Năm 2021, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho 50 ứng viên. Trong số này có 5 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư; 45 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiểu chuẩn chức danh phó giáo sư.
Ngay sau khi Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố đã có nhiều phản biện xã hội tố cáo các ứng viên ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Kinh tế với những dẫn chứng kèm theo và cho rằng nếu loại bỏ các công trình không uy tín ra khỏi hồ sơ, nhiều ứng viên sẽ không còn đạt đủ điều kiện cơ bản để xin công nhận chức danh phó giáo sư và giáo sư.
![]() |
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế, cho hay sau khi VietNamNet đăng tải bài viết “Xác minh tố cáo với hàng loạt ứng viên GS, PGS ngành kinh tế”, ông đã gửi bài viết cho toàn bộ các thành viên Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế và Văn phòng Hội đồng giáo sư Nhà nước.
Theo GS Trần Thọ Đạt, những thông tin phản biện xã hội liên quan đến hồ sơ ứng viên GS, PGS ngành Kinh tế năm 2021 qua e-mail, bản giấy (qua đường bưu điện), mạng xã hội…Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế đã nhận được yêu cầu Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Trong quá trình họp, đánh giá, thảo luận Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế rất cân nhắc .
Về mặt nguyên tắc Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế xác định các bài báo uy tín quốc tế là những bài báo nằm trong danh mục ISI và Scopus. Kết quả làm việc của Hội đồng giáo sư ngành Kinh tế dựa trên nguyên tắc này. Hiện Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế đã có báo cáo đầy đủ bằng văn bản kèm theo các vấn đề cho Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Hiện Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước chưa có phản hồi với báo cáo của Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế. Khi nào có phản hồi của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế sẽ có các bước tiếp theo.
Đã nhận nhiều đơn thư tố cáo Đến thời điểm này Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã nhận được hơn 10 đơn thư qua bưu điện (bản giấy), email tố cáo các ứng viên và đã yêu cầu các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xác minh, báo cáo cho Hội đồng Giáo sư Nhà nước. PGS.TS Dương Nghĩa Bang, Phó Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cho hay những nội dung phản ánh của xã hội trong quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư đóng góp vai trò rất quan trọng về mặt thông tin, giúp Hội đồng Giáo sư các cấp có các thông tin đa chiều trong quá trình xét. |
Lê Huyền
GS. TSKH Lê Tuấn Hoa - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Toán học - cho biết hơi bất thường so với mọi năm khi có tới gần 60% ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bị loại.
" alt=""/>Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế nói gì về các ứng viên bị tố cáo?Trải qua gần 30 năm làm nghề, chi nhận thấy:Có lúc mình đã làm đủ mọi việc, thì mình cũng chỉ duy nhất khẳng định mình làm nghề báo. Nếu một nghề được xác định bằng một vị trí công việc cụ thể, có trả lương để trang trải cuộc sống thì nghề báo với mình còn cộng thêm vào đó trách nhiệm xã hội. Và cũng vì thế, giá trị trở lại với người làm nghề này không chỉ có lương mà có cả những thứ phi vật chất khác.
Dưới đây là những chia sẻ của chị được đăng trên trang Facebook cá nhân, nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6.
Nhà báo Chu Hồng Vân (bút danh Vĩnh Hà)
Ngày bé mình mơ ước trở thành nhà văn.
Cái thị trấn nhỏ mình sống ngày ấy chỉ có một hiệu sách là căn nhà cấp 4 chừng 30-40 mét vuông gì đó.
Mỗi tháng chừng 2 lần, xe chở sách ở thành phố về mang sách mới cho hiệu sách đó. Mình phải tiết kiệm tiền mẹ cho và mỗi khi có sách mới, mình ngồi chờ ở cửa xem họ mở thùng xe, khuân sách xuống với sự háo hức, hồi hộp.
Rồi khi những cuốn sách đầu tiên bày lên giá, mình là người mua đầu tiên. Thật sung sướng khi cầm những cuốn sách thơm mùi giấy mới.
Không có mạng internet, không có nhiều cửa hàng sách, phố sách, siêu thị sách như bây giờ, "thế giới" mình muốn biết chỉ gói gọn ở hiệu sách ấy.
Mình đọc ngấu nghiến, rồi đọc dè sẻn những cuốn sách mua về, mượn được, xin được.
Và mơ ước nhen nhóm khi đó là "sẽ trở thành nhà văn" để viết ra những cuốn sách.
![]() |
Nhà báo Vĩnh Hà |
Ước mơ viển vông thế vì mình không hiểu rằng để trở thành nhà văn phải có nhiều tố chất, không phải cứ muốn là thành.
Cũng có lúc mình ước mình đủ giỏi giang và mạnh mẽ làm nghề săn bắt cướp. Đấy là thời gian đọc nhiều truyện về các chú công an điều tra vụ án, về đội săn bắt cướp...hehe.
Nhưng mình lại đăng ký học một nghề khác và thực sự bước vào một nghề khác nữa.
Ngày nay, các chuyên gia hướng nghiệp làm việc với mình hay nói hãy khuyên các bạn trẻ chọn nghề theo đam mê. Nhưng thế nào là đam mê và thế nào là đam mê có thể theo đuổi được? Câu hỏi ít người ở lứa tuổi 17,18 trả lời được thấu đáo.
Có người nỗ lực theo đuổi nghề mình thích (đam mê) từ khi còn trẻ, nhưng có những đam mê cứ thế theo gió cuốn đi. Chỉ còn là ký ức đẹp đẽ của một thời thơ ấu.
Học xong cuối cấp trung học, mình lại đăng ký vào trường sư phạm. Bố khi đó nói nhà đông anh em nhưng chưa có ai theo nghề của bố. Vậy thì mình học nghề của bố.
Bốn năm ở trường sư phạm, nhiều bạn đã tỏ ra ân hận, chán nản vì không thấy yêu nghề gì cả. Có bạn nói học thế thôi, sau này chẳng biết có theo nghề không. Mình không ý kiến gì, vì khi đó mình nghĩ đơn giản cái gì mình chọn, mình sẽ theo.
Ra trường 1 năm, lang thang không xin được việc, mình nghĩ trong lúc chờ đợi, mình cần một việc gì đó để làm vì "20 tuổi, không thể ăn bám bố mẹ mãi được". Và mình nghĩ đến một nơi.
Đó là một tòa báo. Thời sinh viên, ngày nào mình cũng đi học qua quãng đường có tòa báo đó. Không hiểu sao, có bao nhiêu biển tên các công ty, cơ quan, trường học, mình lại chỉ để ý đến biển tên tòa báo đó, tò mò không hiểu người ta làm báo thế nào, quy trình ra một tờ báo ra sao.
Có lẽ vì thế mà khi cần "một công việc tạm thời" trong lúc chờ xin đi dạy học, mình đã đến tòa báo đó.
Lần đầu, khi mình mang một bài báo viết tay đến, cơ quan báo đó mất điện nên anh trưởng ban mang bản thảo biên tập ra bàn của bảo vệ cơ quan ngồi làm. Chính vì thế, thay vì phải gặp bảo vệ, rồi lòng vòng nhiều người, mình lại gặp trực tiếp anh trưởng ban biên tập.
Câu đầu tiên anh hỏi khi đọc bài viết của mình là "Em viết hay nhờ ai viết hộ?", thấy mình ngẩn ra, anh cười nói "Vì có nhiều sinh viên thực tập gửi bản thảo tốt nhưng sau đó mới biết có người viết giúp nên anh hỏi thôi".
Màn nắn gân xong, anh khích lệ mình cộng tác. Anh đó cũng là người duy nhất trong nghề báo dạy mình viết phóng sự thì nên xử lý thế nào, thế nào là title báo, là sapo, khi đi tác nghiệp cần chú ý gì. Rồi "đừng lấy quá nhiều bút danh, mà hãy dùng 1 cái tên thôi nhưng là cái tên sau này độc giả nhớ đến".
Không được học báo chí bài bản, mình chỉ học qua thực tế công việc làm nghề. Mỗi khi bài viết được biên tập, mình xem lại rất kỹ những chỗ biên tập viên gạch, xóa, ghi chú để rút kinh nghiệm. Nghe đồng nghiệp lớn tuổi trao đổi, trò chuyện, thậm chí là chuyện phiếm cũng là cách để học.
Rồi không phải công việc tạm thời nữa, mình bước vào nghề báo, đúng kiểu "ra đường va phải nghề". Mình không chọn nghề mà nghề chọn mình.
Đối với mình, bất kể công việc gì, thậm chí là nấu ăn, làm nước ép, hay dọn nhà, lập kế hoạch học tập với con, đến công việc nghề nghiệp, đều đặt vào đó tâm huyết. Nhưng có lẽ có 2 từ trở thành nguyên tắc cho đến bây giờ, đó là "trách nhiệm".
Bởi thế, đã quyết định lựa chọn sẽ đi đến cùng, còn một ngày làm việc sẽ làm như thể đó là ngày đầu.
Dĩ nhiên hàng chục năm, có những điểm rơi, có những chán nản, có những sai lầm, nhưng cơ bản mình giữ nguyên tắc đó.
Thỉnh thoảng nghĩ, liệu mình có chọn đúng không? Nếu ngày đó mình xin được việc trở thành một nhà giáo, mình có thể làm tốt như bạn bè mình bây giờ không? Con đường nào đúng hơn, phù hợp hơn?
Câu trả lời của mình vẫn là nghề báo. Chọn một nghề mà mình đam mê, vừa nuôi sống bản thân và gia đình, lại vừa có ý nghĩa - đó là hạnh phúc.
Nhưng nghề báo không phải lựa chọn từ đầu, cũng chẳng phải đam mê từ thời học sinh. Mình không biết gì về nó cho tới khi bước chân vào.
Những va đập trong thực tế làm nghề mới khiến mình hiểu dần và gắn bó. Đam mê không tự dưng sinh ra, mà cần trải nghiệm.
Nghề báo là một nghề có nhiều thú vị và cũng nhiều cám dỗ, phải vượt qua nhiều khó khăn, thậm chí đôi khi để ưu tiên công việc, phải từ bỏ những điều thiết thực với bản thân mình.
Nhiều người đang nhìn các nhà báo "có vẻ oai", nhiều người vừa sợ, vừa ghét nhà báo. Nhiều người khác tưởng làm báo thì giàu lắm, được chào đón, cung phụng.
Khi xã hội còn nhiều thứ không minh bạch, nghề được xem là quyền lực thứ tư sẽ dễ khiến xã hội nhìn nhận như trên. Nó có phần đúng và không đúng.
Nhưng để nhìn nhận chính xác về nghề thì phải xem những nhà báo dầm mình trong mưa bão, lũ, đi vào tâm dịch, bất kể ngày, đêm, bất kể ngày tết, lễ vẫn lao ra đường khi có việc.
Những người đôi khi phải ngồi bệt dưới sàn 1 hội nghị nào đó để vừa dự họp vừa "bắt sóng wifi" kip gửi tin cho tòa soạn, phải dừng xe giữa đường đông nghịt người để làm tin ngay trên vỉa hè, vì đường tắc quá không chạy được về cơ quan hay về nhà.
Nghề báo khiến những người thực sự ý thức về trách nhiệm nhiều khi phải trăn trở, mất ngủ vì môt bản tin, vì những nỗ lực tìm cách đưa được một vấn đề khó khăn nào đó lên báo.
Cũng đôi khi đầy hối hận khi đã bỏ sót một vấn đề, đã đánh giá sai một sự việc và vô tình tác động tiêu cực đến ai đó, việc nào đó.
Một nghề có rất nhiều cảm xúc khác nhau. Và đôi khi gặp một "người tốt, việc tốt", thấy hân hoan như vừa được ông già noel tặng quà, chỉ vì được truyền cảm hứng tích cực.
Nhiều chị em vẫn đùa rằng được chồng tuyên bố "có kiếp sau sẽ không lấy vợ làm báo", vì họ phải hy sinh nhiều thứ, chấp nhận nhiều thứ khi công việc của vợ thật bất thình lình, chả có giờ giấc gì.
Như mình, có những hôm thức trắng chỉ để "canh điểm thi". Có những lần cả nhà đi tắm biển, mặc đồ bơi rồi mà cứ ngồi trên bờ canh điểm chuẩn, chồng con tắm xong, lên thay đồ xong mình vẫn chưa xong.
Thực ra, mỗi người làm báo có một cách khác nhau để hoàn thành công việc và cân bằng cuộc sống. Mỗi người cũng sẽ có những nguyên tắc hành xử khác nhau. Nhưng điểm chung là luôn phải tìm cách khắc phục và cân bằng.
Cho đến bây giờ, khi có lúc mình đã làm đủ mọi việc, thì mình cũng chỉ duy nhất khẳng định mình làm nghề báo.
Nếu một nghề được xác định bằng một vị trí công việc cụ thể, có trả lương để trang trải cuộc sống thì nghề báo với mình còn cộng thêm vào đó trách nhiệm xã hội. Và cũng vì thế, giá trị trở lại với người làm nghề này không chỉ có lương mà có cả những thứ phi vật chất khác.
Vĩnh Hà
Nhân ngày báo chí 21/6, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS toán học Nguyễn Ngọc Chu, người mà bài viết trên tài khoản facebook cá nhân hiếm khi dưới 1.000 like.
" alt=""/>Cô giáo đi làm nhà báo: Nghề chọn ngườiDo đó, những ngày qua, nhà trường đã khẩn trương xây dựng lại thời khóa biểu, vệ sinh trường lớp, rà soát số học sinh sẽ không thể đi học trực tiếp để bố trí dạy kết hợp, đặc biệt là chuẩn bị phương án đón học sinh.
“Cơ bản công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ giống như hầu hết các trường về việc vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, mua thêm thuốc,... Một trong những việc phải điều chỉnh, sắp xếp lại toàn bộ đó là xây dựng thời khóa biểu cho toàn trường. Bởi trước đây, do học trực tuyến, nên chúng tôi chia một số học buổi sáng, số còn lại học buổi chiều, giờ sẽ hòa lại làm một để cùng học trực tiếp vào buổi sáng”, bà Dung nói.
Theo vị hiệu trưởng, công đoạn này cũng mất rất nhiều thời gian.
Bà Dung cho hay, từ tối mồng 5 Tết đã yêu cầu giáo viên toàn trường họp bàn công tác chuẩn bị, phân công, giao nhiệm vụ; từ ngày mùng 6 Tết thì tập trung giáo viên để chuẩn bị, diễn tập công tác đón học sinh, xử lý tình huống khi có các trường hợp mắc Covid-19.
Nhà trường cũng tính đến cả việc sẽ có những học sinh vẫn đang trong diện F0, F1 và phải học ở nhà. “Thậm chí chúng tôi cũng rà soát cả số học sinh mà phụ huynh chưa yên tâm cho đến trường. Chúng tôi cũng bố trí 4 phòng học có màn hình và đường truyền trực tuyến để tổ chức học trực tiếp kết hợp với trực tuyến khi cần thiết”, bà Dung nói.
Bà Dung cho hay, bản thân rất lo cho khối học sinh lớp 6 bởi các em là diện chưa tiêm vắc xin, trong khi dịch bệnh thì luôn rập rình.
![]() |
Học sinh được trở lại trường học trực tiếp có sự nỗ lực lớn của cả ngành giáo dục. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng |
Hiệu trưởng một trường THCS khác cũng ở khu vực ngoại thành Hà Nội cho hay: “Nếu như trước đây chỉ khối 9 đi học thì chúng tôi còn bố trí được việc mỗi lớp cách nhau một phòng học. Nhưng giờ đây cho toàn bộ học sinh trở lại như thế này thì chịu rồi, coi như là chấp nhận miễn dịch cộng đồng. Bởi trường không còn thừa phòng học hay diện tích nữa”.
Vị hiệu trưởng này cho hay, để hạn chế phần nào, nhà trường đang tính đến việc sẽ bố trí cho các lớp ra chơi trong lớp, không ra sân trường chung; không tổ chức các hoạt động sinh hoạt chung diện rộng.
“Nói thật là hiệu trưởng, tôi cũng rất lo. Dịp trước, mỗi khối 9 đi học, trường có 2 phòng cách ly. Giờ học sinh trở lại hết, tất cả đều là phòng học, chúng tôi đang không chỉ có thể sắp xếp 1 phòng y tế để phục vụ cách ly. Đây thực sự là bài toán nhức đầu. Hôm mùng 6 Tết, chúng tôi đã họp bàn để tính phương án”, vị này nói.
Ông Nguyễn Thế Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (quận Hà Đông) cho hay, nhà trường cũng đã tổ chức diễn tập việc đón học sinh trở lại.
“Nhà trường đã lắp thêm 4 máy đo nhiệt độ tự động bởi việc cầm tay đo thì khoảng cách có thể vẫn chưa đảm bảo an toàn cho các giáo viên. Đợt này, chúng tôi cũng lắp thêm camera và thiết bị đường truyền, wifi để đảm bảo những học sinh nào ở nhà (F0,F1, vùng dịch cấp độ 3) vẫn có thể học cùng diễn tiến các bạn trên lớp”, ông Hảo nói.
Ông Hảo cho hay, học sinh trở lại là điều thầy cô rất vui nhưng cũng có những nỗi lo nhất định, bởi nguy cơ dịch vẫn tiềm ẩn, trường học là nơi đông học sinh. “Nhà trường chỉ có 1 nhân viên y tế, phòng cách ly cũng có bố trí song cũng rất lo những trường hợp F0 không triệu chứng và hoàn toàn có thể lây lan dịch bệnh trong trường. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến cáo thầy trò luôn đeo khẩu trang trong suốt quá trình đi đến và học tập tại trường”.
Ông Hảo cũng cho hay, nhà trường cũng yêu cầu học sinh luôn đề cao tinh thần phòng chống dịch bệnh, đảm bảo 5K, không tụ tập đông người, mỗi học sinh chuẩn bị một chai nước riêng.
“Giờ ra chơi, chúng tôi cũng yêu cầu các học sinh nghỉ ngơi tại chỗ, có sự quản lý của giáo viên. Với các học sinh có những nhu cầu cá nhân thật sự cần thiết phải ra ngoài thì giáo viên sẽ cho các em lần lượt ra, đảm bảo việc giãn cách”.
Dù cho phép tất cả học sinh các khối lớp của 18 huyện, thị xã (trừ mầm non) đi học trực tiếp sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán (trong đó học sinh từ khối 7 trở lên sẽ trở lại trường vào ngày 8/2; học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 trở lại trường vào ngày 10/2), song Sở GD-ĐT Hà Nội cũng lưu ý chỉ tổ chức dạy học trực tiếp tại các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, 2. Các địa bàn có cấp độ dịch 3, 4 vẫn tổ chức dạy học trực tuyến. Đối với các trường đã tổ chức dạy học trực tiếp, nhưng có một số học sinh ở vùng cấp độ 3, 4 thì nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên giảng dạy trực tuyến cho các em.
Hải Nguyên
Ngay sau Tết nguyên đán, từ ngày 7-14/2, học sinh ở 63 tỉnh thành trên cả nước sẽ trở lại trường học trực tiếp.
" alt=""/>Ráo riết đón học sinh trở lại, trường học Hà Nội vẫn bộn nỗi lo