Smartwatch LG Watch Urbane Luxe mạ vàng, giá 27 triệu đồng
Kết hợp cùng thương hiệu trang sức REEDS Jewelers của Mỹ,ạvànggiátriệuđồ24h.com LG Electronics sẽ trình diễn phiên bản smarttwatch cao cấp giới hạn LG Watch Urbane Luxe tại triển lãm IFA 2015. Thiết bị xa xỉ được mạ vàng 23 karat và dây đeo làm từ da cá sấu, đặt trong hộp sơn mài "bóng láng như nắp đàn dương cầm".
LG Watch Urbane Luxe dùng dây gài để mang lại cái nhìn thanh lịch, cổ điển, không cồng kềnh. Bản thân da cá sấu được chế tác bằng tay, trải qua 50 bước riêng biệt và qua tay 30 thợ thủ công lành nghề. Vàng 23 karat cứng hơn, bền hơn vàng 24 karat trong đồ trang sức và nặng hơn vàng 18 karat trong đồng hồ xa xỉ truyền thống.
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo PSG vs Man City, 3h00 ngày 23/1: Tìm lại phong độ
Hiền từng tự nhận mình là "bom nổ chậm".
Biết được Anthony sẽ ở lại Việt Nam trong 10 ngày nên cả hai có hẹn nhau đi café rồi trò chuyện. Hiền kể, gọi là gặp nhau nói chuyện nhưng thực ra khi đó chủ yếu chỉ có chàng nói. Cô nàng thành thật chia sẻ: “Tiếng Anh của mình hồi đó khá... ẹ, nghe thì còn hiểu chứ nói thì ít. Nhưng may là chàng ta từng làm việc nhiều với người khuyết tật nên khả năng đọc ngôn ngữ 'body' khá tốt. Tiếng Việt thì anh ấy chỉ nói được một số từ, thành ra chủ yếu cả hai truyền thông điệp bằng ngôn ngữ cơ thể và Google dịch. Vậy mà ngày đó, bọn mình buôn đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, nhưng nhiều nhất là chuyện về anh ấy”.
Kết thúc 10 ngày làm việc tại Việt Nam, khi cả hai mới bắt đầu nảy sinh những tình cảm đầu tiên về nhau thì đã đến ngày Anthony về nước. Một ngày, Hiền nhận được cuộc điện thoại từ một số máy lạ, cô kể: “Khi nhấc máy nghe thì là giọng chàng ta, thế là mình bật khóc ngon lành ngay ở công ty. Hôm đó, chàng nói nhiều thứ lắm, toàn là những điều chàng thấy đẹp mà mình thấy bình thường, nhiều câu rõ sến, kiểu như em là thiên thần đã chạm đến trái tim của anh”. Sau đó, hai người thường xuyên liên lạc. Càng nói chuyện, cả hai càng nhận ra nhiều điểm chung, quan điểm tương đồng về tình yêu, gia đình. Tình cảm cứ ngày một lớn dần lên khi nào không hay.
Khi đã thân quen, cặp đôi này mới thật thà thú nhận ngày mới quen, cả hai đều rất e ngại khi chưa biết nhiều về nhau, thậm chí còn sợ bị… lừa. “Lúc đầu mình còn ngại vì người ta là người nước ngoài, điều kiện gì cũng hơn mình, mình thì chưa tiếp xúc với người nước ngoài bao giờ nên nói chung là sợ bị lừa. Sau chàng ta mới nói lúc đầu cũng sợ mình lừa, vì nghe nhiều người nói gái Việt Nam hay lừa tiền của đàn ông nước ngoài lắm. Cả hai mới cùng giao kèo với nhau rằng nếu có ý định nghiêm túc thì tìm hiểu nhau để đi tới hôn nhân, lúc đó sẽ tiếp tục nói chuyện” - Cặp đôi này tâm sự.
Cả hai từng rất e ngại vì sợ bị... lừa.
Lời cầu hôn vội vàng giữa Đà Lạt mộng mơ với sự hỗ trợ của Google dịch
Đợt nghỉ lễ 30/4, Anthony có chuyến công tác tại Trung Quốc, nhưng đến sát ngày thì anh đột ngột hủy lịch, đặt vé về Việt Nam gặp lại cô nàng người Việt đã khiến anh thầm thương trộm nhớ bấy lâu. Hai người gặp nhau, mừng mừng tủi tủi rồi thổ lộ cùng nhau hết những thương nhớ nặng trĩu trong lòng và đã tính đến chuyện kết hôn.
Anthony chủ động đề nghị cả hai sẽ đi du lịch chung để có thêm kỷ niệm đẹp, và Hiền đã chọn Đà Lạt. Trước lúc đó chàng hỏi nàng cỡ nhẫn, nàng chỉ nghĩ đơn giản là để mua nhẫn cưới ở Úc đem về nên không bận tâm lắm.
Đến ngày lên đường, chàng xách hết cả ba lô hành lý của cả hai, nàng thì tung tăng đi không. Thấy chàng cứ khư khư giữ cái hộp khá to, nàng bảo đưa mình cầm giúp, lúc đầu chàng không chịu, sau nàng nói mãi mới chịu đưa, không quên dặn nàng phải giữ cẩn thận. Lúc nhận phòng, nàng còn vô tâm quẳng luôn xuống nền nhà, sau sợ chàng thấy thì phiền nên lại đặt lại lên bàn. Nàng không hề nghĩ đến việc chàng đã có sự chuẩn bị sẵn từ trước, kể cả vật quan trọng mà chàng nâng niu giữ trong chiếc hộp nhờ nàng mang giúp.
Bộ ảnh cưới đậm chất Việt Nam của cặp đôi Hiền - Anthony.
“Thực ra trước đó mình cũng nghĩ chắc anh chàng muốn cầu hôn mình nên mới bảo chọn nơi lãng mạn. Nhưng ai dè cứ đi mãi qua hết các quán café đẹp rồi vẫn không thấy chàng ta thổ lộ điều gì, mình còn nghĩ thầm không biết anh chàng có định chơi xỏ mình không đây, sao mãi không chịu cầu hôn. Đến buổi tối hôm sau thì cả hai đi ăn tối, hai đứa chọn vào quán ăn bên Hồ Xuân Hương, chỗ ngồi ngoài trời, cũng rất lãng mạn. Nhưng chắc là ông trời trêu ngươi hay sao mà tặng cho trận mưa tầm tã, rồi sau lại có vợ chồng bà chị họ sống trên đấy rủ đi café. Đến khi mưa tạnh, anh chàng mới vội vàng kéo mình ra cái bàn cạnh gốc cây, chỗ đó tối tối và không có ai nhòm ngó. Lúc ấy chàng lập cập mở cái hộp ra và hỏi mình: 'Do you want marry me?'. Sợ mình không hiểu, còn lấy "gúc gồ dịch" ra để viết. Lúc đó mình vừa hạnh phúc vừa buồn cười nên vội vàng nói đồng ý rồi vội vàng hôn để còn kịp đi đến chỗ hẹn với chị. Đúng là mong chờ mãi thì không thấy, đến lúc xảy ra thì lại vô cùng chóng vánh” - Hiền kể lại kỷ niệm về màn cầu hôn nhớ đời.
Nhà gái cười tươi, nhà trai khóc òa trong hôn lễ
Sau màn cầu hôn lãng mạn “hụt”, Anthony về nước chuẩn bị giấy tờ đăng ký kết hôn. Hôn lễ của hai người được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 10/2013, với sự góp mặt đông đủ của họ hàng và người thân của hai bên nhà trai, nhà gái. Khỏi phải diễn tả nhiều cũng có thể đoán được hai gia đình sung sướng đến “vỡ òa” như thế nào khi chứng kiến giây phút thiêng liêng và hạnh phúc nhất của cặp dâu rể Việt - Úc này.
Bên nhà gái, gương mặt ai cũng rạng ngời khi biết tin họ hàng mình mới có một chàng “cảm tử quân” xung phong tháo “bom nổ chậm”. Ngược lại đằng trai thì không giấu được những giọt nước mắt xúc động khi chứng kiến giây phút nên đôi của người thân. Thành ra, đám cưới của cặp đôi này càng trở nên đặc biệt hơn khi có đầy đủ cả nước mắt lẫn nụ cười.
Gia đình họ nhà trai mặc trang phục áo dài tại lễ thành hôn.
“Ngày cưới, phía nhà trai có mẹ và các chị em gái sang bưng mâm quả. Cả nhà mình ai cũng cười tươi như hoa vì thoát được quả 'bom nổ chậm', còn nhà anh ấy ai cũng khóc sụt sùi vì vui khi có nàng dâu mới. Chị gái anh ấy vẫn còn giữ cái video quay cảnh đấy, đến tận bây giờ xem lại mình vẫn thấy tếu lắm”, Hiền vui vẻ kể lại.
Sau đám cưới, Anthony chuyển hẳn về Việt Nam sinh sống. Hiện Hiền đang làm kế toán cho một công ty xây lắp, Anthony vừa kết thúc công việc tại một tổ chức phi chính phủ, đang ấp ủ dự định thực hiện vài bộ phim. Anthony từng giúp đỡ khá nhiều người Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn khi còn ở Úc.
Tiếp xúc nhiều với người Việt nên anh chàng tỏ ra rất thích văn hóa châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì vậy nên việc thích nghi của anh chàng cũng khá tốt, anh còn tự nhận mình là người vứt đâu cũng có thể sống được. Cả hai đang tận hưởng những tháng ngày mật ngọt của cuộc sống tân hôn, dự định trước mắt là tích góp tiền mua một căn nhà nhỏ tại TP.HCM để ổn định cuộc sống.
Từ ngày kết hôn, chàng rể Úc sẵn sàng chia sẻ mọi việc nhà với vợ. “Đàn ông nước ngoài không ngại chia sẻ việc nhà với vợ. Ngoài giờ làm việc ở công ty thì chồng mình luôn làm hết việc nhà. Nhiều khi anh ấy vẫn đùa với mình rằng anh ấy là vợ còn mình mới là chồng. Sau rất nhiều chuyện, mình đã may mắn gặp được người đàn ông tuy là người nước ngoài nhưng lại hiểu văn hóa Việt, đôi khi còn Việt Nam hơn cả trai Việt”, Hiền cười vui vẻ.
(Theo Trí thức trẻ)" alt="Chuyện tình cặp đôi Việt" />- Những chuyến xe đêm
19h ngày 16/9, sau bữa cơm tối, chị Nguyễn Diệu Linh (34 tuổi, ở Hà Nội) nhận được tin có một bệnh nhân ung thư (56 tuổi, quê Bắc Kạn) đang cần giúp đỡ. Khi đến nơi, chị Linh thấy một phụ nữ dáng vẻ khắc khổ ngồi đợi mình ở gốc cây.
“Khi tôi mở cửa, cô ấy rụt rè bước lên xe, giọng nói như sắp khóc. Đi được một đoạn, cô nói đã ngủ ở ghế đá 2 đêm. Trong túi cô còn 200.000 đồng nhưng giá thuê nhà nghỉ là 350.000 đồng/đêm nên cô đành lang thang trong viện. Không có tiền, không có cơ hội tiếp cận thông tin, cô đã sống như một cái bóng lặng lẽ suốt hơn 2 ngày”, chị Linh kể lại.
Hai nữ bệnh nhân người Bắc Kạn được chị Linh chở về nhà hôm 16/9. Trên xe về Bắc Kạn hôm ấy còn có một bệnh nhân của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Chị này vừa truyền hóa chất và cũng muốn được về nhà ngay trong đêm.
Dọc đường đi, con trai của bệnh nhân 56 tuổi nghe mẹ kể được người tốt chở về miễn phí đã tỏ ý nghi ngại: “Mẹ đừng tin, họ lừa mẹ đấy”. Về tới nhà, người phụ nữ liền nói với con trai: “Họ lừa mà mẹ về được đến đây à, không có họ đêm nay mẹ đã ngủ ngoài đường rồi”.
Tối hôm ấy, khi nhận được tin, chị Linh định sáng hôm sau mới đi vì đường lên Bắc Kạn khá vòng vèo. Trời tối, chị càng khó quan sát. Nhưng nghĩ đến cảnh người bệnh vạ vật trong đêm, chị không thể an lòng nên quyết định đưa họ về luôn. “Khó một chút cho mình nhưng dễ cho người bệnh thì cố gắng cũng đáng”, chị Linh tâm sự.
Chị Linh là thành viên của nhóm Những chuyến xe yêu thương. Nhóm tập hợp hàng trăm thành viên ở nhiều hoàn cảnh, lứa tuổi, công việc khác nhau. Tuy nhiên, họ đều có chung nguyện vọng là giúp đỡ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn (đa số là các bệnh nhân ung thư) không thể về quê hoặc quá lịch hẹn điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội.
Chị Linh đã chạy gần 50 chuyến xe về các tỉnh xa trong mùa dịch. Nhóm của chị Linh kết nối với một số bệnh viện, chủ yếu là Bệnh viện Tim Hà Nội và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để tiếp cận các bệnh nhân cần được hỗ trợ.
Cách đây ít lâu, Diệu Linh nhận chở hai mẹ con bé A.N (ở Kim Sơn, Ninh Bình). Bé A. N năm nay 3 tuổi, bị viêm não. Hơn 1 năm qua, hai mẹ con A. N phải lên Hà Nội liên tục để điều trị.
Những ngày đầu tháng 9, khi bác sĩ báo tin con gái được ra viện, người mẹ mất ngủ mấy đêm liền vì không biết lấy tiền đâu để về quê. Hỏi xe dịch vụ, nghe báo giá 2,8 triệu đồng, chị chết lặng.
Qua một người quen, người mẹ biết đến nhóm Những chuyến xe yêu thươngnên đã lập Facebook để đăng thông tin xin hỗ trợ. “Lúc tôi nhận chở, chị ấy vẫn chưa tin mình có thể về nhà mà không mất một đồng nào”, chị Linh chia sẻ.
Chị Linh cùng đội nhóm của mình trên một chuyến xe về Hà Tĩnh. Một chuyến đi đáng nhớ khác chị Linh không thể nào quên đó là chuyến chở bệnh nhân về Cao Bằng hồi đầu tháng 9. Đầu giờ chiều, mẹ của bệnh nhân gọi điện thông báo con vừa truyền hóa chất xong nên đã làm thủ tục ra viện.
Biết rằng nếu ở lại, bệnh nhân sẽ không có chỗ ngủ nên chị Linh đã đồng ý chở họ về. Chặng đường từ Hà Nội lên Cao Bằng khoảng 300km nhưng có tới 3/4 là đường đồi núi. Chị Linh đưa bệnh nhân về tới nơi cũng gần 5h chiều. Sau khi bàn giao xong bệnh nhân về khu cách ly, chị lại đón thêm hai người bệnh lớn tuổi cùng mình ngược về Hà Nội.
Khi vừa rời thành phố Cao Bằng thì trời sập tối. Đi được một đoạn trời lại đổ mưa tầm tã. Lái xe trên cung đường một bên là núi một bên là vực, trong lòng chị không khỏi hoang mang.
Lúc ấy, chị cũng không thể dừng xe vì dừng giữa đường sẽ rất nguy hiểm, dễ bị xe khác đâm phải. Chị bèn hít thở sâu, lấy lại tinh thần, đồng thời trong đầu niệm Phật để tâm thêm vững vàng.
Con đường phía trước của các bệnh nhân còn rất dài và gian nan. Tuy nhiên, khó khăn của chuyến đi chưa dừng lại ở đó. Khi về tới thành phố Bắc Kạn, do trời tối nên chị bị lạc đường. May mắn lúc này kết nối mạng đã ổn định nên chị Linh bèn gửi định vị về cho các thành viên khác để được hỗ trợ. Cuối cùng, đến 12h đêm, chị cũng đưa được hai bệnh nhân tới Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương an toàn.
“Món quà” cho những phận đời vất vả
Nhận chở xe tình nguyện mùa dịch, cuộc sống của chị Linh bị đảo lộn không ít. Chị luôn tính toán khởi hành trong giờ hành chính để quay về nhà trước khi trời tối. Song giờ giấc hoàn toàn phụ thuộc vào bệnh nhân nên nhiều hôm, chị về nhà lúc 2-3h sáng, khi đó chồng con đã ngủ say.
Có hôm chị Linh đón tới 3-4 bệnh nhân. Những chuyến đi xa đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Hà Giang… chị thường rủ thêm các thành viên khác đi cùng để đổi lái. Nhưng đôi lúc họ có việc đột xuất thì chị lại đi một mình.
Vì quê ở Thanh Hoá nên chị Linh đảm nhận khá nhiều chuyến xe chở các bệnh nhân về Ninh Bình - Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh. Chị đi lại thường xuyên tới mức một số cán bộ trực chốt ở chặng này đã quen mặt. Khi chị trình các loại giấy tờ liên quan, họ nhanh chóng nhận ra và bảo: “Ô lại là chị Linh à?”.
Chị Linh làm ngành du lịch, công việc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên chị dành thời gian tham gia các chuyến xe thiện nguyện. Trên hành trình đưa các bệnh nhân về quê, chị Linh thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của lực lượng trực chốt. Họ giúp kết nối đưa bệnh nhân ra chốt hoặc hỗ trợ giải quyết các vướng mắc về giấy tờ, dặn dò đi đường cẩn thận. “Những lời quan tâm vội vã nhưng cũng khiến chúng tôi cảm thấy ấm lòng, cảm nhận như lòng tốt đang được lan tỏa vậy”, chị Linh xúc động nói.
Với chị Linh và các thành viên trong nhóm, mỗi chuyến đi là một câu chuyện với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Có những hành trình dài liên tục 6-7 tiếng đồng hồ ngồi trên xe, nhiều tài xế gần như không ăn uống, không đi vệ sinh, cũng không dám dừng đỗ bất kì điểm nào. Nhiều người da phỏng rộp vì cháy nắng…
“Khi lên xe, có bệnh nhân nôn ói, có bệnh nhân là trẻ nhỏ lại khóc suốt chặng đường. Không ít bệnh nhân không chịu được điều hoà nên đề nghị mở cửa sổ nên xe rất ồn và bụi, thêm cả chuyện lạc đường hàng tiếng đồng hồ, chuyện trục trặc do sự thay đổi liên tục của các loại giấy tờ…
Khó khăn thì không ít. Song để có một hành trình an toàn, mọi người luôn cố gắng duy trì nguồn năng lượng vững vàng để giữ vững tay lái”, chị Linh cho hay.
Để bệnh nhân và người thân không ngại ngùng hay cảm thấy bản thân đang mang tâm thế của một “người đi nhờ”, chị Linh luôn quan tâm các “vị khách đặc biệt” từ những điều nhỏ nhất. Chị hỏi han động viên rồi giúp mở cửa lên xuống, chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái, chỉnh điều hòa vừa mát…
Người phụ nữ này chia sẻ: “Tôi muốn tặng những phận đời vất vả ấy món quà là một chuyến đi đặc biệt. Sau này, họ sẽ nhớ mãi về chuyến xe này. Ở đó, họ được trải nghiệm một hành trình ấm áp, yêu thương, được phục vụ một cách trân trọng”.
Kết thúc mỗi chuyến đi, chị Linh biết rằng hành trình của mình đã khép lại tốt đẹp. Nhưng với các bệnh nhân, con đường phía trước còn rất dài và gian nan.
Chị Linh tự nhủ những mệt nhọc mà bản thân đang trải qua so với vất vả của bệnh nhân là quá nhỏ bé. Thế nên, chị càng cảm thấy vững vàng hơn, nghị lực hơn trên hành trình lan tỏa yêu thương.
Chị Linh cho biết, trước mỗi chuyến đi, chị Linh và các thành viên luôn chuẩn bị kỹ lưỡng các loại giấy tờ theo quy định. Cứ 3 ngày một lần, chị làm xét nghiệm PCR để kiểm tra Covid-19. Trên hành trình, chị không dừng đỗ dọc đường và không tiếp xúc với bất kỳ ai khác. Tại mỗi chốt đầu tỉnh, chị Linh cũng phải ký cam kết xác nhận điều này.
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phòng Công tác xã hội, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: “Phải rất đồng cảm và chia sẻ với các bệnh nhân, chị Diệu Linh cùng nhóm Những chuyến xe yêu thươngmới có thể hỗ trợ các bệnh nhân trong một thời gian dài như vậy. Chị Linh cùng nhóm của mình đã bỏ thời gian, tiền bạc ra đưa đón bệnh nhân miễn phí. Nhiều bệnh nhân sau khi trở về đều gọi điện cho chúng tôi tâm sự rằng họ rất cảm động và hạnh phúc”.
Hồng Hạnh
Phía sau quyết định chuyển nhà trong đêm của hai cô gái trẻ
"Di chuyển ngay trong đêm, dưới cơn mưa tầm tã và nỗi lo qua chốt có lẽ là cảm giác mà chúng tôi không thể nào quên được”, Trang kể.
" alt="Hành trình hàng ngàn cây số chở bệnh nhân miễn phí của ‘nữ tài xế’" /> - - Hoài Linh khẳng định cả cuộc đời anh chưa bao giờ nịnh hót ai cả.
Là giám khảo duy nhất của “Cười xuyên Việt” phiên bản nghệ sĩ 2016, NSƯT Hoài Linh cho biết lý do anh nhận lời tham gia “Cười xuyên Việt”:
“Mọi người nói tôi nhận show nhiều nhưng tôi vẫn muốn ngồi xuyên suốt Cười xuyên Việt. Năm trước, tôi có làm giám khảo khách mời 1 đêm cho chương trình và biết đây là chương trình hài chất lượng. Nhiều khi cả cuộc đời tôi đi diễn cũng chưa có một cái kịch bản được dàn dựng hoành tráng như cuộc thi này.
Hoài Linh khẳng định cả cuộc đời anh chưa bao giờ nịnh hót ai cả.
Tôi nói những điều này không phải là nịnh hót để làm việc vì cuộc đời Hoài Linh chưa bao giờ nịnh hót ai. Tôi làm nhiều chương trình, tôi cũng biết có nhiều chương trình rating lúc đầu cao ngất ngưởng nhưng càng ngày càng tuột, đau lắm!
Tôi cũng không gặp áp lực về việc là giám khảo duy nhất, chỉ có điều, số điểm chỉ có một người quyết định nên cũng hơi căng một chút. Hy vọng với Cười xuyên Việt 2016, quý vị khán giả sẽ nhìn thấy lực lượng những bạn có kinh nghiệm diễn sân khấu nhiều và những bạn chưa có kinh nghiệm nhiều cùng học nghề với nhau, cùng các cố vấn, đạo diễn, ekip sản xuất… để mang đến những tiết mục chất lượng cho khán giả”.
NSƯT Hoài Linh cũng cho biết đây là chương trình đầu tiên mà anh phải 'tuyên thệ' với Tổ nghiệp rằng nếu bản thân mình không công tâm sẽ không còn được đứng trên sân khấu.
Về tiêu chí chấm điểm, anh cho rằng: “Tôi có tiêu chí riêng, bạn nào cố gắng thay đổi, làm mới chính bản thân của mình, tôi sẽ cộng điểm. Tôi biết mỗi bạn ở đây đều có fan riêng và mỗi điểm số của tôi có thể khiến các fan phản ứng nhưng tôi không áp lực vì điều đó.
Hoài Linh luôn được khán giả yêu mến Mong các bạn hiểu và thông cảm điều đó, không phải trên phương diện quen biết mà là trên phương diện nghệ sĩ và khán giả. Tôi ngồi vị trí giám khảo dĩ nhiên cũng có soi mói chút đỉnh để nhắc nhở các bạn tốt hơn và để có những tiết mục hay để khán giả hưởng ứng”.
Chương trình “Cười xuyên Việt” phiên bản nghệ sĩ mùa 2 gồm 12 tập sẽ lên sóng từ 10/11 tới.
Mộng Hoài
" alt="Hoài Linh lên tiếng về tin đồn phải nịnh hót" /> Vào đại học, Huân chọn học chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục. Trên ghế giảng đường, anh được đào tạo kiến thức chuyên môn liên quan đến giáo dục, kỹ năng sư phạm và tâm lý lứa tuổi, trong đó có trẻ em.
Anh chia sẻ: “Bố mẹ tôi rất đông con. Vì vậy, từ bé tôi đã đảm nhận các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc trẻ như: cho ăn, ru ngủ, vui chơi, giáo dục trẻ…
Những trải nghiệm trên giúp tôi học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn hiệu quả hơn. Đồng thời, chúng trở thành vốn kinh nghiệm quý giá trong việc thực hiện công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Bởi đây là đối tượng yếu thế, cần được bảo vệ và chăm sóc nhiều nhất”.
Năng lực, kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em của Huân được nhiều thầy cô tại trường đại học ghi nhận và tạo điều kiện phát huy thông qua nhiều hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế tại các cơ sở mầm non, tiểu học, THCS và các khoa Tâm lý tại các Bệnh viện Nhi đồng. Từ đó, Huân hoàn thiện dần kỹ năng chăm sóc và giáo dục cho trẻ.
Huân dành phần lớn thời gian nghỉ hè của mình để thực hiện các hoạt động xã hội, dạy kỹ năng cho trẻ. Các buổi dạy xoay quanh việc giúp trẻ biết cách thảo luận, hợp tác, làm việc nhóm, làm quen, kết bạn, tự lập, biết ơn...
Sau đó, Huân được thầy cô, chuyên gia về tâm lý học đường, tâm lý lứa tuổi hướng dẫn xây dựng những chuyên đề theo đặt hàng của các trường, trung tâm giáo dục, tổ chức vì trẻ em.
Anh nhớ lại: “Chúng tôi có các nhóm và chia nhau dạy cho trẻ rất nhiều về giáo dục giới tính, các kỹ năng thoát hiểm; phòng chống bạo lực học đường; tự nhận thức bản thân; quản lý thời gian, học tập hiệu quả….
Các hoạt động ấy giúp tôi hình thành năng lực giảng dạy trẻ và cảm thấy yêu quý công việc này hơn. Từ đó, công việc hỗ trợ, bảo vệ trẻ đến với tôi một cách tự nhiên như hơi thở”.
Tặng quà tri thức
Các hoạt động hỗ trợ trẻ em được Huân duy trì từ thời sinh viên đến khi tốt nghiệp đại học. Khi bắt đầu trở thành giảng viên, Th.S Lê Minh Huân được nhận định là người năng nổ trong tất cả các công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là hoạt động phòng chống xâm hại trẻ.
Anh liên tục thực hiện các tiết giảng dạy về chủ đề phòng chống xâm hại trẻ em ở các trường học, cơ quan, doanh nghiệp tại nhiều tỉnh thành khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình này, anh gặp không ít khó khăn.
Nhiều phụ huynh, người làm giáo dục thời điểm ấy cho rằng, việc làm của anh chẳng khác nào đang vẽ đường cho hươu chạy. Họ cho rằng, việc anh nói rất cởi mở về vấn đề giới tính, xâm hại vào thời điểm đứa trẻ còn quá ngây thơ sẽ khiến các em thêm hiếu kỳ.
Trước khó khăn này, Huân chủ động giải thích, kiên định đi trên con đường đã chọn. Anh giữ quan điểm: “Đây là thời buổi mà chúng ta phải vẽ đường cho hươu chạy đúng. Nếu chúng ta không vẽ, khi trưởng thành, hươu cũng sẽ chạy nhưng sẽ chạy sai đường”.
Sau nhiều nỗ lực, các hoạt động phòng chống xâm hại trẻ của anh được đón nhận. Nhiều phụ huynh liên tục mời anh đến giảng dạy cho con mình, các cháu nhỏ trong xóm…
Trong các buổi giảng dạy của mình, Minh Huân cố gắng biến những kiến thức hàn lâm, phức tạp trở nên đơn giản, gần gũi với trẻ em nhất. Anh truyền đạt chúng thông qua câu chuyện, hình ảnh, tình huống để các em tự đúc kết thành kiến thức.
Mỗi khi tổ chức dạy về phòng chống xâm hại trẻ em tại các địa phương, Huân thường tranh thủ bắt chuyện với các giáo viên. Anh nói chuyện, chia sẻ về cách tìm tài liệu, phương pháp giảng dạy… nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
Anh cũng tiếp xúc với phụ huynh và cố gắng giúp họ nhận ra, thay đổi các nhận thức chưa đúng về việc giáo dục con ở nhà. Sau đó, anh tiến hành buổi giảng dạy trực tiếp cho các em nhỏ.
Sau khi đã giảng dạy ở những nơi “cần mình”, nam thạc sĩ quyết định tình nguyện đến trao tri thức ở những nơi “chưa cần”, “chưa biết” đến vấn đề phòng chống xâm hại trẻ em. Để làm điều này, anh liên hệ, kết hợp với các đơn vị, tổ chức thiện nguyện.
Tuy nhiên, thay vì trao tặng cho bà con, địa phương khó khăn nhu yếu phẩm… anh tặng họ món quà tri thức. Khi đến nơi, anh và cộng sự tiếp xúc với chính quyền địa phương, đặt vấn đề tình nguyện tuyên truyền, giảng dạy chủ đề phòng chống xâm hại trẻ em.
Anh cố gắng giải thích tầm quan trọng của các giờ giảng về chủ đề này và được chấp nhận. Anh kể: “Ban đầu, những buổi giảng, tuyên truyền ấy, chưa được nhiều người quan tâm. Thế nhưng sau đó, người dân tự nguyện đến nghe. Thậm chí họ còn mời gọi cả bạn bè, hàng xóm, người thân đến.
Sau các buổi giảng dạy ấy, tôi thấy mình đã thay đổi được nhận thức của phụ huynh ở một mức độ nhất định. Nhiều phụ huynh kể với tôi rằng, sau khi nghe các lớp dạy về phòng chống xâm hại trẻ em, con em của họ khi bị những đối tượng xấu cố ý tác động vào vị trí nhạy cảm trên cơ thể đã biết cách phản ứng.
Trong khoảng 10 năm qua, tôi nhận được rất nhiều sự động viên, phản hồi tích cực như vậy. Đó là động lực để tôi thực hiện hơn 4.000 lần giảng dạy chủ đề phòng chống xâm hại trẻ em ở mọi miền đất nước”.
Hiện nay, dù tất bật với nhiều công việc cùng lúc như: giảng dạy sinh viên, tập huấn cho giáo viên, phụ huynh… Th.S Lê Minh Huân vẫn chú trọng, đặt hết tâm sức vào công tác bảo vệ, hỗ trợ trẻ em.
Anh đặc biệt tập trung hỗ trợ trẻ tự kỷ, tăng động, giảm sự chú ý, chậm phát triển trí tuệ; có nguy cơ bị xâm hại… Nam thạc sĩ nhiều lần chủ động đề xuất hỗ trợ các phòng, sở giáo dục giảng dạy phòng chống xâm hại cho trẻ với mức phí tượng trưng hoặc miễn phí hoàn toàn tại những vùng khó khăn.
Ngoài ra, anh cũng tích cực tuyên truyền các hoạt động bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em bằng cách kết hợp với các tổ chức bảo vệ trẻ em, xuất hiện tại các chương trình truyền hình, báo chí, viết sách, làm tờ rơi… có nội dung liên quan đến việc bảo vệ trẻ em.
Nữ luật sư nổi tiếng yêu thương, bảo vệ trẻ em bằng cả trái tim
Nhiều năm qua, bà trở thành niềm tin, chỗ dựa, lá chắn sống của trẻ em bị xâm hại. 65 tuổi, bà vẫn đi lại như con thoi giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận để bảo vệ trẻ em.
" alt="Thạc sĩ trẻ đi khắp tỉnh thành dạy kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em" />Nam thanh niên đổ trứng lên đầu mẹ. Ảnh chụp màn hình.
'Làm vlog thì làm những cái hay ho, tử tế. Không có tài năng gì nhưng lại muốn nổi', 'Bây giờ lấy cả mẹ ra để 'câu like', bó tay', 'Mang cả mẹ ra làm trò đùa', 'YouTube dễ dãi quá, bây giờ nội dung gì cũng có thể xuất hiện'... là những bình luận ngán ngẩm, bức xúc của dân mạng.
Không ít người thậm chí kêu gọi tẩy chay, report kênh này.
Sau khi bị 'ném đá' dữ dội, Tiến Lắp đã đăng tải một clip mới gửi lời xin lỗi đến mẹ và người xem vì hành động phản cảm, dại dột của mình. Trong video cũng có sự xuất hiện của mẹ thanh niên này.
Khi mạng xã hội trở thành kênh 'hái' ra tiền, một số người dùng có thể bất chấp tất cả tạo ra những nội dung gây sốc để thu hút lượt theo dõi, đăng ký. Bên cạnh những nội dung có giá trị, chất lượng, các hình ảnh, video bẩn, từ bạo lực cho đến phản cảm, nhảm nhí xuất hiện ngày một nhiều trên mạng.
Cặp vợ chồng nên duyên từ phim Quỳnh búp bê thông báo sắp sinh ba
Sau 9 tháng kết hôn, cặp vợ chồng ở Hải Phòng nên duyên nhờ bộ phim Quỳnh búp bê gây bất ngờ khi chuẩn bị chào đón 3 đứa con một lúc.
" alt="YouTuber đổ 200 quả trứng lên đầu mẹ để ăn mừng đạt 20.000 theo dõi" />
- ·Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
- ·Chàng trai bại não mê nghề báo dành 6 năm làm điều khiến ai cũng thán phục
- ·Ngâm quần áo vào ma túy lỏng
- ·iPhone 16, Galaxy S24 giảm giá sâu ngày Black Friday
- ·Nhận định, soi kèo Panserraikos vs PAS Lamia, 22h59 ngày 20/1: Cải thiện phong độ
- ·Tội phạm chê cảnh sát chụp ảnh truy nã 'xấu thậm tệ'
- ·UNESCO phát động chiến dịch 'Nghệ thuật kiên cường'
- ·Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai Thẩm phán TAND Tối cao
- ·Nhận định, soi kèo Liverpool vs Lille, 3h00 ngày 22/1: Không dễ cho chủ nhà
- ·Nữ hoàng băng đĩa đình đám, là 'người tình' của NSƯT Vũ Linh, Kim Tử Long giờ ra sao?
-
2. Bạn có tư duy thoáng
Bạn chẳng ngại những ý tưởng mới và hiểu rằng một tư tưởng bị bó hẹp chẳng thể duy trì cảm hứng, can đảm, hay niềm tin. Những triệu phú thành công thường thay đổi tư duy để tiến gần hơn với thành công, tiền bạc và cả hạnh phúc.
3. Bạn tận dụng triệt để thời gian để tạo ra hiệu suất công việc
Bạn hiểu rằng thời gian có giá trị hơn tiền bạc rất nhiều. Bạn thường có xu hướng thuê những người có thể làm tốt những việc bạn không thể, nên bạn sử dụng thời gian đó để làm những việc bạn xuất sắc. Những con người thành công về tài chính thường chú tâm vào việc tìm kiếm thành công và nỗ lực cho tới mức họ cảm thấy họ đang chiến thắng chứ không phải làm việc.
4. Bạn tận hưởng cảm giác đặt ra mục tiêu và hoàn thành mục tiêu
Nếu bạn là một người hoạch định chiến lược, bạn sẽ nghĩ giống như một triệu phú. Peter Voogd – người sáng lập học viện Game Changers, người đã trở thành triệu phú trước tuổi 26 đã nói rằng: “Bạn chẳng ngẫu nhiên kiếm được 1 triệu. Nếu đó không phải mục tiêu của bạn, còn lâu bạn mới đạt được.”
5. Bạn luôn lạc quan trước nghịch cảnh
Có rất nhiều triệu phú đã sống cuộc sống bần hàn trước khi trở nên giàu có, bao gồm nhà văn J.K.Rowling. Cô ấy từng là bà mẹ đơn thân nhận trợ cấp xã hội, nhưng cô ấy biết cách lấy điều đó làm động lực để tập trung thực hiện những điều quan trọng hơn với cô ấy. Người giàu tin rằng: Tôi tạo ra số phận. Người nghèo lại tin: Số phận tạo ra tôi.
6. Bạn luôn cẩn trọng trước những biến động
Nếu bạn là tuýp người bắt đầu buổi sáng bằng việc nắm bắt những sự kiện đang diễn ra hơn là tìm hiểu những chuyện phiếm trên mạng xã hội, bạn có thói quen của 1 triệu phú. Những ông chủ lớn như Bill Gates và Warren Buffet bắt đầu ngày mới với những bài báo trên The Wall Street hay tờ The New York Times.
7. Nghèo khó chẳng là gì
Bạn hãy loại bỏ mọi biện hộ cho rằng nghèo khó là lẽ thường. Bill Gates từng nói rằng: “Nếu bạn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đó không phải lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết mà vẫn nghèo, đó lại là lỗi của bạn.”
8. Bạn làm việc cùng, hoặc tìm kiếm 1 người hướng dẫn thành công
Bạn hiểu tầm quan trọng của việc không giới hạn bản thân mình với những kẻ không thành công. Bạn nghiên cứu cách một triệu phú thành công, và hãy cân nhắc đến việc tìm cho mình một người hướng bạn đến với thành công. 68% trên tổng số 400 tỉ phú người Mỹ (theo Forbes năm 2013) không phải tự nhiên trở thành tỉ phú. Họ không thừa kế vận may của mình. Cơ hội ở đó, và rất nhiều người trong số họ có những người hướng dẫn giúp họ tính toán được rủi ro và hạn chế chúng.
9. Lẩn tránh những khoản nợ cũng chẳng khiến bạn giàu lên
Hãy tạo cho mình thói quen không đầu tư vào những thứ không sinh lời. Nếu bạn vay tiền mua xe, hãy chắc là khoản đầu tư đó sẽ làm tăng thu nhập của bạn. Khi những người giàu có tạo ra những khoản đầu tư để thu lại nhiều tiền hơn thì những người nghèo lại dùng những khoản vay để mua những thứ làm giàu cho những người giàu hơn.
10. Bạn tiết kiệm để đầu tư
Bạn hiểu lý do bạn tiết kiệm là để đầu tư. Hãy để tiền tiết kiệm của bạn trong một tài khoản bí mật và an toàn. Không bao giờ sử dụng tài khoản này, dù cho trường hợp khẩn cấp. Điều này sẽ khiến bạn tiếp tục kiếm thêm thu nhập. Bạn hãy tin rằng khoản tiền này để dành cho trường hợp bạn mạo hiểm nhưng không thành công.
(Theo Lifehack/Netlife)
" alt="10 dấu hiệu bạn đang đi đúng đường thành triệu phú" /> LTS:Không biết từ bao giờ, nhịp đời trong hẻm nhỏ Sài thành nhẹ nhàng đi vào thơ ca nhạc họa.
Hẻm Sài thành từ những năm 1960 hệt như lời ca khúc Xóm đêm: “Đêm khuya ngõ sâu như không màu” và “Hắt hiu vàng ánh điện câu” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Đó có thể gọi là khoảng thời gian “đời nghèo mà vui” của người lao động nghèo, dân tứ xứ tìm về nương náu trong những con hẻm nhỏ.
Biến thiên lịch sử khoác lên các con hẻm “hắt hiu” một vòng đời mới: hiện đại, văn minh và nghĩa tình.
Tuyến bài Hẻm nhỏ Sài thành lưu dấu cổ kimcủa VietNamNetgóp nhặt chuyện xưa chuyện nay, nhắc nhớ “đặc sản” hẻm của Sài Gòn - TP.HCM.
Khu đất dữ xưa
Khu Mả Lạng rộng 6,8ha, nằm trong giới hạn của 4 tuyến đường: Nguyễn Trãi, Cống Quỳnh, Nguyễn Cư Trinh, Trần Đình Xu, thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM.
Ông Trương Chấn Trung (69 tuổi) ngụ hẻm 168 Nguyễn Cư Trinh cho biết, trước đây, khu Mả Lạng từng có nhà nguyện (nhà thờ) Công giáo trong khu nghĩa trang Cầu Kho. Lúc đó, người dân Sài thành thường gọi khu này là đất Thánh Cầu Kho hoặc nhà thờ Cầu Kho.
Từ kiến trúc của những ngôi mộ cổ, cư dân Mả Lạng đoán nghĩa trang hình thành hơn 100 năm trước. Đến những năm 1960, người dân tứ xứ, chủ yếu từ tỉnh Bến Tre, Bình Dương… về xin tạm trú trên đất nghĩa trang Cầu Kho.
“Lúc đầu, khu vực nghĩa trang Cầu Kho thuộc quản lý của nhà thờ Cầu Kho (Giáo xứ Cầu Kho). Do giáo dân ngày một nhiều, họ cho xây dựng thêm nhà nguyện gần nghĩa trang để người già tiện đi lễ.
Một số giáo dân từ các tỉnh về xin tạm trú, xây dựng nhà tạm trên phần đất xung quanh nhà nguyện. Về sau, người dân kéo về quá nhiều. Họ tự ý cất chòi cạnh các ngôi mộ, thậm chí san bằng phần mộ để cất nhà.
Hành động tự phát của họ tạo ra những khu nhà lộn xộn trong khuôn viên nghĩa trang. Vì vậy, nhiều người gọi khu vực cuối hẻm là Mả Lạng, còn phía đầu hẻm là đất Thánh Cầu Kho”, ông Trung cho biết.
Theo ông Trung, sau năm 1975, nhà nguyện xuống cấp nên chính quyền quản lý đất nghĩa trang. Từ đó, cái tên đất Thánh Cầu Kho được thay bằng Mả Lạng cho đến nay.
Hiện tại, nội khu Mả Lạng bị xé nhỏ bởi “ma trận” của những con hẻm. Đời sống trong hẻm không còn trầm lắng mà nhộn nhịp kẻ bán người mua.
Buổi sáng, cư dân đổ ra các điểm giao nhau hoặc đầu hẻm uống cà phê, đi chợ, ăn sáng…
Thế nhưng, sâu bên trong các con hẻm, đời sống có phần đìu hiu, yên ắng. Đặc biệt, những ngôi nhà càng vào cuối hẻm càng nhỏ hẹp, thậm chí siêu nhỏ.
Con hẻm 168 Nguyễn Cư Trinh, nơi ông Trung sinh sống suốt 69 năm qua, chính là con hẻm “độc đạo” của khu nghĩa trang Cầu Kho năm cũ.
Ông Trung kể, bố mẹ ông gốc Lái Thiêu (Bình Dương), về Sài Gòn vào đầu những năm 1950. Họ xin tá túc trên đất nhà nguyện Cầu Kho.
“Lúc đó, ngoài hẻm 168 Nguyễn Cư Trinh, cư dân ở đây còn có một con đường tắt đi ra đường Cống Quỳnh. Tuy nhiên, con hẻm đó nhỏ, cầu ván, chỉ có mấy chị em qua chợ, muốn đi gần mới vòng qua đó”, ông Trung nhớ lại.
Mơ bóng giai nhân
Thuở nhỏ, ông Trung có cuộc sống êm đềm bên người thân, xóm làng trong hẻm 168 Nguyễn Cư Trinh. Bà con ở đây chủ yếu làm thuê làm mướn, kinh tế chật vật nhưng sống rất chan hòa.
Lúc đó, người lớn lo kiếm tiền nuôi con, trẻ con chờ bố mẹ đi vắng là chạy ra hẻm chơi với bạn bè.
“Ngày xưa làm gì có điện thoại, tivi, Internet. Trẻ con chỉ biết mấy trò bắn bi, đá gà, ca hát…
Hồi đó, đèn điện mờ lắm nên 20-21h là mọi người đi ngủ hết. Chúng tôi chờ hôm nào có trăng mới lẻn ra cuối hẻm, chỗ có mấy ngôi mộ to đẹp, đàn hát thâu đêm.
Có hôm trời nóng quá, cả bọn rủ nhau leo lên mả nằm cho mát, chẳng đứa nào thấy sợ”, ông Trung kể.
Thời đó, con gái sống trong hẻm 168 Nguyễn Cư Trinh nổi tiếng xinh đẹp. Có cô lớn lên ở Mả Lạng, số khác từ các nơi đổ về thuê trọ.
Mặt tiền đường Nguyễn Cư Trinh thời điểm đó có rất nhiều quán bar phục vụ giới thượng lưu, binh lính chế độ cũ. Vì vậy, các cô gái không có học vấn nhưng có chút nhan sắc đều vào quán bar làm việc.
Ông Trung nhẩm tính, có khoảng 40% con gái ở hẻm 168 làm nhân viên trong quán bar. Họ tiếp rượu, kiếm tiền boa, chứ không có hoạt động nào khác.
Trong số các cô gái đẹp lúc đó, ông Trung nhớ có 2 cô được mệnh danh là hoa khôi của hẻm. Hai cô này là chị em ruột, có gia cảnh rất khó khăn. Họ sống cùng người bố lai Tây ở cuối hẻm.
Sinh ra trong cảnh nghèo, cả hai sớm bước vào nghề tiếp rượu ở quán bar từ năm 16 - 17 tuổi. Nhờ nét lai Tây, hai cô đều có ngoại hình cao ráo, mũi cao, da trắng hồng. Họ làm ở quán bar nào thì quán đó đều đông khách.
Mỗi chiều, cả hai trang điểm đậm, ăn mặc lộng lẫy đi bộ ra quán bar ở mặt tiền đường Nguyễn Cư Trinh làm việc. Biết khung giờ họ đi ngang, trai tráng đều thập thò đầu hẻm chờ giai nhân.
Ông Trung cười ngại ngùng: “Lúc đó, bọn con trai mới lớn mê 2 cô hoa khôi của hẻm dữ lắm. Tôi mới 14-15 tuổi cũng bắt đầu mơ mộng, đêm về thao thức. Hôm nào các cô nhìn mình cười một cái thì xác định tối về khỏi ngủ”.
Người đẹp vào quán bar làm việc, gặp gỡ toàn người giàu, người có chức quyền. Thế nên, cánh đàn ông ở hẻm không bao giờ được giai nhân để mắt.
Dù vậy, cuộc đời của hai người đẹp xóm Mả Lạng cũng lắm truân chuyên. Trong khi cô chị làm vợ bé của một thiếu úy cảnh sát, cô em lại gặp sự phản đối gay gắt từ gia đình bạn trai.
Người yêu của cô là con trai một chủ tiệm vàng ở chợ An Đông. Gia đình của người này không chấp nhận con dâu làm trong quán bar. Về sau, họ cũng đến được với nhau nhưng lại sống trong cảnh đời khốn khó.
Bẵng đi hơn 50 năm, người xưa cảnh cũ ở Mả Lạng đều thay đổi. Ông Trung không còn biết tung tích của những người đẹp năm xưa. Chuyện Mả Lạng một thời mang danh đất dữ vẫn không thể phai nhòa.
Kỳ sau: Chuyện khó tin về những gã giang hồ ở khu đất dữ Sài thành xưa
Gọt cóc mỏi tay, 'tiểu thư' Sài thành xưa kiếm tiền triệu mỗi ngày
Gia đình làm ăn thất bại khiến bà Cúc phải ra vỉa hè bán dạo mưu sinh. Thế nhưng mấy chục năm qua, ‘cô tiểu thư’ Sài thành một thời vẫn yêu đời, hạnh phúc với công việc bán cóc chín thu tiền triệu mỗi ngày." alt="Chuyện ở khu đất dữ Sài Gòn xưa: Người đẹp vào quán bar, nhóm trai chờ đầu hẻm" />No Time To Die vừa tung trailer mới với những màn hành động điên rồ khắp thế giới của James Bond trong lần cuối cùng tài tử Daniel Craig đóng vai điệp viên 007. Đu dây, cua xe, lái mô tô tốc độ ở những địa hình nguy hiểm không tưởng khiến No Time To Die trở thành bộ phim đáng xem nhất cuối năm nay. Trailer mới khiến giới chuyên môn nhận định No Time To Die hứa hẹn là tập phim xuất sắc nhất từ trước đến nay của series này. Ở tập phim thứ 25 về điệp viên huyền thoại, với lời tựa "Nhiệm vụ thay đổi mọi thứ bắt đầu... Không phải lúc chết), khiến No Time To Die trở thành tập phim được chờ đợi nhất của các fan James Bond. Bên cạnh những pha hành động không tưởng gắn mác 007, người xem còn kinh ngạc với những màn trình diễn nặng đô của bond girl mới Ana De Armas bên cạnh Léa Seydoux. Cùng với hai người đẹp này, No Time To Die còn có sự góp mặt của Rami Malek, Ralph Fiennes, Naomie Harris. Phim dự kiến khởi chiếu tại Việt Nam từ 13/11/2020. Mỹ Anh
Robert Pattinson mắc Covid-19, bom tấn 'Người dơi' mới ngừng quay
Sau The Rock, Robert Pattinson là sao Hollywood tiếp theo dương tính với Covid-19 khiến bom tấn 'The Batman' (Người dơi) phải ngưng sản xuất.
" alt="Hoa mắt với các pha hành động của 'No Time To Die'" />Hirase Airi chia sẻ hình ảnh trước và sau phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: Oddity Central Cô đang có cuộc sống đáng mơ ước, và tất cả là nhờ sự thay đổi ngoại hình 180 độ. Cô khẳng định, bản thân ủng hộ chuyện làm đẹp, bởi nó thay đổi hoàn toàn cuộc sống của một người theo hướng tốt đẹp hơn.
Ngay từ khi còn nhỏ, Airi đã bị bạn bè trêu chọc và thậm chí bắt nạt chỉ ngoại hình "không hấp dẫn". Vài tháng trước, cô đã đăng một vài video về sự thay đổi ngoạn mục của mình lên YouTube bao gồm một số bức ảnh thời thơ ấu, và mọi người đã bị sốc khi so sánh. Khi bước vào tuổi thiếu niên, Airi vẫn bị bắt nạt, và từ đó quyết tâm sẽ thay đổi ngoại hình ngay khi có thể.
Do chỉ mới tốt nghiệp trung học, Airi không thể xin được công việc ổn định và lương cao. Do đó, cô chọn những công việc chân tay như nhân viên an ninh, hoặc chuyển đồ. Cô thực hiện lối sống cực kỳ tiết kiệm để có thể gom đủ tiền làm phẫu thuật thẩm mỹ. Ngay khi tiết kiệm được 10 triệu yen, cô đã đi làm đẹp. Sau quá trình phẫu thuật, khuôn mặt của cô gái trẻ đã trở nên vô cùng xinh đẹp và cuốn hút.
Cô đã chuyển từ công việc chân tay sang xuất hiện trong các chương trình truyền hình nổi tiếng, và có hàng triệu người theo dõi trực tuyến. Mặc dù một số người coi phẫu thuật thẩm mỹ là cái bẫy, song Airi vẫn khuyến khích những người thiếu tự tin vì ngoại hình nên phẫu thuật thẩm mỹ ở mức độ vừa phải để thay đổi diện mạo.
Cuộc đời tỷ phú phá sản vì tiêu xài hoang phí, nghiện phẫu thuật thẩm mỹ
Bà Jocelyn Wildenstein trở thành tỷ phú khi nhận được một trong những khoản tiền sau ly hôn lớn nhất mọi thời đại. Song bà đã bị phá sản vì tiêu xài hoang phí, và nghiện thẩm mỹ." alt="Câu chuyện đổi đời của cô gái chi 140.000 USD làm phẫu thuật thẩm mỹ " />
- ·Soi kèo góc Atalanta vs Sturm Graz, 00h45 ngày 22/1
- ·Giải Mai Vàng 2019 khởi động vòng đề cử
- ·Bán phụ nữ sang Trung Quốc làm vợ với giá 105 triệu đồng
- ·MC Lại Văn Sâm kể chuyện lần đầu đi phỏng vấn xin việc
- ·Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1
- ·Tranh bị loại vì thể hiện “chuyện ấy”?
- ·Một trái chuối trưng bày giá 9 tỷ, giá trị nghệ thuật nằm ở đâu?
- ·Bộ Văn hóa đề nghị xử lý nghiêm sai phạm khu du lịch tâm linh Lũng Cú
- ·Soi kèo phạt góc PSG vs Man City, 3h00 ngày 23/1
- ·Chuyện tình yêu là cưới, ra mắt bố mẹ ngay lần đầu gặp mặt!