您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố sai phạm trong công tác, quản lý trường
Bóng đá6962人已围观
简介Sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Lộc Tấn A,ệutrưởngtrườngtiểuhọcbịtốsaiphạmtrongcôngtácquảnlýtrườk...
Sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Lộc Tấn A,ệutrưởngtrườngtiểuhọcbịtốsaiphạmtrongcôngtácquảnlýtrườket qua bóng đá huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Theo đơn tố cáo của một giáo viên trường này, bà Đoàn Thị Hòa – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lộc Tấn A, đã để xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình công tác, quản lý trường, gây bức xúc đối với giáo viên và phụ huynh.
Cụ thể, đơn tố cáo cho rằng bà Hòa được luân chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lộc Tấn A được 5 năm (từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 2022 – 2023) nhưng chưa một lần đứng lớp giảng dạy theo quy định Thông tư của Bộ GD-ĐT.
Mặc dù vậy bà Hòa vẫn nhận đủ số tiền phụ cấp đứng lớp. Trên phần mềm quản lý giáo dục (Vnedu) trong 5 năm liền không có lịch báo giảng và giáo án của vị hiệu trưởng này, hồ sơ kiểm định chất lượng lưu tại nhà trường cũng không có nội dung trên.
Cũng theo tố cáo, mới đây, khi đoàn kiểm định của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước về làm việc với trường, hiệu trưởng đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm của 25 lớp viết lại tất cả hơn 300 biên bản họp phụ huynh của năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022, trong đó loại bỏ các khoản đóng góp tiền ra khỏi biên bản nhằm đối phó với đoàn kiểm định.
Về các khoản tiền đóng góp liên quan đến học sinh, người tố cáo cho rằng Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lộc Tấn A không minh bạch, có nhiều dấu hiệu khuất tất trong việc thu chi quỹ phúc lợi tập thể (thu tiền căn tin, tiền lao động, tiền thư viện… ).
Bên cạnh đó, trong năm học 2021-2022, dù học sinh phải học online do dịch bệnh Covid-19 nhưng hiệu trưởng vẫn chỉ đạo cho giáo viên thu tiền heo đất, vỏ lon giấy vụn, để xảy ra tình trạng phụ huynh lên mạng xã hội chế nhạo giáo viên.
Hiệu trưởng còn mua sẵn nhiều tivi rồi gọi thợ đến làm kệ buộc mỗi lớp phải nộp gần 2 triệu đồng dù không được đến trường.

Theo giáo viên, vào ngày 22/8/2022, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước ban hành công văn nghiêm cấm mọi hoạt động mua bán đồng phục trong nhà trường. Thế nhưng, hiệu trưởng không thực hiện mà vẫn ngang nhiên bán đồng phục cho học sinh ngay trong nhà trường.
Ngoài ra, trong đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng còn nêu hàng loạt những dấu hiệu sai phạm về công tác tuyển dụng, đầu tư cơ sở vật chất, sai sót về chuyên môn trong việc kiểm duyệt, kiểm tra đề thi dẫn đến học sinh bị ảnh hưởng đến chất lượng học.
Trả lời PV VietNamNet, bà Đoàn Thị Hòa – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lộc Tấn A, thừa nhận có thiếu sót trong việc đứng lớp. Theo bà Hòa, quy định của ngành giáo dục là hiệu trưởng phải dạy 2 tiết/tuần, tuy nhiên do thấy hiệu trưởng nhiều việc nên một số giáo viên đã đồng ý dạy thay cho bà.
“Cũng có thời điểm tôi đứng lớp dạy học sinh nhưng có thể giáo viên không biết nên nói tôi không dạy. Tôi cũng sẵn sàng trả lại số tiền phụ cấp đứng lớp trong thời gian qua” – Bà Hòa nói.
Về các nội dung tố cáo khác nêu ở trên, bà Hòa cho hay sẽ làm việc và cung cấp thông tin đầy đủ cho đoàn kiểm tra khi được yêu cầu. Bà cũng khẳng định không có tư lợi cá nhân như tố cáo.
Ông Lý Thanh Tâm – Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Phước, cho biết Sở cũng đã nhận được đơn tố cáo hiệu trưởng Trường tiểu học Lộc Tấn A. Sau khi nhận được đơn này phía Sở đã chuyển về Phòng GD-ĐT huyện Lộc Ninh để xử lý theo thẩm quyền.
Về quan điểm của Sở GD-ĐT Bình Phước, ông Tâm khẳng định nếu xảy ra sai phạm như tố cáo sẽ xử lý nghiêm theo quy định, không bao che cho cá nhân hay tổ chức nào vi phạm.

Tiếp phụ huynh xin trái tuyến tại phòng làm việc, hiệu trưởng Hà Nội bị kỷ luật
UBND quận Tây Hồ kết luận nội dung tố cáo vị hiệu trưởng tiếp phụ huynh để nhận tuyển sinh trái tuyến tại phòng làm việc riêng là có cơ sở và ra quyết định kỷ luật.Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Leganes vs Barcelona, 2h00 ngày 13/4: Họa vô đơn chí
Bóng đáPhạm Xuân Hải - 12/04/2025 05:25 Tây Ban Nha ...
【Bóng đá】
阅读更多Cuộc họp đại gia đình ngày tôi trở về từ chiến trường
Bóng đáMỗi chúng ta, ai cũng có những ký ức sâu đậm về gia đình, người thân, nhất là những bậc sinh thành. Ấn tượng sâu sắc trong tôi là người cha hiền lành chăm chỉ và người mẹ tần tảo, đảm đang. Đặc biệt cha mẹ tôi giàu lòng nhân ái và cũng luôn giáo dục cho con cháu sống sao có nghĩa, có tình. Ngày xưa, nhà tôi rất nghèo không có ruộng cấy, trâu cày, chỉ có mảnh đất nhỏ ngoài cánh đồng, cạnh một con sông đào với mấy gian nhà tranh nhỏ bé. Cha tôi chuyên đi làm thuê làm mướn.
Mẹ tôi thì đơm đó, bắt cua, bắt ốc và chạy chợ kiếm miếng ăn cho cả nhà. Thế mà cha mẹ tôi ngoài việc nuôi dưỡng 7 người con lại còn cưu mang thêm 6 người cháu nội ngoại mồ côi bởi cha mẹ họ đã chết đói năm 1945.
Ông bà cũng chăm sóc cháu lúc ốm đau, cũng dựng vợ gả chồng, chẳng khác gì con đẻ. Nhà thì chật nhưng tấm lòng rộng mở, lúc nào mấy gian nhà của gia đình tôi cũng nhộn nhịp người ra vào: Khi thì cán bộ, du kích nằm vùng đi trinh sát ghé qua nắm tình hình. Rồi bà con vùng địch hậu chạy loạn ở nhờ...
Trong kháng chiến chống Pháp cha mẹ lo âu thấp thỏm khi 3 người con đẻ, 1 người con rể và hai người cháu lần lượt lên đường nhập ngũ. Mấy anh tôi, người thì chết hụt mấy lần, người thì mang thương tật, người thì bị sốt rét về nhà trong tình trạng bụng ỏng, da vàng, cha mẹ lại vất vả thuốc thang chăm sóc. Ông bà vẫn giáo dục con cái một lòng đi theo cách mạng.
Nhà nghèo nên các anh, các chị tôi không được học hành đến nơi đến chốn. Riêng tôi út ít nên được cắp sách tới trường. Cha mẹ và các anh, các chị luôn dành cho tôi tình cảm yêu thương và sự chăm sóc tốt nhất có thể nên tôi ý thức được phải quyết tâm học tập để không phụ lòng tin của cha mẹ và anh chị. Nhưng tháng 6 năm 1963 tôi có giấy gọi nhập ngũ.
Cùng đi với tôi đợt ấy toàn là học sinh, sinh viên và cán bộ các cơ quan nhà nước. Linh tính cho chúng tôi cảm nhận được: Đã đến lúc gọi cả sinh viên, học sinh đang học dở năm cuối cấp III (THPT) và cán bộ viên chức nhà nước nhập ngũ chắc hẳn công cuộc giải phóng miền Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới.
Tôi nhớ ngày lên chia tay cha mẹ tôi không hề rơi lệ, chỉ đăm đắm nhìn con như cố lưu vào tâm khảm mình hình ảnh của đứa con yêu dấu. Mẹ dúi vào tay tôi mấy đồng bạc và gói cơm nếp và dặn dò đủ thứ.
Còn cha chỉ nói một câu ngắn gọn: “Con hãy phấn đấu sao cho bằng anh, bằng em!”. Những năm trong quân ngũ, trước những gian khổ, hiểm nguy có lúc tưởng như gục ngã nhưng nghĩ đến truyền thống gia đình, nghĩ đến những lời căn dặn của bố mẹ, tôi lại cố gắng vượt qua.
Gần 10 năm trôi qua, tôi không ngờ sau khi Hiệp định Paris được ký kết tôi may mắn có chuyến công tác ra Bắc và được về thăm gia đình. Mà tình cờ, may mắn làm sao lại vào đúng ngày 30 Tết thì về đến nhà.
Xuống xe tại thị trấn huyện, lẽ ra đi đường cái quan về làng thì tôi lại đi theo bờ một con sông nhỏ, tuy khó đi nhưng gần hơn. Tôi không chỉ muốn về nhà nhanh hơn mà còn muốn dành sự bất ngờ cho mọi người. Tôi cố sải những bước dài. Gió heo may se lạnh mà trán tôi lấm tấm mồ hôi. Vừa đi tôi vừa hồi hộp nghĩ đến giờ phút gặp bố mẹ và gia đình! Cổng làng đã hiện ra!
Tôi vừa bước từ bờ con sông nhỏ lên đường cái thì gặp người chị họ và mấy bà trong làng đi sắm Tết về. Mọi người reo lên mừng rỡ, tíu tít hỏi chuyện. Càng về gần nhà dòng người càng đông. Tiếng cười, nói ríu rít. Bỗng một bà nhào tới ôm chầm lấy tôi, khóc nức nở:
- Cháu ơi! Cũng vì dân, vì nước ra đi mà cháu trở về đây rồi, còn em cháu thì…
Giọng bà nghẹn lại, nấc lên! Đang không khí vui vẻ bỗng mọi người lặng đi. Tôi thấy cay cay nơi khóe mắt, chợt nhớ đến những trận bom rải thảm, pháo bầy, những trận đánh giằng co quyết liệt trên điểm chốt…
Bao đồng đội tôi đã ngã xuống, còn tôi may mắn hơn, được trở về thăm gia đình nhưng trên người cũng mang thương tích! Có người nhanh nhảu chạy về trước báo tin, mấy anh chị và các cháu tôi chạy ra đón.
Đoàn người rồng rắn về đến sân nhà. Bố tôi đã đứng ở cửa đón con. Ôi! không ngờ bố già đến thế, nhìn bố, tôi suýt bật khóc nhưng cố ghìm lại được. Không thấy mẹ, tôi hỏi thì anh cả nói mẹ đang ăn tất niên bên ông bác. Tôi vừa tháo ba lô, chưa kịp bước vào nhà thì thằng cháu đích tôn chạy đi đón bà đã về đến nơi.
Tôi nhào ra, định ôm lấy mẹ thì khựng lại vì thấy nụ cười của mẹ tuy rạng rỡ trên khuôn mặt phúc hậu nhưng hai hàng nước mắt chảy ròng ròng. Mẹ già đi nhiều quá! Đặc biệt, hai mắt mẹ mở to nhìn về phía tôi mà hai bàn tay lại quờ quạng, tìm kiếm, miệng lắp bắp:
- “Thằng Toàn đâu? Thằng Toàn đâu?” .
Lúc này thì tôi không kìm lòng được nữa, giọng nghẹn ngào, tôi quay lại hỏi anh cả:
- Mắt mẹ mờ hả anh?
Anh cả cũng thất thần và nói với mọi người:
- Mới hôm 28, bà còn đi chợ mua cá về kho để ăn Tết. Vừa nãy cũng tự sang bên bác ăn tất niên, có sao đâu!
Cả nhà giật mình thảng thốt, không ai hiểu ra sao. Sau này mới biết, thì ra mắt mẹ từ lâu đã kém, giờ gặp lại con, niềm vui quá bất ngờ khiến mẹ xúc động mạnh, ảnh hưởng thần kinh giao cảm làm cho mắt mẹ mờ hẳn đi.
Tối hôm ấy, bà con họ hàng, làng xóm đến chơi chật nhà. Ai cũng vui vì tôi đã trở về sau bao năm xa cách; lại ái ngại vì bệnh của mẹ tôi xảy ra đúng vào dịp này. Tuy vậy mọi người vẫn cố kìm nén nỗi buồn để khỏi ảnh hưởng đến không khí đón xuân. Ông chú còn trịnh trọng nói với cả nhà:
- Thôi, chuyện nào ra chuyện ấy! Mắt mẹ các cháu như vậy để sau Tết đưa đi viện tin là họ chữa được. Còn anh Toàn, chú và cả nhà rất vui vì cháu đã có được ngày trở về, mà lại “Đi nên năm, về nên mười”, thế là không gì bằng! Nhưng việc nước còn nặng nề, chắc cũng chỉ nghỉ phép được ít ngày rồi lại phải trở về đơn vị.
Tuy Hiệp định Paris đã ký nhưng miền Nam chưa được giải phóng! Ngừng một chút nhấp ngụm nước như để mọi người suy nghĩ, lĩnh hội lấy điều ông vừa nói, rồi ông tiếp lời:
- Vì vậy, theo tôi, ta cần bàn đến việc cưới vợ cho anh Toàn. Việc nước, việc quân còn lâu dài. Nhân dịp này cứ xây dựng gia đình đi, hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới yên lòng được, có phải không? Mà nghe đâu cái ngày cháu tranh thủ về thăm nhà trước khi vào chiến trường, có cô nào đã đến nhà chơi, hai bên hẹn hò gì đó. Thôi, ăn Tết xong tổ chức luôn đi!
Mọi người vỗ tay rào rào tán thưởng và tranh nhau nói:
- Ông nói chí lý, chú Toàn (cậu Toàn, anh Toàn), cưới vợ đi cho bà khỏi mong!
Mẹ ngồi bên tôi, mắt rớm lệ. Đôi bàn tay gầy guộc cứ nắn bóp, sờ xoạng hết tay, chân đến đầu, tai, mặt mũi của tôi như xem còn lành lặn không. Tuy không nhìn rõ mặt con nhưng nghe ông chú nói, bà cũng hướng đôi mắt về phía tôi, mẹ không nói gì nhưng chắc mong câu trả lời của tôi lắm!
Hình như người mẹ nào cũng vậy, họ có một giác quan đặc biệt, dù cho không nhìn rõ mặt, chỉ qua mùi mồ hôi, thậm chí chỉ nghe bước chân đi là đã biết đó là con mình. Qua giọng nói, thái độ là mẹ biết tâm trạng con thế nào!
Tôi thầm cảm phục ông chú có tầm hiểu biết và lập trường quan điểm hết chê! Tôi muốn nói điều gì đó mà sao cổ cứ nghẹn lại! Lòng tôi rối bời vừa thương mẹ, vừa bồi hồi khi nghe ông chú nhắc đến cái cô gái ở làng bên. Không biết Nga - cô gái đó - bây giờ ra sao!… Cuối cùng tôi cố kiểm soát cảm xúc của mình rồi lên tiếng:
- Thưa các bác, các chú, thưa bố mẹ và các anh, các chị, cháu chỉ nghỉ phép được ít ngày rồi lại đi làm nhiệm vụ. Vậy nên, trước mắt, cần đưa mẹ cháu đi chữa mắt đã, “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” mà! Mẹ cháu đã vất vả vì anh em chúng cháu nhiều rồi.
Cháu đã báo đáp công ơn cha mẹ được gì đâu. Mẹ đã mỏi mòn chờ con, khóc đến cạn khô nước mắt mới đến nông nỗi này. Vì vậy, việc chữa mắt cho mẹ phải làm ngay. Còn việc vợ con của cháu sau sẽ tính. Mà cưới vợ xong, lại tiếp tục vào chiến trường chiến đấu để người ta vò võ đợi chờ, chẳng may trở thành góa bụa thì mình có tội!
Nói đến đây tôi cố kìm nén nhưng vẫn nghẹn ngào. Cả căn nhà im lặng vì xúc động, rồi bỗng có tiếng ai bật khóc ở đâu đó… Để xua tan bầu không khí ấy ông chú khua tay:
- Thôi được rồi, bây giờ cũng đã muộn, mọi người ăn bánh kẹo, uống nước mừng cho anh Toàn đã trở về, xong xuôi còn về cúng giao thừa ở nhà!
Khi bà con chú bác đã ra về chỉ còn lại anh em con cháu trong nhà khi ấy tôi mới có dịp xà vào lòng mẹ ngắm khuôn mặt nhăn nheo dạn dày nắng gió của mẹ, của cha. Trong tôi trào dâng niềm kính yêu và khâm phục: Cha mẹ tôi chỉ là những con người bình thường nhưng vô cùng cao cả. Cha mẹ và gia đình chính là động lực giúp tôi vượt qua những thử thách, vững bước trên đường đời.
Sau loạt bài "Cha mẹ trong tim tôi", Ban Đời sống sẽ đăng tải các bài viết chủ đề "Thanh xuân của chúng ta". Mời độc giả gửi bài viết phù hợp về email: bandoisong@vietnamnet.vn. Toà soạn khuyến khích độc giả gửi kèm hình ảnh phù hợp. Trân trọng!
Lê Huy Toàn
Cha tôi ngồi trên đống rơm
Ông lão cởi trần ngồi trên nóc đống rơm. Không biết, trong đầu ông lúc ấy đang nghĩ những gì, ngoài những điều ông ghi chép vào trong cuốn sổ mà sau này tôi đã được đọc...
">...
【Bóng đá】
阅读更多2 đầu bếp nhí giành giải Nhất ‘Em cùng mẹ vào bếp’
Bóng đáGiải Nhất gọi tên 2 thí sinh nhí xuất sắc Buổi gala là dịp để khán giả cùng nhìn lại những khoảnh khắc gia đình trong “Em cùng mẹ vào bếp”, đồng thời tôn vinh những “đầu bếp nhí” xuất sắc, vượt qua hơn 700 thí sinh để đăng quang những ngôi vị cao nhất của cuộc thi.
“Em cùng mẹ vào bếp” do báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với chương trình “Dinh dưỡng Học đường - Cùng Nestle cho trẻ vui khỏe hơn” khởi động. Cuộc thi mang đến sân chơi mới mẻ, đầy thú vị cho các em học sinh tiểu học. Qua việc trở thành trợ thủ đắc lực của mẹ trong không gian bếp, các em hiểu biết thêm về các món ăn, hình thành thói quen ăn uống khoa học, cũng như xây dựng tinh thần giúp đỡ người thân trong việc nhà.
Ông Nguyễn Phan Khuê - Tổng Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phát biểu tổng kết cuộc thi Tại vòng Sơ chế (diễn ra từ 25/10 - 6/12), đã có hơn 700 bài dự thi ảnh được gửi về chương trình với đa dạng món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng vùng miền. 20 thí sinh xuất sắc nhất của vòng Sơ chế đã được BGK lựa chọn để tiếp tục chinh phục vòng Trải nghiệm (diễn ra từ 7 - 14/12). Tại vòng này, các gia đình sẽ quay video quá trình thực hiện món ăn và cùng nhau chia sẻ các câu chuyện về dinh dưỡng. Không chỉ mang đến niềm vui trong tình hình đặc biệt, các bạn nhỏ còn trưởng thành hơn sau mỗi lần vào bếp cùng bố mẹ.
Vượt qua những thử thách của chương tình, 2 thí sinh Lê Minh Vũ (trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội) và em Nguyễn Hoàng Lâm (trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội) đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp 2021”.
Đại diện BTC cuộc thi chia sẻ: “Dù còn nhỏ tuổi, nhưng những gì mà các em thể hiện đã được BGK cũng như khán giả đánh giá rất cao. Phần thưởng này hoàn toàn xứng đáng với những gì mà các em đã cố gắng”.
Quán quân The Voice Kid 2021 Đăng Bách và nhóm nhảy Sao Tuổi thơ biểu diễn trong gala chương trình Lan tỏa bữa ăn dinh dưỡng
Tại buổi gala, khán giả được lắng nghe những chia sẻ đến từ ban giám khảo cũng như giao lưu với các gia đình thí sinh đạt giải cao nhất của cuộc thi.
PGS.TS.BS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi cho biết: “Tôi rất ấn tượng về giọng kể non nớt, đáng yêu, ngây thơ của các con; hình ảnh cầm dao thớt vẫn còn hơi vụng về của các con; đặc biệt là những nụ cười rạng rỡ của cha mẹ và các con khi vào bếp nấu bữa cơm gia đình. Thành công nhất của cuộc thi không chỉ là các món ăn ngon, đẹp mắt; mà còn là sự lan tỏa yêu thương, sự đồng hành trong bữa ăn lành mạnh của gia đình”.
Tọa đàm với các chuyên gia về dinh dưỡng học đường cho học sinh tiểu học Bên cạnh đó, các khách mời cũng có những chia sẻ thú vị về dinh dưỡng cho trẻ. BS. Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giám khảo cuộc thi nhấn mạnh: “Mỗi bữa ăn phải bảo đảm đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường, chất đạm, chất béo, và nhóm các vitamin/khoáng chất. Về số lượng các bữa ăn, trẻ cần ăn tối thiểu 4 bữa mỗi ngày, trong đó có 3 bữa chính và thêm 1 - 2 bữa phụ tùy theo thể trạng của trẻ. Trong đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp khoảng 30% năng lượng cho cả ngày”.
Buổi gala còn sôi động với sự xuất hiện của ca sĩ nhí Đăng Bách - quán quân The Voice Kid 2021 cùng nhóm nhảy Sao tuổi thơ với các ca khúc như: “Chiếc bụng đói”, “Việt Nam những chuyến đi”, “Bắc kim thang”…
Trao giải cho 2 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi Các giải thưởng của cuộc thi “Em cùng mẹ vào bếp”
- 3 giải Tập thể
Trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội
Trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội
Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội
- 1 giải Yêu thích: Thí sinh Tạ Vũ Minh Tuệ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội
- 5 giải Khuyến khích:
Thí sinh Nguyễn Phúc Thành - trường Tiểu học Lê Văn Tám, Hà Nội
Thí sinh Hồ Quỳnh Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội
Thí sinh Trương Cát Bảo Nhi - trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, Đắk Nông
Thí sinh Lê Bảo Trang - trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Hà Nội
Thí sinh Phạm Tường An - trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội
- 1 Giải Ba: Thí sinh Nguyễn Trúc Quỳnh - trường Tiểu học Đuốc Sống, TP.HCM
- 2 Giải Nhất:
Thí sinh Lê Minh Vũ - trường Tiểu học Tây Sơn, Hà Nội
Thí sinh Nguyễn Hoàng Lâm - trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp, Hà Nội
Ngọc Minh
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Nam Định vs TP.HCM, 18h00 ngày 13/4: Băng băng về đích
- Hyundai Venua ra mắt thế giới
- KDI Holdings nhận cú đúp giải thưởng tại bình chọn ‘Dự án đáng sống 2024’
- Những ‘làng ung thư’ quanh công ty chôn hóa chất
- Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Queretaro, 06h00 ngày 14/4: Níu nhau dưới đáy bảng
- Tôi chốt vay mua nhà chỉ trong 5 phút nghỉ trưa
最新文章
-
Soi kèo góc Leganes vs Barcelona, 2h00 ngày 13/4
-
Xem video: Vụ tai nạn mới đây trên đường Nguyễn Lương Bằng (Đống Đa, Hà Nội) là một trong số những ca khiến anh Phạm Quốc Việt ám ảnh sau khi rời hiện trường. Bởi, trước khi nạn nhân được đưa vào bệnh viện, anh đã trót an ủi người mẹ rằng “con cô sẽ sống, cô cứ tin cháu”. Nhưng rồi, nạn nhân đã tử vong không lâu sau đó.
Anh Việt cứ băn khoăn mãi, rằng liệu người mẹ ấy có trách mình không.
Gần 5 năm nay, làm công việc sơ cứu miễn phí cho các nạn nhân tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội, anh Phạm Quốc Việt không còn xa lạ gì với những cảnh tượng sống chết như thế. Nhưng cứ mỗi một lần chứng kiến hoặc nghe tin nạn nhân mà mình vừa sơ cứu đã tử vong, anh Việt lại thấy nhói lòng. Cảm giác nuối tiếc vì mình không thể tới sớm hơn, không thể làm tốt hơn để cứu mạng một người có lẽ những thành viên trong nhóm FAS Angel của anh là hiểu rõ nhất.
FAS Angel đã sơ cứu cho hàng nghìn nạn nhân tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội. Sau 2 năm rưỡi âm thầm làm công việc sơ cứu miễn phí cho nạn nhân các vụ tai nạn mà anh gặp trên đường, người đàn ông sinh năm 1987 thành lập ra nhóm Hỗ trợ sơ cứu miễn phí FAS Angel chỉ với 5 thành viên vào những ngày đầu tiên.
Thế rồi, những hành động đẹp của nhóm bắt đầu được lan toả và thu hút các thành viên tự nguyện đến với nhóm. Hầu hết họ là những xe ôm công nghệ, thường xuyên phải di chuyển trên đường, vì thế dễ dàng bắt gặp các vụ tai nạn lớn nhỏ. Họ thông báo cho nhau qua các kênh mạng xã hội, điện thoại, bộ đàm để những người đang ở gần nhất kịp thời tới hiện trường. Tới nay, nhóm đã có hơn 90 thành viên, trong đó có những thành viên cốt cán và các thành viên hoạt động ít thường xuyên hơn.
Hiện tại, vào buổi tối, các thành viên chia nhau trực chốt trên các tuyến đường từ 9h tối tới 1h sáng hôm sau. “Thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách vì Covid-19, số vụ tai nạn giảm đi đáng kể, nhưng sau đó, tình hình lại quay về như trước. Thậm chí, mấy ngày nay, tôi tiếp cận liên tục các vụ tai nạn rất nặng” - anh Việt chia sẻ.
Covid-19 cũng khiến tình hình nhân sự của nhóm có chút xáo động. Một số người về quê, một số người vì khó khăn kinh tế cũng bỏ nhóm. “Nhưng những ai đã vượt qua được những khó khăn cá nhân thì thường ở lại rất lâu”.
Chiếc xe máy anh Việt được một mạnh thường quân tài trợ để tiện cất giữ túi sơ cứu. Anh Việt cho rằng, càng ngày sự gắn kết, chia sẻ và tinh thần hỗ trợ cứu người của các thành viên trong nhóm càng trở nên bền vững hơn. “Mọi người đến với nhau không chỉ còn một mục tiêu là sơ cứu tai nạn nữa, mà các thành viên trong nhóm còn chia sẻ khó khăn với nhau trong cuộc sống, cũng như cùng chia sẻ với những người khác khó khăn hơn mình”.
Tuy nhiên, là người sáng lập nhóm, cũng là một xe ôm công nghệ như hầu hết các thành viên, anh Việt luôn trăn trở về một hướng đi nào đó để hoạt động của nhóm có thể bền vững và lâu dài hơn.
“Ngay từ những ngày đầu, 1 trong 5 tôn chỉ của chúng tôi là Không thu phí. Thế nhưng, để một tổ chức phi lợi nhuận có thể hoạt động một cách bền vững, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ về mặt vật lực của các ban ngành và xã hội. Bởi vì, hơn hết, các thành viên đều là những lao động phổ thông - xe ôm, người giúp việc, bán hàng online… Họ đã hi sinh thời gian dành cho gia đình, cho bản thân để giúp đỡ người khác, nhưng có khi cuộc sống của chính họ cũng đang gặp nhiều khó khăn. Họ vẫn cần tiền để đổ xăng, để mua các thiết bị bông băng hỗ trợ. Đó là điều mà tôi vẫn luôn trăn trở cho các thành viên của nhóm”.
Hiện tại, ngoài một số dụng cụ, thiết bị được hỗ trợ bởi một vài cá nhân thì FAS Angel gần như chưa nhận được sự hỗ trợ lâu dài và chính thức từ bất cứ đơn vị nào.
Anh Việt chia sẻ, bản thân anh, thời điểm trước Covid-19, mỗi ngày luôn trích ra 50 nghìn đồng cho túi sơ cứu. Từ ngày có Covid-19, nguồn thu không còn, số tiền tiết kiệm anh cũng đã tiêu hết. Tuy nhiên, với tinh thần của người đứng đầu, anh vẫn luôn kiên trì với công việc “vác tù và”.
Người sáng lập FAS Angel cho rằng, nhận thức của người dân đã thay đổi rất nhiều trước những va chạm giao thông. Thực ra, suốt những năm qua, anh đã quá quen với những câu hỏi, những lời cảnh báo, những trách móc của người thân, bạn bè về công việc này nhưng chưa khi nào vì thế mà anh nản chí. “Đi làm ở Hà Nội có để ra được gì không?”, “Sống cho mình đi đã”, “Rồi có ngày mang vạ”… là những câu nói mà anh đã nghe không biết bao nhiêu lần. Và mọi người nói đúng, đã không ít lần anh mang vạ vào thân.
Anh từng bị người nhà một nạn nhân xúc phạm nặng nề và gây thương tích. Anh từng chán nản khi nạn nhân bất hợp tác, xé bỏ lớp băng bó vết thương. Anh bất lực khi chứng kiến 2 bên lao vào đánh nhau. Không phải vì thiếu tiền, mà chính những điều ấy từng khiến anh suýt từ bỏ. Nhưng rồi, sau một đêm mất ngủ, sáng hôm sau nhận được tin nhắn thông báo có tai nạn, anh lại lao đi như chưa từng có những tổn thương ấy.
Nhưng anh nói, những hi sinh của anh và các thành viên để đổi lại những điều rất xứng đáng. “Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của chính người dân - những người có mặt tại hiện trường. Nếu như trước kia mọi người có tâm lý thấy tai nạn thì tránh xa vì sợ phiền toái. Thậm chí, chính người trong cuộc không cho chúng tôi sơ cứu vì muốn giữ nguyên hiện trường để công an đến phân giải. Nhưng bây giờ, người dân đã có ý thức phối hợp với chúng tôi để ưu tiên cứu người trước”.
Các thành viên của FAS Angel phân công nhau trực chốt từ 9h tối tới 1h sáng hôm sau. Không những thế, hành động của các thành viên FAS Angel trên mỗi con phố lại thêm một lần lan toả tinh thần không bỏ rơi người bị nạn của cộng đồng. “Chúng tôi còn có tham vọng tập huấn, tuyên truyền các kỹ năng sơ cứu người bị nạn cho mỗi người dân, để ai cũng có thể cứu người trong trường hợp khẩn cấp”. Theo anh Việt, đó mới là mục tiêu lâu dài mà nhóm hướng tới.
Chính vì thế, anh rất vui khi FAS Angel đang từng bước được “nhân bản” ở cả trong và ngoài nước. Anh chia sẻ rằng, đã có những cá nhân từ Úc và Israel tới gặp anh để xin kinh nghiệm về việc thành lập nhóm. Đọc được về FAS Angel trên các phương tiện truyền thông, họ cũng nung nấu ý tưởng thành lập một hội nhóm như thế ở đất nước mình.
Còn ở trong nước, đã có một số cá nhân từng là thành viên của nhóm nhưng sau đó về quê làm ăn. Họ cũng đang từng bước lập các FAS Angel nho nhỏ ở địa phương mình, ví dụ như ở Hải Phòng, Bắc Giang, Nam Định, Hải Dương, Phú Yên.
Về phía cá nhân mình, anh Việt tâm sự, có lẽ một trong những cái được lớn nhất của anh đó là đã “chinh phục” được bố mình. “Trước kia, mỗi lần về quê, tôi và bố nói chuyện với nhau không quá 10 phút. Ông có phần không ủng hộ những việc mà tôi làm. Nhưng bây giờ, tôi thấy ông đã dần có thái độ khác với con trai. Đó là một niềm vui lớn với tôi”.
Niềm vui thứ 2 của anh Việt trong thời gian này là cuốn sách do anh viết sẽ ra mắt vào cuối tháng 12 tới đây. Khi nói về quãng thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19, anh Việt tâm sự rằng, là một xe ôm công nghệ, anh không có nguồn thu từ công việc này suốt mấy tháng qua. Nhưng nhờ sống bằng tiền tiết kiệm, giảm bớt chi tiêu cho những thứ không cần thiết, anh thấy mình “vẫn đầy đủ mọi thứ”.
Có lẽ tinh thần ấy giúp anh viết lên cuốn sách có tên Món quà từ những vị thần, với thông điệp chính là trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để bạn bình tâm?”.
Phạm Quốc Việt là người sáng lập nhóm Hỗ trợ sơ cứu miễn phí FAS Angel, gồm có hơn 90 thành viên, hầu hết là các xe ôm công nghệ, chuyên sơ cứu miễn phí cho nạn nhân các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội.
Trong suốt 5 năm qua, nhóm của anh Việt đã sơ cứu cho hàng nghìn người, trong đó nhiều nạn nhân bị thương tích nghiêm trọng và cần sơ cứu khẩn cấp. Gần như toàn bộ trang thiết bị của nhóm do tiền túi cá nhân các thành viên bỏ ra.
Năm 2020, UBND TP.Hà Nội đã trao tặng anh Phạm Quốc Việt danh hiệu Người tốt Việc tốt vì sáng kiến và những đóng góp của anh cho cộng đồng.
Nhờ những cống hiến này, anh Phạm Quốc Việt nằm trong danh sách đề cử Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021. Mời độc giả bình chọn cho nhân vật TẠI ĐÂY.
Nguyễn Thảo
Video: Thùy Chi - Xuân Huy - Xuân Minh
Gia tài của Cường 'béo', người làm từ thiện đến hơi thở cuối cùng
Anh ra đi với hai bàn tay trắng. Gia tài để lại cho vợ con chỉ là những tấm giấy khen, bằng khen và niềm tự hào về một tấm lòng vì cộng đồng đến hơi thở cuối cùng.
" alt="Ở phòng trọ hơn 1 triệu đồng, chàng trai cứu người mỗi đêm">Ở phòng trọ hơn 1 triệu đồng, chàng trai cứu người mỗi đêm
-
El Salvador là quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin (BTC) hợp pháp năm 2021 và đã trở thành ngôi nhà cho loạt công ty tiền số. Juan Carlos Reyes, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về tài sản kỹ thuật số El Salvador (CNAD), được thành lập tháng 2/2023 để quản lý lĩnh vực này, nói: "Hầu hết mọi người sẽ không hiểu những gì chúng tôi đang làm, họ chỉ nhìn thoáng qua. Ngay cả các công ty nước ngoài được quản lý ở đây nhưng không có văn phòng đầy đủ, họ cũng không hiểu chúng tôi đã tiên tiến như thế nào và mọi thứ đang tiến bộ nhanh ra sao trong ngành công nghiệp tiền số". Sáng kiến của Tổng thống Nayib Bukele đã buộc các cơ quan của quốc gia này tìm hiểu sâu về công nghệ và ý nghĩa của việc phát triển tiền kỹ thuật số. Do đó, El Salvador đã tránh trao quyền giám sát và quản lý tiền số cho các cơ quan quản lý tài chính truyền thống của mình, ví dụ như Cơ quan Giám sát Hệ thống Tài chính (SFS). Thay vào đó, họ tạo ra CNAD với mục tiêu tạo ra một khung pháp lý phù hợp với tiền số thay vì cố gắng bẻ cong các quy tắc hiện có với tài sản mới này.
Để giải thích lý do tại sao tiền số cần cơ quan quản lý riêng, Juan Carlos Reyes đã đưa ra một ví von rằng: Nếu mua một chiếc xe điện và nó bị hỏng, bạn mang đến tiệm sửa xe quen thuộc đã làm nghề rất tốt trong 20 năm qua. Tuy nhiên, khi mở mui xe ra, anh thợ sẽ không tìm thấy động cơ như chiếc xe xăng thông thường mà chỉ toàn là pin và không biết phải làm gì với nó.
Theo ông, tài sản số và tài sản truyền thống trông giống nhau ở bề ngoài, nhưng đào sâu hơn sẽ thấy hoàn toàn khác. Đó là một trong những lý do tại sao nhiều quốc gia trên thế giới chậm thực hiện các khung pháp lý cho tài sản mới này.
" alt="Quốc gia nghèo tại Trung Mỹ dẫn đầu trong cách mạng tiền số">Quốc gia nghèo tại Trung Mỹ dẫn đầu trong cách mạng tiền số
-
Cuộc sống ý nghĩa hơn nhờ sách “Trong suy nghĩ của mình, niềm tin là một điều ai cũng cần phải có để sống cuộc đời này một cách có ý nghĩa nhất. Niềm tin đối với mình là điểm tựa để vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống”. Đó là những chia sẻ của cô gái Nguyễn Lan Hương (27 tuổi) ở xã Đông Hợp, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trong chương trình Nối trọn yêu thương vừa được phát sóng trên kênh VTV1 vào cuối tháng 11.
Khi mới chào đời, Hương chỉ nặng có 1,5kg, được chẩn đoán mắc căn bệnh bại não. Đến 6 tháng tuổi, thân hình Hương vẫn nhỏ thó, cha mẹ đặt đâu Hương chỉ biết nằm im đó. Lớn lên dần, nhìn thấy các bạn cùng trang lứa cắp sách đến trường, Hương ước mơ được như các bạn.
Câu chuyện của Hương được chia sẻ trong chương trình Nối trọn yêu thương
Hương bắt đầu học đọc, học viết khi em trai vào lớp 1. Lúc đó mẹ dán bảng chữ cái lên tường để dạy em trai học, Hương nằm bên cứ nhìn bảng chữ cái học theo rồi tự đọc được lúc nào không hay.
Hương kể: "Việc học chữ với mình rất khó khăn. Mình không làm chủ được đôi tay, nên không viết được. Nhưng bây giờ thì mình có thể ngậm bút bằng miệng và viết được chữ".
Ngày chưa có điện thoại, chưa có những cuốn sách làm bạn, suốt ngày lủi thủi với 4 bức tường, Hương chỉ biết nói chuyện một mình. Những ánh mắt soi mói của mọi người khiến Hương cảm thấy tự ti và trong đầu luôn hiện câu hỏi tại sao mình sinh ra lại như vậy? Và khi đó Hương nghĩ đến người mẹ đã sinh ra mình như vậy, mẹ vẫn vượt qua những đau đớn ấy thì Hương càng phải cố gắng hơn, sống tốt hơn.
Từ ngày biết đọc, biết viết Hương luôn có tình yêu với sách. Những cuốn sách đầu tiên Hương đọc là sách giáo khoa của em trai, sau này là sách về kỹ năng sống, phát triển bản thân. Sách là con đường giúp cô tiếp cận với thế giới bên ngoài.
“Mình rất thích đọc sách, vì sách là một người bạn, một người thầy để cho mình học hỏi được nhiều điều, mình không phải suy nghĩ, tự ti về cuộc sống hiện tại”, Hương tâm sự.
Lấy từ cảm hứng từ anh Đỗ Hà Cừ, một người khuyết tật đã mở không gian đọc mang tên “Hy vọng”. Hà Cừ cho Hương mượn nhiều cuốn sách, mẩu chuyện. Hương mở thư viện sách mang tên “Niềm tin” tại nhà mình từ cách đây 6 năm với mong muốn mang văn hóa đọc đến nơi mình đang sinh sống.
"Không gian đọc ở nông thôn rất hiếm. Nhưng người có sách đọc xong, để không cũng lãng phí. Trong khi thư viện là chỗ để mọi người có thể góp sách để cho nhiều người khác cùng đọc. Mình thấy cuộc sống ý nghĩa hơn khi có thể làm được điều gì đó cho cộng đồng, đặc biệt là các bạn học sinh ở nông thôn, thông qua thư viện này", Hương tâm sự.
Khi mới thành lập, thư viện chỉ có 500 đầu sách xin được từ những nhà hảo tâm. Dần dần, số lượng sách tại thư viện ngày càng nhiều và phong phú hơn với hơn 2.985 đầu sách. Thư viện luôn mở cửa miễn phí cho những người yêu sách.
Từ ngày có thư viện, Hương có thêm nhiều niềm vui hơn, không cảm thấy cô đơn nữa vì có nhiều bạn đến giao lưu trò chuyện như người thân trong nhà. Có những dịp cuối tuần thậm chí có 20-30 bạn đến đọc sách và trò chuyện với Hương.
Tiếp tục truyền cảm hứng, lan tỏa không gian đọc
Thư viện của Hương tiếp nhận cuốn sách thứ 2.986
Mới đây, trong một dịp rất đặc biệt, không gian đọc của Hương đã tiếp nhận cuốn sách thứ 2.986, đó chính là cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”. Cuốn sách là những dòng cảm xúc, những suy nghĩ, ghi chép được gom góp bằng mọi sự kính nể, trân trọng và yêu thương của người con khi viết về cha, gia đình mình.
Nổi bật trong cuốn sách chính là hình ảnh một người phụ nữ mạnh mẽ, giỏi giang, dám đương đầu với mọi thử thách nhưng cũng là người luôn hy sinh vì gia đình, hết mực yêu thương chồng con. Bà là một người phụ nữ bản lĩnh, cá tính, bà biết lúc nào phải cứng rắn, lúc nào phải mềm mỏng với người chồng làm kinh doanh của mình. Bà chính là hậu phương vững chắc để CEO Trần Quí Thanh (người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát) tự tin đi trên con đường “vươn ra biển lớn”. Đây thực sự là câu chuyện của gia đình mà bất cứ gia đình nào cũng nhìn thấy một phần của mình ở trong đó.
Niềm vui mừng và hạnh phúc càng lớn hơn khi Hương được trò chuyện với chính tác giả của cuốn sách, đó là chị Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Chị Phương cũng là một thành viên đặc biệt trong ekip sản xuất chương trình “Nối trọn yêu thương” trong suốt 3 năm qua.
Hương rất vui khi được trò chuyện với chị Trần Uyên Phương
Chia sẻ về cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”, chị Phương cho biết “Mối quan hệ của ba mẹ với con cái là mối quan hệ rất quan trọng trong cuộc sống, có thể tạo nên rất nhiều năng lượng, nên chị đã suy nghĩ và viết cuốn sách mà trong đó thể hiện tình cảm của những người con dành cho ba mẹ và đặc biệt là sự hy sinh thầm lặng của mẹ dành cho gia đình”.
Đồng cảm với những chia sẻ từ chị Trần Uyên Phương, Hương cho biết người mẹ luôn là một người vĩ đại, mẹ của em cũng vậy, mẹ là người đã chăm sóc em từ bé đến bây giờ.
Qua những câu chuyện mà Hương đã chia sẻ, chị Trần Uyên Phương rất cảm phục về nghị lực và gửi tặng đến em một món quà, hy vọng em sẽ tiếp tục truyền cảm hứng, lan tỏa không gian đọc đến cho các bạn nhỏ ở vùng nông thôn.
“Tôi rất vui khi vào ngày thứ 2 cuối cùng của mỗi tháng lại được gặp gỡ mọi người trong ekip Nối trọn yêu thương. Qua mỗi lần gặp gỡ, tôi lại được truyền một nguồn năng lượng rất lớn từ những nhân vật trong chương trình. Dù có hoàn cảnh khác nhau nhưng khi đối diện trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống, họ luôn có niềm tin và yêu cuộc sống của mình, cũng như truyền cảm hứng cho cộng đồng bằng tinh thần Không gì là không thể”, chị Trần Uyên Phương chia sẻ.
Nguyễn Lan Hương chia sẻ cùng “Nối trọn yêu thương”:
https://www.youtube.com/watch?v=Rpxmn-0FAiI
Thế Định
" alt="Tình yêu sách đặc biệt của cô thủ thư bị bệnh bại não">Tình yêu sách đặc biệt của cô thủ thư bị bệnh bại não
-
Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Tottenham, 20h00 ngày 13/4
-
'Giật mình' nhan sắc minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng