Sau nhiều năm làm diễn viên Hải Anh chia sẻ anh mới có nụ hôn thật sự đầu tiên trên phim trong phần 3 'Hoa cỏ may'. Anh thành thật tâm sự rất ngại khi đóng cảnh nóng vì vợ ghen.
Sau nhiều năm làm diễn viên Hải Anh chia sẻ anh mới có nụ hôn thật sự đầu tiên trên phim trong phần 3 'Hoa cỏ may'. Anh thành thật tâm sự rất ngại khi đóng cảnh nóng vì vợ ghen.
Thời điểm ấy, đó là thắng lợi thứ 2 trong chuỗi 3 chiến thắng liên tiếp mà Chelsea trải qua sau khoảng thời gian dài khủng hoảng.
Graham Potter cho phép mình được lạc quan khi vừa cứu vãn thảm họa thể thao, kinh tế và danh tiếng trong trường hợp Champions League không thể đi tiếp trên sân chơi danh giá nhất châu Âu.
Lần đầu tiên kể từ khi tiếp quản Chelsea từ Thomas Tüchel hồi tháng 9/2022, Potter cảm thấy vào đêm ngày 7/3 ấy rằng ông đã đáp ứng được những kỳ vọng đặt vào mình, với dự án khoảng 550 triệu bảng.
Khoác trên mình chiếc khăn quàng cổ mang màu sắc truyền thống của CLB, Todd Boehly, ông chủ ngân hàng quyền lực người Mỹ, cũng mỉm cười thoải mái sau những ngày suy nghĩ căng thẳng.
Chưa đầy một tháng sau, tỷ phú Boehly không còn cười được nữa. Potter cũng vậy, khi gương mặt lúc nào cũng đăm chiêu.
Trước khi bước vào giai đoạn thi đấu lịch FIFA, Chelsea để Everton cầm hòa thất vọng ngay trên sân nhà. Cuối tuần qua, cũng tại Stamford Bridge, đội thua Aston Villa 0-2.
Rất nhiều CĐV Chelseatruyền nhau thông tin CLB sa thải Potter ngay trong đêm 1/4, ngày cá tháng Tư. Điều này thể hiện sự thất vọng lớn như thế nào của người hâm mộ "The Blues" khi chứng kiến đội nhà thua nhiều hơn thắng trong những tháng qua.
Sự kiên nhẫn của ông Boehly và các nhà đầu tư Mỹ cạn kiệt. Trận thua Aston Villa đến sau khi CLB thông báo khoản lỗ 121,3 triệu bảng và tình hình tài chính không mấy khả quan, nên quyết định mang tính bước ngoặt về thể thao được đưa ra: Potter phải rời đi.
Chelsea thông báo Potter đã "đồng ý hợp tác với CLB để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi suôn sẻ".
Bóng tối ở Stamford Bridge
Cuộc phiêu lưu của Chelsea với Graham Potter là thất bại nặng nề, với chỉ 12 chiến thắng sau tổng cộng 31 trận đấu trện mọi đấu trường.
Quyết định thuê Potter mở ra khoảng thời gian đen tối tại Stamford Bridge.
Chỉ trong vài tháng làm việc với Potter, Chelsea tốn khoảng 50 triệu bảng. Con số này bao gồm tiền phá vỡ hợp đồng với Brighton, mức lương, cũng như tiền đền bù hợp đồng cho Thomas Tuchel.
Nhà cầm quân người Anh không không phù hợp ngay từ đầu. Ông chưa từng dẫn đội bóng lớn và làm việc với những dự án bóng đáđắt đỏ.
Chiến thuật cũng như cách quản lý của Potter tồn tại nhiều vấn đề. Ông gây sự hỗn loạn trong một tập thể vốn mất niềm tin sau khi chuyển từ kỷ nguyên Roman Abramovich sang giai đoạn mới.
Tính ở Premier League, trong số các HLV có từ ít nhất 20 trận, Potter giành điểm trung bình thấp nhất, với chỉ 1,27 điểm/trận. Tỷ lệ này tương đương với Glenn Hoddle, khi "The Blues" còn chưa được xem là thế lực bóng đá Anh giai đoạn 1993-1996.
Trận thua Aston Villa đẩy CLB thành London xuống vị trí 11 bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh và cơ hội đua vé châu Âu càng xa vời.
Tuy vậy, không thể đổ mọi trách nhiệm lên vị HLV 47 tuổi, khi ông cũng chỉ là một phần trong cuộc cải tổ mà đội ngũ lãnh đạo mới triển khai.
Boehly trong vai trò chủ tịch kiêm luôn nhiệm vụ GĐTT. Chỉ riêng trong tháng Giêng vừa qua, một loạt hợp đồng mới được mang về kèm theo yêu cầu buộc Potter phải lắp ghép họ thành tập thể trong thời gian sớm nhất, mà không phải ai cũng có thể ngay lập tức thích nghi với nhịp thi đấu khắt khe của Premier League.
Trong số những người mới, chỉ có Enzo Fernandez và Joao Felix ghi được dấu ấn, nhưng không đủ để biến Chelsea thành đội ngũ chiến thắng.
Potter có đủ thiện chí và sự tín nhiệm, nhưng không có cơ hội để xây dựng Chelsea theo phương pháp riêng của mình. Cuộc chia tay, dù muộn, thực sự tốt cho cả hai bên.
Sau đó, Cục Đào tạo, Bộ Công an đã phải rà soát danh sách các thí sinh để kiểm tra cụ thể từng trường hợp và xác định, 58 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường công an ở nguyện vọng 1 đều đạt từ 29,25 trở lên (theo cách tính điểm của Bộ GD-ĐT) và không trúng tuyển vào các trường đã đăng ký.
Cụ thể, trong số này có 55 thí sinh nam đều là chiến sĩ nghĩa vụ công an tại ngũ. Những thí sinh này tuy có điểm thi cao vượt trội, nhưng lại không đủ điều kiện để xét tuyển đại học do không đảm bảo tiêu chuẩn về học lực mà Bộ Công an yêu cầu. Điểm học bạ của những em này có môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển chỉ dưới 6,5 điểm; kết quả học 3 năm THPT chưa cao.
Còn với 3 thí sinh nữ xét tuyển vào Học viện Chính trị Công an nhân dân theo tổ hợp C00, do năm nay ở tổ hợp này chỉ tuyển duy nhất 1 thí sinh nữ, khiến tỉ lệ chọi là 1/314. Vì vậy, điểm trúng tuyển với thí sinh nữ theo tổ hợp này rất cao.
Đây là những trường hợp trượt rất đáng tiếc. Tuy nhiên, Cục Đào tạo khẳng định, không có tình trạng bỏ lọt thí sinh đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển.
Đủ điểm đỗ Bách khoa nhưng trượt vì tiêu chí phụ
Trong khi đó, 67 thí sinh khác dù đạt điểm chuẩn vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng vẫn không được công nhận trúng tuyển do không đáp ứng điều kiện xét tuyển.
Cụ thể, theo PGS Trần Trung Kiên, Trưởng Phòng Tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, dù các thí sinh này có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn nhưng lại không đạt điều kiện nhà trường đưa ra là điểm trung bình mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển ở 6 học kỳ THPT phải từ 7 trở lên.
Vì thế, sau khi trường rà soát, hậu kiểm thì phát hiện 67 thí sinh này không đủ điều kiện trúng tuyển vào trường. Đại diện nhà trường cho biết, đây là lỗi chủ quan của thí sinh, do sơ suất mà không chú ý đến điều kiện và một số tiêu chí phụ của trường; vì thế, đã xảy ra sự việc đáng tiếc này. Hiện trường đã làm việc với Bộ GD-ĐT để điều chỉnh kết quả trúng tuyển cho những thí sinh này.
Chắc mẩm đỗ đại học vì... hiểu nhầm cách tính điểm xét tuyển
![]() |
Những thí sinh trượt đại học trong tiếc nuối. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Với một số thí sinh khác đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Nội vụ, vốn luôn đinh ninh rằng mình đã đỗ vào ngành này của trường, sau đó lại “té ngửa” vì không nhận được thông báo trúng tuyển.
Nhiều thí sinh thắc mắc khi điểm sàn xét tuyển vào ngành này của trường được tính theo tháng 40; đồng thời, trong đề án tuyển sinh, môn Tiếng Anh cũng là môn chính của tổ hợp môn học D01,D14,D15. Tuy nhiên, khi thông báo điểm chuẩn, Trường ĐH Nội vụ lại tính theo thang điểm 30.
Sự khác biệt về cách tính điểm khiến cho nhiều thí sinh đinh ninh rằng mình đã đỗ, sau đó lại thất vọng vì trượt nguyện vọng xét tuyển.
Trượt đại học vì không đăng ký nguyện vọng trực tuyến theo quy định
Một trường hợp khác, dù đủ điểm vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nhưng thí sinh này vẫn bị đánh trượt vì không đăng ký nguyện vọng trực tuyến theo quy định.
Thí sinh này cho biết, trước ngày thi tốt nghiệp THPT, nơi em ở nằm trong khu vực bị phong tỏa nên không thể tham dự kỳ thi. Sau đó, Hà Nội lại không tổ chức thi do dịch diễn biến phức tạp. Em đành chờ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và trông đợi vào hy vọng cuối cùng là Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Sau nhiên lần trì hoãn, đến ngày 26/9 vừa qua, thí sinh này mới được ham dự kỳ thi Đánh giá năng lực ở ĐH Quốc gia Hà Nội và đạt 102 điểm - đủ điểm trúng tuyển vào nguyện vọng 1 là khoa Marketing của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ đến Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nam sinh nhận được mail từ trường với nội dung không đủ điều kiện đỗ. Nguyên nhân là em đã không đăng ký nguyện vọng trực tuyến trong thời gian quy định từ 9 - 31/8.
Thí sinh này cho biết, em không nắm rõ thông tin cần đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân mà nghĩ chỉ cần đăng ký nguyện vọng qua đơn đăng ký của trường phụ trách tổ chức thi đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia Hà Nội) là được. Vì thế, giờ đây, mặc dù đủ điểm nhưng em lại không được xét tuyển vào trường.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết đây là trường hợp đáng tiếc, nhưng nhà trường vẫn phải làm theo quy định và không có trường hợp ngoại lệ.
Bị hủy kết quả trúng tuyển vì nhầm điều kiện xét tuyển
Một thí sinh khác dù đã được nhà trường cấp mã sinh viên, nhưng sau đó vẫn bị hủy kết quả trúng tuyển do em này không thuộc diện được xét đặc cách tốt nghiệp.
Cụ thể, thí sinh này từng đăng ký nguyện vọng vào đại học theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp. Trong thời gian chờ các trường công bố điểm chuẩn, nữ sinh này có tìm hiểu thêm các phương thức khác của nhiều đại học ở TP.HCM.
Biết tin ĐH Ngân hàng TP.HCM xét tuyển bổ sung dành cho các thí sinh thuộc diện đặc cách, thí sinh này nộp hồ sơ. Tuy nhiên, khi nhà trường yêu cầu gửi thêm ảnh chụp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT diện đặc cách, em đã ngừng tại đây vì không đủ điều kiện.
Sau đó, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM lại gửi thông báo nữ sinh này đã trúng tuyển. Cùng lúc, em cũng biết tin mình trúng tuyển ngành Kinh doanh Quốc tế theo nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Tài chính - Marketing theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Sau nhiều ngày phân vân giữa hai trường, nữ sinh đã xác nhận nhập học tại trường Ngân hàng vì thấy trường phù hợp, học phí thấp hơn.
Nhà trường cũng cung cấp giấy xác nhận sinh viên năm nhất, thông tin lớp học và mã số sinh viên.
Tuy nhiên, ba ngày sau đó, trường thông báo huỷ kết quả bởi nữ sinh không thuộc diện đặc cách xét tốt nghiệp THPT theo thông báo tuyển sinh bổ sung.
Khi đó, Trường ĐH Tài chính – Marketing cũng đã đóng cổng xác nhận nhập học. Từ người đỗ đại học, nữ sinh trở thành trượt. Nữ sinh thừa nhận sơ suất của mình khi không đọc kỹ thông báo tuyển bổ sung của Trường ĐH Ngân hàng. Tuy nhiên, việc bộ phận tuyển sinh thông báo chấp nhận hồ sơ, xác nhận trúng tuyển cũng đã khiến em hiểu nhầm mình vẫn đủ điều kiện.
Đủ điểm nhưng vẫn trượt trường Y
Một thí sinh dù có kết quả xét tuyển đủ điểm đỗ vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM nhưng lại không có tên trong danh sách vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển kết hợp.
Thí sinh này cho biết, theo thông báo từ nhà trường, người học phải nộp bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh IELTS đạt từ 6.0 trở lên để đạt đủ điều kiện xét tuyển. Nhưng trong thời gian này, khu vực nữ sinh sinh sống bị phong tỏa toàn bộ vì là vùng đỏ có nhiều ca nhiễm Covid-19. Bản thân em cũng nhiễm bệnh và phải cách ly tại nhà, do đó trót quên bổ sung hồ sơ.
Đến khi Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố điểm chuẩn và kết quả trúng tuyển, thí sinh này mới phát hiện mình không có tên trong danh sách trúng tuyển vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển kết hợp theo quy định của nhà trường.
Thí sinh này đã liên hệ phòng đào tạo và làm đơn khẩn thiết xin nhà trường xem xét, nhưng do việc tuyển sinh đã kết thúc, trường hợp này đã không được giải quyết. Nữ sinh đã phải trượt đại học trong sự tiếc nuối.
Thúy Nga(Tổng hợp)
Một thí sinh ở Đồng Nai đủ điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp chứng chỉ quốc tế nhưng trượt do không nộp chứng chỉ trong thời gian quy định vì mắc covid-19.
" alt=""/>Những sơ suất khiến thí sinh trượt đại học dù đủ điểm chuẩn trúng tuyểnChủ quán hiện tại là chị Phạm Quỳnh Anh, 37 tuổi. Chị Quỳnh Anh cho hay, quán được mở từ năm 1994 bởi mẹ chị - bà Thanh và chị kế thừa từ năm 2011.
"Kể từ ngày mẹ tôi bán quán, Joshua Zukas đã là khách quen và thường xuyên đến thưởng thức món miến ngan trộn", chị Quỳnh Anh cho biết.
Thực đơn của quán đa dạng với các món được chế biến từ ngan như bún ngan, miến ngan trộn hoặc nước, thịt ngan chặt, ngan cháy tỏi. Mức giá dao động từ 50.000 - 300.000 đồng, phù hợp với nhiều đối tượng thực khách. Trong đó, món miến ngan trộn được phóng viên Mỹ Joshua Zukas gợi ý là món ăn được nhiều thực khách yêu thích nhất khi đến quán.
Chị Quỳnh Anh cho hay, quán sử dụng ngan cỡ vừa, không to quá nhưng cũng không bé quá, khoảng 3-4kg. Ngan được nhập hàng ngày từ trang trại quen, sau đó được sơ chế kỹ với nước muối, nhặt hết lông măng và luộc 3 lần để khử mùi hôi.
Sau khi làm sạch, ngan được luộc chín kỹ cho đến khi thịt mềm, săn lại mà vẫn đảm bảo giữ được trọn vẹn vị ngọt tự nhiên. Ngoài ra, bí quyết tạo nên hương vị đặc trưng của quán chính là nồi nước dùng được ninh từ phần xương ngan. Phần măng sau khi bóc vỏ, luộc sơ và rửa sạch, được cắt sợi và hầm cùng nước dùng cho đến khi mềm và thấm gia vị.
"Vì được hầm lâu trong nồi nước dùng, măng nhà tôi hoàn toàn không có mùi chua hay bị hăng, ngược lại măng rất ngọt và đậm vị”, chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Với món miến ngan trộn mà phóng viên Mỹ Joshua Zukas hay ăn, khi thực khách gọi món, chị Quỳnh Anh sẽ chần miến trong một nồi nước riêng, rồi cho vào nồi nước dùng khoảng một phút để miến thấm gia vị. Miến chín sẽ được xếp gọn trong bát, thêm thịt ngan đã lọc và thái vừa ăn, viên mọc được làm từ thịt lợn xay cùng mộc nhĩ, nấm hương. Cuối cùng, chủ quán thêm xì dầu và hành phi, tạo thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn. Miến ngan trộn được ăn cùng một bát xáo măng đậm đà thêm hành lá, mùi tàu.
Nếu cảm thấy món ăn hơi khô, bạn có thể chan thêm nước canh măng ngọt béo được ninh từ xương và thịt ngan luộc. Sợi măng dày, giòn, trung hòa vị béo ngậy của món ăn.
Theo nhận xét của Joshua Zukas, món miến ngan trộn có nước dùng đậm đà, cay nồng, giúp át đi mùi hôi đặc trưng của thịt ngan.
Chị Hoàng Hằng (Hoàn Kiếm) là khách quen của quán đã hơn 10 năm. Chị thường cùng bạn bè ra đây để thưởng thức các món ngan, như ngan chặt, ngan cháy tỏi.
"Tôi thích quán này không chỉ vì các món ăn hợp khẩu vị mà còn vì chỗ ngồi thoáng đãng, còn có thể ngắm được tàu chạy qua”, chị Hằng nói.
Quán có hai khung giờ mở cửa, buổi sáng từ 7h - 14h, buổi tối từ 16h - 22h. Chủ quán cho biết, nếu thực khách muốn có trải nghiệm vừa ăn vừa ngắm tàu chạy qua có thể đến vào các khung giờ 19h, 19h45 và 20h30 hàng ngày.
Do không gian mở và lượng khách đông, quán có thể khá ồn ào, đặc biệt là lúc người dân dừng xe đợi tàu. Sau giờ cao điểm từ 19h30 đến 20h30, một số món ăn có thể hết nguyên liệu. Do vậy, thực khách nên đến sớm để có nhiều lựa chọn hơn.
Kim Ngân - Linh Trang
" alt=""/>Quán miến ngan trộn Hà Nội nằm sát đường tàu, từng được báo Mỹ 'khen hết lời'