Tranh cãi lương giáo sư tại đại học top đầu lên tới 6 tỷ đồng/năm

作者:Giải trí 来源:Công nghệ 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 07:51:56 评论数:

Vừa qua,ãilươnggiáosưtạiđạihọctopđầulêntớitỷđồngnălich thi đấu ngoại hang anh cư dân mạng Trung Quốc tranh luận mạnh mẽ khi giáo sư tại một đại học top đầu chia sẻ trên mạng xã hội rằng nghề giáo là một “ngành công nghiệp hoàng hôn” và cho rằng nếu sinh viên muốn trở thành giảng viên đại học cần phải “chịu đựng cảnh nghèo”.

"Ngành công nghiệp hoàng hôn" (sunset industry) đề cập đến một lĩnh vực đang suy thoái hoặc đối mặt với tình trạng lỗi thời do nhiều yếu tố khác nhau như tiến bộ công nghệ, thay đổi sở thích của người tiêu dùng hoặc bão hòa thị trường. 

Giống như các ngành khác, lương giáo viên Trung Quốc chịu tác động bởi các yếu tố như vùng miền, loại trường, chức danh nghề nghiệp và trình độ giáo viên. 

Với Đại học Thanh Hoa- ngôi trường danh tiếng hàng đầu Trung Quốc và châu Á, mức lương hàng tháng của giáo sư được kỳ vọng là rất cao bởi trở thành sinh viên ngôi trường này đã không dễ dàng, chưa nói đến trở thành giảng viên. 

hinh 1 22.png
Vấn đề lương thưởng và phúc lợi giáo viên luôn là chủ đề bàn tán sôi nổi ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, gần đây, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc công bố bảng lương của Đại học Thanh Hoa đã gây xôn xao dư luận nước này, theo tờ 163.

Cụ thể, bảng lương cho thấy mức lương cơ bản của các giáo sư tại Đại học Thanh Hoa dao động từ 8.000 NDT (khoảng 27 triệu đồng) đến 21.750 NDT (khoảng 73 triệu đồng), trong khi mức lương cơ bản trung bình là 11.280 NDT (khoảng 38 triệu đồng). Mức thưởng trung bình là 6.880 NDT (khoảng 23 triệu đồng)/tháng và trợ cấp là 2.900 NDT (gần 10 triệu)/tháng.

"Sẽ thực sự buồn nếu giáo viên tại Đại học Thanh Hoa thậm chí không kiếm được 400.000 NDT (khoảng 1,3 tỷ đồng) một năm trước thuế", một cư dân mạng bình luận.

Một số khác cho rằng, với tư cách là giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, mức lương trung bình hàng tháng như trên là không cao. Một số sinh viên mới tốt nghiệp từ các công ty công nghệ lớn có mức lương đạt hơn 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) trong năm đầu tiên. Nhiều nhân viên văn phòng tại các thành phố hạng nhất cũng kiếm được hơn 15.000 NDT (khoảng 50 triệu đồng)/tháng.

Trong khi đó, theo công bố của Đại học Nhân dân Trung Quốc- một trường top đầu khác, mức lương hàng năm của các giáo sư thâm niên vào khoảng 1,2 đến 1,8 triệu NDT (khoảng 4-6 tỷ đồng), trợ cấp nhà ở là 4 triệu NDT (khoảng 13,5 tỷ đồng). Nhìn chung, tổng doanh thu hàng năm là từ 5,2 triệu đến 5,8 triệu NDT (khoảng 17,6- 19,6 tỷ đồng).

Mức lương của phó giáo sư là từ 1 triệu đến 1,5 triệu NDT (khoảng 3,3 tỷ- 5 tỷ đồng)/năm. Trợ cấp nhà ở hàng năm là 3,2 triệu NDT (khoảng 10,8 tỷ đồng), do đó, thu nhập hàng năm là từ 4,2 triệu đến 4,7 triệu (khoảng 14,2 tỷ- 15,9 tỷ đồng).

Lương hàng năm của ứng cử viên phó giáo sư cũng đạt 800.000 đến 1,2 triệu NDT (2,7 tỷ- 4 tỷ đồng)/năm. Ngoài ra, chức danh trợ lý giáo sư có mức lương hàng năm từ 700.000 đến 1 triệu NDT (từ 2,3 tỷ- 3,3 tỷ đồng).

Lương cơ bản chỉ là một phần thu nhập 

Lương cơ bản hàng tháng của hầu hết giảng viên đại học Trung Quốc trung bình khoảng 7.000-10.000 NDT (khoảng 23 triệu- 34 triệu đồng).

Trên thực tế, lương cơ bản của giáo sư đại học chỉ là một phần thu nhập và tổng lương có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau.

Ví dụ, các giáo sư từ các trường đại học hàng đầu như Đại học Thanh Hoa hay Đại học Bắc Kinh không chỉ giảng dạy hay nghiên cứu đơn thuần. Họ thường được mời làm công việc đào tạo, tư vấn, đồng thời làm chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu được nhà nước tài trợ hay các bài nghiên cứu cá nhân công bố trên các tạp chí nổi tiếng cũng góp phần vào tổng thu nhập. 

Ngoài việc nhận được mức lương hàng năm hậu hĩnh và trợ cấp nhà ở, các giáo sư còn được hưởng các phúc lợi y tế và hỗ trợ mua nhà. Con cái của các giáo sư cũng được đại học tạo điều kiện thuận lợi cho vào các trường mẫu giáo, tiểu học và THCS trực thuộc. 

Tuy nhiên, thực tế sự phổ biến của nghề dạy học tại Trung Quốc đang giảm dần. Khi số lượng trẻ sơ sinh giảm, một số lượng lớn các trường mẫu giáo, tiểu học và thậm chí cả trường đại học đang đối diện với nguy cơ đóng cửa trong tương lai, dẫn đến nhu cầu giáo viên giảm. 

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đang cao ở mức báo động, nhiều sinh viên mới ra trường đã nỗ lực giành lấy “bát cơm sắt” (ám chỉ công việc ổn định trong khối nhà nước). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nước này khuyên sinh viên chọn chuyên ngành Sư phạm nên tìm hiểu kỹ về triển vọng việc làm và sự phát triển của ngành trong tương lai. 

Tử Huy