Nhận định, soi kèo Shenyang Urban vs Shaanxi Changan, 18h30 ngày 17/12
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo San Carlos vs Sporting San Jose, 08h00 ngày 21/01: Ám ảnh xa nhà -
Choáng với màn giới thiệu 'tôi là dân Hà Nội gốc' của ông bố đi hỏi vợ cho conÔng cháu không ngại ngần nói với tôi: "Con gái cháu quen biết, yêu đương cậu trai quê Hà Nội, giờ đã có bầu. Chiều mai gia đình nhà trai vào…".
Nhà trai - tạm gọi thế - gồm bố mẹ, bà bác và dĩ nhiên, cậu con trai. Họ mang theo một tháp quà na ná tháp quà trong lễ dạm hỏi, cùng một túi bánh, như là bánh trung thu. Nhà gái - cũng tạm gọi thế - gồm bố mẹ cùng các bậc ông, bà bên nội của cháu gái.
Sau đôi phút chào hỏi, giao đãi, ông bố của cậu trai hầu như làm chủ diễn đàn.
Ông tự giới thiệu ông có nhiều bằng đại học, đã nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc. Ông hơn một lần nhấn mạnh gia đình ông gốc Hà Nội, nề nếp gia phong, có điều kiện về kinh tế, lại quý người… Con trai ông giỏi giang, 2 bằng đại học nhưng chọn nghề tự do.
Cưới vợ cho con trai đầu, ông đặt tới 100 mâm, 1.500 khách. Thực khách đông đến mức tắc cả một con phố. Rồi ông nói về tự do yêu đương, kèm theo cái câu “hữu duyên” và “vô duyên”, “năng tương ngộ” và “bất tương phùng”…
Ông dẫn ra mấy cặp “sao” này “giăng” nọ ăn ở với nhau nhiều năm, con cái đã khôn lớn mà có đăng ký kết hôn hay cưới hỏi gì đâu! Kết lại, ông nói, cháu gái nhà quê, không hợp với văn hóa người Hà Nội, nhưng cứ về nhà ông mà sống, ông sẽ giáo dục, dạy dỗ, uốn nắn. Chuyện cưới xin, kết hôn, “hồi sau sẽ tính”.
Ông còn hơn một lần nhắc tới cụm từ “nhà quê”…
Tôi nhìn thẳng vào mắt vị khách, và ngờ vực: Có khái niệm người - Hà - Nội, Hà - Nội - gốc ở con người nhiều lời này sao?
Tôi sinh ra, lớn lên ở nhà quê. Vào tuổi 14, 15, tôi đã xa quê, lang thang trọ học. Khi ra trường, suốt hơn 20 năm tôi lập nghiệp nơi miền rừng Tây Nguyên, sống, làm việc với anh em người Êđê, Jơ Rai, Ba Na, K’Ho...
Bên họ, tôi thấy mình còn quá nhiều nông cạn, hời hợt. Mãi đến non nửa phần đời còn lại mới được về Hà Nội, được kết giao, làm việc với người Hà Nội, người từ nhiều miền tụ về.
Những năm tháng ở miền rừng Tây Nguyên, tôi đau đáu nỗi quê. Khi ra Hà Nội, tôi năng về quê, là để thỏa nỗi nhớ quê, để thấm đẫm hồn quê. Nhưng thật lạ, khi về quê, lại nặng trĩu tâm trạng. Tự thấy mình thành kẻ xa lạ, thành kẻ ngụ cư ngay cả trên chính quê hương mình.
Những năm tháng ở Tây Nguyên, tôi thấy mình ít nhiều nhiễm thứ văn hóa miền cao nguyên, ít nhiều tiếp nhận khí chất con người vùng đất bazan thừa nắng thừa gió. Nhưng tự sâu thẳm, tôi chưa thể trở - thành - người - Tây - Nguyên, con người mà theo tôi sâu đậm tâm thức cộng đồng, vị tha, khoáng đạt…
Và cũng thật lạ, ngót 25 năm sống, làm việc nơi kinh kỳ kẻ chợ, ăn chung mạch nước Hồ Gươm, hít thở ngọn gió sông Hồng, chưa khi nào tôi thấy mình là người Hà Nội. Tôi vẫn là kẻ ngụ cư. Sao thế nhỉ?
Hơn nghìn năm trước, Đức vua Lý Thái Tổ khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, có vướng vất tâm trạng ngụ cư trên vùng đất mà Ngài chọn dựng đế đô muôn đời? Có khi nào Ngài nghĩ đến một ngày nào đó hậu thế sẽ truy vấn quê gốc của Ngài, và ồ lên: Đức vua quê vùng Kinh Bắc, đâu phải người - Hà - Nội - gốc!
Gần 600 năm trước, người anh hùng xuất thân áo vải Lê Lợi, sau 10 năm nếm mật nằm gai tổ chức cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh, khôi phục giang sơn xã tắc, từ miền Lam Sơn mịt mờ xa lắc, lên ngôi Hoàng đế nơi đất đế đô. Nương theo ân đức của Ngài, lớp lớp con dân chân đất nhà quê tìm đến ”chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” mà sinh cơ lập nghiệp.
Những con dân chân đất nhà quê thuở ấy, đến giờ, đã được là người - Hà - Nội - gốc chưa nhỉ?
Và Đức vua Lê Thái Tổ, từ khi nào, thành công dân Thủ đô?
Chuyện dạy con trong gia đình người Hà Nội có 3 con là giáo sư
Bề ngoài, Giáo sư Hàm và vợ có lối sống khác nhau nhưng cả hai đều có chung quan điểm dạy con rất tiến bộ.
"> -
Vì sao đa số lính cứu hỏa ở Pháp, Mỹ là tình nguyện viên, đóng góp vô giá?Nhiều quốc gia sử dụng lực lượng cứu hoả tình nguyện viên, được tuyển chọn từ đủ các ngành nghề Lính cứu hoả tình nguyện là một lực lượng được trưng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đội ngũ này làm việc vào thời gian rảnh rỗi, được tuyển chọn và đào tạo cẩn thận. Đây là lực lượng có những đóng góp vô giá cho cộng đồng.
Các quốc gia có đội ngũ lính cứu hoả tình nguyện gồm: Mỹ, Anh, Đức, Canada, Pháp, Phần Lan, Australia, Áo, Argentina, Israel… Tuỳ vào mỗi quốc gia, lính cứu hoả tình nguyện có thể được trả lương hoặc không.
Theo số liệu từ Hiệp hội Chống hoả hoạn quốc gia, 54% lính cứu hoả ở Mỹ là tình nguyện viên. Con số này ở Pháp lên tới 80%. Ở Phần Lan, công tác chữa cháy ở vùng nông thôn chủ yếu phụ thuộc vào các đội cứu hỏa tình nguyện. Thậm chí, ở nước này còn có cả đội lính cứu hỏa nhỏ tuổi. Các em thường ở độ tuổi từ 10 đến 17 nhưng cũng có một số em chỉ từ 7-9 tuổi.
Trong khoảng 30.000 lính cứu hoả ở Bồ Đào Nha, có hơn 90% là tình nguyện viên. Họ tới từ đủ các ngành nghề - từ công nhân xây dựng cho tới luật sư. Điều đặc biệt, các cơ quan cứu hoả tình nguyện ở nước này hoạt động dựa vào tiền tài trợ của các mạnh thường quân và nguồn thu từ việc họ phục vụ các sự kiện của tư nhân - những người trả tiền để đội cứu hoả tình nguyện mua các trang thiết bị.
Về công việc, lính cứu hoả tình nguyện cũng phải làm đủ các nhiệm vụ như lính cứu hoả chuyên nghiệp, gồm có: trả lời các cuộc gọi khẩn cấp; dập lửa; sơ cứu người bị thương; tuyên truyền các kỹ năng phòng cháy; vệ sinh, bảo trì, sửa chữa, thay thế các thiết bị, dụng cụ, đồng phục chữa cháy...
Ở Mỹ, ngoài việc chữa cháy, lính cứu hoả còn làm nhiệm vụ cứu hộ trong các vụ tai nạn, sự cố xe hơi; kiểm tra tình trạng sức khỏe của người dân cùng với cảnh sát khi có cuộc gọi khẩn cấp, hỗ trợ tìm kiếm người mất tích sau tai nạn…
Mặc dù thường phải làm việc trong những tình huống nguy hiểm nhưng lính cứu hoả tình nguyện cũng có thể nhận được nhiều lợi ích khi làm công việc này. Họ có cơ hội học các kỹ năng an toàn và chuyên nghiệp để giúp ích cho chính bản thân mình và trong các môi trường nghề nghiệp khác.
Là lính cứu hỏa tình nguyện, họ có thể đủ điều kiện nhận tín dụng thuế, chương trình hưu trí và thậm chí cả học bổng. Những người đảm nhận vai trò này thường làm công việc tình nguyện trong thời gian rảnh rỗi, mà vẫn có một công việc chính khác được trả lương.
Nếu một người dân muốn trở thành lính cứu hoả tình nguyện, họ cần liên hệ với cơ quan cứu hoả địa phương để tìm hiểu về các yêu cầu và thủ tục. Trước khi quyết định tham gia, người nộp đơn nên đảm bảo rằng mình đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất cho nhiệm vụ này. Mặc dù mỗi phòng ban và mỗi cơ quan cứu hoả sẽ có những yêu cầu khác nhau nhưng vẫn có một số yêu cầu chung, gồm: đã tốt nghiệp trung học, vượt qua bài kiểm tra lý lịch, có bằng lái xe.
Sau khi nộp đơn, ứng viên sẽ được sàng lọc hồ sơ hoặc phỏng vấn trước khi được nhận chính thức. Quá trình này thường bao gồm việc kiểm tra lý lịch, khám sức khoẻ, xét nghiệm ma tuý. Nếu cần phỏng vấn, ứng viên cũng có thể gặp các câu hỏi như: tại sao muốn trở thành lính cứu hoả tình nguyện, chia sẻ về một thời điểm bạn phải vượt qua thử thách, chìa khoá để làm việc nhóm hiệu quả là gì, làm thế nào để giữ vóc dáng cân đối…
Đặc biệt, thể lực là một yếu tố quan trọng cần có. Vì thế, thường sẽ có một bài kiểm tra thể lực để đảm bảo ứng viên đủ khả năng làm công việc nặng nhọc này.
Sau khi đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra, ứng viên sẽ được đào tạo để có đủ kỹ năng và kiến thức xử lý các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là cách dập lửa và thực hiện sơ cứu. Họ cũng có thể phải hoàn thành một số chứng chỉ hoặc nội dung đào tạo về kỹ thuật cứu sống cơ bản, hồi sức tim phổi, kỹ thuật viên y tế khẩn cấp…
Lính cứu hoả tình nguyện cũng được khuyến khích tham dự các hội thảo, học hỏi từ các chuyên gia và đọc thêm tài liệu tham khảo. Các cơ quan cứu hoả thường đề nghị người tình nguyện tham gia đào tạo thường xuyên để ghi nhớ quy trình và cập nhật những tiến bộ của ngành.
Hà Nội có đội 'chiến thần' ba gác đặc biệt: Hô có cháy, anh em cùng lao xe vào lửa
Những chiếc xe cứu hỏa nhỏ gọn, dễ dàng len lỏi ngõ ngách nhanh chóng có mặt tại hiện trường hỗ trợ lực lượng PCCC khống chế đám cháy trong thời gian ngắn nhất."> -
Đặt camera, cô gái sốc khi phát hiện hành động lén lút của chủ nhàNgười đàn ông đột nhập vào phòng trọ của cô gái. Xiao Li, cô gái trẻ đi thuê nhà ở Trung Quốc đã gặp phải trải nghiệm kinh khủng. Cô cho biết chủ nhà là một người đàn ông khoảng 60 tuổi. Anh chia căn nhà lớn thành 8 phòng để cho thuê.
Tháng trước, Xiao Li bắt đầu nghi ngờ vì cảm thấy có người lạ vào phòng khi mình đi vắng. Mỗi lần trở về nhà, cô thấy tấm thảm trên sàn luôn bị xê dịch.
Vì lo lắng nên cô quyết định lắp camera trong phòng để theo dõi. Một ngày, khi đang làm việc ở công ty, điện thoại cô có thông báo từ hệ thống camera giám sát. Cô mở ra xem thì phát hiện có người đột nhập vào nhà, và không ai khác chính là ông chủ nhà.
Trên màn hình là hình ảnh người chủ nhà đang bước vào phòng của cô. Anh đi quanh phòng, tìm đến giường, lấy đồ lót của cô và "tự sướng". Sau đó, anh bỏ đồ lại chỗ cũ rồi rời đi.
Ngay lập tức, Xiao Li gọi báo cảnh sát, theo Thethaiger. Cô đã có video bằng chứng nên chủ nhà không thể chối tội. Ông thú nhận mọi hành vi với cảnh sát. Cuối cùng, ông bị giam giữ 6 ngày, phạt tiền.
Tuy nhiên, chủ nhà cho biết sẽ không bồi thường cho cô gái. "Nếu cô ấy muốn bồi thường, cô ấy có thể kiện ra toà", chủ nhà nói.
Sau khi sự việc xảy ra, Xiao Li đã rời khỏi phòng trọ, tìm nơi khác để thuê. Tuy nhiên, cô chia sẻ bản thân buồn bã, không thể ăn uống mỗi khi nghĩ đến chuyện cũ. Cô phải bật đèn khi ngủ. Cô biết sẽ phải mất nhiều thời gian mới nhận được tiền bồi thường nhưng cô vẫn muốn kiện.
Sự việc gây xôn xao trên mạng xã hội Weibo. Ngoài việc chỉ trích thái độ của chủ nhà, nhiều người dùng mạng cho rằng người đàn ông đó chắc chắn sẽ tái phạm.
"Con gái đi thuê nhà phải lắp camera giám sát và đổi mật khẩu"; "Tôi thấy chủ nhà không hề tỏ ra hối hận"; "Tâm lý của cô gái cần thời gian để ổn định lại"; "Chắc không phải lần đầu tiên chủ nhà đột nhập như vậy. Ông ta không hề hối hận, sẽ còn nhiều lần sau"... người dùng mạng bình luận.
Chồng tập thể dục 2h sáng chưa về, vợ xem camera phát hiện sự thật bàng hoàng
Nhiều hôm chồng còn tập thể dục tới 2h sáng hay lấy đủ loại lý do để đi xuyên đêm không về nhà.">