您的当前位置:首页 > Thế giới > Hai học sinh người Việt và sáng chế mũ cách ly di động độc đáo 正文

Hai học sinh người Việt và sáng chế mũ cách ly di động độc đáo

时间:2025-01-27 13:14:37 来源:网络整理 编辑:Thế giới

核心提示

Tại Hội thảo Chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm của Việt Nam: Chiến lược thiết kế và thực thi chíntỷ giátỷ giá、、

Tại Hội thảo Chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm của Việt Nam: Chiến lược thiết kế và thực thi chính sách khoa học,ọcsinhngườiViệtvàsángchếmũcáchlydiđộngđộcđátỷ giá công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giai đoạn phát triển tiếp theo mới đây, UNDP đã giới thiệu sáng chế mũ bảo hộ chống dịch của Đỗ Trọng Minh Đức, du học sinh lớp 11 ở Mỹ và Trần Nguyễn Khánh An, học sinh lớp 8 ở Hà Nội.

{ keywords}

Minh Đức và Khánh An với sáng chế của mình. Ảnh: UNDP VietNam

Đây là một chiếc mũ bảo hộ giúp phòng ngừa lây nhiễm chéo cho người đeo mà vẫn có thể làm việc bình thường, không phải cách ly tập trung 14 ngày. 

Chiếc mũ được đặt tên là "Vihelm", có nghĩa là "mũ chống dịch của Việt Nam".  Trong đó, "Vi" là "Việt Nam" còn "Helm" là "Mũ".

Ý tưởng sáng tạo được dẫn dắt bởi nhà sáng chế trẻ.

Sau khi từ Mỹ trở về, Đức có mong muốn tập trung cho việc học TOEFL, SAT và làm hồ sơ đăng ký vào đại học. Ngoài ra, Đức có nguyện vọng tham gia dự thi cuộc thi sáng tạo quốc tế.

Trong khi đó, Khánh An cũng có kế hoạch luyện thi IELTS và SAT, chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông năm sau. An tuy còn nhỏ tuổi nhưng thích cách tư duy đổi mới, làm việc nhóm và rất tự tin.

Từ nguyện vọng này, với sự hỗ trợ của gia đình, Đức và An được kết nối với nhà sáng chế Nguyễn Đình Nam. Hai em đã được dẫn dắt về khoa học, thực hiện cải tiến các công cụ chống dịch Covid- 19 từ gợi ý của Thầy Nam.

Ngoài ra, hai bạn còn được TS. Phan Quốc Nguyên (Đại học Quốc gia) hướng dẫn về quy trình, thủ tục, đào tạo, huấn luyện để đi thi.

Chiếc mũ cách ly di động này chính là sản phẩm để dự thi cuộc thi sáng chế ICAN.

Chiếc mũ được tạo ra với nhiều tính năng, 2 cải tiến mới là gắn Hộp găng tay chuyên dụng (Gloves Box) và Thiết kế mũ kèm mặt nạ (Mask Hat). 

Gắn găng tay trên mũ: Giúp tương tác tốt với các bộ phận trên mặt, gãi mặt, dụi mắt hay thậm chí ăn uống mà vẫn mà không cần cởi bỏ mũ. 

Khay đựng thức ăn, đồ uống: Y bác sĩ có thể chuẩn bị sẵn những phần ăn nhẹ và nhanh chóng nạp năng lượng để có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Bộ lọc không khí, duy trì áp suất: Giúp các bác sĩ có thể làm việc thoải mái nhất trong thời gian dài mà không cần cởi bỏ mũ bảo hộ, giảm nguy cơ lây nhiễm.

Lỗ nhỏ trên đỉnh đầu: Một cải tiến nhỏ nhưng thể hiện sự thấu hiểu vấn đề các y bác sĩ gặp phải khi đội mũ bảo hộ trong thời gian dài để làm việc: không thể gãi ngứa. 

Nhờ đó người dùng có thể đội mũ thoải mái liên tục trong vài giờ đồng hồ mà không bị nóng. 

{ keywords}

{ keywords}

Chiếc mũ cho phép người đội giữ được sự thoải mái trong thời gian dài

Minh Đức kể, thầy Nam còn hướng dẫn cách viết đơn xin cấp sáng chế, viết sao cho sản phẩm được khoá bởi ý tưởng mới của mình để khi đăng ký có thể khoá được các sáng chế khác và hiện thực hoá trong sản xuất thương mại. 

Bên cạnh đó, thầy Nam còn yêu cầu nhóm làm nhiều thứ từ nghiên cứu số liệu quốc tế, viết mô hình kinh doanh, làm kịch bản truyền thông, tiến hành nghiên cứu để đưa sản phẩm lên Kickstarter (website hỗ trợ các startup gọi vốn cộng đồng), và rất nhiều thủ tục khác nữa.

“Mẹ cháu lo cháu và em ham mê cái mũ quên mất nhiệm vụ chính là tập trung tốt nghiệp trung học ở Mỹ để vào đại học tốt. Mẹ nói cần tuân thủ nguyên tắc là phải được đào tạo bài bản, kể cả là sáng tạo cũng phải có kiến thức nền tảng. Cái mũ này là tụi cháu ăn may khi có chú Nam dẫn dắt”.

Triển vọng sản xuất số lượng lớn

Khánh An kể: “Cháu hy vọng chúng cháu sẽ thắng cuộc thi sáng chế quốc tế ICAN về sáng chế ở Canada. Anh Đức bảo là nếu không thắng thì ít nhất cũng được bài học hoặc đi thi cuộc thi khác, tìm cái gì khác để sáng tạo tiếp".

Còn Minh Đức thì chia sẻ: “Thực lòng cháu nghĩ chỉ nên dùng từ cải tiến, còn gọi là phát minh hay sáng chế nó to lớn quá, bởi các tính năng trên cháu chỉ tối ưu lại phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau mà thôi".

Ý tưởng này hiện đã được đăng ký bản quyền sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ thế giới. Không chỉ có vậy, thậm chí đã có đối tác Hàn Quốc ngỏ ý muốn đầu tư sản xuất số lượng lớn. 

Với những cải tiến vượt trội, mũ bảo vệ đường hô hấp hay gọi cách khác là thiết bị/ mũ cách ly di động còn rất trẻ này hứa hẹn sẽ là 1 giải pháp góp phần ngăn chặn Covid-19.

Hiện thực hóa những ý tưởng, cùng ước mơ lớn chưa bao giờ dễ dàng với đa số chúng ta, nhưng thế hệ của những Khánh An, Minh Đức đã sẵn sàng bằng sự tự tin, bằng những ý nghĩ tốt đẹp, và bằng nhận thức về trách nhiệm xã hội.

Vũ Lâm

Cô bé Việt Nam 13 tuổi theo đuổi 2 bằng đại học tại New Zealand

Cô bé Việt Nam 13 tuổi theo đuổi 2 bằng đại học tại New Zealand

Ở tuổi 13, Vicky Ngo Ngoc trở thành sinh viên trẻ tuổi nhất đang theo học tại Viện Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand) - nằm trong top 1% đại học hàng đầu thế giới.