Nhận định, soi kèo Almería vs Celta Vigo, 19h00 ngày 29/10

Thể thao 2025-02-03 09:26:47 33619
ậnđịnhsoikèoAlmeríavsCeltaVigohngàbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng anh 2024   Chiểu Sương - 29/10/2022 02:51  Tây Ban Nha
本文地址:http://casino.tour-time.com/news/485c199027.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo El Gouna vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 31/1: Áp đảo chủ nhà

Nhận định, soi kèo Western United vs Central Coast Mariners, 15h00 ngày 29/1: Cửa dưới thất thế

{keywords}Tập huấn các giảng viên sư phạm của chương trình phát triển các trường sư phạm. Ảnh: Trinh Nguyễn

Giáo viên cốt cán: Họ là ai?

Trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, việc thiết lập đội ngũ giáo viên cốt cán được xem là điểm mới, mang tính đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. GS.TS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục cho rằng, trong hoạt động hướng dẫn phát triển chuyên môn nghiệp vụ giáo viên, giảng viên cốt cán là tác nhân thúc đẩy để phát triển những năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nói cách khác họ tạo ra môi trường để giáo viên thử thách và trải nghiệm dưới sự giúp đỡ của mình chứ không làm thay. Họ là người hỗ trợ khi cần thiết, như những gợi ý, lời khuyên khi giải quyết vấn đề, họ sẵn sàng chia sẻ những khó khăn và là chỗ dựa tinh thần cho người được giúp đỡ.

Thầy giáo Vũ Hoàng Long – Phó Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền (tỉnh Hòa Bình) cho biết: “Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, tất cả cán bộ, giáo viên cũng phải nỗ lực hơn nữa trong trau dồi chuyên môn đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình. Việc phát triển đội ngũ cốt cán cũng có vai trò hết sức quan trọng, đối với phạm vi nhà trường, đó là những giáo viên có chuyên môn, phẩm chất tốt để được bồi dưỡng. Sau đó, đội ngũ này trở thành nhân tố chính hướng dẫn, cùng phổ biến, thực hành lại các kiến thức, chuyên môn. Sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán một cách trực tiếp, tạo chỗ và sự hỗ trợ của giảng viên sư phạm chủ chốt qua mạng internet, khắc phục được những hạn chế của bồi dưỡng đại trà như trước đây”.

Chia sẻ ưu điểm của đội ngũ giáo viên cốt cán trong công tác bồi dưỡng giáo viên cơ sở, cô giáo Quàng Thị Thụy - giáo viên tiểu học tại huyện Mường La (Sơn La) cho biết: “Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình năm học 2020 – 2021 áp dụng đầu tiên ở lớp 1 tiểu học, đội ngũ giáo viên được chuẩn bị khá kỹ càng, đầu tiên ưu tiên giáo viên lớp 1, đây là những giáo viên 2 có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt. Trong đó, giáo viên cốt cán là giáo viên giỏi hoặc tổ trưởng tổ môn, được cử đi đào tạo trên tỉnh, trung ương, sau đó họ hỗ trợ, có các buổi bồi dưỡng chuyên môn ở trường, giúp đỡ giáo viên khác trong công việc… Đây là điểm mới và theo tôi rất phù hợp nếu so sánh với cách bồi dưỡng trước đây”.

Nòng cốt trong hỗ trợ các đồng nghiệp

Thông tin về công tác bồi dưỡng giáo viên phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới, PGS. TS Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) cho biết, công tác bồi dưỡng giáo viên sẽ được triển khai theo hình thức học kết hợp nên các học liệu luôn có sẵn trong trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS). Bên cạnh đó, mỗi một trường học sẽ có đội ngũ giáo viên cốt cán, những người sẽ đồng hành hỗ trợ các đồng nghiệp trong quá trình tự bồi dưỡng tại trường. “Đội ngũ cốt cán có nhiệm vụ hỗ trợ đồng nghiệp trong cùng nhà trường, hỗ trợ đồng nghiệp trong cùng địa bàn; Phối hợp với các cấp quản lý trực tiếp cũng như đơn vị bồi dưỡng giáo viên xây dựng kế hoạch, phát triển tài liệu bồi dưỡng đồng nghiệp. Đặc biệt, hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình tự học qua mạng. Về quyền lợi của đội ngũ cốt cán, sẽ được bồi dưỡng trực tiếp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được hướng dẫn xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp và thường xuyên được cập nhật kiến thức mới thông qua hệ thống học tập trên mạng” - PGS. TS Nguyễn Văn Hiền chia sẻ.

Chương trình ETEP đã phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT phát triển Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV và CBQLPT các cấp học phổ thông theo hướng tiếp cận với chuẩn hiệu trưởng 3 và chuẩn giáo viên, đồng thời lựa chọn và bồi dưỡng cho 28.000 giáo viên và 4.000 cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán.

Đội ngũ cốt cán này sẽ được các trường sư phạm chủ chốt tham gia Chương trình ETEP bồi dưỡng nâng cao năng lực thường xuyên để hỗ trợ các hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên/cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương, liên tục, ngay tại chỗ. 

Theo kế hoạch, đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán. Nội dung bồi dưỡng giáo viên, tập trung vào phát triển chuyên môn nghiệp vụ như xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học và giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học; tư vấn hỗ trợ học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị dạy học, giảng dạy. Nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý tập trung vào tăng cường năng lực quản trị nhà trường.

Vân Ngọc

">

Đội ngũ giáo viên cốt cán: “Mắt xích” quan trọng trong bồi dưỡng giáo viên

Những chuyện dở khóc dở cười

Mùa tân sinh viên nhập học 2019, chúng tôi chứng kiến những câu chuyện dở khóc dở cười. Nguyễn Thị Lan (nhân vật đã đổi tên) một thí sinh ở Cà Mau đăng ký xét và trúng tuyển vào Trường ĐH C. ở TP.HCM. Nhận giấy báo trúng tuyển, Lan cùng ba tức tốc tới trường làm thủ tục nhập học vào ngôi trường mới và học buổi đầu tiên. 

{keywords}
Phụ huynh đưa con đi nhập học (Ảnh: Vũ Vũ)

Sợ con gái khổ, mấy ngày ở TP.HCM, ba Lan chạy khắp nơi tìm phòng trọ ứng ý cho con. Chưa kể, lo con khổ khi xa nhà, ông đi mua sắm hết các vận dụng cần thiết từ giường, tủ, chăn, gối, mùng, mền tới những vật dụng cá nhân cho con gái như khăn lau mặt, bàn chải đánh răng.

Thế nhưng sau buổi học đầu tiên, vì nhớ nhà Lan khóc liên tục và đổ bệnh. Em nói với ba rằng muốn về nhà rồi học Cần Thơ để gần nhà. Một mình em không thể ở lại Sài Gòn. Thấy con gái khóc ba Lan động viên và khuyên nhủ nhưng không được. Ông đành xót xa tới trường xin rút hồ sơ, chiều lòng con gái để về nhà tìm cơ hội khác ở Cần Thơ.

"Cô bé khóc đến mức phát sốt. Em bảo từ nhỏ tới giờ chưa xa nhà khi nào, và đi đâu cũng có gia đình. Ở nhà em chỉ đi học chứ không phải làm gì, bây giờ ở một mình sợ quá. Em cũng bảo lúc đầu rất thích lên Sài Gòn học nhưng khi ba dẫn lên và về phòng trọ thì thấy bơ vơ và nhớ nhà quá.

Còn ba của em khá bối rối khi các nhân viên tư vấn môi trường học tập ở TP.HCM đòi hỏi phải tự lập. Thấy con khóc nhiều, ông sợ con trầm cảm đành xin rút hồ sơ và chuyển về Cần Thơ tìm cơ hội khác. Ông cũng thú nhận từ nhỏ tới giờ con ông chưa khi nào xa nhà, chưa phải làm cái gì" - một nhân viên tư vấn ở trường C. kể lại.

Một trường hợp khác, trúng tuyển vào Trường ĐH N. lại cũng dở khóc dở cười không kém. Ngày Trường ĐH N. tiếp nhận tân sinh viên, giữa hàng trăm thí sinh lần lượt tự làm thủ tục thì có một phụ huynh ôm tất cả giấy tờ lại bàn tuyển sinh. Cứ ngỡ chị phụ huynh cần giải đáp thắc mắc gì nhưng chị nói đi nhập học dùm cho con.

Khi nhân viên làm thủ tục nhập học hỏi chị "thế con chị ở đâu mà không đi làm thủ tục cùng mẹ ". Chị phụ huynh thật thà đáp trả rất nhẹ nhàng "Nó khờ lắm. Nó không biết gì cả nên tôi phải đi dùm nó. Mà bây giờ nó cũng đang đi du lịch chưa về kịp để nhập học".

Thấy vậy các nhân viên tiếp nhận hồ sơ ngao ngán nhưng cũng giúp chị hoàn thành thủ tục nhập học để hôm sau con tới trường. Trong quá kiểm tra lại hồ sơ cho con, chị kể những giấy tờ nhập học hôm nay cũng do một mình chị tự lo liệu.

"Từ khi con làm hồ sơ đăng ký dự thi, nộp nguyện vọng vào trường nào tôi ghi lại. Tới lúc có điểm thi rồi có điểm chuẩn và biết con trúng tuyển, tôi lục tất tả mọi giấy tờ đi phô tô công chứng, chuẩn bị hồ sơ và mang lên trường nhập học cho con"- chị nói.

Lỗi tại ai

Đây chỉ hai trong hàng ngàn trường hợp tân sinh viên nhập trường năm nay. Lướt qua các trường đại học những ngày này, không thiếu những hình ảnh cha mẹ cùng con tay xách, nách mang về thành phố. Có thể hiểu, với những thí sinh ở quê, lần đầu lên phố cần người lớn đi cùng để an tâm, vững vàng. Nhưng dù sao các em cũng đã 18 tuổi, những việc này có quá sức các em? 

{keywords}
Chờ con nhập học (Ảnh: Vũ Vũ)

Ông Nguyễn Văn Tài, Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH C. cho biết thấy những cảnh này ông rất thương cả thí sinh và phụ huynh nhưng cũng rất trách.

"Chúng tôi thông cảm cho các em, có thể lần đầu xa nhà, lên thành phố chưa quen nên sợ hãi nhưng thú thực cũng rất đáng trách. Các em đã học xong lớp 12, đủ 18 tuổi nhưng chưa chịu trách nhiệm cho bản thân, cái gì cũng nhờ ba mẹ làm giúp nên có sẵn tâm lý ỉ lại".

Theo ông Tài, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái còn thiếu sót. Phụ huynh có quan điểm ở lứa tuổi đó thì các em chỉ lo ăn học còn lại thì tính sau nên sảy ra tình trạng học sinh như gà công nghiệp. "Chính vì lo cho con quá và chỉ cho con nhiệm vụ ăn và đi học, học thật nhiều để đậu đại học mà họ quên mất khi lên đại học các em cần rèn luyện tính tự lập để có thể thích nghi với môi trường học tập cũng như chuẩn bị làm việc sau này" - ông Tài nói.

Ngoài ra, ông Tài cho rằng tình trạng này cũng có một phần lỗi nhà trường phổ thông là thiếu sự giáo dục kỹ năng sống cho các em. Các em chỉ chú tâm học thật tốt các môn văn hóa để thi đậu chứ không có khả năng thích nghi cuộc sống. Các lớp kỹ năng sống chỉ là những buổi chia sẻ và các em cũng chỉ nghe tai này lọt qua tai kia chứ không có sự trải nghiệm để hình thành kỹ năng áp dụng.

Còn ông Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn Lại cho hay qua sự việc này cho thấy có hai chiều. Cụ thể, chiều một cho thấy sự quan tâm của bố mẹ với con cái ngày càng nhiều. "Người ta bắt đầu bớt đi việc cơm áo gạo tiền để lo việc học cho con. Thậm chí lo tới chỗ ăn chỗ ở. Con cái nào mà có bố mẹ nhu vậy là hạnh phúc hơn rất nhiều người"- ông Du nói.

Còn chiều thứ hai theo ông Du là mức độ quan tâm như vậy là hơi thái quá và không phù hợp với độ tuổi. "Và nó là hệ quả tất yếu của việc quan tâm con cái phản giáo dục của các bậc phụ huynh hiện nay".

Theo ông Du, nuôi con khác với giáo dục con trưởng thành. Các bậc phụ huynh có thể nuôi con mình lớn, nhưng "lớn" theo đúng nghĩa phải đúng và phù hợp . Có nghĩa khôngg chỉ đơn thuần là nuôi mà còn phải dạy.

"Phải ý thức bài học lớn nhất trong cuộc sống của con trẻ đôi khi không phải từ phụ huynh mà từ thầy cô mà từ những sự nghiệt ngã trong cuộc sống. Một đứa trẻ không té ngã thì chẳng bao giờ biết đi"- ông Du nói.

Lê Huyền

Cay mắt với tấm hình người cha đếm tiền ngày đưa con nhập trường

Cay mắt với tấm hình người cha đếm tiền ngày đưa con nhập trường

- Hình ảnh người cha đi đôi dép tổ ong, đứng đếm tiền trong ngày đưa con đi nhập học, đăng tải đúng dịp lễ Vu Lan khiến nhiều người xúc động.

">

Nhớ nhà khóc tới phát ốm, tân sinh viên xin rút hồ sơ để về

友情链接