Điểm trung bình môn Hóa trong khoảng 7-7,5
Cô Khiếu Thị Hương Chi, giáo viên Hóa học của Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng), đánh giá đề thi tốt nghiệp môn Hóa cân đối giữa phần hoá vô cơ và hữu cơ.
Đề thi cơ bản, không có câu hỏi dạng mới, hay quá khó, ít câu hỏi có tính thực tiễn, thực hành, thí nghiệm.
Tuy vậy, với đề thi này, học sinh cần có kỹ năng thực hiện tốt mới có thể làm hết 40 câu trong thời gian cho phép.
“Các học sinh có thể làm tốt 30/40 câu và đạt mức điểm 7,5. Điểm trung bình sẽ trong tầm từ 7-7,5 điểm. Nhưng có lẽ phổ điểm môn Hoá học sẽ lệch về 2 cực 5 và 8” - cô Chi nhận định.
Nhận xét riêng về mã đề 224, cho Chi đánh giá từ câu 41-60 có kiến thức bộ môn cơ bản, câu dẫn ngắn gọn, tường minh. Từ câu 61-70 có 5 câu kiến thức hiểu về tính chất hoá học, học sinh cần đọc kỹ các đáp án. Có 3 bài toán hữu cơ và 2 bài toán vô cơ rất cơ bản, học sinh cẩn thận là có thể hoàn thành tốt.
Câu 71 và 76 xác định số nhận định đúng (1 câu vô cơ và 1 câu hữu cơ) - học sinh cần phát hiện điểm sai trong mỗi nhận định để có lựa chọn đúng. Các câu này yêu cầu học sinh có kiến thức chắc chắn.
Câu 75 và 76 là 2 câu sơ đồ chất (1 vô cơ, 1 hữu cơ), học sinh cần hiểu rõ quá trình chuyển hoá chất - dạng bài đặc trưng của Hoá học.
Bài toán Vô cơ ở các câu 72,74,79: đây là 3 dạng toán tiêu biểu, học sinh phải nắm rất chắc kiến thức để phân tích quá trình phản ứng, tính toán. Những câu này cần kỹ năng tốt.
Bài toán Hữu cơ ở các câu 73,77,80: đây là 3 dạng toán hữu cơ, phân tích đề đòi hỏi học sinh nắm rõ quá trình.
Học sinh có thể bị mất nhiều thời gian làm bài ở câu 73, 74.
Đề Sinh không quá khó nhưng dài, đỉnh của phổ điểm có thể ở 5,5-6,5 điểm
Với môn Sinh học, thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận định đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD-ĐT đã công bố qua đề thi tham khảo.
Theo thầy Công, đề thi phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp, có độ phân hóa vừa phải để xét tuyển đại học.
“Đề đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, giảm yếu tố toán, tăng bản chất các vấn đề Sinh học, đòi hỏi thí sinh cần kĩ năng đọc hình và bảng biểu và sơ đồ”.
Cụ thể, về độ khó, thầy Công cho hay 60% câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu, phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp và chỉ có 40% câu hỏi dùng để phân hóa, trong đó khoảng 10% câu hỏi là vận dụng cao.
“Có 4 câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 nằm trong chương I – Chuyển hóa vật chất và năng lượng, câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, không có điểm mới. 90% số câu hỏi nằm trong chương trình lớp 12, phân bố gồm 9 câu Cơ chế di truyền và biến dị, 9 câu Quy luật di truyền, 1 câu di truyền người, 2 câu di truyền học ứng dụng, 3 câu di truyền quần thể, 4 câu Tiến hóa và 8 câu Sinh thái”.
Với mức độ đề này, thầy Công cho rằng các thí sinh hoàn toàn yên tâm với mục tiêu xét điểm tốt nghiệp.
“Chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa thí sinh đã có thể đạt được 6-7 điểm một cách dễ dàng.
Do vậy, đỉnh của phổ điểm có thể ở giá trị 5,5-6,5 điểm. Đề không quá khó nhưng dài, các học sinh giỏi và có kĩ năng có thể đạt điểm 10”.
![]() |
33 thầy cô Hà Nội nhận danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” |
112 đơn vị tiêu biểu trong toàn ngành được UBND Thành phố tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua”; 351 tập thể đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; 318 tập thể và 324 cá nhân được tặng Bằng khen của UBND Thành phố; 1 học sinh được tặng danh hiệu “Công dân thủ đô ưu tú”; 21 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua Thành phố; 104 cá nhân đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp Thành phố; 28 tập thể và 17 cá nhân được đề nghị xét tặng Huân chương độc lập, Huân chương lao động, Cờ thi đua và Bằng khen của Chính phủ.
![]() |
![]() |
Đặc biệt, tại kỳ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 15 năm 2020, 33 giáo viên của Hà Nội đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”.
Tiêu biểu như Nhà giáo Phạm Đàm Thục Hạnh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai, Nhà giáo Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân; Nhà giáo Vũ Thị Thu Hà, Trưởng phòng GD-ĐT quận Long Biên;... Trên cương vị được giao, các thầy cô đã góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của ngành, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo đà cho sự phát triển của giáo dục địa phương nói riêng và giáo dục Thủ đô nói chung.
![]() |
Nhiều thầy cô khác cũng vinh dự nhận danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 15. Đó là cô Lê Thị Oanh (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam); cô Trần Thị Hải Yến (giáo viên Trường THPT Sơn Tây); cô Nguyễn Thu Thùy, Hiệu trưởng Trường Mầm non B và cô Lê Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội; thầy Lê Quý Đông (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền, huyện Ứng Hòa); cô Nguyễn Quỳnh Nga (giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên),...
![]() |
Nhân dịp này, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội đã trao giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” cho 40 thầy, cô giáo.
![]() |
40 thầy, cô giáo được trao giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”. |
Năm học 2021-2022, quy mô giáo dục của Hà Nội tiếp tục mở rộng và phát triển. Đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố có 2.820 trường trường mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp với gần 2,2 triệu học sinh.
Hà Nội hiện có 22 trường chất lượng cao, trong đó có 16 trường công lập. Đến tháng 10/2021, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 62,5% (1.730/2.768), trong đó công lập là 76,9% (1.695/2.204), đã hoàn thành kế hoạch trước 1 năm và vượt 7% so với kế hoạch thành phố giao đến năm 2020. Thành phố tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng 5 trường điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ; xây dựng và công nhận thêm 3 trường công lập chất lượng cao; phấn đấu đến cuối năm 2021 hoàn thành kế hoạch công nhận 85 trường công lập đạt Chuẩn quốc gia.
Thanh Hùng
Trong 2 ngày 26-27/10, ngành GD-ĐT Hà Nội tổ chức vòng chung khảo xét duyệt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 5 năm học 2020 – 2021 theo hình thức trực tuyến tới gần 300 điểm cầu các đơn vị trường học.
" alt=""/>33 thầy cô Hà Nội được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú