Nhận định, soi kèo Al Najma với Al Taraji, 20h00 ngày 13/2: Khách không đáng tin
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western Sydney, 17h45 ngày 14/1: Chủ nhà trôi xa
- Cả nhân loại đang hăm hở tiến vào cuộc cách mạng 4.0. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) là một những yếu tố then chốt, được dự báo sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo những cách hoàn toàn mới.
AI làm thay con người mọi thứ, kể cả… làm thơ
AI có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. Nhiều thập kỷ trước, trí tuệ nhân tạo có thể là một giấc mơ viển vông. Tuy nhiên, hiện nay, AI đang dần chiếm lĩnh và thay đổi mọi mặt đời sống.
Không còn xa lạ khi đã xuất hiện những cửa hàng không có nhân viên thu ngân, xe hơi không người lái, rô bốt thay bác sĩ con người khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật, các tổng đài viên đã được thay thế bằng giọng nói máy và tư vấn như một con người… và đã có búp bê tình dục như người thật, biết bày tỏ cảm xúc để giúp con người bớt cô đơn… Tất cả đều bắt nguồn từ AI.
AI đang ảnh hưởng và dần thay đổi nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người Mới đây, các nhà nghiên cứu ở IBM Research Australia, Đại học Toronto và Đại học Melbourne còn thiết kế chương trình AI có thể sáng tác thơ như… Shakespeare. Hơn 2.600 bài thơ lấy từ cơ sở dữ liệu trên mạng và nhập vào hệ thống. Sau đó, robot AI cho ra đời bài thơ tự sáng tác mà khi so sánh với thơ Shakespeare, người đọc không thể tìm ra sự khác biệt.
AI có thể khiến bạn thất nghiệp
AI khiến con người được giải phóng nhiều hơn, năng suất lao động tăng lên, tỷ lệ rủi ro giảm đi nhưng tỷ lệ thất nghiệp được dự báo cũng sẽ cao hơn.
Jack Ma - Chủ tịch Alibaba từng lo ngại, giai đoạn đen tối sắp đến với những người không thích ứng với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ.
“Trong 30 năm tới, một robot nào đó có thể xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time với tư cách là CEO giỏi nhất”, ông nói.
Những tỷ phú khác như Elon Musk và Bill Gates đã liên tiếp đưa ra những cảnh báo về “ngày tàn của thế giới”, khi mà trí tuệ nhân tạo trở nên thông minh hơn con người.
Trong năm 2013, 2 giáo sư của Đại học Oxford dự đoán rằng có khoảng 47% lao động Mỹ, từ nhân viên tiếp thị qua điện thoại đến thư ký pháp lý và đầu bếp bị thay thế bằng máy móc tự động hóa.
Vardi, một giáo sư tại Đại học Rice (Mỹ) cũng từng cảnh báo, AI có thể đẩy tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu lên đến 50%.
Thêm nhiều cơ hội nhờ môn Toán
AI là sự “tư duy” của máy móc dựa vào các thuật toán nên khi AI đi vào đời sống, một số công việc sẽ mất đi, một số công việc mới sẽ phát sinh và một điều chắc chắn, ai học giỏi Toán sẽ có cơ hội tìm được việc tốt và thành công. Trước mắt là các công việc liên quan đến khoa học dữ liệu, vốn được coi là “đầu vào” của cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu muốn có dự báo tốt kèm chiến lược tốt, mọi ngành nghề lĩnh vực đều cần khai thác, xử lý dữ liệu cũng như phục vụ chúng vào việc thiết kế các hệ thống trí tuệ nhân tạo.
“Toán như con bạch tuộc, nó chạm vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và là nền tảng của tất cả các môn khoa học khác”, theo GS Nguyễn Hùng Sơn (Khoa Toán - Tin - Cơ, Đại học Warsaw, Ba Lan). Trong bài Toán học trong trí tuệ nhân tạo ông cho rằng, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu không chỉ trang bị kiến thức một ngành mà đa ngành. Muốn lĩnh hội được lĩnh vực này, cần có kiến thức tốt về Tin học, Toán học.
Toán học giúp con người dễ dàng tiếp cận, hòa nhập và thành công trong kỷ nguyên 4.0 Tại Ngày hội Toán học mở TP. HCM tổ chức trong năm 2018, GS Hồ Tú Bảo (Giám đốc Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia TP. HCM) cũng nói, một người thích học và biết dùng Toán sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.
“Chúng ta đang sống trong thời chuyển đổi số, khái niệm trí tuệ nhân tạo hiện được người ta nhìn nhận rộng hơn. Lượng công việc liên quan đến việc dùng được toán rất lớn, đó là việc làm của tương lai”, ông phân tích.
Vấn đề quan trọng là để yêu thích, vững vàng môn Toán, theo các chuyên gia là phải làm sao để truyền sự yêu thích học Toán ngay từ những năm học đầu đời, học một cách vui vẻ, nhẹ nhàng, gắn chặt với thực tế.
Tại Việt Nam, Toán học đang được nhiều phụ huynh xem là môn học quan trọng và cần đầu tư cho con em Tỷ phú Andrew Beal - sáng lập và là Chủ tịch Ngân hàng Beal và Cơ quan Kỹ thuật Vũ trụ Beal rất hứng thú với toán và trở thành một nhà Toán học tự học.
Với ông, việc đầu tư cho dân Toán luôn luôn là “phi vụ đầu tư có lãi”. Những người có quyết tâm theo đuổi ngành học này sẽ luôn biết cách trở thành “những con sói đầu đàn”.
Một số người suy nghĩ, môn Toán là môn học khô khan, học xong cũng không ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các tỷ phú thì không nghĩ vậy bởi quá trình học Toán sẽ giúp con người xây dựng nền tảng về tư duy logic, độc lập, khả năng phân tích, phản biện, suy luận, hiểu rõ bản chất của sự việc trước khi kết luận. Vì thế, nó cũng sẽ giúp con người biết cảm thụ cái đẹp, ứng dụng tư duy logic vào cuộc sống mà không dựa quá nhiều vào cảm xúc. Đây cũng là những kỹ năng được đòi hỏi nhiều trong thời đại mới.
Từ tháng 7/2019, trung tâm Ngoại ngữ ILA chính thức ra mắt chương trình dạy Toán bằng tiếng Anh với 100% giáo viên nước ngoài đứng lớp, dành cho trẻ từ 4-10 tuổi: ILA Maths. Chương trình học ILA Maths giới thiệu phương pháp dạy Toán hiện đại, giúp trẻ yêu thích Toán học từ đó xây dựng nền tảng để các em phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo, tỏa sáng trong trường học và tự tin làm chủ tương lai.
Tham khảo để đăng ký: https://ila.edu.vn/ila-maths
Hương Trần
" alt="Vững vàng môn Toán, dễ sống trong thời đại AI" /> - Cộng đồng mạng tại Malaysia đã dậy sóng, sau khi đoạn phim chủ một chiếc xe hơi sang trọng tát liên tiếp vào mặt một người lao động được lan truyền.
TIN BÀI KHÁC:
Người qua đường giải cứu bé sơ sinh trong túi rác" alt="Khách hàng tát gãy mũi người phục vụ" /> - Tháp Eiffel đã tắt đèn trong khi cả nước Pháp cũng như người dân trên toàn thế giới đang cầu nguyện cho hơn 150 nạn nhân trong các vụ tấn công liên hoàn xảy ra ở thủ đô Paris.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
'Tôi bước trên các thi thể đầy máu'" alt="Tháp Eiffel tắt đèn, thế giới cầu nguyện cho Paris" /> - -Bộ GD-ĐT vừa có đề nghị UBND các tỉnh, thành phối hợp thực hiện giảm chỉ tiêu đối với các ngành có dấu hiệu dư thừa nhân lực.
Cùng với đó, thực hiện chuyển đổi mô hình đào tạo từ phát triển quy mô, số lượng sang chất lượng, hiệu quả; đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của địa phương và xã hội.
Riêng lĩnh vực nhân lực của ngành giáo dục, cần xác định chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông năm 2017 theo lộ trình giảm hợp lý so với năm 2016 để khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm.
Một tiết học của cô và trò vùng cao (Ảnh: Lê Anh Dũng) Bộ GD-ĐT lưu ý các địa phương là chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo các quy định hiện hành là năng lực đào tạo tối đa của cơ sở đào tạo.
Còn với các bộ, ngành có cơ sở đào tạo trực thuộc, Bộ yêu cầu trên cơ sở mục tiêu, chỉ tiêu của Bộ/ngành đặt ra trong kế hoạch năm 2017 và giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể, xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch theo từng nội dung; các chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng theo chỉ tiêu đầu vào, chỉ tiêu đầu ra...
Đó là một trong những nội dung về việc xây dựng kế hoạch phát triển GD-ĐT địa phương và Kế hoạch đào tạo năm 2017.
- Nguyễn Hiền
XEM THÊM:
>> Thừa hơn 70 nghìn cử nhân sư phạm vào năm 2020" alt="Giảm lượng sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm" /> Bìa sách Đừng như con ếch lên dây cót.
Các vấn đề được giải quyết bằng những câu hỏi trong khoa học nói riêng và nhận thức nói chung. Tác giả hướng bạn đọc đến việc phân biệt được điều đúng, điều sai, điều hợp lý; tìm ra những thực tế chung nhỏ nhất làm nền tảng cho tranh luận, giúp bạn đọc nhìn nhận thực tế cuộc sống một cách sáng tỏ, xác đáng.
“Khai sáng một cách dễ hiểu đi cùng với sự thấu cảm phải trở thành mục tiêu quan trọng để truyền thông một cách chính xác cho cộng đồng trong thời đại đầy khủng hoảng và bất an hôm nay”, theo Nguyễn-Kim Mai Thi.
Bằng tư duy phân tích, sự hóm hỉnh và hiểu biết phong phú, tiến sĩ gốc Việt đưa người đọc qua 'hậu trường' của những khẳng định khoa học. Từ đó, họ dần tự thiết lập khả năng nhận biết những khẳng định đáng tin cậy với phương pháp đúng đắn và cơ sở khoa học hợp lý.
Tác phẩm cũng chỉ ra bối cảnh khoa học hiện đại luôn bị bủa vây bởi hàng loạt ngụy khoa học, cận khoa học hay khoa học nửa vời trong thời đại truyền thông đầy rẫy tin giả và thuyết âm mưu.
Trước bản dịch tiếng Việt, cuốn Đừng như con ếch lên dây cóttừng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn cầu.
Tiến sĩ Nguyễn-Kim Mai Thi sinh tại Đức, bố mẹ đều là người Việt.
Trích đoạn Chương 9: Thực tế chung nhỏ nhất: không giảm tranh luận, chỉ tranh luận tốt hơn
Trong cuốn sách bán chạy khắp thế giới ra mắt vào năm 2018 có tên Factfulnessi của Hans Rosling, một tác giả tuyệt vời, đã trình ra trước mắt chúng ta bằng những con số và dữ liệu thống kê, rằng thế giới tốt đẹp hơn chứ không tệ như chúng ta nghĩ.
Ví dụ, đa số đều phỏng đoán rằng tỷ lệ số người phải sống trong nghèo khổ cùng cực vẫn giữ nguyên mức độ hoặc đã tăng lên trong hai mươi năm qua. Thế nhưng, tỷ lệ này đã giảm gần một nửa trên toàn cầu. Phần lớn cũng tin rằng số trường hợp tự sát đã gia tăng trong hai mươi năm qua. Nhưng trong thực tế thì tỷ lệ tự sát đã giảm 25% trên toàn thế giới.
Tôi rất muốn biết Hans Rosling sẽ nói gì về cơn đại dịch Corona, nếu ông ấy phải chứng kiến nó - chẳng hiểu sao tôi cứ có hình dung là ngay cả cho năm 2020, ông ấy vẫn có thể cống hiến cho ta một góc nhìn dựa trên dữ kiện thực tế và đầy tính an ủi.
Định nghĩa của ông về "factfulness" là "thói quen giảm căng thẳng bằng việc chỉ đưa ra những quan điểm đã được bảo chứng bởi dữ kiện thực tế". Thế nhưng, chính việc này càng lúc càng khó khăn hơn đối với chúng ta, và đây hẳn là một xu hướng mà tôi tin rằng đang thực sự tăng lên theo chiều dốc đứng.
Từ nhiều năm nay, chúng ta cảm thấy bực mình bởi những thứ được gọi là “sự thật thay thế” và “tin giả” bởi những khẩu hiệu đấu tranh như “báo chí dối trá” và gần đây là bởi “những người có tư duy phá thông lệ”. Sự thật, sự lừa dối, dữ kiện thực tế, ý thức hệ - tất cả trộn lẫn với nhau và kết thành một khối dị hình vô dụng.
Điều nghịch lý trong thời đại thông tin của chúng ta là càng có sẵn nhiều thông tin thì càng khó khăn để tìm hiểu một điều gì đó.
Cuối năm 2020, Volker Stollorz, nhà báo khoa học và là người điều hành Trung tâm Truyền thông Khoa học Đức đã tóm tắt trên trang báo mạng ZEIT Online như sau: “Làm thế nào để các nền dân chủ có thể đạt được sự miễn dịch tốt hơn, chống lại những thông tin bị cố tình làm sai lệch trong ứng xử với khoa học - mà không hạn chế sự đa dạng chính đáng của các loại quan điểm - là một trong những thách thức lớn chưa được giải quyết của quá trình chuyển đổi số trong không gian công cộng”.
Nguyễn-Kim Mai Thi sinh năm 1987 tại Heppenheim, bang Hesse (Đức), là tiến sĩ hóa học người Đức gốc Việt.
Cô nghiên cứu hóa học tại Đại học Mainz và Học viện Công nghệ Massachusetts (2006-2012); sau đó làm luận án tiến sĩ tại Đại học RWTH Aachen, Đại học Harvard và Viện Nghiên cứu Polyme Ứng dụng Fraunhofer, Đức; hoàn thành tiến sĩ tại Đại học Potsdam (2017).
Hiện tại, Nguyễn-Kim Mai Thi là nhà hóa học, nhà truyền thông khoa học, MC truyền hình và YouTuber. Bên cạnhĐừng như con ếch lên dây cót, cô còn có tác phẩm tiêu biểu Ngộ quá, cái gì cũng Hóa! (tựa gốc: Chemistry for Breakfast; 2021).
Nữ tiến sĩ tiếp cận rộng rãi người trẻ nhờ kênh cá nhân The Secret Life of Scientists(tạm dịch: Bí mật cuộc sống của các nhà khoa học) và maiLab. Cô còn phụ trách dẫn chương trình khoa học Quarkstừ năm 2018 và MAITHINK X - Die Showvào năm 2021.
" alt="Tiến sĩ gốc Việt bày cách nhận diện tin giả qua sách" />Bà giáo yêu công tác xã hội Trầm ngâm dưới mái tóc đang ngả hai màu, cô Nguyễn Thị Côi ( ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ:
“Năm 1994, khi đang là hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, tôi được biết, UBND quận Hai Bà Trưng tìm giáo viên để mở lớp dành cho trẻ lang thang, cơ nhỡ và trẻ em nghèo. Nhận thấy đây là một việc làm hết sức ý nghĩa, cho nên tôi đã xung phong nhận lớp”.
Sau đó, cô đã đến từng nhà, từng phòng trọ vận động phụ huynh cho con em đi học hoặc là thông qua các nhà chủ trọ đối với những em sống một mình trên thành phố giúp các em có quyền được học tập vào buổi tối sau thời gian ban ngày đi làm.
Có những em lang thang cơ nhỡ, mỗi buổi tối sẽ bắt đầu học vào giờ muộn sau khi chúng đi làm về, tắm giặt và ăn uống.
"Phòng học khi đó là tại chính phòng trọ của chúng, không có bàn, không có ghế chỉ lấy cái hộp đánh giày kê làm bàn. Trời mùa hè nóng nực với một căn phòng ngột ngạt nhưng không có lấy 1 chiếc quạt và nó tiếp diễn trong khoảng hơn 7 năm” bà giáo nhớ lại.
Lớp học tình thương của bà giáo Côi ban đầu đã thu hút gần 50 em học sinh. Có những hôm mưa gió, các em không đi làm, không có tiền thì cô lại cho tiền ăn. Cô nhờ người bán hàng cho chúng ăn và rồi có khi nợ cả gần 1 triệu là họ lại vào hỏi cô để trả tiền ăn cho chúng.
Mang con chữ tới tứ xứ- những nơi tập trung tệ nạn xã hội và không thể không gặp những khó khăn. Cô Côi chia sẻ:
"Hồi đó, chỉ có chiếc xe máy cũ đi khắp nơi, dạy cả bên xóm Liều, bãi Giữa…ở đây các gia đình rất phức tạp, có những gia đình thì bố mẹ đều đi tù, có gia đình thì chỉ có bà với 5 đứa cháu cách nhau tầm hơn tuổi một,…nên phải rất khéo léo trong việc dạy dỗ con cái họ để họ tin tưởng".
Mắt cô bắt đầu hơi đỏ, khóe môi mỉm cười hằn vết chân chim trên khuôn mặt cô nhớ về cái lần bị lấy trộm bình ắc quy xe máy của cô dựng tại lớp học và sau phải nhờ các em học sinh mua lại đúng chiếc bình đó từ một quán sửa xe mà chúng đã mang bán. Rồi những lần chúng đánh nhau, có khi cầm cả gạch, cả dao,.. nhưng rồi cô cũng đủ kiên nhẫn và không bỏ những đứa trẻ bất hạnh này.
Sau 9 năm theo dự án của Quận Hai Bà Trưng và cô cũng đã nghỉ hưu, khi kết thúc tưởng rằng cô sẽ thấy vui vì những gì mình đã làm. Nhưng không! Với cô Côi thì lại thấy day dứt.
Cô cho rằng cần phải dạy được nhiều đứa trẻ hơn. Vì thế sau dự án, cô đã mở thêm lớp dạy miễn phí cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ lang thang cơ nhỡ, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật bẩm sinh và trẻ thiểu năng trí tuệ. Hiện tại, cô mượn cơ sở dạy ở 2 địa điểm thứ nhất là ở ngõ Giếng Mứt, phường Trương Định, Q. Hai Bà Trưng với 19 em và địa điểm thứ 2 tại nhà văn hóa Khu dân cư số 2, phường Tân Mai, Q, Hoàng Mai với 25 em.
Một lớp học nhiều cấp khác nhau
Bước vào lớp học, điều đầu tiên tôi thấy là các bạn học trò tìm chỗ ngồi của mình cùng với đó là những câu nói “đây là lớp 1 chỗ chị, chỗ em lớp 2 bên kia” .
Thấy tôi ngạc nhiên, cô Côi mới giải thích rằng các em ở lớp học “linh hoạt” này sẽ được học một chương trình riêng tùy theo trình độ của mỗi bạn. Vì vậy, lớp được chia thành từng top lớp 1, lớp 2,3,4… Cũng có khi thì các bạn lớp trên sẽ kèm các bạn lớp dưới nếu đủ khả năng.
Bảng chữ cái luôn phải ghi trên bảng và quanh lớp để các trò không bị quên. Mỗi buổi tới lớp, cô luôn kiểm tra, chấm bài, gọi đọc. Nếu gọi các em lớp 1 đọc thì các em còn lại sẽ tập viết, tập tính rồi ngược lại. Tất cả các em đều được kiểm tra đạt đủ trình độ sẽ được lên lớp. Có những em học tới 10 năm mới viết thông thạo được. Có những em học phổ thông rồi hay có khi là em học 5 năm cấp 1 rồi đến với cô cũng mới bắt đầu học đọc viết, tính toán.
Anh Sơn (40 tuổi - bố của cháu Ngọc Vy 8 tuổi) cho hay: “Vy từng học ở trường Tân Mai nhưng em bị chậm và không thể tính toán nổi, tôi biết đến lớp của cô Côi những 5 năm nhưng tôi cho con bé học ở đây được 2 năm để cô kèm thêm và thấy cháu mới tiến bộ, mới có thể tính toán được.”
Lớp học vừa dạy vừa dỗ
Một buổi học của “lớp học linh hoạt” thường sẽ diễn ra từ 8h30p – 10h30p, có khi là đến 10h45p.
Lớp học này không quá quy định về giờ giấc mà thường thay đổi linh hoạt như cái cách linh hoạt mà cô Côi vẫn dậy bọn trẻ.
Chị L (phụ huynh của một bé trong lớp học) chị vẫn thường đợi con đến lúc tan lớp nên rất hay quan sát và cho biết rằng:
"Các em ở đây không học lâu được vì học lâu chúng sẽ quậy phá. Chúng như những cỗ máy dự báo thời tiết lúc thế này, lúc thế khác. Có lúc ngồi học được một lúc lại quậy phá, có lúc nó chơi, nó hò nó hét, nghịch ngợm, đánh nhau. Cô rèn mãi mới được như thế này”.
Cô đến chỗ từng em để kèm cặp vì các em đều không tự giác trong việc học. Các em ở lớp học hiện tại hầu hết đều khuyết tật thần kinh, tâm thần nên trong quá trình học tập giáo viên thường “vừa dạy vừa dỗ”.
Cô giáo kiêm người mẹ và y tá
Cứ đều đặn hàng tuần từ thứ 2 đến thứ 6 hình bóng bà giáo về hưu luôn xuất hiện ở “lớp học linh hoạt” này. Ngoài việc học, cô còn dạy các kỹ năng sống cho các em từ việc: quét nhà, sân, nhà vệ sinh, rồi đến tắm giặt, phơi quần áo,… nhiều em đến đây bẩn cô còn tắm luôn cho. “Ban đầu chúng nó không làm, tôi phải rèn nên giờ chúng sẽ tự giác theo lịch phân công” bà giáo Côi chia sẻ.
Tự giác trực nhật và vào lớp khi cô chuẩn bị đến Rồi có những lần có em lên cơn động kinh, chính cô Côi sẽ là người sơ cứu để giúp em đó tỉnh lại hoặc còn gặp những trường hợp phải mang qua viện thì cô lại nhờ người dân xung quanh.
Bà Hòa (người dân gần lớp học) cho biết: “Ân cần chăm sóc những đứa trẻ và đặc biệt chúng là những đứa trẻ không bình thường như những đứa con của mình thì chẳng có mấy ai làm được như cô.”
Mỗi một học sinh trong lớp cô luôn nắm bắt rõ từ hoàn cảnh gia đình tới tình trạng sức khỏe, khả năng học tập và quá trình phát triển của các em từ khi bắt đầu tới học.
Khi các em học sinh vẫn đang còn im lặng viết bài, cô mới lôi trong ngăn bàn những cuốn tập viết và giới thiệu với tôi.
Đây là vở của em ban đầu mới vào và mang so sánh với vở hiện tại của em ý, rồi lại tâm sự về hoàn cảnh gia đình Vy, đưa mắt nhìn các em còn lại rồi chỉ từng em nói qua về tình hình hiện tại của các em…
Rồi chợt nhớ ra, cô nói: “À. Hôm trước cô mới xin được 1 tấn gạo, riêng bạn lớn 24 tuổi ngồi bên cạnh em vì gia đình quá khó khăn cô đã chia cho 7 yến gạo, số còn lại cô chia cho các em khác.”
Vở tập viết của một em học sinh 24 tuổi lúc mới vào... ...và sau 3 năm cô Côi rèn luyện. Mặc dù đã sang tuổi 78, dạy các lớp học xã hội miễn phí gần 25 năm nhưng bà giáo vẫn muốn cống hiến và không ngừng suy nghĩ về những đứa trẻ. Đến hiện tại gia đình không cho cô đi xe đến trường vì sợ cô có tuổi đi lại không may xảy ra chuyện nên cô đã chọn đi xe ôm theo tháng và vẫn đến lớp học đều đặn không một đồng công.
Phạm Ly
Cô giáo tiểu học dốc lòng cho mùa hè bay bổng của trẻ thơ
Trong dịp hè, nhằm khuyến khích học sinh có tình yêu với văn học, cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh (Gia Lai) đã hướng dẫn các trò tự viết văn, sáng tác thơ. Kết quả, có những “nhà văn”, “nhà thơ” nhí ra đời.
" alt="Bà giáo 78 tuổi với lớp học bất thường" />
- ·Nhận định, soi kèo Brentford vs Plymouth Argyle, 22h00 ngày 11/1: Dưỡng sức
- ·Lee Do Hyun và Lim Ji Yeon xác nhận hẹn hò sau khi đóng chung phim The Glory.
- ·Chọn trường quốc tế hoàn toàn hay song ngữ?
- ·Hé lộ biệt thự 2 mặt tiền của diễn viên Hồng Đăng
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF
- ·Hoa hậu Tiểu Vy đẹp hút mắt trong loạt ảnh mới
- ·3 học sinh lớp 7 bị bạn dùng dép đánh tới tấp
- ·Hà Tĩnh “tuýt còi” trường cao đẳng thông báo tuyển sinh ĐH
- ·Nhận định, soi kèo APOEL vs PAC Omonia, 22h59 ngày 12/1: Mất phương hướng
- ·Bỏ showbiz, nam ca sĩ mở hàng bán bánh bao lề đường kiếm sống
- Mỹ 'suýt' xóa sổ miền nam Tây Ban Nha" alt="Danh sách Phật sống" />
- - "Số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ trong một khoảng thời gian không phải là yếu tố phản ánh chất lượng đào tạo".
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNetsáng nay (21/4) xung quanh vấn đề đang được dư luận quan tâm về hiện tượng nhiều tiến sĩ bảo vệ thành công đề tài trong khoảng thời gian ngắn.
Xin bà cho biết quan điểm của Bộ GD-ĐT trong việc cấp phép cho các cơ sở giáo dục, đào tạo trong đào tạo tiến sĩ ở nước ta?
Từ năm 2011 đến nay, điều kiện để cho phép các cơ sở đạo tạo trình độ TS ở nước ta được quy định và thực hiện theo Điều 3, Thông tư 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010của Bộ GD - ĐT.
Đây là điều kiện cần thiết tối thiểu để đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ TS; gồm các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm đào tạo.
Thực tế những năm qua, Bộ GD - ĐT thực hiện đúng theo quy định này trong việc cấp phép đào tạo cũng như kiểm tra, xử lý sai phạm.
Năm 2011, Bộ đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.
Năm 2012, Bộ chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.
Từ năm 2012, Bộ GD - ĐT đã sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo trình độ TS, quy định việc thẩm định hồ sơ, luận án để đảm bảo và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở.
Điều đó đã thể hiện khá rõ nét quan điểm của Bộ GD - ĐT: Một mặt đảm bảo quyền tự chủ của các nhà trường trong hoạt động đào tạo, Bộ không can thiệp về mặt chuyên môn nhưng mặt khác luôn kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
Theo thông tin được công bố trên website chính thức của Học viện Khoa học Xã hội, từ ngày 1/1 đến 11/4, cơ sở này đã tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho hơn 50 học viên.Có người làm phép tính cơ học để đưa ra kết quả như “Trung bình 1 tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ, còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 tiếng 15 phút có một tiến sĩ ra lò”…Điều này nên được nhìn nhận như thế nào?
Việc xác định chỉ tiêu, qui trình tổ chức đào tạo, bảo vệ luận án tiến sĩ phải tuân thủ đúng các qui định hiện hành.
Để đảm bảo chất lượng tối thiểu, chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo Thông tư 32/2015 của Bộ GD - ĐT (trước đây là Thông tư 57/2011/TT-BGDĐT) và một số quy định khác về thời lượng và thời gian đào tạo trình độ TS; tiêu chuẩn giảng viên hướng dẫn, thành viên hội đồng chấm luận án, quy trình bảo vệ,v.v...
Hàng năm, Học viện KHXH xác định chỉ tiêu và báo cáo Bộ GD - ĐT theo quy định. Trong 3 năm gần đây, học viện xác định và tuyển sinh vào khoảng 350 NCS/năm.
Học viện KHXH được thành lập năm 2010 trên cơ sở tổ chức lại 17 viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo trình độ TS.
Như vậy, việc thành lập học viện không phải hình thành một cơ sở đào tạo mới mà là hợp nhất bộ phận quản lý đào tạo của các viện thuộc VASS với mong muốn công tác quản lý đào tạo được chuyên nghiệp và tiết kiệm hơn.
Chỉ tiêu của học viện hiện nay là tổng chỉ tiêu của 17 viện nghiên cứu, nếu tính bình quân thì số chỉ tiêu của mỗi cơ sở đào tạo không phải là quá lớn.
Theo qui định hiện hành, Bộ GD - ĐT sẽ thực hiện hậu kiểm, xử lý những đơn vị xác định chỉ tiêu không đúng qui định.
Việc cho phép học viện đào tạo một lượng lớn tiến sĩ trong thời gian như vậy có đảm bảo chất lượng?
Theo quy định hiện hành, chỉ tiêu đào tạo trình độ TS lớn hay nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào số giảng viên cơ hữu có trình độ TS, chức danh GS, PGS…
Hiện nay, theo báo cáo của học viện, đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ TS của cả VASS là 380, trong đó có 175 người có chức danh GS, PGS. Như vậy, chỉ tiêu do học viện xác định vẫn trong phạm vi quy định, không vi phạm lỗi vượt quá chỉ tiêu.
Còn về đánh giá chất lượng, chủ yếu thuộc thẩm quyền của chuyên môn (người hướng dẫn, các hội đồng chấm, người phản biện độc lập, người thẩm định).
Điều đó phần lớn phụ thuộc vào tính quy chuẩn tương đối của ngành KHXH nhưng một phần cũng phụ thuộc vào mức độ yêu cầu, trách nhiệm của tập thể hướng dẫn và hội đồng chấm luận án.
Nhà nước chỉ có thể quản lý chất lượng thông qua việc quy định các điều kiện, tiêu chí của luận án, quy trình tổ chức thực hiện… còn chất lượng chuyên môn phải do các nhà khoa học, các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ đảm bảo.
Bộ đã qui định các cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về bảo vệ luận án và toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót.
Trong 4 năm gần đây, để nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ GD - ĐT tổ chức thẩm định chất lượng của khoảng gần 10% luận án của các cơ sở đào tạo. Qua thống kê, chưa có luận án nào của Học viện KHXH không đạt yêu cầu chất lượng.
Luận án tiến sĩ phải làm trong nhiều năm. Số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ trong một khoảng thời gian không phải là yếu tố phản ánh chất lượng đào tạo.
Xin cảm ơn bà!
- Văn Chung(Thực hiện)