当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Việt Nam đã có nền tảng giúp khám, chữa bệnh từ xa

Việt Nam đã có nền tảng giúp khám, chữa bệnh từ xa

2025-01-27 09:47:22 [Nhận định] 来源:NEWS

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam,ệtNamđãcónềntảnggiúpkhámchữabệnhtừal-nassr đấu với damac  Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) và Bộ Y tế đã tổ chức Lễ Khai trương Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa nhằm giúp cộng đồng phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Khám bệnh bằng gọi điện, nhắn tin, không cần đến bệnh viện

Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa giúp người dân có thể dễ dàng theo dõi sức khỏe qua ứng dụng hoặc website, kết nối với bác sĩ qua hình thức gọi điện, nhắn tin…, đặt lịch khám, tương tác với người thân, người có cùng bệnh và cập nhật các thông tin hướng dẫn điều trị.

Cơ sở y tế có thể lập phác đồ theo dõi cho từng bệnh nhân, quản lý tình trạng sức khỏe hàng ngày, cảnh báo, nhắc nhở điều trị, tương tác trực tiếp với bệnh nhân (qua điện thoại, tin nhắn) và chỉ định điều trị, phục hồi chức năng, tư vấn dinh dưỡng, khám lại.

Việt Nam đã có nền tảng giúp khám, chữa bệnh từ xa
Việt Nam đã có nền tảng giúp khám, chữa bệnh từ xa.

Nền tảng do Viettel phát triển đáp ứng đủ 6 lĩnh vực khám chữa bệnh từ xa theo quy định của Bộ Y tế ban hành gồm: Tư vấn y tế từ xa; Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa; Đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

Sự ra đời của nền tảng này giúp các bệnh viện nhanh chóng thiết lập kênh hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh cho người dân, giảm chi phí đầu tư hệ thống ban đầu. Nền tảng này sẽ được triển khai miễn phí trong thời kỳ cả nước đang dồn hết sức phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Các bệnh viện không cần có sẵn đội ngũ chuyên gia CNTT tại chỗ để vận hành, duy trì tại chỗ. Do đó, Việt Nam có thể triển khai đồng loạt hệ thống khám chữa bệnh từ xa tại hàng ngàn bệnh viện và cơ sở y tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số lĩnh vực Y tế.

Việt Nam đã có nền tảng giúp khám, chữa bệnh từ xa
Bệnh nhân ở xa sẽ được thăm khám bằng gọi điện, nhắn tin, không cần đến bệnh viện. 

Việc triển khai kênh khám, chữa bệnh từ xa sẽ giúp giảm số lượng người trực tiếp đến bệnh viện, giảm bệnh nhân dồn về tuyến trên, từ đó giúp xã hội và ngành y tế tiết kiệm hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Người dân ở bất kỳ đâu cũng được hưởng chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất.

Khi công nghệ 5G phổ cập tại Việt Nam, với khả năng kết nối vạn vật và xử lý thời gian thực, nền tảng sẽ có thêm khả năng phẫu thuật từ xa. Bác sỹ ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể trực tiếp tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân ở tại Việt Nam.

Chuyển đổi số ngành Y tế, hướng tới quốc gia thông minh

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều năm nay, dù đã nói đến bệnh viện online, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử, kết nối liên thông giữa bệnh viện các tuyến, y học gia đình, thế nhưng các chuyển biến vẫn chưa nhiều. Covid-19 đã thúc đẩy cả ngành y tế đến lựa chọn phải chuyển đổi số nhanh nhất có thể.

Tư vấn khám chữa bệnh từ xa luôn đi với một số thiết bị y tế đơn giản trong hộ gia đình. Đó có thể là máy đo nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, tiểu đường, kể cả xét nghiệm Covid-19,... Trong khi đó, những thiết bị này đang ngày càng rẻ nhờ sự tiến bộ của công nghệ. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây chính là thị trường cho ngành công nghiệp y tế Việt Nam phát triển. Một ngành mà nếu thành công thì hoàn toàn có thể đi ra toàn cầu.

Việt Nam đã có nền tảng giúp khám, chữa bệnh từ xa
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Việt Nam sẽ phải phát triển nhiều nền tảng chuyển đổi số hơn nữa. 

“Để chuyển đổi số, cách nhanh nhất là dựa trên các nền tảng. Hàng chục ngàn cơ sở y tế là một nền tảng, không phải hàng chục ngàn phần mềm khác nhau. Điều này giúp cho việc triển khai rất nhanh, đồng nhất và đỡ tốn kém.”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. 

Việt Nam sẽ phải phát triển nhiều nền tảng chuyển đổi số hơn nữa. Do vậy, Bộ TT&TT và Bộ Y tế kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia phát triển không chỉ các nền tảng mà cả các ứng dụng, để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ngành y tế Việt Nam. 

Chia sẻ tại buổi ra mắt nền tảng khám chữa bệnh từ xa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc rất vui mừng, đánh giá cao ngành TT&TT và ngành Y tế đã chủ động cùng phối hợp để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

Thủ tướng đồng ý với Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng rằngViệt Nam cần phải có các nền tảng công nghệ để giúp các cơ quan, tổ chức nhanh chóng đưa hoạt động của mình lên môi trường số, từ đó phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. 

Việt Nam đã có nền tảng giúp khám, chữa bệnh từ xa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với một bệnh nhân vừa được các bác sĩ thăm khám, chữa bệnh từ xa. 

Tại sự kiện, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế và Bộ TT&TT phối hợp chặt chẽ với nhau để chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số.

Bên cạnh đó, cần ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phát triển các nền tảng công nghệ cho lĩnh vực y tế như nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, nền tảng quản trị y tế thông minh. Từ đó, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế. 

Thủ tướng cũng muốn Bộ TT&TT và Bộ Y tế phối hợp xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế. 

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đây là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, đó là chuyển đổi số trong ngành Y tế hướng tới quốc gia số, quốc gia thông minh.

(Quý độc giả có thể xem toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ Khai trương nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và Ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng, chống Covid-19 tại đây

(责任编辑:Bóng đá)

推荐文章
热点阅读