Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Phải cải cách hành chính tốt để tạo dư địa tăng trưởng

 人参与 | 时间:2025-01-23 17:24:26

Những kết quả ban đầu đáng khích lệ

Chiều nay,ộtrưởngMaiTiếnDũngPhảicảicáchhànhchínhtốtđểtạodưđịatăngtrưởchelsea – aston villa 28/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp với đại diện 15 Bộ, cơ quan về tình hình thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính.

{ keywords}
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, trong thời điểm tập trung phòng chống dịch Covid-19, vấn đề quan trọng là đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp.

Bộ trưởng cho biết, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng là không để nhiệm vụ nào không hoàn thành, đặc biệt trong thời điểm tập trung phòng chống dịch Covid-19, vấn đề quan trọng là cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp. “Chúng ta phải cải cách tốt để tạo dư địa tăng trưởng trong thời điểm năm nay khó khăn vì đang tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Vì vậy, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Bộ, cơ quan để tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, trong đó có các vấn đề như cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và kiểm tra lại các nhiệm vụ Thủ tướng giao liên quan xây dựng Chính phủ điện tử tại các đơn vị.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020, với sự chỉ đạo quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng và sự chung tay của các Bộ, địa phương, kết quả ban đầu là đáng khích lệ.

Thông tin về thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính của các bộ, cơ quan trong thời gian qua, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ, thường trực Tổ công tác cho biết, với việc thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử, sau gần tròn 1 năm ban hành, rất nhiều nhiệm vụ giao đã được các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành; có nhiều nhiệm vụ được triển khai với thời hạn 2 năm (2019 – 2020) hoặc tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.

Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ được giao hoàn thành trong năm 2019 nhưng không hoàn thành đúng hạn vì nhiều lý do.

Về gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thống kê cho thấy, kể từ ngày khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia được khai trương vào tháng 3/2019 cho đến ngày 25/2/2020, đã có hơn 1,3 triệu văn bản điện tử gửi, nhận.

Cũng theo thường trực Tổ công tác, số lượng văn bản điện tử có ký số và tỷ lệ số lượng văn bản điện tử có ký số trên tổng số văn bản điện tử được gửi, nhận tại một số Bộ, cơ quan rất cao, tiêu biểu như các Bộ: Công Thương, Tài chính, Y tế, KH&ĐT, TT&TT và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, có cơ quan có số lượng và tỷ lệ văn bản điện tử có ký số cao khi gửi, nhận với bên ngoài; nhưng việc gửi, nhận trong nội bộ lại rất thấp, như tại Bộ KH&ĐT.

Đặc biệt, tỷ lệ các Vụ, Cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng, nhiều Bộ đã đạt trước thời hạn với tỷ lệ rất cao, đơn cử như Bộ GD&ĐT, Ngân hàng Nhà nước đều đạt 100% và Bộ TT&TT đạt 98,9%.

Trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Danh mục tại các quyết định 846 và 877 của Thủ tướng Chính phủ, ông Ngô Hải Phan cho biết, hầu hết các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Danh mục đã được các bộ, ngành triển khai song vẫn còn một số bộ, ngành chưa hoàn thành.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành có các dịch vụ công trực tuyến được Chính phủ lựa chọn tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia đang tích cực phối hợp với Văn phòng Chính phủ để sửa đổi phần mềm, kết nối liên thông. Theo thống kê, sau hơn 2 tháng khai trương, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hơn 65.900 tài khoản đăng ký, hơn 17 triệu lượt truy cập, cùng hơn 1.925.000 hồ sơ đồng bộ trạng thái trên Cổng, trong đó có 11.000 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng Dịch vụ công quốc gia được xử lý thành công.

Công tác xây dựng, rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh cũng được các Bộ, cơ quan tham gia mạnh mẽ. Trong đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, lộ trình và cách làm đang được Bộ hoàn thiện; chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo và đã có những phản hồi tích cực trong nhân dân. Tỷ lệ giải quyết đúng hẹn đạt 95,8%...

“Không để nhiệm vụ nào không được thực hiện!”

Tuy nhiên, tổng hợp báo cáo từ các Bộ, cơ quan, Thường trực Tổ công tác cũng điểm ra những khó khăn như: thiếu các quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thiếu các quy định cụ thể về văn thư, lưu trữ điện tử, chứng từ điện tử trong giao dich hành chính, thanh toán; một số bộ, ngành vẫn gửi song song bản điện tử và bản giấy gây khó khăn cho việc tiếp nhận tại Văn thư; hay danh sách mã định danh trên Trục liên thông văn bản quốc gia liên tục cập nhật dẫn đến khó trong việc cập nhật danh sách vào hệ thống phần mềm quản lý văn bản điện tử của Bộ...

Qua nghe ý kiến trao đổi về kết quả cũng như những vướng mắc của các Bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận định, các ý kiến cho thấy các bộ, ngành đã thực sự triển khai bởi có làm mới thấy được những điểm vướng, khó, chưa hoàn thiện.

Bộ trưởng đề nghị, các Bộ, cơ quan thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đã được ghi trong Nghị quyết 17, nhất là những nhiệm vụ liên quan hoàn thiện thể chế cho Chính phủ điện tử như: kết nối chia sẻ dữ liệu, định danh xác thực điện tử, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử... “Các Bộ, cơ quan có nhiệm vụ trong thời hạn, đề nghị hoàn thành theo đúng thời hạn. Các đơn vị cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, với mục tiêu không để nhiệm vụ nào không thực hiện và không để nhiệm vụ nào quá hạn”, Bộ trưởng yêu cầu.

{ keywords}
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, ở thời điểm phải phòng lây lan dịch bệnh hiện nay, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, tiếp tục đưa thêm nhiều dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Nhấn mạnh việc thực hiện Quyết định 28 về gửi nhận văn bản điện tử thể hiện quyết tâm cải cách của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ rõ, nếu làm tốt việc này chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và quan trọng nhất là giúp minh bạch, nhanh chóng, không còn tình trạng phải đợi lấy giấy tờ. Vì vậy, quyết tâm đến tháng 6/2020 thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp.

Liên quan đến cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Bộ trưởng cho rằng ở thời điểm phải phòng lây lan dịch bệnh hiện nay, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, tiếp tục đưa thêm nhiều dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia. “Tinh thần là dự kiến ngày 12/3/2020 sẽ công bố đánh giá kết quả cung cấp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong 3 tháng, đồng thời công bố những dịch vụ công sẽ tiếp tục được tích hợp trên Cổng”, Bộ trưởng thông tin thêm.

Vân Anh

顶: 1699踩: 6976