Garath Bale tiết lộ sự thật về mối quan hệ với Ronaldo
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá
- - Theo dạy những lớp trẻ khuyết tật và thiểu năng trí tuệ, các giáo viên không còn cách nào khác phải chấp nhận và làm quen với chuyện có thể bị chính học trò của mình xông vào đánh, cắn hay phi thẳng chổi vào người,…
Đến lớp học khuyết tật và thiểu năng trí tuệ của Trường Tiểu học Sơn Lạc (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang), khi cô giáo đang giảng bài, ở dưới, em gục đầu trên bàn ngủ, em khác chốc chốc đứng lên ngồi xuống hò hét nháo nhác, em thì bắt cả 2 chân lên ghế ngồi. Lớp 12 học sinh mỗi em một tật, thế nhưng, cô Nguyễn Thị Hội vẫn tỉ mẩn, kiên nhẫn liên chân đi từng bàn để ổn định trật tự và dạy học.
Lớp học 12 học sinh thì mỗi trẻ một tật. Trong ảnh, một trẻ đang ngủ ngay trong giờ học của cô giáo Hội. Cô Hội tâm sự, việc dạy học sinh khuyết tật, thiểu năng rất vất vả vì không phải chỉ dạy chữ mà phải dạy các em biết cách tự phục vụ.
Trong lớp mỗi em một dạng khuyết tật, em thì câm điếc, em bị hội chứng Down, tim bẩm sinh,... Có em 11 tuổi nhưng bị liệt 2 chân, không có cơ vòng hậu môn, đường tiêu hóa rất kém nên không làm chủ được việc đại tiện. Chân em lại bị liệt nên việc vệ sinh thường xuyên là rất khó. Vì vậy, cô Hội đã trích tiền túi của mình mua bỉm hàng tháng cho em, để giảm bớt gánh nặng với gia đình.
“Có em bị nhũn lão bẩm sinh kết hợp câm, điếc không nghe ai, đến lớp thì đòi ngồi lòng cô giáo, em khác thì bị tăng động, thiểu năng trí tuệ nghịch ngợm, chạy nhảy khắp trong lớp, không ngồi yên một chỗ. Việc trông các em cũng rất vất vả”- cô tâm sự tuy vậy, những lúc bên các em vẫn thấy vui và yêu công việc mà nhiều người từ chối làm.
Dạy các học sinh bình thường từ lớp 1 đã khó, dạy trẻ khuyết tật còn khó khăn hơn nhiều lần. “Có cháu cả năm chỉ hoàn thiện được một chữ cái. Dạy chữ đã rất khó khăn chứ chưa nói đến tính toán”.
Cô Hội cho biết rào cản lớn nhất là khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. “Nhiều khi không hiểu các em muốn gì để tìm cách giải quyết”.
Lớp học có trẻ từ 6 tuổi cho đến cao nhất là 14 tuổi. Độ tuổi đã không đồng đều mà mỗi một đối tượng lại phải dạy một kiểu khác nhau. Do đó cô phải tự biên soạn chương trình, theo nhận thức của từng em. “Có em cứ 15 phút đang học lại chạy ra ngoài chơi. Mình nói không khéo, học trò sẽ tự ái ngay và rất khó thuyết phục”.
Cô kể, làm công việc này phải làm quen với những căng thẳng. Thậm chí, có khi trò xông vào đánh hay cắn, cũng phải chịu đựng và đó cũng là chuyện thường. “Trước đây từng có học sinh bị Down, khi tôi đang đang dạy thì xông lên ôm cổ. Các cô giáo từ lớp khác phải sang hộ để gỡ ra vì học sinh lớn. Lúc đấy bản thân không biết làm thế nào, thật sự nghĩ đến vẫn sợ. Năm nào cũng có những trường hợp đó”
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng mất để lại con trai cùng mẹ già ốm nằm liệt một chỗ. Đồng lương ít ỏi nhưng cô Hội luôn tự nhủ có thể làm gì giúp được cho các em thì phải cố gắng hết sức và không hề nản lòng.
Cô Đinh Phú Hiền (Trung tâm Bảo trợ trẻ em mồ côi và tàn tật Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ để dạy trẻ khuyết tật có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải thật kiên nhẫn, luôn nhẹ nhàng và kiềm chế hết sức.
Mỗi một đối tượng học sinh, cô phải có một phương pháp dạy học khác nhau. Có em phải mềm mỏng, phải dỗ dành, có em cần nghiêm nghị.
Cô Hiền sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để trao đổi với học sinh của mình. Kỷ niệm mà cô nhớ nhất cách đây 7 năm về một học sinh bị câm điếc nhưng tính rất ngang.
“Gia đình rất muốn cho em học một nghề gì đó nhưng trường mở nghề may nên ban đầu em đó cũng không thích học. Vì vậy nên đến trường em chỉ phá phách. Cô gọi lên học thì trốn vào trong nhà vệ sinh. Khi gọi ra thì em lấy chổi trong đó phi vào người cô”. Liên tục trong vòng 1 tháng, cứ đến trung tâm là học sinh này trốn trong nhà vệ sinh và phi chổi ra như vậy để chống đối.
Sau đó, cô Hiền phải tìm cách thuyết phục để em hiểu sự quan trọng của học nghề trước khi dạy rằng có được một nghề trong tay để sau này tự đi làm nuôi sống được bản thân, không phụ thuộc ai suốt đời. Sau đó cô Hiền thuyết phục em vượt qua mặc cảm về bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. Hiện, em này đã được nhận vào làm công nhân trong một nhà máy ở miền Nam.
Gần 18 năm dạy học sinh khuyết tật, chị Hiền tâm sự rằng nếu không yêu nghề, không có tình yêu thương dành cho học sinh có lẽ chị không thể trụ lại được.
“Tình yêu thương của người giáo viên dạy trẻ khuyết tật đem đến cho các em không thể chữa lành khuyết điểm trên cơ thể nhưng nó sẽ giúp các em có thể sống hòa nhập cùng cộng đồng, xoa dịu phần nào sự thiệt thòi mà các em phải gánh chịu”, cô Hiền nói.
Cô Nguyễn Thị Ái Vân (Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái) chia sẻ vẫn nhớ như in cảm giác xấu hổ, ân hận khi trách nhầm một học sinh bị khuyết tật khi còn công tác tại một trường THCS và đó như một cơ duyên đưa cô đến với công việc này.
Cô Ái Vân bật khóc khi kể về kỷ niệm với những học trò khuyết tật. Lần đó, vừa bước lên bục giảng, cô Vân nghe tiếng một học sinh xin vào lớp do đến muộn. Nhìn ra cửa lớp, cô thấy một cậu học sinh có dáng đứng khệnh khạng, mặt đỏ bừng, cả lớp bắt đầu có tiếng xì xào. Cho học sinh vào lớp, nhưng chợt nhìn vào bước đi của học sinh, một ý nghĩ nhanh thoáng qua đầu chị là học trò định bắt nạt giáo viên mới, nên đã yêu cầu em nghiêm túc, đi thẳng người lên.
“Cả lớp bỗng cười ồ lên, cậu học sinh mặt càng đỏ, mắt chớp dồn như muốn khóc. Bạn lớp trưởng khi đó mới đứng lên giải thích không phải do bạn cố ý mà chân bạn ấy bị tật như thế. Một cảm giác thật khó tả lúc đó, cổ họng nghèn nghẹn, tôi có chút xấu hổ và ân hận,…Một phút lặng đi, các em cũng im bặt, tôi vội xin lỗi”, cô Vân vừa kề vừa lấy tay lau nước mắt.
Cô Ái Vân bên học trò mắc chứng bệnh bạch tạng. Nhưng khi về Trung tâm, chị hiểu hơn khó khăn không chỉ có vậy khi hàng năm tiếp nhận học sinh vào học với đủ các loại tật.
“Khi rời bố mẹ hoặc người đỡ đầu là khóc lóc đòi về, nhiều em chỉ tìm cơ hội trốn. Chưa kể, chúng tôi luôn phải đối mặt với khó khăn chồng chất, học sinh ốm đau liên miên, nhiều em ốm nặng phải nằm viện. Cán bộ, giáo viên thay nhau trông nom và nhiều khi bỏ tiền túi ra để mua cơm cháo”.
Có học sinh khuyết tật về trí tuệ, khi mới đến trung tâm lầm lì, ngại tiếp xúc; có em hay cáu, có khi hất đổ cả mâm cơm;… “Chúng tôi phải tỉ mẩn từng tí giỗ dành, phân tích, giảng giải,...24 giờ trên ngày luôn phải trực để quản lí, hướng dẫn học sinh”.
Tuy vậy, nhiều khi hướng dẫn một đằng, các con làm một nẻo. “Có lúc các con trốn lên ngọn cây, chui vào bụi cây, các xó xỉnh chỉ vì lỡ tay đánh vỡ một tấm kính nhỏ, để rồi các cô và các bạn nháo nhác, vã mồ hôi đi tìm”.
Hạnh phúc bên các học trò nhỏ. Tuy nhiên, chị Vân cho hay việc dạy trẻ khuyết tật cũng có những hạnh phúc vô bờ. “Mỗi ngày nhìn thấy sự tiến bộ của các con dường như chúng tôi quên bớt đi sự mệt mỏi. Không chỉ là những thành quả lớn như các con đạt thành tích cao trong học tập, mà đã vui mừng khi các con biết tự mình làm được một công việc tưởng chừng đơn giản. Đó là khi các con biết thương yêu, chia sẻ những khó khăn của bạn, cõng bạn lên lớp, đỡ bạn dậy khi ngã; các con biết chào hỏi, biết tự làm những việc đơn giản để chăm sóc chính bản thân; nói được một từ; viết được tên, chịu ngồi yên. Hay các con biết cười khi vui, biết gật đầu, cười khi gặp thầy cô, thậm chí biết đẩy các cô ngã nhào khi vui mừng…”.
Những tiến bộ của học trò chính là nguồn động lực để chị Vân và các đồng nghiệp cố gắng hết mình. “Ngọn nến thẳng hay ngọn nến cong, khi được thắp lên thì đều cháy sáng lung linh” - chị Vân tin rằng như thế và muốn các học trò của mình hiểu rằng dẫu đường đời còn nhiều khó khăn, nhưng được sinh ra đã là điều hạnh phúc và cần sống thật ý nghĩa.
Năm 2018, TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô nhằm tuyên dương 63 thầy, cô giáo đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm bảo trợ xã hội và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Với những đóng góp của mình, các cô giáo trên là 3 trong 63 giáo viên được vinh danh.
Thanh Hùng
Sẽ tuyên dương 63 thầy cô đang dạy học sinh khuyết tật
Ngày 25/7, TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ – TB&XH, Tập đoàn Thiên Long tổ chức họp báo giới thiệu chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2018.
" alt="Những cô giáo quen với việc học sinh cắn, phi chổi vào người" /> Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc trao quyết định và tặng hoa chúc mừng ông Võ Thành Hưng. (Ảnh: Trọng Phú)
Tân Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Võ Thành Hưng sinh năm 1973, quê quán tỉnh Nghệ An.
Trong quá trình công tác tại Bộ Tài Chính, ông Võ Thành Hưng từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước; Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp; Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước.
Tháng 7/2021, ông Võ Thành Hưng được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Với nhân sự vừa được bổ nhiệm, lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng hiện có 6 người gồm Chánh Văn phòng Nguyễn Duy Ngọc và 5 Phó Chánh Văn phòng: Lâm Thị Phương Thanh, Phạm Gia Túc, Bùi Văn Thạch, Lê Khánh Toàn, Võ Thành Hưng.
Anh Văn" alt="Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng làm Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng" />- - 11 cá nhân, tổ chức, đơn vị tiêu biểu trong hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đã được vinh danh tại lễ trao Giải thưởng Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh lần đầu tiên.
Ngày 19/10, Giải thưởng Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 2018 chính thức được trao cho 11 tổ chức và cá nhân có thành tựu xuất sắc trong hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2018. Giải thưởng nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu phát triển vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết các vấn đề của cộng đồng và tạo ra những đột phá mới cho sự tăng trưởng bền vững của TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Sau 5 tháng phát động, ban tổ chức đã nhận được tổng cộng 197 bài dự thi, trong đó có 169 bài hợp lệ. Trong đó, 11 bài dự thi xuất sắc nhất đã được chọn ra dựa trên đánh giá của Hội đồng giám khảo và bình chọn của cộng đồng. Giá trị mỗi giải thưởng là 50 triệu đồng.
Giải thưởng được trao cho 4 nhóm đối tượng gồm: Những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thực hiện ý tưởng kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, có thành tích nổi bật, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho TP; Những tổ chức, cá nhân có giải pháp đổi mới sáng tạo, giải quyết những vấn đề của cộng đồng và mang lại hiệu quả thiết thực cho TP; Các tác phẩm truyền thông có nhiều tác động đến hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, có sức lan tỏa mạnh trong cộng đồng; Các tổ chức ươm tạo, tổ chức – cá nhân hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, các chuyên gia tư vấn... đóng góp tích cực cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Trưởng ban tổ chức cho hay, thông qua giải thưởng này, ban tổ chức muốn xây dựng văn hóa về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong mọi lĩnh vực và lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo trong cộng đồng. “Mong rằng Giải thưởng này sẽ thực sự trở thành giải thưởng thường niên quý giá của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng, nhằm hiện thực hóa những hoạt động đổi mới sáng tạo và đem lại những tác động tích cực cho sự phát triển toàn diện của TP.HCM nói riêng và đất nước nói chung”.
Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 2018 do Sở KH&CN tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND TP.HCM diễn ra từ ngày 10 – 19/10 với gần 30 sự kiện theo 5 nhóm chính gồm triển lãm, hội thảo, cuộc thi, kết nối đầu tư và giới thiệu sản phẩm. Tuần lễ có sự tham gia của đại sứ quán Phần Lan và 15 đơn vị phối hợp tổ chức. Chuỗi sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 3.500 lượt người tham dự và 125 dự án, mô hình khởi nghiệp, hơn 200 nhà đầu tư.
Thanh Hùng
Ngày hội khởi nghiệp lớn nhất cả nước có những gì?
Một trong những hoạt động nổi bật của TECHFEST 2018 là Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” kéo dài 11 ngày đi qua 11 tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
" alt="11 cá nhân, tổ chức được trao giải về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo" /> - - Mang 2 triệu đồng tiền đi rửa than thuê ở Quảng Ninh ra Hà Nội thi đại học theo nguyện vọng của người mẹ đã mất, Hải xót xa khi số tiền và giấy tờ đã bị móc khi ngồi xe. Thi ĐH xong cậu nói sẽ ở Hà Nội tìm việc làm thêm kiếm sống.Anh trai khuyết tật quyết đỗ ĐH để chữa tự kỷ cho em" alt="Nam sinh bán sức ở mỏ than lấy tiền đi thi" />
Video HDR trên Instagram khiến khu vực phát clip có độ sáng quá cao. Ảnh: Gadgets To Use.
Viết trên The Verge, biên tập viên Chris Welch bày tỏ khó chịu khi màn hình iPhone tăng độ sáng quá mức mỗi khi xem video trên Instagram. Trong những không gian tối hay quán bar, điều này có thể gây mỏi mắt.
Theo Welch, lý do đến từ người dùng mạng xã hội ngày càng chia sẻ nhiều video HDR (dải động cao). Khi phát trên thiết bị tương thích, màn hình sẽ tinh chỉnh dải tương phản và màu sắc để tạo cảm giác chân thực nhất.
Dù vậy, điều đầu tiên người dùng nhận thấy khi xem video HDR là màn hình điện thoại rất sáng.
Ngày càng nhiều smartphone hỗ trợ quay và xem video HDR. iPhone sử dụng chuẩn Dolby Vision, trong khi các model Samsung trang bị công nghệ HDR10+. Tuy nhiên, nhà sản xuất không chú thích đầy đủ về điều kiện lý tưởng để trải nghiệm nội dung HDR, bao gồm các trường hợp không nên sử dụng.
Một số người dùng giữ thiết lập mặc định, đồng nghĩa iPhone luôn quay video trong chế độ HDR. Khi đăng trên các nền tảng hỗ trợ HDR như Instagram hay Reddit, các video HDR sẽ tăng độ sáng trên màn hình iPhone của người xem.
HDR rất hữu ích trong một số trường hợp, đặc biệt với người thích trải nghiệm nội dung chất lượng cao với màn hình máy tính hoặc TV. Tuy nhiên trên smartphone, các video bình thường có thể không cần đến HDR.
Theo Welch, một số video thậm chí đẹp hơn khi không có HDR, bởi những vùng quá sáng gây mất tập trung.
Quay video HDR dường như trở thành xu hướng mới, kể cả khi người dùng chưa hiểu rõ trường hợp lý tưởng để sử dụng. Tác giả của The Vergecho rằng các nhà sản xuất điện thoại cũng góp phần tạo nên thói quen này. Apple thậm chí không cho phép tắt HDR khi chụp ảnh tĩnh.
Một số nội dung HDR khiến màn hình iPhone quá sáng. Ảnh: Technolobe.
Welch đề xuất vài thay đổi để người dùng kiểm soát nội dung HDR tốt hơn. Một trong số đó gồm tùy chọn tắt chế độ phát HDR trong ứng dụng như Instagram hay YouTube. Video có thể đẹp hơn khi quay trong chế độ HDR, nhưng không phải lúc nào người dùng cũng thoải mái với chúng.
Hiện tại, cách duy nhất để xem video bình thường trên iPhone là chế độ tiết kiệm pin. Khi kích hoạt, thiết bị sẽ phát nội dung HDR dưới dạng SDR, đồng nghĩa màn hình không còn quá sáng.
"Tôi muốn xem nội dung HDR cực sáng và sống động trên chiếc TV trong phòng khách. Còn khi sử dụng thiết bị di động, có những lúc không cần đến điều đó", Welch chia sẻ.
(Theo Zing)
" alt="Tính năng khiến người dùng tưởng màn hình iPhone gặp vấn đề" />
- ·Nhận định, soi kèo Napoli vs Hellas Verona, 02h45 ngày 13/1: Đạp đáy giữ đỉnh
- ·MacBook cấu hình nào chơi tốt Liên Minh Huyền Thoại?
- ·Đừng làm mẹ cáu tập 17: Mẹ Khôi đến tận nhà Yến đánh ghen hộ con dâu
- ·Tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư mới nhất
- ·Nhận định, soi kèo Sevilla vs Valencia, 3h00 ngày 12/1: Vật lộn nơi đáy bảng
- ·Tết này, đường Lê Lợi có 'siêu' lễ hội sách sau 8 năm rào chắn
- ·Nguyên Bí thư Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn và ông Lê Tiến làm Thẩm phán TAND Tối cao
- ·Chia sẻ cuối cùng của diễn viên Đức Long trước khi qua đời
- ·Nhận định, soi kèo OFI Crete vs Levadiakos, 22h59 ngày 13/1: Kéo dài thăng hoa
- ·Trung Quốc thiếu hụt máu do lượng người đổ về quê ăn tết
Một người bạn thân cho biết trong thời gian qua Chiba đã chịu "bạo lực mạng" nặng nề sau khi lên tiếng tố cáo mình là nạn nhân tình dục của một đạo diễn. Nữ diễn viên và gia đình liên tục bị một nhóm người quấy rối, làm phiền với những lời lẽ miệt thị. "Ngoài yếu tố tâm lý bị đả kích nặng, cuộc sống của Chiba thời gian qua thực sự không ổn. Cô mắc bệnh nặng, chịu áp lực khi làm mẹ đơn thân của cậu con trai ba tuổi", người này nói thêm.
Tháng 4/2022, một số nghệ sĩ giấu mặt tố cáo bị đạo diễn Sono Sion có hành vi cưỡng dâm, quấy rối tình dục. Chiba lúc này lộ diện và cho biết mình cũng là nạn nhân bị ông lạm dụng. Nữ diễn viên cho biết cô được đưa đến nhà riêng đạo diễn, sau đó bị ông ép lên giường cởi đồ nhưng may mắn chạy thoát.
Đạo diễn Sono Sion đã nộp đơn kiện ngược nữ diễn viên với tội danh "phỉ báng người khác". Một bộ phận khán giả còn chỉ trích Chiba vì cho rằng cô đang cố tình lợi dụng sự việc để hâm nóng tên tuổi. Song trước làn sóng tẩy chay từ dư luận, Sono Sion buộc phải lên tiếng xin lỗi.
Cái chết của Milla Chiba khiến dư luận Nhật Bản chấn động. Trong 2 năm qua, làng giải trí nước này liên tiếp bị phanh phui bởi nạn cưỡng bức, hiếp dâm trong môi trường nghệ thuật. Một số đạo diễn, nghệ sĩ có tên tuổi có những hành vi tấn công tình dục. Họ lợi dụng một số diễn viên trẻ để thỏa mãn thể xác, đổi tình lấy vai diễn.
Một số gương mặt như: Hideo Sakaki, Houka Kinoshita, Sono Sion,... đều bị chỉ đích danh trên sóng, khiến khán giả tẩy chay. Các nghệ sĩ trong showbiz tham gia chiến dịch "Loại bỏ văn hóa làm việc độc hại trên phim trường". Một số nữ đạo diễn và diễn viên mong có sự bình đẳng giới và được bảo hộ khi tham gia môi trường nghệ thuật.
Milla Chiba sinh năm 1986, gia nhập làng giải trí năm 2005 với vai trò ca sĩ. Cô từng là giọng ca chính của nhóm nhạc rock Scarlet Diva. Từ năm 2008, Milla Chiba theo đuổi diễn xuất, đóng các phim Hikinzoku no yoru, Yoru dakara... Những năm gần đây cô vắng bóng màn ảnh, chuyển sang lĩnh vực thiết kế thời trang.
" alt="Dư luận phẫn nộ vì nữ diễn viên Nhật tự tử sau khi bị cưỡng bức" />- Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 1/11 đến 6/11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội.
Ngọc Châu sẽ mở màn Tuần lễ thời trang quốc tế VNTuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam sẽ gồm 20 show diễn được đầu tư công phu, kỹ lưỡng, chương trình sẽ giới thiệu những bộ sưu tập độc đáo nhất, ấn tượng nhất; hứa hẹn sẽ tạo ra một xu hướng mới cho thị trường Việt Nam trong những tháng thu đông cuối năm 2016. Trong đó, Tuần lễ thời trang sẽ có góp mặt các nhà NTK, thương hiệu như Công Trí, Thủy Nguyễn, Devon Nguyễn, Giao Linh, Luala…
Bên cạnh đó, sau 2 buổi casting tuyển chọn người mẫu vào ngày 29/9 và 7/10, BTC đã lựa chọn những gương mặt xuất sắc nhất để có cơ hội lọt vào vòng tuyển chọn tiếp theo trực tiếp với các nhà thiết kế, thương hiệu. Đặc biệt, quán quân Vietnam’s Next Top Model mùa thứ 7 Ngọc Châu chính thức là gương mặt mở màn cho Tuần lễ thời trang quốc tế 2016. Ngọc Châu cũng chính là người mẫu tiếp theo trưởng thành từ Vietnam’s Next Top Model trờ thành người mẫu mở màn sau Mâu Thủy, Hương Ly và Chà Mi.
Bà Lê Thị Quỳnh Trang – BTC Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam cho biết “Sau ba mùa tổ chức thành công chương trình đã được giới mộ điệu thời trang đón nhận. Với mong muốn đưa ngành công nghiệp thời trang nước nhà hòa nhập vào dòng chảy và sự kiện của thời trang thế giới, BTC quyết định năm nay chương trình sẽ được tổ chức tại Hà Nội, đây là cột mốc quan trọng cho chúng tôi, đánh dấu một bước ngoạt của thời trang Việt Nam”.
T.Lê
" alt="Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2016" /> - - Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó quy định rõ quy tắc ứng xử đối với từng cơ sở giáo dục.
Theo đó, với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, trang phục phải lịch sự, giản dị, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm. Ngôn ngữ đối với học sinh cần chuẩn mực, tôn trọng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu; không dùng ngôn ngữ xúc phạm, gây tổn thương trẻ. Cần chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; không dùng lời lẽ hách dịch, xúc phạm, miệt thị gây tổn thương đối với giáo viên, nhân viên. Đối với cha mẹ trẻ em và khách đến trường cần chuẩn mực, tôn trọng.
Về hành vi ứng xử, đối với học sinh, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải chuẩn mực, yêu thương, bao dung và trách nhiệm; tôn trọng sự khác biệt; công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ sự tham gia tích cực, sáng tạo của trẻ; không xúc phạm, bạo hành, gây tổn thương trẻ.
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cũng cần tôn trọng, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên, nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch; không định kiến, thiên vị, xúc phạm, trù dập, sách nhiễu, vụ lợi, né tránh trách nhiệm, đỗ lỗi hoặc che dấu vi phạm của đồng nghiệp, giáo viên, nhân viên. Cần tôn trọng, đúng mực và hợp tác đối với cha mẹ trẻ và khách đến trường. Cần tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; tích cực phòng chống, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi bạo lực học đường.
Với giáo viên và nhân viên, trang phục cần lịch sự, giản dị, phù hợp với môi trường giáo dục và với mỗi loại hoạt động; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm. Ngôn ngữ đối với trẻ cần chuẩn mực, tôn trọng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu; khích lệ hoặc nhắc nhở trẻ em phù hợp; không miệt thị gây tổn thương học sinh. Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần tôn trọng, cầu thị. Đối với đồng nghiệp cần đúng mực, tôn trọng, thân thiện; không xúc phạm, mỉa mai, gây hiềm khích. Đối với cha mẹ trẻ và khách đến trường cần tôn trọng, đúng mực.
Về hành vi ứng xử, đối với học sinh, giáo viên cần mẫu mực, yêu thương, bao dung và trách nhiệm; tôn trọng sự khác biệt; công bằng, lắng nghe, đồng cảm và động viên, khích lệ sự tham gia tích cực, sáng tạo của trẻ; tạo sự an toàn và tin cậy cho trẻ; không bạo hành trẻ.
Với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, giáo viên cần tôn trọng, trung thực, thể hiện chính kiến; chủ động đề xuất, kiến nghị biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng; chấp hành sự phân công của lãnh đạo; phản ánh đúng lúc, đúng chỗ.
Đối với đồng nghiệp, giáo viên cần tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên; đoàn kết, cầu thị, lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ; không vô cảm, bè phái, chia rẽ nội bộ.
Cần tôn trọng, hợp tác, thân thiện đối với cha mẹ trẻ em và khách đến trường. Ngoài ra, cần tích cực tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Với học sinh, trang phục, đầu tóc phải gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở trường; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm.
Về ngôn ngữ, đối với thầy, cô giáo cần kính trọng, lễ phép; không dùng ngôn ngữ thiếu tôn trọng, xúc phạm thầy cô giáo. Đối với bạn bè cần đúng mực, tôn trọng, thân thiện; không nói tục, chửi bậy, thiếu tôn trọng gây tổn thương, hiềm khích, mất đoàn kết.
Đối với khách đến trường, ngôn ngữ cần đúng mực, tôn trọng, lễ phép. Về hành vi ứng xử, đối với thầy, cô giáo, học sinh phải kính trọng, lễ phép, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt; chấp hành sự phân công của thầy, cô giáo. Đối với bạn bè cần phải đúng mực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ, bao dung và trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt; không bạo lực, bè phái, gây mất đoàn kết. Với khách đến trường cần ứng xử tôn trọng, lễ phép, thân thiện.
Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến góp ý của dư luận cho dự thảo của thông tư này đến hết ngày 24/11/2018.
Thanh Hùng
" alt="Giáo viên không được xúc phạm, miệt thị học sinh" /> - - Mặc dù có nhiều ngôi sao ăn mặc đẹp và thu hút, nhưng trong tuần quan không phải Sao Việt nào cũng làm được điều đó, ngay cả những gương mặt đình đám nhất của làng thời trang.
Lần hiếm hoi mà Hà Hồ bị rơi vào top sao xấu. Có lẽ bà mẹ một con đã quá tuổi để diện váy xòe hồng, tay bồng còn nơ, hoa thì cài trước ngực.
Cây hồng khiến nữ diễn viên Trương Ngọc Ánh trở nên sến sẩm trong concert của đoàn làm phim "Truy sát".
Bộ trang phục không xấu nhưng chân váy chất liệu nhàu và không liên quan gì tới màu áo khiến Minh Hằng kém chỉn chu đi rất nhiều.
Có lẽ, trang phục của Việt Hương sẽ hoàn hảo hơn nếu thay đổi kiểu tóc. Tóc mái chéo che ngang trán làm tối đi gương mặt, tóc bới cao khiến khuôn mặt nữ diễn viên trở nên nặng nề.
Đầm hai dây khoét cổ sâu có thể là con dao hai lưỡi cho các sao nữ có vòng ngực phô phang, Diệp Lâm Anh bị già hơn hẳn so với bạn trai thiếu gia bên cạnh mình.
Chiếc ví mà Nhật Kim Anh mang trên tay không vớt vát được bộ cánh bị cắt xẻ, đắp voan nhầm chỗ mà cô đang mặc.
Đinh Thủy
Sao Việt và những kiểu nổi tiếng 'có cho cũng không thèm'" alt="Sao xấu của showbiz Việt tuần qua" />
- ·Nhận định, soi kèo AEK Athens vs Athens Kallithea, 01h30 ngày 13/1: Derby một chiều
- ·Đạo diễn phim 'Taxi' qua đời
- ·Từ tháng 10 sẽ đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp mới
- ·Điểm chuẩn ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cao nhất 30
- ·Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1
- ·Cà phê với GS Hồ Ngọc Đại
- ·Lý Quí Khánh: “Tôi và anh Quang Vinh đang yêu nhau”
- ·Huyền Lizzie: Tôi mua nhà riêng nên Tết của 2 mẹ con không buồn nhiều nữa
- ·Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá
- ·ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long công bố điểm thi