当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Vanuatu vs New Zealand, 11h00 ngày 21/6: Thể hiện đẳng cấp 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Crystal Palace, 2h00 ngày 24/4
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Hãng tinThe Atlanticcho biết, chính quyền của Tổng thống Trump dường như đang có ý định diễn giải lại một thỏa thuận ký kết năm 2008 với Việt Nam về vấn đề người nhập cư. Theo thỏa thuận này, Mỹ cam kết không trục xuất những người nhập cư gốc Việt đến Mỹ trước ngày 12/7/1995 - thời điểm hai nước tái thiết lập quan hệ ngoại giao.
Chính quyền của ông Trump cho rằng, kế hoạch đó sẽ giúp trục xuất những người phạm tội nhưng được bảo vệ bởi thỏa thuận giữa Mỹ và Việt Nam. The Atlantic dẫn lời bà Katie Waldman, phát ngôn viên Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cho biết hiện có khoảng 8.000 người gốc Việt bị kết án đã có lệnh trục xuất. Họ là những người chưa được công nhận là công dân Mỹ.
Ngay sau thông tin này, một nhóm gồm ít nhất 22 nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện Mỹ đã ký vào một lá thư gửi Nhà Trắng, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao Mỹ để bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về những nỗ lực diễn giải lại thỏa thuận năm 2008 giữa Mỹ và Việt Nam.
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng bày tỏ chung quan ngại này khi cho rằng kế hoạch thay đổi chính sách của chính quyền Tổng thống Trump là “hèn hạ”.
Trong thư, các nghị sĩ nói rằng nhiều người nhập cư gốc Việt đến Mỹ khi còn rất trẻ và phải định cư ở những khu vực khó khăn, phải đối mặt với những tàn dư của chiến tranh mà không được hỗ trợ. “Vì thế, một số người có thể mắc sai lầm, sa vào con đường tội lỗi”, họ viết trong thư. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh, thời đó đã qua và hiện giờ những người nhập cư đó đang “đóng góp tích cực cho cộng đồng”.
Các nghị sĩ Dân chủ hối thúc chính quyền của Tổng thống Trump “tôn trọng tinh thần nhân đạo và giữ đúng tinh thần của thỏa thuận đã ký kết”. “Chúng tôi cực lực phản đối bất cứ động thái thay đổi thỏa thuận nhằm tước đi sự bảo vệ vốn dành cho những người nhập cư gốc Việt”, họ viết.
Minh Phương
TheoThe Atlantic
" alt="22 nghị sĩ Dân chủ ngăn Tổng thống Trump trục xuất người nhập cư gốc Việt"/>22 nghị sĩ Dân chủ ngăn Tổng thống Trump trục xuất người nhập cư gốc Việt
Một người đàn ông Palestine ôm đầu trước quang cảnh khủng khiếp sau vụ ném bom của Israel nhằm vào trại tị nạn Jabalia ở phía bắc Dải Gaza hôm 1/11/2023 (Ảnh: Reuters).
Một năm tàn khốc: Dải Gaza thành nơi nguy hiểm, chết chóc nhất thế giới
Trong một năm qua, Dải Gaza - một trong những khu vực có mật độ dân cư đông đúc nhất thế giới - đã phải hứng chịu chiến dịch ném bom, bắn phá tàn khốc nhất trên thế giới kể từ khi chấm dứt Thế chiến II.
Theo số liệu cập nhật mới nhất về thiệt hại tại Dải Gaza từ Trung tâm Vệ tinh của Liên hợp quốc (UNOSAT) chỉ rõ, khoảng 66% tổng số tòa nhà và công trình xây dựng, tức 163.778 công trình tại đây bị hư hại, trong đó có 52.564 công trình đã bị phá hủy hoàn toàn.
Chiến dịch quân sự trả đũa của Israel nhằm vào Dải Gaza đã khiến ít nhất 41.870 người ở dải đất này thiệt mạng, trong đó có hơn 11.300 trẻ em. Những cuộc tấn công tàn khốc liên tiếp của Israel đã đẩy 2,4 triệu người Palestine sinh sống tại Dải Gaza vào thảm kịch nhân đạo.
Theo Người phát ngôn Cơ quan cứu trợ người Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) Louise Wateridge, trẻ em Palesitne ở Dải Gaza "không còn tuổi thơ", còn Người phát ngôn của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Jonathan Crickx phải thốt lên: "Gaza là nơi nguy hiểm nhất thế giới với trẻ em".
Ngày 5 và 6/10, hàng ngàn người đã biểu tình tại nhiều thành phố lớn trên thế giới như Paris, Rome, Manila, Cape Town, New York, Melbourne…, kêu gọi chấm dứt thảm cảnh ở Dải Gaza. Người tuần hành còn yêu cầu các chính phủ cứng rắn hơn với Israel.
Ngày 5/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cũng kêu gọi chấm dứt ngay lập tức "tình trạng bạo lực và đổ máu" ở vùng lãnh thổ Gaza. Người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh cảnh báo việc Israel trả đũa Hamas đã khiến chiến sự lan rộng toàn khu vực Trung Đông.
Thực ra, việc tấn công và trả đũa lẫn nhau giữa chính quyền Israel và các tổ chức vũ trang của người Palestine, trong đó có Hamas, đã xảy ra từ lâu và hậu quả đã khiến máu của hai dân tộc Do Thái - Palestine nhuốm đỏ cả màu xanh hy vọng hòa bình.
Hàng trăm lần nghị quyết của LHQ về vấn đề Israel - Palestine đã bị Mỹ phủ quyết. Washington bị xem là đã hậu thuẫn cho hành động cứng rắn của chính quyền Israel chống người Palestine và bị nhiều bên chỉ trích.
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì nguyên nhân không hoàn toàn chỉ do phía chính quyền Israel, mà ngay phía Hamas, khát vọng hòa bình của họ cũng bị chính họ làm nhạt nhòa trong những hoạt động bạo lực chống nhà nước Do Thái.
Vào năm 2015, Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu Chính sách Palestine (PCPSR) từng tiến hành cuộc thăm dò và kết quả là có 67% người Palestine ở Gaza và Bờ Tây được hỏi, ủng hộ việc sử dụng vũ khí để tấn công Israel, theo Telegraph.
Hậu quả là phần thiệt hại lớn hơn luôn thuộc về người Palestine khi bị Israel trả đũa. Vậy nhưng điều đó vẫn không chấm dứt và cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm 7/10/2023.
Cơ hội lịch sử cho người Palestine và người Do Thái bị bỏ lỡ
Ngược dòng thời gian, sau khi 33 thành viên Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết 181 về thành lập 2 nhà nước Palestine và Israel vào ngày 29/11/1947, đến ngày 14/5/1948, Israel thông qua bản Tuyên ngôn lập quốc, chính thức tuyên bố sự ra đời nhà nước Do Thái.
Nghị quyết 181 của LHQ là cơ hội lịch sử của cả hai dân tộc Do Thái và Palestine, nhưng chỉ có người Do Thái tận dụng được cơ hội.
Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh, người bị Israel ám sát gần đây, từng khẳng định: "Chúng tôi không bao giờ công nhận chính quyền nhà nước Do Thái và sẽ tiếp tục phong trào đấu tranh kiểu Jihad của chúng tôi tới khi giải phóng được Jerusalem", APtrích dẫn.
Đây là mục đích thiếu thực tế. Thứ nhất, nó vi phạm Nghị quyết 181 của LHQ về việc thành lập 2 nhà nước của người Palestine và người Do Thái. Thứ hai, nó kích động sử dụng bạo lực. Thứ ba, Israel là một thực thể chính trị hoàn thiện.
Bên cạnh đó, Israel còn có sự bảo trợ của Mỹ. Từ năm 1959 đến nay, Israel đã tiếp nhận 251,2 tỷ USD viện trợ quân sự của Mỹ. Riêng một năm qua, khi cuộc xung đột ở Dải Gaza bắt đầu, Mỹ đã chi ít nhất 17,9 tỷ USD để viện trợ quân sự cho quốc gia này, theo AP.
Do đó, Hamas không đủ khả năng thực hiện mong muốn của họ. Hàng chục cuộc chiến đã bùng nổ giữa Israel với cả thế giới Ả Rập và phần thắng hầu hết thuộc về Israel.
Có ý kiến nhận định, Nghị quyết 181 không công bằng nên người Palestine không chấp nhận. Vấn đề đó còn nhiều tranh cãi, nhưng rõ ràng trước khi có Nghị quyết 181 thì chưa có một quốc gia của người Palestine trong lịch sử, dù trước hay sau khi có sự cai trị của người Anh tại vùng đất này.
Vì thế, Nghị quyết 181 của LHQ là cơ sở pháp lý cho việc ra đời nhà nước Palestine mà chắc chắn sẽ được quốc tế công nhận và người Palestine vẫn có thể tiếp tục đấu tranh bằng chính thể của mình để giành thêm nhiều quyền lợi cho quốc gia, dân tộc mình.
Theo lịch sử các học thuyết chính trị, để được quốc tế công nhận một chính thể, một nhà nước không phải dễ dàng, nên việc LHQ thông qua Nghị quyết 181 đã tạo một lợi thế rất lớn cho người Palestine trong việc xây dựng đất nước và thể hiện vị thế trong quan hệ đối ngoại.
Tuy nhiên, vì không công nhận nhà nước Israel nên Hamas khước từ giải pháp hòa bình, và để thành lập một nhà nước Palestine, họ cho rằng không có con đường nào khác ngoài việc tiến hành vũ lực.
Hành trình dài đi tìm hòa bình
Cộng đồng quốc tế bày tỏ thương cảm với người dân Palestine, còn người Palestine không biết tương lai ra sao. Thế giới xót xa cho dân tộc Palestine khi hơn 70 năm sau ngày có nghị quyết lập quốc, họ chưa biết tổ quốc mình ở nơi đâu.
Năm 1993, được quốc tế hỗ trợ và có sự nhượng bộ từ phía Israel, một hiệp định hòa bình giữa Israel và Palestine được ký kết tại Oslo (Na Uy), dưới sự bảo trợ của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, dẫn đến việc cho ra đời Chính quyền Palestine, cơ sở cho việc thành lập Nhà nước Palestine trong tương lai, theo BBC.
Song để có được hiệp định lịch sử ấy thì nhân vật chính đóng vai trò kiến tạo hòa bình cho người Palestine là Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đã phải đánh đổi tính mạng khi bị ám sát bởi một người Israel chống đối Hiệp định hòa bình Oslo.
Thế giới đã hi vọng Palestine sẽ khai thác cơ hội mà Hiệp định Oslo mang lại, tập trung hoàn thiện thể chế chính trị của mình, để có thể sớm gia nhập LHQ. Nhưng Hamas vẫn tập trung đấu tranh lật đổ nhà nước Israel.
Vì vậy, dù có thương cảm cho số phận của dân tộc Palestine, nhưng thế giới cũng có nhiều bất đồng trong việc ủng hộ, chia sẻ với họ, mà lý do chính là việc sử dụng bạo lực.
Đã có nhiều nghị quyết của LHQ và sẽ còn nhiều nghị quyết nữa của tổ chức này hướng về Palestine, nhưng chắc chắn sẽ không có nghị quyết nào ủng hộ sử dụng bạo lực, cũng sẽ không có nghị quyết nào xóa bỏ một nhà nước để cho ra đời một nhà nước khác.
Với những gì diễn ra trong suốt lịch sử xung đột Palestine - Israel, và cụ thể nhất là hậu quả của một năm xung đột Israel - Hamas đã cho thấy rõ không thể dùng chiến tranh để kiến tạo hòa bình cho cả 2 dân tộc Do Thái và Palestine.
Hơn 40.000 người tại Gaza đã thiệt mạng do chiến dịch tấn công trả đũa của Israel nhằm vào Dải Gza sau cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2024. Người dân tại dải đất hẹp đang đối mặt với những chuỗi ngày sống khổ sở liên miên trong các khu tạm trú, đối mặt dịch bệnh và nghèo đói, trẻ em không được đến trường.
Vào ngày đánh dấu một năm nổ ra xung đột Israel - Hamas, cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi các bên đi tới lệnh ngừng bắn, chấm dứt chiến sự kéo dài để tập trung vào mục tiêu tái thiết Gaza. Các chuyên gia nhận định, có thể phải mất hàng chục năm mới có thể tái thiết Dải Gaza sau khi những trận không kích dữ dội của Israel xuống vùng đất này.
" alt="Xung đột Israel"/>Giá căn hộ chung cư tăng liên tục trong nhiều năm qua và tăng đột biến trong những tháng đầu năm nay. Thông tin thị trường mới đây, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho biết, giá bán trung bình một số dự án tại Hà Nội và TPHCM dao động khoảng 50-70 triệu đồng/m2.
Cũng theo ông Hải, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư rao bán ghi nhận tăng liên tục trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đáng chú ý, có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng 5-10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao.
Nhiều thông tin rao bán đất nền ở khu vực phía tây Hà Nội (Ảnh: Hà Phong).
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Xây dựng nhận xét, một số chung cư có giá tăng đột biến rất ít giao dịch và gần như không phát sinh giao dịch.
Thực tế, giá căn hộ chung cư bị đẩy cao khiến nhiều nhà đầu tư và cả người mua ở thực cũng "chùn tay". Không ít người quyết định dừng việc mua bán căn hộ chung cư thời điểm này.
"Giá neo cao và nguồn cung căn hộ chung cư ở Hà Nội thời điểm này cũng khan hiếm. Các yếu tố trên khiến tôi ngán ngẩm không muốn đầu tư vào phân khúc bất động sản này ", anh Nguyễn Duy, một nhà đầu tư bất động sản ở Hà Nội, nói. Anh cho biết thêm, nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ tận dụng thời điểm này để gom đất nền vùng ven.
Cũng như anh Duy, nhiều nhà đầu tư khác đang chuyển hướng đầu tư sang phân khúc đất nền, nhà riêng. Lý do là đất nền ven đô vẫn có những "điểm trũng" về giá, việc đầu tư thích hợp hơn căn hộ chung cư trong thời điểm này. Tuy nhiên, cần lựa chọn đầu tư những sản phẩm có pháp lý, quy hoạch rõ ràng và tiềm năng tăng giá từ hạ tầng tốt.
Thị trường đất nền đang có xu hướng tăng nóng thời gian gần đây. Báo cáo thị trường bất động sản quý I vừa qua và dự báo quý II này của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, nhiều khu vực quận, huyện ngoại thành Hà Nội đang có mức giá đất nền tăng đột biến, nhất là những lô đất đã tách thửa.
So với quý IV/2023, giá phân khúc đất nền tăng khoảng 5%, riêng thị trường ven Hà Nội và gắn liền khu công nghiệp có mức tăng 10-20%.
"Giá đất nền ở nhiều nơi đã ngừng giảm. Các sản phẩm đất nền giá dưới 2 tỷ đồng tại vùng ven trung tâm, tại các tỉnh, thành phố, có pháp lý đảm bảo, hạ tầng, tiện ích có sẵn, ghi nhận mức giá tăng lên tới 40% so với thời điểm thị trường khó khăn nhất", trích báo cáo của VARS.
Đơn vị này cũng đưa ra cảnh báo nhà đầu tư cần hết sức lưu ý trước khi xuống tiền mua đất nền thời điểm này, nên tìm hiểu kỹ mức giá phân khúc để tránh hình thành các cơn "sốt ảo", gây nguy cơ mất an toàn, khi thị trường còn đang trong tiến trình hồi phục.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS - cho biết, thời gian gần đây, khu vực ngoại thành cách trung tâm Hà Nội từ 15km trở ra, giao dịch đất nền rất hạn chế. Tuy nhiên, có những khu vực vùng ven Hà Nội phân khúc đất nền lại đang tăng nóng, tăng ảo.
Theo ông, hiện tượng trên là bất thường. Thậm chí, thị trường bất động sản nhiều khu vực vùng ven Hà Nội đang sôi động nhưng người mua - bán không phải nhà đầu tư mà là những "màn kịch" do môi giới, nhà đầu tư tạo ra.
Nhận định về thị trường bất động sản năm nay, không ít chuyên gia cho rằng, "đất nền vẫn là vua" để đầu tư dài hạn. Những nhà đầu tư sẵn "vốn thịt" hoặc dùng đòn bẩy tài chính thấp có thể cân nhắc xuống tiền.
Dù nhận định đây là thời điểm thích hợp để cân nhắc xuống tiền, nhưng, chuyên gia cũng khuyến cáo nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rơi vào "bẫy" giảm giá.
Nhà đầu tư cá nhân trong thời điểm hiện tại là tránh mua đất nền theo thông tin quy hoạch vì có giá cao, lãi thấp và chậm. Nếu quyết định đổ tiền vào các khu có quy hoạch thì nên tính toán kỹ, chọn lựa vị trí có triển vọng thực thi cao, thanh khoản nhanh.
" alt="Chung cư giảm nhiệt, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven"/>Chung cư giảm nhiệt, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven
Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs Fortaleza EC, 09h00 ngày 24/4: Vững ngôi đầu
Binh sĩ Ukraine khai hỏa gần Bakhmut (Ảnh: Reuters).
Bloombergước tính, trong tuần qua, Nga đã kiểm soát khoảng 200km2 lãnh thổ ở Ukraine, đánh dấu bước tiến nhanh nhất kể từ đầu năm nay.
Trong khi đó, theo tình báo Estonia, Nga kiểm soát khoảng 150km2 lãnh thổ ở Donetsk, miền Đông Ukraine trong tuần qua. Quân đội Nga được cho là đã kiểm soát thị trấn Selydove. Bloombergcho biết mục tiêu tiếp theo của Nga là các thị trấn Poskovsk và Kurakhove, những trung tâm hậu cần quan trọng của quân đội Ukraine.
Những tháng gần đây, lực lượng Nga có tốc độ tiến công mạnh ở miền Đông Ukraine, có thể nói là nhanh nhất kể từ khi xung đột nổ ra vào đầu năm 2022.
Theo thống kê, kể từ ngày 6/8, thời điểm Ukraine bắt đầu chiến dịch đột kích vào vùng biên giới Kursk của Nga, Moscow đã kiểm soát gần 1.200km2 lãnh thổ Ukraine, hơn 1/4 tổng lãnh thổ mà Nga giành được kể từ đầu năm.
Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Alexander Syrsky thừa nhận trong cuộc gặp với phái đoàn quân sự Séc rằng, Ukraine đang phải đối mặt với một trong những cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của quân đội Nga kể từ tháng 2/2022.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm 1/11 cho hay, Moscow đã tiến hành 2.023 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Kiev trong tháng 10, trong đó hầu hết các thiết bị này bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa.
Kể từ đầu năm, Nga thực hiện tổng cộng gần 7.000 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, chủ yếu nhắm đến các hạ tầng quan trọng của Ukraine. Riêng trong tháng 9, Nga đã phóng 1.339 máy bay không người lái tự sát loại Shahed vào Ukraine.
Một số chuyên gia cảnh báo, các cuộc tập kích máy bay không người lái quy mô lớn này của Nga có thể là để chuẩn bị cho một điều gì đó lớn hơn nhiều.
"Đã khá lâu rồi chúng tôi mới chứng kiến một cuộc tấn công quy mô lớn, điều này đáng lo ngại. Một phần có thể liên quan đến thực tế là Nga đang tăng cường không chỉ 1-2 cuộc tấn công hàng loạt, mà có lẽ nhiều cuộc với mục tiêu làm sụp đổ hoàn toàn lưới điện của Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn", Fabian Hoffmann, chuyên gia quốc phòng và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oslo ở Na Uy, cho biết.
"Ukraine cần tăng cường phòng không để bảo vệ người dân khỏi làn sóng tập kích của Nga", Bộ Quốc phòng Ukraine viết trên X.
Nga cảnh báo Ukraine mất thêm lãnh thổ
Trong một diễn biến liên quan khác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo, Ukraine càng vi phạm thỏa thuận, họ càng mất thêm lãnh thổ.
"Chính quyền Ukraine hiện tại, được phương Tây hậu thuẫn, xé bỏ các thỏa thuận càng lâu thì họ càng giữ được ít lãnh thổ", Ngoại trưởng Lavrov phát biểu ngày 2/11.
Nhà ngoại giao Nga nói thêm: "Hồi tháng 2/2014, nếu họ thực hiện một cách thiện chí những gì đã thỏa thuận thì sẽ không có chuyện gì xảy ra và Crimea sẽ là một phần của Ukraine. Nhưng họ quyết định phá bỏ thỏa thuận vì họ mong muốn thay đổi chính phủ càng sớm càng tốt".
Ông Lavrov cho biết, nếu tuân thủ các thỏa thuận Minsk và giữ thỏa thuận Istanbul với Nga, Ukraine đã không mất Donbass.
Theo Newsweek, Kyiv Independent" alt="Ukraine mất nhiều lãnh thổ nhất trong năm"/>Vùng đất tiềm năng hội tụ các lợi thế phát triển
Bắc Giang có vị trí giao thương quan trọng khi nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km; liền kề "tam giác kinh tế phát triển" của 3 tỉnh, thành phố lớn là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Xác định cơ sở hạ tầng là đòn bẩy quan trọng để phát triển, Bắc Giang tập trung phát triển các công trình giao thông trọng điểm. Một số công trình đã đi vào hoạt động như cầu Đồng Việt kết nối tỉnh Hải Dương, cầu Như Nguyệt kết nối Bắc Ninh, đường kết nối cầu vượt sông Cầu đến nút giao Bắc Phú của tuyến quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên…
Đặc biệt, Bắc Giang điều chỉnh nút giao thông giữa TL293 và đường dẫn lên cầu Đồng Sơn từ ngã 3 thành ngã 6. Với các trục đường huyết mạch kết nối trung tâm thành phố đến các khu dân cư, khu công nghiệp trọng điểm, trung tâm hành chính cũ và mới… nơi đây được quy hoạch là tâm điểm giao thương sầm uất hàng đầu Bắc Giang với quy mô lên đến gần 10.000 căn chung cư và khách sạn cao cấp, cùng các tổ hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng lớn.
Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy quan trọng để các địa phương phát triển (Ảnh: bacgiang.gov).
Ngoài ra, Bắc Giang còn có lợi thế về khí hậu thuận lợi, quỹ đất lớn để phát triển công nghiệp, nguồn nhân lực dồi dào. Đây là những yếu tố quan trọng giúp Bắc Giang thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) về "làm tổ".
"Thủ phủ công nghiệp" mới của miền Bắc
Với tiềm năng đột phá, những năm gần đây, Bắc Giang dần vươn lên trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước và đạt được những chỉ số kinh tế - xã hội ấn tượng.
Năm 2023, Bắc Giang đứng thứ 4 cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, đạt 13,89%; thu hút đầu tư dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc; đứng thứ 7 cả nước về thu hút FDI. Ngày 31/7/2024, Bắc Giang chính thức được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại II và đang hướng tới tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030.
Toàn tỉnh hiện có 9 khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng. Trong đó, 8 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích khoảng 2.238,7ha và 38 cụm công nghiệp đang phát triển với tổng diện tích hơn 1.208ha.
Dự kiến đến năm 2030, Bắc Giang dành quỹ đất hơn 10.000ha cho nhiệm vụ phát triển công nghiệp. Mục tiêu tỉnh có 29 khu công nghiệp với diện tích khoảng 7.000ha và 63 cụm công nghiệp với diện tích hơn 3.000ha.
Bắc Giang đang vươn mình trở thành "thủ phủ công nghiệp" mới của miền Bắc (Ảnh: bacgiang.gov).
Nhận xung lực từ quy hoạch công nghiệp, Bắc Giang đón hàng loạt "đại bàng" công nghệ thế giới về làm tổ. Những tên tuổi như "ông lớn" ngành bán dẫn Hàn Quốc Hana Micron, tập đoàn sản xuất điện tử hàng đầu Foxconn, Luxshare-ICT - hai đối tác sản xuất lớn nhất của Apple, nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới JA Solar… đã đưa Bắc Giang trở thành "đại công trường" phía Đông Bắc Thủ đô. Dự kiến, Bắc Giang cũng trở thành bến đỗ tiếp theo tại Việt Nam của nhà bán lẻ Nhật Bản - AEON.
Khu đô thị 5 sao quốc tế nâng tầm vị thế Bắc Giang
Trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ, Bắc Giang cần những công trình biểu tượng xứng tầm để nâng cao vị thế. Là một trong những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu địa phương, TUTA Group tiên phong kiến tạo khu đô thị 5 sao quốc tế Royal Mansion.
Dự án tọa lạc ngay trung tâm ngã 6 thành phố Bắc Giang, bao gồm 1 tòa khách sạn 5 sao quốc tế, 1 tòa văn phòng, 4 tòa căn hộ cao cấp 29 tầng và 171 dinh thự. Với thiết kế ấn tượng, Royal Mansion được DOT Property Awards vinh danh là "Khu đô thị tích hợp có thiết kế kiến trúc đẹp nhất Việt Nam năm 2023".
Cũng tại dự án, lần đầu tiên Bắc Giang chào đón các đối tác toàn cầu xuất hiện như tập đoàn khách sạn 5 sao quốc tế, đơn vị tư vấn quản lý vận hành quốc tế CBRE, đơn vị tư vấn thiết kế toàn cầu Aedas...
Royal Mansion - điểm đến lưu trú, mua sắm, vui chơi giải trí đẳng cấp bậc nhất Bắc Giang.
Hiện tại, diện mạo Royal Mansion dần hiện hữu với 171 dinh thự có kiến trúc phong cách châu Âu. Mỗi dinh thự được ví như một kiệt tác với 5 tầng 1 tum, tối thiểu 2 mặt tiền, được hoàn thiện với vật liệu đẳng cấp.
Khi đi vào hoạt động, Royal Mansion hứa hẹn là khu đô thị 5 sao quốc tế, là biểu tượng thịnh vượng của Bắc Giang đang chuyển mình phát triển.
Để biết thêm thông tin về khu đô thị 5 sao quốc tế Royal Mansion liên hệ:
Hotline: 0985171898
Website: www.royalmansion.com.vn
Địa chỉ dự án và văn phòng bán hàng: 299 đường Hùng Vương, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (ngã 6 Bắc Giang - nút giao Đồng Sơn)
Chủ đầu tư: Liên danh Công ty CP Tập đoàn TUTA, Công ty CP Thương mại Tuấn Mai, Công ty CP Thương mại Rùa Vàng
Đơn vị phát triển kinh doanh: Weland
" alt="Liên tục đón "đại bàng về làm tổ", bộ mặt đô thị Bắc Giang thay đổi"/>Liên tục đón "đại bàng về làm tổ", bộ mặt đô thị Bắc Giang thay đổi
Phiến quân tiến vào Aleppo, thành phố lớn thứ hai Syria, ngày 29/11 (Ảnh: AFP).
AFPdẫn thông tin từ Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 30/11 cho biết, phiến quân Hayat Tahrir al-Sham đã kiểm soát một nửa thành phố Aleppo lớn thứ hai Syria mà gần như không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào của quân đội Syria.
"Không có giao tranh, không một phát súng đáp trả khi quân đội của chính phủ Syria rút lui", giám đốc SOHR Rami Abdel Rahman nói với AFP.
Một chỉ huy của phiến quân cho biết, sở dĩ họ có thể tiến nhanh ở Aleppo do khoảng trống mà lực lượng được Iran hậu thuẫn bỏ lại.
Trong khi đó, theo hãng tin Al Jazeera,phiến quân đã kiểm soát hơn 47 ngôi làng.
"Họ đã nắm quyền kiểm soát vùng nông thôn phía Tây Aleppo. Nhưng tất nhiên, chúng ở gần trung tâm thành phố Aleppo… Ngoài ra, phiến quân cũng nắm quyền kiểm soát đường cao tốc M5, một tuyến đường vận chuyển quân sự và hậu cần rất quan trọng", Al Jazeera cho biết.
Quân đội Syria hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Trước đó, hôm 29/11, quân đội Syria cho biết với sự hỗ trợ của Nga, họ đã giành lại được vị trí ở một số thị trấn thuộc tỉnh Aleppo và Idlib sau cuộc tấn công bất ngờ của Hayat Tahrir al-Sham và các phe phái đồng minh phát động ngày 27/11. Quân đội Syria cũng tuyên bố hạ hàng trăm tay súng phiến quân.
Theo SOHR, máy bay chiến đấu của Syria và Nga đã thực hiện 23 cuộc không kích gần Idlib hôm qua.
Một người dân ở Aleppo kể lại, ông nghe thấy "âm thanh của tên lửa và pháo kích suốt ngày đêm". "Chúng tôi lo sợ chiến tranh sẽ nổ ra và chúng tôi sẽ phải rời bỏ nhà cửa một lần nữa", người đàn ông 51 tuổi chia sẻ.
Quân nổi dậy tấn công vào căn cứ quân đội Syria ở Aleppo
Phó điều phối viên nhân đạo khu vực của Liên hợp quốc tại Syria, David Carden, bày tỏ lo ngại trước tác động của tình hình giao tranh leo thang đối với dân thường. "Các cuộc tấn công không ngừng nghỉ trong 3 ngày qua đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 27 thường dân, bao gồm cả trẻ em", ông cho hay.
Chính quyền Syria đã đóng cửa sân bay Aleppo và tất cả các con đường dẫn vào thành phố từ hôm nay 30/11.
Reutersdẫn các nguồn thạo tin cho hay, lực lượng quân đội Syria được lệnh rút quân có trật tự khỏi các khu vực chính ở thành phố. Nga, một đồng minh quan trọng của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cam kết sẽ chuyển thêm khí tài hỗ trợ cho Syria. Các vũ khí, trang thiết bị này sẽ đến Syria trong vòng 72 giờ tới.
Cuộc tấn công quy mô lớn của Hayat Tahrir al-Sham đánh dấu lần đầu tiên Aleppo bị tấn công kể từ năm 2016, thời điểm quân chính phủ và các lực lượng đồng minh giành lại quyền kiểm soát thành phố này từ tay phiến quân.
Diễn biến mới này làm dấy lên lo ngại cuộc chiến Syria sẽ nóng trở lại giữa lúc xung đột Israel với Hamas và Hezbollah chưa lắng xuống.
Theo Al Jazeera, AFP" alt="Phiến quân chiếm nửa thành phố lớn thứ hai Syria"/>