Những năm gần đây,ệpViệtloayhoaytăngthugiảmchibằngchuyểnđổisốlich bd ngoai hang anh trong bối cảnh thế giới hậu đại dịch, nhiều thay đổi về tình hình địa chính trị toàn cầu, các doanh nghiệp ngày càng lo lắng về việc làm sao để sinh tồn và phát triển. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ được xem là lời giải khả thi nhất cho câu chuyện này.
Số liệu của KPMG Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp đều nhận định, chuyển đổi số mang lại lợi ích cho họ ở tất cả các khía cạnh như tăng cường sự hài lòng của nhân viên, trải nghiệm của khách hàng.
Đây cũng là lý do có tới 57% các doanh nghiệp cho biết, họ đang đầu tư vào các công nghệ liên quan đến AI, học máy, AI tạo sinh, tiếp đó là các công nghệ như điện toán biên, robotic và tự động hóa, metaverse...
Chuyên gia chuyển đổi số Nguyễn Thượng Tường Minh cho hay, trong môi trường có nhiều thách thức như hiện nay, khoảng 2-3 năm gần đây, nhiều doanh nghiệp phải thắt chặt quy mô vận hành, tìm nguồn thu mới để có thể tồn tại và phát triển.
“Câu hỏi đặt ra là làm sao để tăng thu giảm chi? làm sao để tăng doanh thu khi cơ hội ngày càng ít, làm sao để tiết kiệm chi phí để tránh chảy máu tài nguyên? Lời giải không chỉ là phát triển phần mềm mà cần phải có triết lý sâu sắc trong quá trình vận hành mới chạm được vào gốc rễ vấn đề”, vị chuyên gia về chuyển đổi số nhận định.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Dell Technologies, trong quá trình chuyển đổi số, 60% số người khảo sát tại Việt Nam cảm thấy bị “ngộp” bởi những công nghệ phức tạp, đem tới trải nghiệm làm việc không đồng nhất và phân mảnh trên nhiều nền tảng khác nhau. Đây là thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số.
Trên thực tế, các vấn đề mà một hệ thống gồm nhiều phần mềm riêng rẽ hay gặp phải là tuy dùng phần mềm nhưng thao tác vẫn dựa trên thủ công, tiềm ẩn rủi ro do sai sót trong quá trình thao tác.
Doanh nghiệp cũng mất nhiều công sức nếu muốn sử dụng một phần mềm mới vào hệ thống đang có sẵn. Do vậy, mong muốn của nhiều doanh nghiệp là làm sao để tích hợp các phần mềm mới và cũ với nhau một cách hữu ích.
Trong bối cảnh đó, để chuyển đổi số dễ dàng hơn, các doanh nghiệp không chỉ cần một phần mềm mà họ cần một hệ thống phần mềm kiểu mới có tính tương tác cao, dễ sử dụng.
“Điều này sẽ giúp tối đa hóa số tiền đầu tư cho công nghệ thông tin. Không phải 3 đồng mua 3 phần mềm nữa, mà là 3 phần mềm cộng với giá trị cộng hưởng từ tương tác giữa chúng, giá trị này là thời gian, nguồn lực và cả tiền bạc”, vị chuyên gia chia sẻ.
Theo các chuyên gia, hệ thống phần mềm hiện đại phải trả lời được các vấn đề: tự động hóa giao tiếp giữa các phần mềm trong mạng lưới, chuẩn hóa không sai lệch và làm giàu thông tin giữa các phần mềm, dễ dàng thêm, bớt các node phần mềm khi cần thiết.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, từ năm 2021, Bộ TT&TT đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể như hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá được mức độ chuyển đổi số của đơn vị mình.
Bộ TT&TT cũng lựa chọn, đánh giá các nền tảng số Make in Viet Nam xuất sắc để giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến tháng 10/2024, tổng số lượt doanh nghiệp tiếp cận chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx) là 1.28 triệu lượt.
Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sử dụng các nền tảng số của chương trình SMEdx là hơn 400.000 doanh nghiệp.
Trên thực tế, trong 2.100 doanh nghiệp được khảo sát bởi KPMG, 66% nói rằng việc thu thập và phân tích dữ liệu giúp họ phát sinh tăng trưởng về lợi nhuận trong 12 tháng gần nhất.
Đây là minh chứng cho thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số và dữ liệu đối với hoạt động của các doanh nghiệp.
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế sốChính phủ vừa ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.