当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Thứ trưởng Bộ GD正文

Thứ trưởng Bộ GD

作者:Nhận định 来源:Bóng đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 22:54:53 评论数:

Chiều 13/2,ứtrưởngBộkết quả u23 châu á Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm “ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục” với sự tham dự của nhiều chuyên gia quản lý giáo dục, chuyên gia giáo dục, các thầy cô từ các trường đại học, các viện nghiên cứu. 

TS Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập Tổ chức giáo dục trực tuyến  FUNiX coi ChatGPT như một “làn nước mát” bởi mục tiêu cuối cùng của đào tạo là người học phải tự học được. 

Từ trước đến nay chúng ta vẫn nghĩ rằng phải có thầy thì mới có thể học được, nhưng với ChatGPT thì hoàn toàn khác. ChatGPT khuyến khích việc học sinh đặt các câu hỏi.

“Trước đây có tâm lý sợ hỏi và giờ đây có một nền tảng có thể cho phép người học được hỏi. Vì ChatGPT không phải là người, nên sinh viên có thể hỏi thoải mái mà không sợ sệt”.

TS Nguyễn Thành Nam (trái) và TS Lê Thống Nhất (phải) chia sẻ tại tọa đàm.

Ông Nam cho biết FUNiX đã quyết định mua ChatGPT và trang bị cho toàn bộ sinh viên trải nghiệm. Theo ông Nam, qua thử nghiệm của FUNiX sau gần 2 tháng, nhờ có ChatGPT, sinh viên mạnh dạn hỏi thầy cô hơn hẳn.

PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và truyền thông - ĐH Bách khoa Hà Nội nhận định, ChatGPT có thể xem như là một thành tựu mà lần đầu tiên người dùng đại chúng được trải nghiệm và thấy được năng lực của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, cũng không nên kỳ vọng nó tạo ra những thứ sẽ thay thế con người trong một sớm một chiều. “Bởi đơn giản đây chỉ là một mô hình dự đoán, chưa có khả năng suy luận và sáng tạo như con người. Do đó, nên tiếp cận một cách vừa phải, coi là công cụ để việc làm nghề của chúng ta tốt hơn”.

Theo ông Tùng, đa phần dữ liệu của ChatGPT lấy từ nguồn dữ liệu mở trên mạng, vì vậy chưa chắc đã đúng do không được kiểm chứng. Do đó, Bộ GD-ĐT có thể nghĩ đến việc có một dự án tìm cách “huấn luyện” Chat GPT dựa trên những dữ liệu của chính chúng ta như sách giáo khoa,...

PGS.TS Tạ Hải Tùng.

Chuyên gia giáo dục Lê Thống Nhất khẳng định, với những hỗ trợ của ChatGPT, thầy cô hoàn toàn có thể có những giờ lên lớp chất lượng tốt hơn. Vì vậy, nên coi ChatGPT là một người trợ lý hỗ trợ người giáo viên. “Chưa nói đến chuyện giúp học sinh dám hỏi, các giáo viên nên coi ChatGPT như là một trợ thủ. Có quá nhiều vấn đề mà trước đây chúng ta sẽ phải hỏi người này người kia, giờ đây có thêm một kênh để hỏi”, ông Nhất nói. Song ông cũng lưu ý thầy cần có khả năng đánh giá thông tin. 

Đồng quan điểm, ông Phùng Việt Thắng, Phó Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho rằng, khi đã coi ChatGPT là một công cụ trợ lý, giáo viên sẽ tự nâng cấp mình lên để hơn được “người trợ lý” và dạy cho công cụ hướng theo những thứ mình muốn. 

“Tuy nhiên, hiệu quả, lợi ích của “người trợ lý” phụ thuộc vào năng lực của người sử dụng”, ông Thắng nói.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chỉ ra nhiều thách thức đối với giáo viên. Ngoài việc tận dụng thế mạnh của công nghệ để phát triển năng lực giảng dạy, giáo viên cũng cần thay đổi trong cách đánh giá học sinh.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn tin rằng, với sự phát triển của công nghệ, vai trò của người thầy chắc chắn không mất đi nhưng sẽ ngày một thay đổi.

"Chúng ta cần thay đổi nhưng thay đổi như thế nào, học sinh cần học gì thì hôm nay chưa thể có câu trả lời. Chat GPT có năng lực rất tốt khi không chỉ tổng hợp thông tin mà còn cung cấp kiến thức ở một mức độ cao. Tuy nhiên, nó lại không có khả năng sáng tạo ra tri thức”.

Theo ông Sơn, đây là một cơ hội rất lớn mà chúng ta cần phải có những chính sách kịp thời để tận dụng nó. “Chúng ta không quá hào hứng nhưng chúng ta không quá lo ngại hay hoảng sợ. Cách tốt nhất để hiểu nó, chính là dùng nó”, ông Sơn nói.

Hơn 20 triệu học sinh và 1,5 triệu nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục hãy dùng, trải nghiệm để hiểu hơn, rồi cùng thảo luận làm rõ hơn lợi ích ChatGPT mang lại. Ông Sơn cũng nhận định trí tuệ nhân tạo nói chung và ChatGPT sẽ có những tác động tiêu cực nếu không hiểu rõ.

Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT sẽ có những nghiên cứu thấu đáo, để từng bước rà soát, có những điều chỉnh về chính sách và những giải pháp phù hợp trong thời gian tới. 

Bộ GD-ĐT sẽ sớm có những nghiên cứu thấu đáo để giảm tác động tiêu cực của ChatGPT

Bộ GD-ĐT sẽ sớm có những nghiên cứu thấu đáo để giảm tác động tiêu cực của ChatGPT

Đó là thông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra trước thềm tọa đàm 'ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục' đang hút sự quan tâm của cộng đồng giáo dục, diễn ra 14h chiều 13/2.

最近更新