您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Jamshedpur vs Mohun Bagan, 21h00 ngày 3/4: Cửa dưới thất thế
NEWS2025-04-11 02:13:12【Thế giới】8人已围观
简介 Hư Vân - 03/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g giá đô mỹgiá đô mỹ、、
很赞哦!(9)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Septemvri Sofia vs Arda Kardzhali, 19h00 ngày 7/4: 3 điểm xa nhà
- Trường THPT ở Thanh Hóa kêu gọi góp hơn 2,6 tỷ đồng mừng ngày thành lập
- Rớt nước mắt với những hình ảnh cảm động ngày chia tay
- Thủ tục sang tên sổ đỏ nhanh tại Hà Nội năm 2021
- Nhận định, soi kèo Gold Coast United vs Capalaba, 16h30 ngày 8/4: Chiến thắng dễ dàng
- Sinh viên ĐH Harvard chiếm giữ hội trường, phản đối một giáo sư
- Phần mềm xử lý mã độc thời gian thực được Ban Cơ yếu cấp miễn phí
- Chỉ định khám chữa bệnh vì vụ lợi, một bác sĩ bị tước giấy phép hành nghề
- Nhận định, soi kèo Moreland City vs Bulleen Lions, 17h00 ngày 8/4: Khách đáng tin
- Thái Bình huy động được 45 tỷ đồng ủng hộ xoá nhà tạm, nhà dột nát
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4: Tiếp đà thăng hoa
Để xây dựng “Hệ thống tổng đài AI thế hệ mới”, Sacombank đã tận dụng lợi thế tham khảo từ các mô hình tổng đài tiên tiến nhất hiện tại và lựa chọn hợp tác với FPT Smart Cloud. Doanh nghiệp công nghệ này hiện đang làm chủ nền tảng FPT.AI - đang được ứng dụng ở nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng tại Việt Nam.
Theo đó, hệ thống tổng đài AI thế hệ mới được ngân hàng xác định là "Tổng đài không phím bấm”, nhằm giải bài toán mà Sacombank đang đặt ra khi mỗi ngày tổng đài CSKH 1800 5858 88 của ngân hàng này tiếp nhận hàng ngàn cuộc gọi.
Với công nghệ mới, tất cả các thao tác hay giải quyết xử lý vướng mắc đều được trợ lý ảo AI 24/7 tiếp nhận và phản hồi nhanh chóng. Tổng đài thế hệ mới có khả năng nhận diện khách hàng qua giọng nói và ngôn ngữ khách hàng sử dụng, từ đó đưa ra các giải đáp, tư vấn có liên quan phù hợp. Bên cạnh đó, tổng đài AI thế hệ mới có khả năng quản trị tương tác đa kênh tập trung trên một nền tảng; từ đó góp phần hoàn thiện sự am hiểu thói quen người dùng, khắc họa chân dung khách hàng “360 độ”.
Ông Lê Hồng Việt - Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud phân tích: “Tổng đài CSKH là cầu nối quan trọng, gắn kết doanh nghiệp với khách hàng, đặc biệt khi khách hàng có vướng mắc cần xử lý gấp. Do đó, quan trọng nhất là tổng đài cần phải kết nối được các cuộc gọi của khách hàng và rút ngắn thời gian xử lý (time-to-service)”.
Đánh giá về lợi thế AI trong xây dựng “tổng đài không phím bấm”, ông Việt cho rằng: “Nhờ được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI, hệ thống tổng đài thế hệ mới của Sacombank sẽ được gia tăng sức mạnh với khả năng hỗ trợ tức thì, đa kênh, đơn giản hóa thao tác và tối ưu thời gian, quy trình xử lý thắc mắc của khách hàng”.
Ứng dụng hệ thống tổng đài Cisco Enterprise (PCCE) tiên tiến, tích hợp CRM và Chatbot đa kênh
Một trung tâm CSKH hiệu quả không thể thiếu một hệ thống tổng đài thông minh và để đáp ứng điều đó, Sacombank đã lựa chọn BaseBS để thực hiện dự án này.
Chia sẻ về hợp tác với Sacombank, đại diện BaseBS cho biết đã cung cấp bộ giải pháp sử dụng công nghệ tổng đài Cisco Enterprise (PCCE) tiên tiến, tích hợp với các ứng dụng Unify CRM và Interaction Center do đơn vị này phát triển.
Ông Phạm Xuân Phúc - Giám đốc kinh doanh của BaseBS chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng và tự hào được hợp tác cùng Sacombank - một trong những ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu tại Việt Nam. Sự hợp tác lần này là cam kết của BaseBS trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ thông minh và đột phá, mang đến sự phát triển vượt bậc về chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, tối ưu hoạt động vận hành cũng như quản lý trung tâm chăm sóc khách hàng và đặc biệt mang lại thành công cho Sacombank”.
Lựa chọn hợp tác với BaseBS và FPT Smart Cloud - những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, Sacombank thể hiện nỗ lực chuyển mình rõ nét trong hành trình đón đầu xu hướng trí tuệ nhân tạo. Việc xây dựng tổng đài AI thế hệ mới là động thái tăng tốc chuyển đổi số, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, góp phần đem đến những trải nghiệm ưu việt hơn cho khách hàng Sacombank. Điều này cũng cho thấy quyết tâm của Sacombank trong khẳng định vị thế và gia tăng giá trị thương hiệu của ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Bích Đào
">Sacombank xây dựng ‘tổng đài AI thế hệ mới’
Giáo dục Việt Nam: Từ bánh mì đến thi ca
-Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Chu Xuân Diên cho biết, hai bản truyện Tấm Cám trong sách giáo khoa (SGK) đều đã qua chỉnh sửa từ bản kể của Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan.
Bản của hai cụ cũng mới chỉ được công bố cách đây hơn 40 năm và cũng dựa trên bản kể của các tác giả khác. Cũng như Andesen và anh em nhà Grim đã sửa lại những câu huyện rùng rợn, từng bậc thang đưa Tấm Cám đến ngày hôm nay đã khiến truyện kể cô Tấm hiện đại không còn đúng như “nguyên thủy”.
Cô Tấm đã biến đổi như thế nào?
Trên thế giới, từ xa xưa đã có rất nhiều truyện cổ tích được phổ biến rộng rãi có nội dung tương tự như Tấm Cám.
Ở Việt Nam, GS Chu Xuân Diên cho biết trong bài “Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám”: “Những bản kể của Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan là những biến thái của những bản kể đã được ghi chép và công bố từ xưa hơn nữa của Đỗ Thận (1907), của A.Landes (1886), của G.Jeanneau (1886).”
GS Chu Xuân Diên cho biết những biến thái trong bản kể của Vũ Ngọc Phan so với bản kể của G.Jeanneau (1886) là:
Khi Tấm về giỗ cha, cái chết của của Tấm là do Tấm trèo lên cây cau, cây cau bị chặt gẫy, Tấm rơi vào hố nước sôi chết. Trong bản của Vũ Ngọc Phan, Tấm không còn chết do bị dội nước sôi.
Ở kết truyện, G.Jeanneau không kể theo hướng nói rõ việc Tấm mách Cám cách làm cho đẹp hơn bằng nước sôi, khiến người đọc có cảm tưởng rằng Tấm thật sự tin vào việc mình đẹp hơn vì ngày xưa đã rơi vào hố nước sôi và muốn giúp Cám. Nhưng đến bản kể của Vũ Ngọc Phan, lời kể đã thay đổi, chuỗi việc làm của Tấm ở đoạn kết đã trở thành hành động trả thù.
GS Chu Xuân Diên đã soi chi tiết này dưới góc độ dân tộc học và nhận thấy, chi tiết nước sôi xuất hiện trong lần bị hại đầu tiên của Tấm, có nguồn gốc là một tín ngưỡng, phong tục của người dân cổ xưa trên khắp thế giới, thể hiện qua những nghi lễ của lễ trưởng thành, có đốt lửa, dội nước sôi theo kiểu diễn kịch. Người xưa đã từng thực sự có niềm tin tái sinh bằng con đường dội nước sôi. Mô-tip “chết do bị dội nước sôi” xuất hiện rất nhiều trong các truyện cổ tích kiểu Tấm Cám. Từ đó, ông giải thích việc Tấm mách Cám ở đoạn cuối là lời thật thà của Tấm.
Mô-tip “mẹ ăn thịt nhầm con mà không biết” cũng xuất hiện rất nhiều trong các truyện cổ tích trên khắp thế giới.
Nhưng ở Tấm Cám của G.Jeanneau, vì ông không thể hiện ý định trả thù của Tấm trong lời mách bảo Cám, mô-tip này như một sự chắp nối khiên cưỡng, không đầy đủ mà vẫn được đồng hóa với hành động Tấm dội nước sôi cho Cám chết.
Vì vậy, đến bản kể của của Vũ Ngọc Phan, để khắc phục sự khiên cưỡng này, tác giả đã bỏ bớt tình tiết để hợp lý hóa cho chi tiết nằm trong chuỗi hành động trả thù của Tấm.
Do những thay đổi của Vũ Ngọc Phan sinh ra một phiên bản Tấm Cám mới, GS Chu Xuân Diên cho rằng: “Tấm lại vẫn giữ được những nét cơ bản của hình tượng người con riêng hiền lành, nhân hậu, cả tin của kiểu truyện cổ điển. Hiện tượng ấy khiến cho người bình luận truyện đã phải viện ra nhiều lý do xuất phát từ tâm lý và tư tưởng của con người hiện nay để “bảo vệ” cái đẹp của hình tượng Tấm.”
Không ít nhà phê bình văn học nghi ngờ cái kết này. Chẳng hạn, nhà nghiên cứu Phan Hải Triều cho rằng “Cách kết trong truyện Tấm Cám vẫn là một “nghi án” về sự chắp nối khiên cưỡng, pha trộn yếu tố ngoại lai'' và là “môtip quá xa lạ với tư duy xử thế của người Việt, nó xuất hiện duy nhất có một lần trong toàn bộ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.” Nguyễn Đổng Chi cũng nhận xét:” Cái ác trong kết cục Tấm Cám - một hành vi trả đũa có phần hả hê nhưng cũng gớm ghiếc - lại gần như là một môtip du nhập từ ngoài tới chứ không phải “nội sinh”…vì “tính chừng mực về “độ” là một nét trong tâm lý của dân tộc chúng ta..., nghệ thuật truyện cổ tích Việt Nam không cho phép đẩy tình tiết tới những kết cục không có hậu”.
Như thế, G.Jeanneau dựa vào bản kể nào, chắp nối các lời kể ở đâu để cho ra đời bản Tấm Cám làm cơ sở cho bản kể của Vũ Ngọc Phan sau này? Câu chuyện đi tìm về nguồn cội của Tấm Cám chưa thể dừng ở bản kể G.Jeanneau ở cuối thế kỷ 19.
Tìm cô Tấm nguyên thủy ở đâu?