当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Changchun YaTai vs Wuhan Three Towns, 14h30 ngày 2/4: Đi tìm niềm vui 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Jazeera, 21h00 ngày 3/4: Đối thủ yêu thích
(Nguồn: Website các trường đại học)
Nhiều chính sách học bổng ưu đãi
Với mức học phí ngành Công nghệ thông tin nói trên, nhiều trường đại học đã đưa ra các chính sách học bổng để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, khuyến khích các sinh viên có thành tích xuất sắc, đồng thời giảm gánh nặng học phí cho gia đình.
Chẳng hạn như tại trường Đại học CMC, trong năm 2024, trường đại học này hỗ trợ 400 suất học bổng cho tân sinh viên từ quỹ học bổng “CMC - Vì bạn xứng đáng” với tổng giá trị 96 tỷ đồng. Các thí sinh nhập học vào trường có cơ hội nhận các mức học bổng từ 50%, 70% và 100% học phí toàn khoá.
Bên cạnh học bổng, các trường đại học cũng có những chính sách ưu đãi học phí, hỗ trợ vay vốn sinh viên trong bối cảnh học phí đại học có xu hướng tăng hiện nay.
Chất lượng đào tạo Công nghệ Thông tin
Công nghệ thông tin là lĩnh vực sử dụng máy tính để tạo, xử lý, lưu trữ, truy xuất và trao đổi tất cả loại dữ liệu, thông tin. Đây là ngành đào tạo yêu cầu chất lượng cao trong chương trình giảng dạy và đội ngũ giảng viên, đồng thời cũng cần có cơ sở vật chất hiện đại để đáp ứng quá trình đào tạo.
Một số trường đại học hiện nay đã đầu tư những giáo trình cập nhật của nước ngoài để thích ứng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin trên thế giới. Với trường Đại học CMC, chương trình đào tạo Công nghệ Thông tin được thiết kế theo chuẩn kiểm định của Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ của Mỹ (ABET). Đây được xem là một tiêu chuẩn "vàng" của thế giới về đào tạo kỹ thuật và công nghệ.
Ngoài ra, việc được thực hành và thực tập thực tế cũng là một yêu cầu không thể thiếu của ngành Công nghệ thông tin. Nhiều trường đại học đã có thiết kế các học kỳ thực tập tại doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu này.
Với mạng lưới doanh nghiệp liên kết trong nước và quốc tế, cùng lợi thế trực thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC, toàn bộ sinh viên trường Đại học CMC sẽ được thực tập 1 học kỳ tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Trường đại học này cũng cam kết việc làm cho 100% sinh viên ngành Công nghệ thông tin hệ song ngữ nhập học năm 2024.
Ngọc Diệp
" alt="Học phí ngành công nghệ thông tin các trường đại học năm 2024 "/>Học phí ngành công nghệ thông tin các trường đại học năm 2024
Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều nhớ lại: "Trước buổi lễ, khi chúng tôi đến mời ông về dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập trường, Tổng Bí thư nói với chúng tôi rằng: Em báo cáo các thầy, các cô bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (thời điểm năm 2020 - PV) nhưng khi về trường, xin phép các thầy cô và nhà trường vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng, một cựu học sinh của nhà trường”.
Trong buổi lễ, Tổng Bí thư cũng nói chuyện rằng: “Hôm nay, cho phép em bỏ ngoài chức tước, về đây với tư cách một học trò để gặp các thầy cô và các bạn”.
Theo ông Kiên, Tổng Bí thư rất khiêm nhường và không muốn vì mình là một lãnh đạo cao cấp mà nhà trường cũng như mọi người phải đón tiếp quá trọng thị. Mọi người đều cảm nhận Tổng Bí thư giản dị, mộc mạc nhưng rất tinh tế, là người luôn giữ đạo hiếu của một người trò, nghĩa lễ với các thầy cô, ngay từ việc xưng hô.
“Khi gặp chúng tôi, mặc dù chúng tôi là thế hệ con cháu nhưng Tổng Bí thư luôn xưng hô ‘thầy hiệu trưởng’, ‘cô hiệu phó’ và ‘em’; chứ không dùng bất kỳ một từ khác. Với chúng tôi trạc tuổi con cháu nhưng Tổng Bí thư vẫn rất chỉn chu trong từng câu, từng từ”, ông Kiên bồi hồi nhớ lại.
Hôm về kỷ niệm 70 năm thành lập trường, Tổng Bí thư cũng không quên tặng hoa thầy chủ nhiệm nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ôn lại những kỷ niệm về thời thanh xuân của mình cùng bạn bè, thầy cô.
“Khi ông bước xuống xe, thấy tôi đón, việc đầu tiên Tổng Bí thư nói nhỏ với tôi là: ‘Thầy trò mình nắm tay nhau cùng đi’. Tổng Bí thư muốn “người thầy” và “học trò” không có khoảng cách, cùng nhau đi trên con đường của trường để tiến vào lễ đài. Những điều đó toát lên con người tri thức, nhân cách của Tổng Bí thư”.
Ông Trung Kiên chia sẻ thêm, đối với thế hệ thầy cô và học sinh hiện tại của nhà trường, Tổng Bí thư nhắn nhủ hãy nỗ lực, cố gắng, vượt khó để học tốt. “Chính Tổng Bí thư cũng là một tấm gương để các thế hệ học sinh nhà trường noi theo về tinh thần vượt khó. Tôi vẫn nhớ Tổng Bí thư kể từng đi bộ từ thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) để đến trường phải đi qua đò và thường đi học từ 5h.
Hồi đó, cả khu vực Gia Lâm và Đông Anh chỉ có Trường Nguyễn Gia Thiều. Vì không có đồng hồ, nên có những hôm ông đi từ 3h, đến đò lúc 4h và sang trường lúc 5h khi mọi người còn chưa dậy. Đó là những kỷ niệm để lại niềm xúc động, ngưỡng mộ của thầy trò trường chúng tôi về Tổng Bí thư”, ông Kiên kể.
Trước đó, dự lễ khai giảng năm năm học 2014 - 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng chia sẻ: “Tôi học tại trường từ năm 1957 đến 1963. Lúc đó, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều còn là trường cấp 2, cấp 3 với mái lá nhà tranh, sân đất, cả trường là một vườn phi lao.
Thế hệ học sinh chúng tôi hiện đã ở tuổi thất thập. Mỗi người một hoàn cảnh, công việc nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp nhau trao đổi thân tình và có cảm xúc chung là rất vui mừng trước sự phát triển của trường.
Chúng tôi mãi mãi biết ơn các thầy, các ông bố bà mẹ và các bạn, không bao giờ quên thời thanh niên - thiếu niên rất vô tư sôi nổi ở nhà trường…”.
" alt="Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và trường xưa"/>Với các hoạt động ngoài giờ học chính, căn cứ nhu cầu, sở thích của học sinh, nhà trường có thể tổ chức dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường như thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng... Việc này cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi dạy học tự chọn Ngoại ngữ 1 (Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật, Hàn, Đức) đối với lớp 1 và 2, các trường cần bảo đảm tính liên thông. Thời lượng dạy học phù hợp để không gây quá tải cho học sinh.
Đối với lớp 3, 4, 5, môn Ngoại ngữ 1 là bắt buộc. Các trường dùng hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến cấp tiểu học nhằm bảo đảm chất lượng, thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương.
Về việc kiểm tra, đánh giá học sinh, phương pháp, hình thức đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục phải bảo đảm tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Việc thực hiện khen thưởng cần thực chất, đúng quy định, không khen tràn lan, gây bức xúc cho cha mẹ học sinh.
Bộ GD-ĐT khích lệ các địa phương có điều kiện triển khai chương trình giáo dục tích hợp, áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học.
Tuy nhiên, các Sở GD-ĐT cần rà soát điều kiện đảm bảo triển khai liên kết giáo dục và chương trình giáo dục tích hợp theo quy định. Tránh tình trạng cơ sở giáo dục thực hiện liên kết với tổ chức nước ngoài chưa đảm bảo điều kiện.
Ngoài ra, các tỉnh, thành cần triển khai đại trà giáo dục STEM đến tất cả cơ sở giáo dục. Theo Bộ, đây là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với những ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Học sinh được tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra.
Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022. Theo đó, tổng số chỉ tiêu và các lớp chuyên là 300 học sinh, mỗi lớp 30 em.
" alt="Bộ Giáo dục yêu cầu bậc tiểu học không quá 35 em/lớp"/>Soi kèo phạt góc Southampton vs Crystal Palace, 1h45 ngày 3/4
Một phụ huynh khác cũng có con bị trượt nguyện vọng vào lớp chuyên Toán - Tin, Trường THPT Chuyên Thái Bình, chia sẻ: "Con có môn Toán chuyên được 0 điểm, Toán thường được 7 điểm. Tôi có theo dõi thông tin thấy người ta phúc khảo nhiều. Nhưng do con đã nhập học ở trường khác nên gia đình không phúc khảo nữa, để bảo toàn điểm số của con”, vị phụ huynh nói thêm.
Tương tự, phụ huynh khác cũng có con bị trượt nguyện vọng vào lớp chuyên Toán - Tin, Trường THPT Chuyên Thái Bình, thông tin: "Con tôi được 1,5 điểm môn Toán chuyên, 9 điểm môn Toán đại trà. Cháu có tổng điểm hệ không chuyên là 41,1 và đã đỗ vào 1 trường công lập khác".
Người này cũng không muốn làm đơn phúc khảo, dẫu biết con mình làm bài tốt hơn so với thực tế điểm đạt.
Trao đổi với PV VietNamNet, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thái Bình Nguyễn Văn Dũng cho biết, sau khi có kết quả khảo thí từ hội đồng phúc khảo nhà trường sẽ nhận danh sách các em bị nâng, hạ điểm.
Trường sẽ thông báo tới thí sinh đủ điều kiện để làm thủ tục nhập học theo đúng quy định.
Như VietNamNet đã đưa tin, khi kết quả của kỳ thi vào lớp 10 của tỉnh Thái Bình được công bố, nhiều phụ huynh, giáo viên, thí sinh bất ngờ bởi điểm số không phản ánh đúng kết quả làm bài.
Đến khi kết quả chấm phúc khảo bài thi được công bố, dư luận tại địa phương lại tiếp tục xôn xao trước việc điểm các môn chênh lệch rất cao so với điểm được chấm lần 1.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã yêu cầu Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra đột xuất việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với Sở GD-ĐT, Giám đốc Sở GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức kỳ thi lớp 10.
UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển, từ ngày 31/7 để phục vụ thanh tra việc tổ chức kỳ thi vào lớp 10. Thời hạn tạm đình chỉ công tác là 15 ngày.
Theo quyết định, trong thời gian thanh tra, ông Nguyễn Viết Hiển có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của trưởng đoàn Thanh tra và cấp có thẩm quyền.
Vụ lùm xùm điểm thi lớp 10 ở Thái Bình: Ngại phúc khảo dù điểm thấp bất thường
“Năm lớp 10 và 11, có những kỳ cả lớp đều đạt học sinh giỏi, chỉ riêng mình em xếp loại khá. Em suy nghĩ rất nhiều vì đã làm bố mẹ thất vọng. May mắn, bố mẹ luôn ở bên em động viên, rất hiếm khi trách móc hay gây áp lực về điểm số”.
Giai đoạn "nước rút" chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT, Đức Anh bắt đầu dồn sức để ôn luyện. Lúc này, điểm số của em cũng bắt đầu cải thiện hơn. Có anh trai theo học ngành Y khoa của Trường ĐH Y Hà Nội, sau này lại thi đỗ nội trú Sản khoa và giành học bổng du học Pháp, trong mắt Đức Anh, “anh trai rất tài giỏi”. Vì thế, nam sinh luôn ngưỡng mộ và mơ ước được một phần như anh.
Ngoài ra, cũng vì đam mê một nhân vật là bác sĩ trong bộ truyện tranh Black Jack, Đức Anh quyết định đăng ký vào ngành y với nguyện vọng cao nhất là Y khoa của Trường ĐH Y Hà Nội. Quyết định này của nam sinh bị nhiều người ngăn cản vì cho rằng với học lực của em, “những ngôi trường y top dưới vẫn còn phải mơ ước”.
Mẹ cũng khuyên Đức Anh nên lựa chọn vào ngành kinh tế để vừa sức hơn. Chỉ có bố luôn tin tưởng, động viên em nên ôn luyện thêm môn Sinh để thi vào Y Hà Nội.
Năm 2018, Đức Anh thi và đạt 24,9 điểm khối B00, vừa đủ để đỗ vào ngành Y khoa là 24,75 điểm. “Khi ấy, em thừa đúng một câu trắc nghiệm để đỗ vào trường”, Đức Anh nhớ lại.
Điều này cũng khiến nam sinh tự ti khi phần lớn các bạn trong lớp đều đến từ trường chuyên trên cả nước. Thậm chí, hỏi ngẫu nhiên bạn nào cùng khóa, ai cũng có thành tích nào đó hoặc đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
“Phải thú thực trong thời gian đầu em rất sợ, thậm chí em đã phải lên website của trường để kiểm tra thử xem sinh viên trượt bao nhiêu tín chỉ sẽ bị đuổi học”.
Cũng vì sợ không theo kịp và trượt môn, vào năm nhất, Đức Anh học hành rất chăm chỉ. “Nỗi sợ đã trở thành động lực khiến em nỗ lực hơn rất nhiều”, nam sinh kể. Không ngờ, ngay học kỳ đầu tiên, Đức Anh đã giành được học bổng khuyến khích của trường. Nhờ vậy, nam sinh nhận ra, dẫu các bạn có xuất phát điểm cao hơn nhưng khi đặt chân vào ngành y, mọi người cũng đều bắt đầu như mình cả.
So với những năm cấp 3, khi là học sinh kém nhất lớp, Đức Anh nhìn nhận bản thân mình không thông minh hơn, nhưng điều thay đổi lớn nhất trong em chính là cách suy nghĩ.
“Từ khi đạt học bổng khuyến khích học tập kỳ đầu tiên, em dần dám tin bản thân có thể học giỏi. Cách suy nghĩ đó cũng kéo theo hành động của em phải nỗ lực để trở nên giỏi hơn”.
Sang năm thứ 3, khi bắt đầu đi viện và tiếp xúc với bệnh nhân, Đức Anh luôn trân trọng mỗi buổi học lâm sàng vì cho rằng ngoài kiến thức, em còn được truyền cảm hứng từ các thầy cô tại viện như sự tích cực, năng lượng, khiêm tốn và tận tâm với nghề.
Mấu chốt để đạt điểm cao trước mỗi kỳ thi, theo Đức Anh, không quan trọng học trong bao lâu, nhưng nhất định phải có kỷ luật học tập và luôn chủ động tự tổng hợp kiến thức.
“Kiến thức ngành y thường móc nối với nhau, nếu năm trước không ghi lại sẽ quên ngay. Vì thế, em thường có các file dữ liệu để tổng hợp những kiến thức chính thành các gạch đầu dòng. Việc ghi chép và cách ghi như thế nào cũng rất quan trọng để tích lũy kiến thức. Nếu không ghi lại, kiến thức sẽ trôi đi và sang năm học sau sẽ phải học lại từ đầu rất vất vả”.
Ngoài ra, bí quyết của Đức Anh còn là “thắc mắc thật nhiều” và “luôn tự tạo động lực để phấn đấu”.
Trong 6 năm học y, ngoài việc học, nam sinh vẫn tham gia câu lạc bộ tiếng Anh và dành nhiều thời gian cho các sở thích cá nhân.
“Khi vào câu lạc bộ, em rèn được thói quen đọc sách nước ngoài. Ngoài ra, em cũng chơi game và học tiếng Anh dựa vào game”.
Sau khi tốt nghiệp thủ khoa của Trường ĐH Y Hà Nội, Đức Anh không ngơi nghỉ mà dồn sức ôn luyện cho kỳ thi tuyển bác sĩ nội trú vào đầu tháng 8. Trước đó, nam sinh đã thi IELTS và đạt điểm 8.0.
Có mẹ là bác sĩ tại Bệnh viện K, Đức Anh cũng mong muốn định hướng theo chuyên ngành ung thư giống mẹ. Theo nam sinh, việc trở thành thủ khoa không đem lại cho em lợi thế nào khác trong kỳ thi này, thậm chí có phần áp lực hơn.
“Trước mắt, em mong muốn thi đỗ nội trú và trở thành một bác sĩ giỏi. Để đạt được điều ấy, em cần phải phấn đấu và nỗ lực hơn rất nhiều”, tân thủ khoa đầu ra Y Hà Nội chia sẻ.
Nam sinh từng xếp cuối lớp trở thành thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội