Trước thời điểm diễn ra lễ khai mạc Olympic 2020, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Chủ tịch Thomas Bach và chủ nhà Nhật Bản làm mọi cách để biến Naomi Osaka trở thành biểu tượng. |
Naomi Osaka là tâm điểm lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 |
Trong một sự kiện mà 75% người dân Nhật Bản tẩy chay, Osaka trở thành hình ảnh để phần nào xua tan những hoài nghi và lo lắng về đại dịch Covid-19.
Mọi thứ gần như hoàn hảo. Tất cả đều khớp với nhau. Osaka xuất hiện mang thông điệp gắn kết cho cả thế giới.
Osaka có vinh dự là vận động viên quần vợt đầu tiên trong lịch sử thắp sáng chiếc vạc tại Thế vận hội Mùa hè, đánh dấu con đường của thời đại: 23 tuổi, xuất sắc về mặt thể thao, sức hấp dẫn lớn về mặt truyền thông, cùng với sự cộng hưởng phi thường trong các kênh thu hút thế hệ mới và thu gọn tất cả vào màn hình di động.
Nhưng Osaka còn nhiều hơn thế nữa. Cô cũng là nữ VĐV có thu nhập cao nhất thế giới (cũng là kỷ lục trong lịch sử) - 60 triệu USD, theo ước tính mới nhất của tạp chí Forbes.
Trong một thời gian dài, cô là một biểu tượng đa văn hóa và đầy thù hận, trở thành một cái loa khổng lồ để bào chữa cho những nguyên nhân khác nhau; từ chống phân biệt chủng tộc đến trao quyền cho phụ nữ, cũng đặt lên bàn cân khái niệm "sức khỏe tinh thần trong thể thao ưu tú".
Đó là vào ngày 30/5, khi cô ra mắt tại Roland Garros và tuyên bố rằng sẽ không xuất hiện trong các cuộc họp báo - điều bắt buộc theo hợp đồng trong các giải đấu quần vợt. Cô có nguy cơ bị trừng phạt nếu không tham dự.
Osaka cáo buộc vào thời điểm đó, việc tiếp xúc trước các nhà báo và những câu hỏi tạo ra sự lo lắng, ngoài việc bản thân mắc chứng trầm cảm trong hai năm qua. Cuối cùng, tay vợt nữ người Nhật Bản quyết định rời Paris vào ngày hôm sau.
 |
Osaka là nữ VĐV quần vợt đầu tiên thắp ngọn đuốc Olympic |
Ngày 18/6, đội của Naomi xác nhận rằng cô rút khỏi Wimbledon để "dành thời gian ở bên gia đình và bạn bè". Trong buổi lễ khai mạc Tokyo 2020, cô chính thức xuất hiện trở lại trước công chúng của mình; nghĩa là, gần hai tháng sau lần gần nhất cầm vợt tranh tài trên sân.
Ngôi sao truyền thông và sức mạnh thương mại
Tuy nhiên, bất chấp sự vắng mặt, Osaka vẫn không ngừng gây chú ý với những trận đấu của mình. Tất nhiên, đây là những trận đấu trên khía cạnh truyền thông và thương mại, với những lợi ích khổng lồ.
Đầu tiên, Naomi phá vỡ sự im lặng của mình bằng một lá thư trên tạp chí Time, trong đó cô nói rằng bản thân cảm thấy áp lực trước giới truyền thông - "vận động viên cũng là con người".
Trong bức thư, Osaka yêu cầu thay đổi mô hình truyền thông, vì đối với cô nó đã trở nên "lỗi thời". Và trong nhiều trường hợp, nó chỉ mang tính một chiều.
 |
Naomi Osaka được Nhật Bản và IOC xây dựng thành biểu tượng Tokyo 2020 |
Sau đó, hôm 10/7, lần đầu tiên cô được nhìn thấy công khai với một bài phát biểu ngắn gọn tại lễ trao giải ESPY cho nữ vận động viên xuất sắc nhất trong năm (diễn ra tại New York; giải thưởng ra đời năm 1993).
Vài ngày sau, cô thông báo rằng búp Barbie của cô chính thức được đăng ký và cháy hàng chỉ sau vài tiếng bán ra.
Làn sóng chấn động truyền thông của Osaka - có mẹ là người Nhật Bản, cha là người Mỹ gốc Haiti - không kết thúc ở đó.
Cô tiếp tục xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Vogue và trước thềm Thế vận hội, cô đã công chiếu một bộ phim tài liệu trên nền tảng Netflix về cuộc sống hàng ngày của mình, cách cô giải quyết những vấn đề mà bản thân đã tiết lộ ở Paris.
Trong phim tài liệu, cô gái 23 tuổi giải thích mình hướng nội và nhút nhát; hoặc đó là tập phim hai năm trước, sau khi thua ở Australian Open, cô mang giày vào lúc bình minh, đeo kính loại khổ lớn nhằm né tránh tất cả để đi bộ và suy nghĩ, cảm thấy rằng cô đã làm nhiều người thất vọng; trong số đó, cầu thủ bóng rổ Kobe Bryant - người mà Naomi có một tình bạn đẹp và đã qua đời hai ngày sau đó trong một vụ tai nạn trực thăng.
 |
Naomi Osaka có tất cả của thế hệ trẻ hiện đại: tài năng, truyền thông và tiền bạc |
Tất cả điều này được dàn dựng cho buổi tối thứ Sáu lịch sử 23/7, để tăng thêm giá trị hình ảnh cho Naomi Osaka.
Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2020 kết thúc để củng cố vị trí số 1 của Osaka về mặt truyền thông và một lần nữa nhấn mạnh đến tác động của cô, dù thi đấu hay không, hoặc đơn giản chỉ là trong một buổi chụp ảnh.
Tất cả đều thể hiện Osaka là một hiện tượng dường như không có giới hạn, phát triển như một vật tổ của Nhật Bản và thương mại, thể thao và xã hội. Một biểu ngữ hiện đại.
Ở Tokyo 1964, Yoshinori Sakai - vận động viên điền kinh, người sinh ra trong ngày xảy vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima (6/8/1945) - được chọn cho vai diễn biểu tượng cho sự tái thiết và hòa bình của Nhật Bản sau chiến tranh. Lần này, Naomi Osaka xuất hiện với một câu chuyện khác.
Thiên Thanh

Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2020 hôm nay 24/7
Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2020 - Cập nhật liên tục bảng xếp hạng huy chương Olympic Tokyo 2020, nhanh và chính xác.
" alt="Naomi Osaka, tự hào Nhật Bản và biểu tượng Olympic Tokyo 2020"/>
Naomi Osaka, tự hào Nhật Bản và biểu tượng Olympic Tokyo 2020
Aliyev Tayfur là đối thủ nhận được sự tôn trọng rất cao từ Nguyễn Văn Đương, trong trận ra quân (vòng 1/16) môn boxing Olympic Tokyo 2020, hạng 52-57 kg.VĐV này từng giành HCĐ boxing châu Âu năm 2015. Năm 2019, VĐV người Azerbaijan giành hạng 5 tại giải vô địch thế giới. Tháng 3/2020, võ sĩ 24 tuổi giành vé tới Olympic Tokyo.
Bước vào trận đấu, vẫn với lối đánh quen thuộc, Nguyễn Văn Đương áp sát, tấn công đối thủ bằng nhiều pha ra đòn nhanh và uy lực. Cuối hiệp 1, trọng tài phải đếm với Aliyev sau khi anh dính một cú tay sau của Văn Đương bị ngã xuống sàn.
 |
Nguyễn Văn Đương tấn công áp đảo đối thủ |
Sang hiệp 2, Aliyev đáp trả khiến trận đấu rất hấp dẫn. Ở hiệp đấu này, Văn Đương được chấm thắng với 5 điểm 10. Ở hiệp 3, Văn Đương bất ngờ giảm nhịp đấu. Võ sĩ người Azebaijan vùng lên và có lợi thế về số lượng đòn.
Trận đấu kết thúc, trọng tài công bố kết quả Nguyễn Văn Đương thắng điểm 3-2 trước Tayfur Aliyev, giành quyền đi tiếp vào vòng 1/8. Đối thủ của tay đấm Việt Nam là Tsendbaatar (Mông Cổ). Trận đấu diễn ra vào lúc 17h06 ngày 28/7.
 |
Chiến thắng xứng đáng cho Nguyễn Văn Đương |
Như vậy, Văn Đương là VĐV thi đấu cuối cùng trong ngày của đoàn TTVN. Trước đó, ở môn TDDC, cả hai VĐV Việt Nam đều thi đấu không thành công.
Lê Thanh Tùng tiếp đất lỗi ở nội dung nhảy chống, đạt tổng điểm 13,483. Còn ở phần thi xà đơn, Thanh Tùng đạt 13,166 trong lần thực hiện đầu tiên và đứng thứ 30/47 VĐV. Với kết quả này, Lê Thanh Tùng không thể lọt vào vòng chung kết tranh huy chương ở 2 nội dung nhảy chống và xà đơn.
 |
Lê Thanh Tùng thi đấu không thành công |
Đồng đội của Thanh Tùng là Đinh Phương Thành chỉ giành được 11,833 điểm, đứng thứ 43/45 VĐV ở nội dung xà kép không vào được chung kết.
Ở môn taekwondo, sau khi thua đối thủ Thái Lan ở tứ kết, nữ võ sĩ Kim Tuyền bước vào vòng Repechange tranh HCĐ. Võ sĩ Việt Nam thua chung cuộc 1-22, chính thức dừng cuộc chơi ở Olympic Tokyo.
Kết quả đoàn TTVN ngày 24/7:
TDDC:
Lê Thanh Tùng hạng 30 xà đơn, hạng 11 nhảy chống
Đinh Phương Thành hạng 43/45 ở nội dung xà kép
Cầu lông (đơn nữ):
Nguyễn Thùy Linh - Qi Xuefei (Pháp): 2-0 (21-11, 21-11)
Rowing (vòng loại thuyền đôi nữ hạng nhẹ):
Lường Thị Thảo/Đinh Thị Hảo: xếp hạng tư: 7 phút 36 giây 21 (chờ đấu vé vớt)
Taekwondo (-49kg nữ):
Trương Thị Kim Tuyền - Yvette Yong (Canada): 19-5 (vòng 1/16).
Trương Thị Kim Tuyền - Panipak Wongpattanakit (Thái Lan): 11-20 (tứ kết).
Trương Thị Kim Tuyền 1-22 Semberg (bị loại)
Bắn súng (súng ngắn 10m nam vòng loại):
Hoàng Xuân Vinh: 573 điểm (hạng 22/36, không chung kết).
Bằng Lăng

Lịch đi đấu bóng đá Olympic Tokyo hôm nay 26/7
Lịch đi đấu bóng đá Olympic 2020 - VietNamNet cập nhật kết quả môn bóng đá tại Olympic Tokyo 2020 hôm nay ngày 26/7/2021.
" alt="Kết quả Olympic 2021 hôm nay đoàn Việt Nam ngày, Nguyễn Văn Đương vào vòng 1/8"/>
Kết quả Olympic 2021 hôm nay đoàn Việt Nam ngày, Nguyễn Văn Đương vào vòng 1/8