
- Giáo viên ứng xử không đúng mực với học sinh, môn đạo đức lại dạy về giá trị hàng hóa, dọa bỏ bạn trong thùng xốp để phi tang..., đây là những ý kiến của học sinh TP.HCM tại buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT sáng nay 28/3.Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức đối thoại với hơn 160 học sinh tiêu biểu, đại diện cho khối THPT và TTGDTX trên địa bàn thành phố. Chủ đề của buổi đổi thoại năm nay là Văn hóa ứng xử học đường.
Giáo viên ứng xử không đúng mực
Tại buổi đối thoại, nhiều vấn đề về ứng xử trong đời sống học đường đã được nhiều học sinh đề cập tới.

|
Học sinh Mai Anh, Trường THPT Lam Sơn |
Học sinh Hồng Đào, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đặt câu hỏi “Ngoài yêu cầu giáo viên, học sinh phải ứng xử đúng mực, lãnh đạo Sở đã “nắm” tới các bộ phận khác như nhân viên y tế, bảo mẫu, bảo vệ chưa?”.
Còn học sinh Trần Lưu Quốc cho rằng văn hoá ứng xử giữa học sinh và giáo viên đang có nhiều bất cập. “Các thầy cô trẻ cởi mở với học sinh hơn, nhưng việc ứng xử giữa học sinh với các thầy cô trẻ lại không lịch sự như với những giáo viên lớn tuổi”.
Trong khi đó, học sinh Ngọc Trâm, Trường THPT Trưng Vương, đưa ra đề nghị “Giáo viên chủ nhiệm nên dành thời gian sinh hoạt để dạy văn hoá ứng xử cho học sinh, chứ không chỉ tập trung vào nhận xét kế hoạch tuần qua và đưa ra kế hoạch tuần tới”.
Đề cập đến việc ứng xử nơi công cộng, học sinh Nguyễn Nhật Tiến, Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý lại nói về việc ứng xử trên xe buýt. Tiến cho rằng, “Đa số học sinh đều đi học bằng xe buýt, nhưng lên xe thì chen lấn, xô đẩy thậm chí làm ồn ào”.
Tiến đưa ra đề nghị “Sách giáo khoa mới phải tích hợp dạy văn hoá ứng xử công cộng để học sinh học tập”.
Riêng học sinh Võ Phi Thành Đạt, Lớp 11B1, Trường THPT Nguyễn Du, đưa ra đề xuất “Đưa những câu chuyện trong văn học ra cuộc sống để dạy học sinh ứng xử, bỏ điểm số phổ thông như học sinh tiểu học để không còn nặng về ganh đua điểm số”.
Dùng thùng xốp dọa... phi tang bạn
Bạo lực học đường là vấn đề được nhiều học sinh thẳng thắn để cập trong buổi đối thoại.
Học sinh Minh Uyên, Trường THPT Phú Nhuận, cho rằng bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ việc đánh đấm mà nguy hại hơn là làm tổn thương đến tinh thần của học sinh.
Minh Uyên kể “Cách đây mấy tháng, một học sinh ở Quận Gò Vấp bị bạn giết hại và bỏ vào thùng xốp phi tang. Sau sự việc này, nhiều học sinh đã dùng hình ảnh thùng xốp để hù doạ bạn khác khiến các bạn sợ hãi. Thậm chí, có bạn còn đưa ảnh thùng xốp và nói với bạn mình rằng “Có muốn bị bỏ vào thùng xốp không?” - Uyên kể.
 |
Học sinh nêu ý kiến tại buổi đối thoại |
Còn học sinh Võ Trâm Anh, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, thì cho rằng bạo lực học đường đang bị xử lý nghiêm khắc mà thiếu đi việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại diễn ra.
“Em mong lãnh đạo có giải pháp thích hợp thay vì đuổi hoặc bị đình chỉ học, để học sinh nhận ra sai lầm mà tâm phục khẩu phục” - Trâm Anh bày tỏ.
Học sinh Phan Gia Huy thì cho biết các Trung tâm Giáo dục thường xuyên đang là mô hình xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều học sinh học sinh lớn tuổi luôn nói tục, chửi thề khiến những học sinh khác bị ảnh hưởng.
"Cần có cách phòng ngừa để tránh những học sinh nhỏ bị ảnh hưởng những học sinh lớn" - Gia Huy mong muốn..
"Tại sao môn đạo đức lại dạy về giá trị hàng hóa?"
“Môn học Giáo dục công dân đã chứng tỏ được giá trị khi đưa kì thi THPT quốc gia. Tuy nhiên học sinh đang phải học những kiến thức quá cao siêu" - Mai Anh, học sinh Trường THPT Lam Sơn đưa ra ý kiến của mình về môn Đạo đức hiện nay,
Cụ thể hơn, Mai Anh cho biết “Dù là môn Đạo đức nhưng ở lớp 10 chúng em phải học về chủ nghĩa duy vật, duy tâm, tới lớp 11 lại học về giá trị hàng hoá. Em thấy những kiến thức này chưa thật sự phù hợp và đúng nghĩa với môn Đạo đức” – Mai Anh khẳng định.
Em Yến Hòa, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn thì nhận xét rằng dù có khẩu hiệu "Tiên học lễ, Hậu học văn" nhưng học sinh đang được học văn hoá trước khi học lễ nghĩa.
“Chúng em mong được học ứng xử, xếp hàng trước khi học văn hóa, vì vậy mong giáo dục thay đổi lại điều này, như học sinh Nhật Bản đang được học” - Yến Hòa đề nghị...
 |
Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng THPT THPT Lương Thế Vinh: "Sau khi nghe ý kiến của học sinh, chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp" |
Dành thời gian để lắng nghe ý kiến của học sinh, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng điều nhiều học sinh bức xúc không phải là vấn đề mới mà là vấn đề nóng của Nhà nước trong việc quản lý mảng xã hội.
Vì vậy, theo ông Sơn, thầy cô giáo phải quan tâm những nội dung này. Từ phòng giáo dục tới các trường phải tổ chức tập huấn các chuyên đề như cách vào các trang mạng xã hội. Các giáo viên phải chủ động tác động học sinh, phát hiện những chia sẻ tiêu cực của các em để giải thích kịp thời. Còn bản thân học sinh phải biết nhìn nhận thông tin, lọc lại hình ảnh và biết phản bác các tiêu cực.
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đề nghị các trường tăng cường sinh hoạt chuyên môn, tổ chức nhiều hoạt động về âm nhạc, thể thao để học sinh tham gia. Lãnh đạo trường chủ động thu xếp thời khóa biểu, phân bổ thời gian hợp lý cho các chuyên đề sinh hoạt ngoại khoá, tiết học ngoài nhà trường.
Sở GD- ĐT sẽ ghi nhận ý kiến của học sinh để có những chỉ đạo phù hợp.
Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh:Qua những ý kiến của học sinh, chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Thầy Trần Phước Đức, Trường THPT Nguyễn Trãi:Nhiều suy nghĩ của học sinh hôm nay cũng là suy nghĩ của chúng tôi. Sau buổi đối thoại này, tôi đã nghĩ tới việc tổ chức hội thảo, mời các phụ huynh, chuyên gia để hướng dẫn học sinh. Thầy Bùi Tấn Thanh, Giám đốc TTGDTX Chu Văn An:Các em đã nói ra được nhiều điều rất hay. Thật sự môi trường học đường ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên khá bất cập. Chúng tôi vẫn yêu cầu những học viên của trung tâm bước vào trường phải nghiêm túc. Sắp tới chúng tôi sẽ nghiên cứu để học sinh khóa sau có thể học hỏi khóa trước. Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM:Lắng nghe ý kiến của các em, chúng tôi đã định hình SGK sắp tới sẽ có những bài dạy về ứng xử, tuổi mới lớn, văn hoá công cộng.. Tôi thấy có nhiều học sinh đang bi quan về văn hoá ứng xử hiện nay, tôi muốn nói với các em rằng một người làm không được, nhưng nếu cùng chung tay sẽ làm được. Tôi mong các em hãy mạnh dạn trao đổi với bố mẹ, giáo viên để tìm ra những phương án tốt nhất, và hãy noi gương bạn tốt để hoàn thiện chính bản thân mình. |
Lê Huyền
" alt="Bạo lực học đường: Học sinh TP.HCM bức xúc vì bạn dọa 'phi tang' bằng thùng xốp"/>
Bạo lực học đường: Học sinh TP.HCM bức xúc vì bạn dọa 'phi tang' bằng thùng xốp

Tổng thống Nga tiếp Thủ tướng Đức tại chiếc bàn siêu dài. Ảnh: AnadoluTheo Forbes, người đứng đầu nước Nga đã tiếp Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại chiếc bàn gỗ sơn mài dài 6m.
Chiếc bàn siêu dài này được dùng như một nghi thức ngoại giao để ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, là biện pháp đảm bảo khoảng cách giữa Tổng thống Putin và các vị khách.
 |
Tổng thống Nga Putin tiếp Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: Anadolu |
Chiếc bàn quá khổ xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc gặp ngày 1/2 giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Tổng thống Putin cũng sử dụng bàn dài trong cuộc họp hồi đầu tuần này với Ngoại trưởng Sergey Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Hai quan chức này buộc phải ngồi cách xa Tổng thống Putin vài mét khi báo cáo về vấn đề Ukraina.
 |
Tổng thống Putin tiếp Thủ tướng Hungary. Ảnh: Anadolu |
Khi được hỏi về các biện pháp giãn cách trên, phát ngôn viên Kremlin Dmitry Peskov nói, đó chỉ là tạm thời và nó được áp dụng để tránh biến thể Omicron siêu lây nhiễm.
 |
Tổng thống Putin họp với Ngoại trưởng Lavrov. Ảnh: Anadolu |
Các lãnh đạo nước ngoài, nhà báo và quan chức ngoại quốc được yêu cầu phải tự cách ly trước khi tiếp xúc với Tổng thống Nga. Các phái đoàn, nhà báo nước ngoài khi tới Điện Kremlin phải cung cấp 3 xét nghiệm PCR có kết quả âm tính trong 4 ngày trước chuyến thăm.
Theo France24, một đường hầm khử trùng cũng đã được lắp đặt tại tư dinh của Tổng thống Putin tại ngoại ô Moscow.
>> Đọc tin tức quốc tế trên VietNamNet
Hoài Linh

Tại sao bàn họp giữa hai ông Putin và Macron có chiều dài 'quá khổ'?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải giữ khoảng cách với người đồng cấp Nga Vladimir Putin do từ chối yêu cầu xét nghiệm Covid-19 trước cuộc hội đàm tại Moscow.
" alt="Chiếc bàn siêu dài gây tranh cãi của ông Putin"/>
Chiếc bàn siêu dài gây tranh cãi của ông Putin
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng rộ lên trào lưu tìm ảnh các nhân vật trong sách giáo khoa như “hot girl bìa sách Giáo dục công dân 9", "bé Hà trong tự thuật Tập đọc lớp 2", “hot boy ảnh bìa Giáo dục công dân 8" và mới đây là cặp song sinh trong sách Sinh học 9.Thông tin về Gia Ngọc và Nguyễn Anh bắt đầu được cộng đồng mạng tìm kiếm những ngày gần đây sau khi một tài khoản đăng tải hình ảnh chụp hai chị em trong sách giáo khoa Sinh học lớp 9. Cặp song sinh khi đó trở thành ví dụ minh họa cho bài Di truyền học ở người, phần Sinh đôi cùng trứng.

|
Hình ảnh Nguyễn Anh và Gia Ngọc hồi nhỏ trong sách Sinh học 9 |
Sau khi hình ảnh đăng tải đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng bởi nhân vật mà thế hệ 9x giai đoạn cải cách sách mới ai cũng được học. Nhiều người thắc mắc không biết bây giờ họ trông như thế nào, còn giống nhau như hồi nhỏ hay không.
Qua tìm hiểu, PV Dân trí đã có cuộc trò chuyện với một trong hai nhân vật chính của bức ảnh là bạn Gia Ngọc (bạn nam và là em trong cặp đồng sinh - PV). Ngọc xác nhận đó là hình ảnh hồi nhỏ của hai chị em, được đưa vào sách giáo khoa Sinh học 9.

|
Ngày bé, hai chị em giống nhau như hai giọt nước |
“Đây là ảnh của chị em mình, do công việc của bố mình liên quan đến giáo dục nên hồi đó, bố tình cờ được gặp bác đang viết sách Sinh học để cải cách và bác đang tìm ảnh sinh đôi mà không tìm được ai nên ảnh của tụi mình mới vô tình xuất hiện trên sách như vậy”, Gia Ngọc kể.
9x cho biết thực sự ngạc nhiên từ hồi được học vì nghĩ rằng phải học đến lớp 10 thì sách mới ra hoặc đến lúc học sách cũng cải cách khác nhưng may mắn hai chị em Nguyễn Anh, Gia Ngọc vẫn được học cuốn sách có ảnh của chính mình.

|
4 mẹ con Nguyễn Anh, Gia Ngọc và người chị cả sinh năm 1991 |
“Bọn mình sinh năm 1995, ngày bé còn giống nhau không thể nhận ra, thi thoảng mặc áo khác màu, đi đâu bố mẹ sẽ phải giới thiệu trước cho dễ nhận biết nhưng giờ lớn thấy khác rồi và chị mình cũng có răng khểnh. Lúc bé đi học chỉ các bạn trong lớp mới biết chuyện được lên sách, cũng không ngờ bây giờ lại được mọi người quan tâm”, 9x Hà Nội chia sẻ.
Được biết, hiện tại Nguyễn Anh và Gia Ngọc đã bước sang tuổi 23, Gia Ngọc học về Văn hóa còn Nguyễn Anh học về Luật. Cả hai đều đã có công việc ổn định.


|
Hình ảnh của hai anh em sinh đôi |
Nói về tính cách Ngọc cho biết vì là sinh đôi nên tính rất giống nhau, nếu một người ốm thì người kia cũng ốm nếu không ở với nhau.
“Cả hai đứa mình đều có tính độc lập, hay nói hay cười, tiếp xúc lúc đầu thì im ỉm nhưng chơi vào thì “hết hồn”. Bọn mình đều thích chơi cảm giác mạnh và du lịch. Có điều rất hay là nếu muốn hẹn hò nhau ở đâu đó, bọn mình chỉ cần nhìn mắt nhau thôi sẽ đoán được người kia muốn nói gì với mình”, Ngọc nói.
Ngoài ra, cặp sinh đôi Hà Nội còn rất yêu động vật đặc biệt là chó. Trong cuộc sống, Gia Ngọc có quan điểm sống là: “Yolo! You only live once”.
Và đây là họ hiện tại.


|
Và đây là họ hiện tại |
Theo Kim Bảo Ngân/ Báo Dân trí
" alt="Hai anh em sinh đôi trong sách Sinh học 9 bây giờ ra sao?"/>
Hai anh em sinh đôi trong sách Sinh học 9 bây giờ ra sao?