Theo ông Trần Đức Minh, sự việc trên diễn ra lúc 10h10 ngày 1/1/2016 tại buổi Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Trường THPT chuyện Lê Quy Đôn.
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) nơi xảy ra vụ việc |
Cụ thể, khi buổi lễ gần kết thúc, thầy giáo Trương Hoài Phương bất ngờ lên khán đài mang theo một tờ giấy in sẵn, không rõ nội dụng đặt trước ngực mình. Sau đó, ông Phương bước xuống đưa cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Tiếp đến, ông Phương lên lại khán đài rút dao trong người với ý định đâm vào bụng mình thì được mọi người ngăn cản kịp thời nên không xảy ra vụ việc đáng tiếc.
Sau vụ việc xảy ra, Sở GD-ĐT Bình Định đã chỉ đạo nhà trường thành lập đoàn thanh tra để làm rõ vụ việc và xử lý các cá nhân có liên quan.
Thầy giáo bức xúc vì bị trù dập?
Cùng ngày trao đổi với VietNamNet, thầy Phương thẳng thắn thừa nhận việc làm của mình là vi phạm pháp luật, sẽ tự nhận hình thức xử lý phù hợp.
“Tuy nhiên, về nguyên nhân dẫn tới hành động như là do bức xúc dồn nén vì bị Ban Giám hiệu nhà trường, Công đoàn nhà trường trù dập, nhục mạ, xúc phạm nhân phẩm…” – lời thầy Phương.
Theo thầy Phương, nguyên nhân dẫn tới sự việc xuất phát từ những lá đơn kiến nghị, phản ánh của ông về những sai phạm xảy ra tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Sau đó, Thanh tra Sở GD-ĐT và Thanh tra tỉnh Bình Định vào cuộc kết luận 8 sai phạm về quản lý tài chính, quản lý chuyên môn, dân chủ cơ sở, quan hệ ứng xử của ông Phạm Quang Bắc, Hiệu trưởng nhà trường thì sự việc mới diễn ra căng thẳng.
Trong khi đó, thầy Phương cho rằng, những gì bản thân tố cáo đã có kết luận rõ ràng của thanh tra về những sai phạm.
Thầy Phương kể lại vụ việc... |
....Đơn kêu cứu mà thầy Phương gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định |
Thầy Phương là hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng III. Trước thời điểm thầy Phương tố cáo, hàng năm ngày 22/12 (ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam), thầy Phương vẫn được nhà trường tri ân tặng hoa tri nhân. Thế nhưng, 2 năm nay thầy Phương không nhận được hoa và những lời chúc mừng từ Ban Giám hiệu, Công đoàn trường với lý do: “Trong kháng chiến chống Mỹ anh là du kích chứ không phải bộ đội chính quy nên không phải là Cựu chiến binh. Cựu chiến binh du kích khác với Cựu chiến binh bộ đội nên không được tặng hoa”.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ.
Những chia sẻ của nhạc sĩ Trương Quý Hải khiến nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nhiều lần phải lau nước mắt |
Trong công văn ký ngày 31/12/2015, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nêu " 10 việc cần làm" nhằm phát triển hệ thống thư viện trường học mới.
Việc này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; đồng thời khuyến khích học sinh tìm hiểu, thực hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
Trong nhiều năm qua, học sinh nông thôn hầu như không có sách gì để đọc ngoài sách giáo khoa |
Từ bậc học mầm non, giáo viên sẽ dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ; hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh đọc sách, kể chuyện cho con nghe thường xuyên tại gia đình.
Ở các bậc học, sẽ tổ chức thảo luận trong trường, trao đổi với cha mẹ học sinh để thống nhất áp dụng quy định về thời gian đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà.
Đáng chú ý, xu hướng "sách giáo khoa" sẽ không phải là tài liệu duy nhất trong việc học ở trường. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, các trường sẽ đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng tận dụng các nguồn thông tin ngoài sách giáo khoa, nhất là thông tin từ thư viện.
Đồng thời, thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, chú trọng việc đánh giá học sinh thông qua các dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, kĩ thuật,... thay cho các bài kiểm tra.
Bộ GD-ĐT sẽ ban hành những quy định mới về tổ chức, hoạt động và tiêu chí đánh giá thư viện trường học.
Ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướngChương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam, là cha đẻ của mô hình Tủ sách Phụ huynh đặt trong các lớp họccho biết “Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm được 2 việc đột phá, gồm: Chấp nhận đưa ý tưởng dân sự vào hệ thống của ngành sau khi hiệu quả được thực chứng; và mở cửa lớp để đưa ‘hàng trăm ông thầy-sách’ nhằm tạo sự đa dạng tiếp cận tri thức và bình đẳng cho tất cả học sinh con nhà nghèo và con nhà khá giả và tính tiến đến chuẩn đọc của trẻ em Israel, Mỹ, Anh…trong tương lai”.
Văn bản này sẽ thúc đẩy sự đọc, sự lĩnh hội tri thức chủ động của học sinh, giúp chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục được hiện thực hóa trong ngắn và dài hạn. Bởi đọc sách chiếm tầm quan trọng bậc nhất trong các bước của giáo dục hiện đại gồm Đọc, STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) tiếng Anh, Công nghệ thông tin và Đối thoại giáo dục”.
Trong một báo cáo của Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, một số liệu được đưa ra cũng rất đáng suy nghĩ: tỉ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên đọc chiếm áp đảo tới 44%, còn đọc thường xuyên là 30%. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm 8-10% dân số. Thư viện Quốc gia Việt Nam có khoảng 50.000 bạn đọc thường xuyên, thư viện cấp tỉnh chỉ có 1.000 - 2.000 bạn đọc, cấp huyện 500 - 600 bạn đọc, thư viện/phòng đọc cấp xã 100 - 200 bạn đọc. Nguồn: Tuổi Trẻ" alt=""/>Bộ Giáo dục tạo đột phá ngày cuối năm
|