
Phó Thủ tướng Phạm Bình MinhViệt Nam đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả "mục tiêu kép": Vừa quyết liệt phòng chống dịch vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy vậy, Phó Thủ tướng cho rằng những thách thức trước mắt là không hề dễ dàng vượt qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế.
Mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập.
Trong bối cảnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội.
“Cần tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, để đưa đất nước vươn lên mạnh mẽ, thu hẹp khoảng cách phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới và xa hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tiến vào kỷ nguyên số nhanh, mạnh mẽ hơn
Phó Thủ tướng cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới cho nhân loại - đó là kỷ nguyên số.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2022, kinh tế số sẽ chiếm 60% GDP của thế giới.
 |
Các kiều bào tham gia góp ý kiến tại hội nghị |
Việt Nam có cơ hội tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bứt phá, từ một quốc gia có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bằng cách chuyển đổi mô hình tăng trưởng: từ tăng trưởng dựa trên năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) sang tăng trưởng dựa vào tri thức.
Theo đó, Việt Nam coi chuyển đổi số là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Theo ông Phạm Bình Minh, cùng với hơn 100 triệu người Việt Nam ở trong nước và với sự đồng hành của 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó 500.000 trí thức, chuyên gia ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, sinh học..., chúng ta hoàn toàn có thể biến “nguy” thành “cơ” và hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển của dân tộc.
Từ đó, Phó Thủ tướng đề nghị các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào cùng với đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp…chung tay để thực hiện mục tiêu kép, vừa khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội nước nhà, trong đó quan tâm, tập trung thảo luận vào 4 vấn đề sau:
Thứ nhất, đề xuất giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi nhận thức, tư duy của toàn xã hội về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Thứ hai, thể chế là động lực của chuyển đổi số. Thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể. Kiến tạo thể chế theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh.
Thứ ba, chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Theo dự báo, để phục vụ nhu cầu chuyển đổi số, Việt Nam hiện còn thiếu ít nhất 400.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi đó, các chương trình đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
“Tôi đề nghị các trí thức kiều bào cùng chung tay đưa ra giải pháp và trực tiếp đào tạo, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh và bền vững của đất nước”, ông Minh đề nghị.
Thứ tư, TP.HCM phải đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới dựa trên tri thức, tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.
Đây là một trong những quan điểm và phương hướng phát triển mang tính đột phá của TP.HCM đã được thông qua tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI vừa qua.
Theo Phó Thủ tướng, từ năm 2018, TP đã triển khai Đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, hướng tới trở thành TP Thủ Đức, để hình thành trung tâm động lực tăng trưởng mới trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Tôi tin tưởng rằng, với sự góp sức của kiều bào, TP.HCM và cả nước sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng tốt thời cơ để vươn lên mạnh mẽ và phát triển phồn vinh”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Tân Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên kêu gọi đồng tâm, hiệp lực phát triển TP
Tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên hứa trước Đảng bộ, Nhân dân TP sẽ đưa TP.HCM phát triển hơn nữa trong giai đoạn mới, tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu.
" alt="Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đi chậm trong kỷ nguyên số sẽ mất cơ hội"/>
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đi chậm trong kỷ nguyên số sẽ mất cơ hội
, thị trường xe máy đã trải qua 3 năm liên tiếp sụt giảm về doanh số.</p><table class=)
Thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm 3 năm liên tiếp. Ảnh: AutodailyViệt Nam là thị trường xe máy lớn thứ 4 thế giới và màu mỡ cho các hãng xe với lượng xe tiêu thụ trên dưới 3 triệu xe mỗi năm. Sản lượng xe máy tại Việt Nam tăng trưởng liên tục qua từng năm cho đến 2018. Tuy nhiên, lượng xe bán ra đã giảm từ 2019, trước dịch Covid-19 bùng phát.
Theo số liệu từ VAMM, năm 2019, 5 hãng xe máy gồm: Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha đã bán ra tổng số 3,255 triệu chiếc xe, thấp hơn con số 3,386 triệu chiếc của năm 2018.
Sang năm 2020, tổng doanh số bán hàng của 5 hãng xe đạt hơn 2,7 triệu xe, giảm 16,66% so với năm 2019. Lượng xe bán ra trong năm 2021 vẫn tiếp tục giảm xuống thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây với 2,492 triệu xe bán ra, giảm giảm 8,12% so với năm 2020.
Trong một sự kiện mới đây, ông Suzuki Yasutaka, Tổng giám đốc Công ty Yamaha Việt Nam đã nêu ra 3 nguyên nhân khiến thị trường xe máy sụt giảm. Theo đó, ông Suzuki Yasutaka cho biết chính sách hạn chế số lượng xe máy hoạt động; sự tăng trưởng của thị trường xe điện và việc mở rộng sở hữu ô tô trong nước là những nguyên nhân chính khiến thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm trong các năm qua.
“Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn bão hòa của thị trường xe máy. Khách hàng ngày nay cũng có nhiều sự lựa chọn hơn về phương tiện di chuyển”, ông Suzuki Yasutaka cho biết.
Vị này cũng cho hay, mặc dù nhu cầu đối với thị trường xe máy ở Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, nhưng việc đầu tư vào ngành này đang đứng trước những thách thức lớn. “Trên thực tế, gần một nửa dân số Việt Nam đều đã sở hữu xe hai bánh”, ông Suzuki Yasutaka nói.
Trước bối cảnh thị trường sụt giảm ở phân khúc xe máy phổ thông, các hãng xe đã phải tìm hướng đi khác. Honda với lợi thế thị phần lớn nhất tiếp tục tung ra dải sản phẩm mới ở các phân khúc.
 |
Yamaha tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ, ưa thích cá tính. Ảnh: Phúc Vinh |
Yamaha cải tiến sản phẩm theo hướng thể thao, thời trang, sáng tạo hơn để tập trung cho các khách hàng trẻ tuổi, năng động. Trong khi đó, Piaggio tiếp tục thành công với các mẫu xe phiên bản giới hạn hay bản đặc biệt dành cho các khách hàng yêu thích thương hiệu này.
Một hướng đi khác nữa đó là mở rộng kinh doanh sang phân khúc xe thể thao, xe phân khối lớn khi xe máy phổ thông đứng trước nguy cơ chững lại.
Năm 2018, Honda chính thức mở showroom phân phối mô tô phân khối lớn chính hãng đầu tiên tại TP.HCM và nhanh chóng mở rộng ra Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại, xe phân khối lớn đang là một trong những mảng kinh doanh quan trọng của hãng xe Nhật.
Sau nhiều lần trì hoãn, cuối tháng 12/2021, Piaggio Việt Nam đã khai trương showroom của thương hiệu xe phân khối lớn Aprilia và Moto Guzzi tại TP.HCM, qua thời gian dài giới thiệu 2 thương hiệu này ở thị trường Việt Nam.
Đầu năm 2022, Yamaha vừa ra mắt hệ thống phân phối Revzone Yamaha Motor chuyên bán các dòng xe phân khối lớn tại Việt Nam. Đây sẽ là hệ thống đại lý xe phân khối lớn chính hãng của Yamaha tại thị trường trong nước.
Thị trường xe máy sụt giảm, trong khi thị phần của hãng xe máy lớn nhất – Honda vẫn tăng trưởng. Theo hãng xe Nhật, trong năm tài chính 2022 (từ tháng 4/2021 đến hết tháng 3/2022), hãng đã bán được hơn 2 triệu xe, giảm 2,7% so với năm tài chính trước đó.
VAMM hiện có 5 hãng xe thành viên gồm Honda, Suzuki, SYM, Yamaha và Piaggio với thị phần chi phối thị trường xe máy Việt Nam. Lượng xe bán ra trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng 7.43% so với cùng kỳ năm 2021.
Phúc Vinh

Doanh số xe máy xăng đầu năm 2022 tăng hơn 7%
Trên 753.000 chiếc xe máy xăng được bán ra tại thị trường Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, tăng 7.43% so với cùng kỳ năm trước.
" alt="Tổng Giám đốc Yamaha chỉ ra 3 nguyên nhiên khiến thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm"/>
Tổng Giám đốc Yamaha chỉ ra 3 nguyên nhiên khiến thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm