc nhau, giành giật vở của nhau. Vì vậy, cô đã yêu cầu học sinh đặt bút lên ngang miệng và giữ trật tự.
"Các cháu đặt ngang bút lên miệng chứ không phải nhét bút vào miệng. Suy nghĩ của tôi là làm sao để các cháu an toàn cho các cháu vì giữ lớp khác với đứng lớp. Giữ lớp là giữ an toàn, đưa ra những hoạt động để các cháu giữ nền nếp của mình, không ảnh huởng tới hai lớp bên cạnh. Còn đứng lớp là đi dạy có giáo án, có quy trình, các em không nói chuyện được".
Cô giáo tiểu học kể tiếp, lúc yêu cầu học sinh để bút lên ngang miệng, cô có nói với cả lớp "Bạn nào để bút rơi xuống có nghĩa là nói chuyện rất nhiều đúng không? Lúc đó các em rất hồ hởi trả lời "Dạ dạ, Các em còn thi nhau mách với cô có bạn không ngậm, có bạn ngậm. "Cô ơi bạn này không chịu ngậm mà chỉ lấy bút chọc em thôi".
Lúc này chỉ có 1-2 phút nữa là hết tiết. Cô Lan nghĩ điều này không nặng nề và thấy an toàn cho các cháu. Không ngờ sự việc lại được học sinh kể lại theo một hướng khác và phụ huynh viết lời nặng nề trên Facebook.
Theo cô Lan, sau phản ánh nhà trường đã đến lớp tìm hiểu các em học sinh. "Các em cũng trả lời rất vô tư. Các em cũng nói cô cho ngậm bút trong 5 phút. Có bạn nói 7 phút. Khi hiệu trưởng hỏi các em ngậm mấy phút thì cũng có em nói 1-2 phút. Có bạn còn mách "Bạn này không ngậm".
Cô giáo tiểu học bộc bạch: "Khi làm vậy, tôi chưa nghĩ tới chuyện ảnh hưởng vệ sinh cho các cháu là như thế nào. Tôi chỉ lo các cháu chọc nhau, đâm bút và có thể dẫn tới mù mắt, hay có hậu quả gì đó, thì tôi cũng là người chịu trách nhiệm. Giữ an toàn một lớp học 40 học sinh không đơn giản như giữ 1-2 em ở nhà".
Cô Lan cũng thừa nhận cách giải quyết "ngậm bút" là sai.
"Tôi đã gọi điện xin lỗi phụ huynh, trình bày sự việc và phụ huynh đã hiểu rồi. Phụ huynh cũng xin lỗi đã viết nặng trên Facebook. Tôi nghĩ sự việc như vậy không có chuyện gì rồi. Thế nhưng khi lên báo, sự việc lại bị đẩy đi hướng khác. Thậm chí, có bài viết còn nêu cả hoàn cảnh gia đình tôi như đã lấy chồng, có con gái, đi đâu, làm cuộc sống của tôi rối loạn…"
"Nếu chúng tôi là những người vô tâm chỉ đi dạy rồi tới tháng nhận lương rồi về lo cho gia đình thì cũng rất áy náy. Tôi mong mọi người thông cảm cho việc làm này của mình"- cô giáo tiểu học mong muốn.
Lê Huyền
" alt="Trải lòng của cô giáo bắt học sinh ngậm bút" />
- ·Nhận định, soi kèo San Carlos vs Sporting San Jose, 08h00 ngày 21/01: Ám ảnh xa nhà
- ·Hội nghị trao đổi khoa học Việt Nam
- ·Trung Quốc sợ bùng nổ dân số vì bao cao su dởm
- ·Sao Việt hôm nay 8/7: Vợ kém 15 tuổi của Công Lý: Tôi yêu cuồng nhưng sống không vội!
- ·Nhận định, soi kèo Chadormalou vs Sepahan, 18h30 ngày 21/1: Khó cho khách
- ·Bảo Anh hôn thắm thiết vũ công kém 7 tuổi
- ·Trường ngân hàng tuyển thẳng học sinh giỏi văn
- ·Ngân hàng và doanh nghiệp chuyển phát ứng dụng QR động trong thanh toán
- ·Soi kèo góc Galatasaray vs Dynamo Kyiv, 22h30 ngày 21/1
- ·Ê kíp bức xúc vì phim 18+ của Minh Hằng, Ngọc Trinh bị phát tán trên MXH