Nhận định, soi kèo Abia Warriors vs Lobi Stars, 22h00 ngày 26/3: Chênh lệch quá lớn
本文地址:http://casino.tour-time.com/news/147d699604.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo La Chorrera vs Plaza Amador, 08h30 ngày 25/3: Ca khúc khải hoàn
Chiều nay, 14/9, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Bộ Nội vụ & Truyền thông Nhật Bản do Thứ trưởng Thường trực Jiro Akama dẫn đầu.
![]() |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (bên phải) và Thứ trưởng Thường trực Jiro Akama. |
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng đã đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước trong hơn 40 năm qua, trải đều trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến an ninh quốc phòng. Nhật Bản hiện là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam khi chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 4...
Trong lĩnh vực TT&TT, Bộ trưởng ghi nhận những cam kết và hiệu quả hợp tác giữa hai nước. "Hai bên đã đạt được kết quả hết sức quan trọng. Cả hai đều không những xây dựng và mở rộng các chương trình, dự án hợp tác cụ thể về đầu tư, chính sách mà còn ủng hộ nhau trong các hoạt động, tổ chức quốc tế. Với lợi thế mỗi bên, chúng ta nên tiếp tục hỗ trợ, ủng hộ nhau trong các hoạt động của hai nước tới đây", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bưu chính là một trong những lĩnh vực chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của hai nước gần đây. Đánh giá cao mối quan hệ hợp tác hai bên, nhất là trong việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm quản lý, Bộ trưởng hy vọng thời gian tới, hai Bộ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp bưu chính hai nước xúc tiến, tìm đến với nhau nhiều hơn.
"Hy vọng từ MOU hôm nay sẽ biến thành những kết quả thực tế, không chỉ ở cấp độ Nhà nước mà còn ở cả cấp độ các doanh nghiệp", ông nói.
![]() |
An toàn thông tin là một tâm điểm của cuộc làm việc. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định đây là một lĩnh vực rất quan trọng và từng được hai Bộ ký kết thoả thuận hợp tác trước đây, với nhiều hoạt động toàn diện, có hiệu quả như trao đổi các đoàn để học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng, đào tạo, tham dự Hội thảo, hội nghị về ATTT....
"Chúng tôi nhận thấy Nhật Bản cũng đã ưu tiên nhiều vốn ODA cho lĩnh vực ATTT vì đây không phải là vấn đề của riêng một quốc gia nào. ATTT đã trở thành vấn đề toàn cầu. Do đó, chúng tôi mong muốn Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này, nhất là sau sự cố ATTT xảy ra với Vietnam Airlines cách đây không lâu. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của lĩnh vực TT&TT tại thời điểm này", người đứng đầu ngành TT&TT Việt Nam nêu rõ.
Trao đổi với ông Jiro Akama, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng bày tỏ mong muốn đẩy mạnh hợp tác với phía Nhật Bản trong lĩnh vực viễn thông - tần số vô tuyến điện. Ông nhấn mạnh, thị trường viễn thông Việt Nam thời gian qua đã phát triển bùng nổ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong nước. Chào đón các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia đầu tư vào thị trường viễn thông, Bộ trưởng khẳng định đó là điều kiện cần thiết để thúc đẩy thị trưởng phát triển, cạnh tranh lành mạnh trên toàn lãnh thổ.
"Về phía Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho các DN Nhật hoạt động tại Việt Nam", Bộ trưởng cam kết, đồng thời cho biết đang chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tiếp tục xem xét, nghiên cứu sửa đổi chính sách để tạo môi trường thông thoáng nhất, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp Nhật, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ. "Làm sao để doanh nghiệp Nhật Bản trở thành đối tác tin cậy nhất của DN Việt Nam và ngược lại", Bộ trưởng chia sẻ.
Đề xuất với phía Nhật, Bộ trưởng mong muốn Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực TT&TT, nhất là nhân lực An toàn thông tin, bưu chính, tần số vô tuyến điện và PTTH. "Chúng tôi đang có một nguồn nhân lực dồi dào, khoảng 500.000 người nhưng vẫn hy vọng đào tạo thêm để có thể đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT - bưu chính trong 5 năm tới. Với thế mạnh con người của mình, rất mong Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này để đáp ứng nhu cầu của thị trường CNTT nói chung, và thị trường gia công - xuất khẩu phần mềm nói riêng. Đây là thị trường thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam".
"Hy vọng rằng sự hợp tác trong lĩnh vực TT&TT cũng sẽ xứng tầm quan hệ hợp tác chính trị giữa hai nước", Bộ trưởng kết luận.
Chúc mừng Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trên cương vị mới, Thứ trưởng Jiro Akama cho biết, ông mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước trong lĩnh vực TT&TT nhân chuyến thăm này. Hai Bộ đã ký kết MOU về hợp tác từ năm 2010 và gia hạn vào năm ngoái. Hôm nay, hai Bộ tiếp tục trao đổi một MOU ký mới, tạo nền móng cho một giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực TT&TT, nhất là trong các hạng mục như An toàn thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tần số vô tuyến điện...
Thứ trưởng Akama khẳng định Nhật Bản có chung nhận thức và quan điểm với Việt Nam về vấn đề ATTT rằng đây là vấn đề đặc biệt quan trọng tại thời điểm này. Do đó, Nhật Bản đề xuất hai bên cùng tiến hành một dự án hợp tác kỹ thuật trong thời gian sớm nhất có thể. "Chúng tôi mong sớm nhận được đề xuất, yêu cầu từ phía Việt Nam để xúc tiến dự án kỹ thuật này", ông nói.
Ông Akama cũng cho biết sẽ cử chuyên gia Nhật Bản làm việc cùng phía Việt Nam để thảo luận các nội dung cụ thể nhằm xây dựng Thành phố thông minh theo yêu cầu từ Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, tiến tới xem xét khả năng hợp tác sâu hơn.
"Hy vọng rằng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực TT&TT giữa hai nước sẽ ngày càng được thúc đẩy, phát triển lên những tầm cao mới trong nhiệm kỳ của ngài Bộ trưởng. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình để mối quan hệ này phục vụ lợi ích chung của cả hai quốc gia", Thứ trưởng Jiro Akama nhấn mạnh.
Đối với đề xuất của Thứ trưởng Jiro Akama về vấn đề cước chuyển vùng quốc tế, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn giao các cơ quan liên quan xem xét, đề xuất phương án giải quyết phù hợp, hợp lý, đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên.
![]() |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Thứ trưởng Jiro Akama đã chứng kiến lễ trao và ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng. |
Cũng trong chiều nay, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Thứ trưởng Jiro Akama đã chứng kiến lễ trao và ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa hai Bộ, bao gồm Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ TT&TT Việt Nam với Bộ Nội vụ & Truyền thông Nhật Bản; Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Tần số vô tuyến điện giữa Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT)) với Cục Tần số - Bộ Nội vụ & Truyền thông Nhật Bản; biên bản hợp tác trong lĩnh vực bưu chính giữa hai Bộ, Hợp đồng tư vấn trong lĩnh vực bưu chính giữa VietnamPost với Bưu chính Nhật Bản và hợp đồng kinh doanh về thanh toán phi tiền mặt giữa VietnamPost với Hitachi và ngân hàng Sumitomo Mitsui.
T.C
">Đề xuất Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam về An toàn thông tin
Học sinh dân tộc Chăm, Khmer trên địa bàn TP.HCM đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt.
Học sinh các dân tộc thiểu số còn lại thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn TP.HCM đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT, TTGDTX, trường chuyên biệt.
Ngoài ra áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học và nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 – 2025 là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM đang học tại các viện nghiên cứu học viện, trường đại học trong cả nước có chức năng đào tạo sau đại học theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Chính sách này không áp dụng cho đối tượng của chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của thành phố; học viên cao học, nghiên cứu sinh được đào tạo toàn phần ở nước ngoài, đào tạo theo các chương trình liên kết đúng quy định pháp luật về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Học sinh người dân tộc thiểu số sẽ được miễn học phí |
UBND thành phố vừa đề nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ GD-ĐT cho ý kiến bằng văn bản để thành phố trình Thường thực HĐND thành phố.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, TP.HCM có 8.993.082 người với 54 dân tộc, có 53 dân tộc thiểu số với 468.128 người, chiếm tỷ lệ 5,20% dân số của thành phố.
Trong đó, dân tộc Hoa, Khmer, Chăm chiếm đa số, còn lại là dân tộc khác đến từ Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đến sinh sống và làm việc, lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại thành phố.
Ngoài việc thực hiện các chính sách của trung ương, TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ năm 2013, TP.HCM đã miễn học phí đối với học sinh dân tộc Chăm và Khmer trên địa bàn thành phố. Qua 7 năm thành phố đã hỗ trợ 10.415 học sinh dân tộc Chăm, Khmer với tổng kinh phí hơn 10,2 tỷ đồng.
Năm 2016, UBND TP.HCM tiếp tục ban hành Quyết định phê duyệt Đề án chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020. Riêng đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh là dân tộc Hoa thì thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố đang học tại các viện nghiên cứu, học viện và các trường đại học trong cả nước (bao gồm trường công lập và ngoài công lập) có chức năng đào tạo sau đại học theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Qua 4 năm thực hiện đã hỗ trợ 16 học viên cao học, nghiên cứu sinh với kinh phí 134,6 triệu đồng.
Minh Anh
Nhiều phụ huynh có con đang học tại các trường tiểu học và THCS trên địa bàn TP.HCM kiến nghị tạm dừng học online đối với chương trình tiếng Anh tích hợp và xem xét giảm học phí.
">TP.HCM miễn học phí, phí hai buổi cho học sinh dân tộc thiểu số đến năm 2025
Theo kết luận của Ngân hàng Nhà nước nhận, đơn vị này đã nhận được đơn tố cáo ông Lý Hoàng Ánh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM với hơn 10 với các vấn đề về quản lý tài chính, bổ nhiệm cán bộ, điều chuyển cán bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, chi tiêu không đúng như chi thù lao nghiên cứu khoa học…
Qua xác minh, kết luận cho biết một số nội dung tố cáo chưa đủ cơ sở nhưng nhiều nội dung tố cáo đúng thực tế.
Đặc biệt, ông Lý Hoàng Ánh có hàng loạt sai phạm trên cương vị hiệu trưởng và phải chịu trách nhiệm như tuyển dụng đặc các bà Lê Thị Chúc Ly (vợ ông Ánh) năm 2015 xếp bậc lương 3,66.
![]() |
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM |
Theo đó, ông Ánh đã ký quyết định bổ nhiệm bà Ly chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 3, chi lương cho bà Ly trong thời gian bà nghỉ tai nạn hai tháng không đúng các qui định hiện hành cũng như quy chế chi tiêu nội bộ của trường; cử bà Ly đi học lớp nhận thức về Đảng không đúng đối tượng.
Theo kế hoạch tuyển dụng năm 2015 của trường được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, đối tượng tuyển đặc cách là tiến sĩ, trong khi bà Ly mới chỉ có bằng thạc sĩ, chưa có thời gian công tác ở vị trí chuyên viên ở các trường đaị học hay viện nghiên cứu nào.
Về việc tinh giản biên chế trong các năm 2013-2014, ông Lý Hoàng Ánh, Hiệu trưởng cũng ký hàng loạt quyết định tuyển dụng nhân sự, trong đó có một số người vào vị trí đã bị tinh giản trước đó. Trong đó, có một số là người nhà của bà Ly. Dù việc tinh giảm trước đó được thực hiện đúng theo chủ trương của trường nhưng công tác tuyển dụng sau đó lại chưa thực hiện đúng qui trình thi tuyển, xét tuyển theo Luật viên chức.
Ngoài ra liên quan đến việc điều động, bổ nhiệm các nhân sự, ông Lý Hoàng Ánh cũng có nhiều vi phạm như điều chuyển 4 trưởng phòng về các khoa làm giảng viên. Dù việc này đúng Luật Viên chức nhưng thiếu bàn bạc, thống nhất chủ trương trong Đảng ủy của trường.
Ông Anh còn có quyết định điều động và luân chuyển cán bộ là chưa đúng quy. Cụ thể như trường hợp ông Đoàn Võ Việt được đặc cách tuyển dụng vào tháng 1/2014 (lúc này ông là phó hiệu trưởng một trường trung cấp) và đến tháng 4/2015 ông này được phân nhiệm vụ tại phòng tổ chức, xếp ngạch giảng viên, phụ cấp vượt khung. Hai tháng sau, ông Ánh ký quyết định bổ nhiệm ông Việt giữ chức phó trưởng phòng tổ chức và đến tháng 3/2017 ông Việt được bổ nhiệm phụ trách phòng này. Trong khi đó, tại thời điểm tuyển dụng ông Việt chưa đủ tiêu chuẩn giảng viên, không có giờ dạy thực tế lại được xếp ngạch giảng viên, hưởng phụ cấp đứng lớp là trái qui định.
Theo kết luận, việc bổ nhiệm, ký hợp đồng làm việc này thuộc về trách nhiệm của nhiều Phòng ban trong trường, nguyên hiệu trưởng và Hiệu trưởng Lý Hoàng Ánh.
Cũng theo nội dung tố cáo công tác quản lý tài chính, cho thuê cơ sở vật chất của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng chưa thực hiện đúng qui định; thanh toán tiền nghiên cứu khoa học…
Thông qua kết luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao Vụ tổ chức cán bộ rà soát các trường hợp trường đã tuyển dụng, xử lý những trường hợp sai phạm có liên quan, kiểm điểm trách nhiệm ông Lý Hoàng Ánh để có biện pháp xử lý tiếp theo.
Trường ĐH Ngân hàng kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các vi phạm; điều chỉnh xếp bậc lương cho bà Ly, thu hồi lương chi sai cho bà Ly trong hai tháng nghỉ; thu hồi các quyết định phụ cấp ưu đãi đối với ông Đoàn Võ Việt, chuyển mã ngạch chuyên viên; hủy bỏ quyết định của hiệu trưởng đối với chức danh trợ lý ban giám hiệu.
Các phòng ban chuyên môn kiểm tra, rà soát các điều khoản hợp động, các hoạt động liên quan đến tài chính trong việc thuê giảng đường, sân tennis…và phải báo cáo hàng tháng việc xử lý các sai phạm cho Ngân hàng nhà nước .
Đối với việc năm sinh của ông Lý Hoàng Ánh bằng tiến sĩ được cấp năm 1999 và CMND được cấp năm 2005 đều ghi sinh năm 1962, tuy nhiên, giấy công nhận phó giáo sư năm 2008, hồ sơ bổ nhiệm hiệu phó, hiệu trưởng, lý lịch khoa học và các giấy tờ khác liên quan sau năm 2008 đều ghi năm sinh 1964; Ngân hàng nhà nước đề nghị Vụ tổ chức cán bộ có văn bản đề nghị Đảng ủy khối các trường ĐH, CĐ TP.HCM xác minh năm sinh của ông Ánh thông qua lý lịch Đảng viên để Ngân hàng nhà nước thực hiện các chế độ đối với ông Ánh.
Tuệ Minh
">
Công bố tố cáo sai phạm Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
Nhận định, soi kèo Lithuania vs Phần Lan, 00h00 ngày 24/3: Cuộc đua song mã
VietNamNet có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Thường trực Tổ Biên tập dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Tất cả các hình thức đào tạo đều cần phải chuẩn hóa
Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về chất lượng đào tạo vừa học vừa làm hiện nay?
- Hiện nay, các nghề phải thi và cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia theo một chuẩn chung về chất lượng chưa nhiều… nên những đánh giá về chất lượng đào tạo vừa làm vừa học (VLVH) phần lớn mang tính trực quan, cảm quan hoặc đánh giá trong điều kiện chọn mẫu hẹp.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) |
Nếu căn cứ vào điều kiện đầu vào và điều kiện học tập thì có thể nói hiện nay đa số các học viên VLVH có điều kiện đầu vào thấp hơn chính quy, trong quá trình học thì VLVH thường học ở các cơ sở liên kết nên điều kiện học tập không đồng đều như sinh viên chính quy.Với phân tích đó, có thể nói, trong điều kiện hiện nay, nhìn chung, chất lượng đào tạo VLVH ở mỗi trường chưa bằng chất lượng chính quy của chính trường đó.
Những hạn chế một phần ở khâu tổ chức giảng dạy, ở ý thức và mục đích của người học và chủ yếu ở khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học ở hình thức VLLVH chưa được thống nhất theo những yêu cầu, chuẩn mực chung như đối với hệ đào tạo chính quy, nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Nhưng nhìn một cách tổng thể, chất lượng đào tạo trước hết phụ thuộc vào chính sách chất lượng và chất lượng thực tế của từng cơ sở đào tạo (những cơ sở đào tạo khác nhau thì chất lượng đào tạo khác nhau), sau đó mới tính đến hình thức đào tạo. Thực tế thì ngay cả đào tạo chính quy cũng đã có một số trường tuyển bằng hình thức xét học bạ, từ ngưỡng đảm bảo chất lượng trở lên nên tất cả các hình thức đều cần phải chuẩn hóa về chất lượng, không chỉ VLVH.
Vì vậy, nếu đánh giá chất lượng chỉ căn cứ vào hình thức đào tạo chính quy hay VLVH mà không căn cứ vào chất lượng đầu ra thực tế trên yêu cầu mặt bằng chất lượng chung (bao gồm cả việc đánh giá tương quan chất lượng giữa các trường) là không công bằng.
Trong khi chất lượng giữa các hình thức đào tạo còn chênh lệch, vì sao Bộ GD-ĐT lại đưa ra ý tưởng cấp chung một loại bằng cho tất cả hình thức đào tạo, thưa bà?
- Đây là ý tưởng của Thường trực Tổ biên tập, đồng bộ với việc thay đổi các hình thức đào tạo, không phải là nội dung trong Dự thảo. Nếu ngay bây giờ áp dụng quy định cấp một loại bằng chung cho hai hình thức đào tạo chính quy và VLVH thì chắc là chưa hợp lý, không công bằng với nhiều sinh viên.
Tuy nhiên, chúng ta đã có Khung trình độ quốc gia (NQF) với chuẩn chất lượng đầu ra chung cho mỗi trình độ đào tạo. Nếu mãi duy trì hai loại văn bằng theo hình thức đào tạo trong 5-10 năm tới thì không thực hiện được NQF, không bao giờ nâng được chất lượng đào tạo VLVH theo một chuẩn chất lượng chung như đã được quy định trong NQF và theo chuẩn chất lượng đào tạo chính quy của mỗi trường…
Khi thực hiện sửa Luật Giáo dục Đại học, một trong những câu hỏi đặt ra cho Tổ Biên tập chúng tôi là phải làm gì và bắt đầu từ đâu để chấm dứt tình trạng trong một trường, cùng một trình độ nhưng vẫn tồn tại loại chất lượng hạng 2, hạng 3 như hiện nay.
Và dự kiến của chúng tôi là thay đổi hình thức giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (gồm VLVH và đào tạo từ xa) về đúng tên gọi của nó là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung.
Tên gọi dự kiến này khá tương đồng với nhiều nước phát triển và hàm ý là: Chương trình đào tạo chung, chuẩn giáo viên và điều kiện học tập được quy định như nhau…, chỉ khác nhau ở cách thức tổ chức thực hiện (tập trung và không tập trung). Để phù hợp với điều kiện của người học thì không nên phân biệt chính quy và không chính quy, mà đều phải đạt chuẩn đầu ra như nhau theo NQF và theo chuẩn chất lượng đào tạo chính quy của mỗi trường.
Dự kiến quy định như vậy cũng là nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 29 đã đề ra: “Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo, chú trọng quản lý chất lượng đầu ra”.
Bên cạnh đó, quy định này cũng chuẩn bị cho sự thay đổi của giáo dục đại học (GDĐH) trong những năm tới, khi mà công nghệ xâm nhập ngày càng sâu vào GDĐH.
Thực tế ở một số nước phát triển cho thấy, thời gian gần đây, tỷ lệ sinh viên theo học hình thức full time (tập trung) có xu hướng giảm và theo học hình thức partime (bao gồm cả đào tạo từ xa) ngày càng tăng do có thể sử dụng các giải pháp công nghệ để hỗ trợ việc tổ chức đào tạo.
![]() |
"Dự kiến chỉ nên cấp một loại văn bằng để tạo cơ sở đảm bảo chuẩn hoá chất lượng đối với tất cả các hình thức đào tạo" |
Nếu không thay đổi để chuẩn hoá chất lượng đào tạo thì chẳng lẽ chấp nhận tình trạng càng ngày, tỷ lệ sinh viên được đào tạo bởi những hình thức kém chất lượng càng tăng?
Vì vậy, nếu ý tưởng này của Tổ soạn thảo được thông qua, nghĩa là việc tổ chức đào tạo có thể mềm dẻo, linh hoạt nhưng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của người học là thống nhất đối với mỗi trình độ, ngành đào tạo, thì dự kiến chỉ nên cấp một loại văn bằng để tạo cơ sở đảm bảo chuẩn hoá chất lượng đối với tất cả các hình thức đào tạo.
Chúng tôi cũng mong tình trạng quá tôn sùng bằng cấp có thể cũng sẽ được giảm thiểu. Các nhà sử dụng lao động sẽ chú trọng đánh giá thực lực của người dự tuyển, người được đề bạt, bổ nhiệm... thay vào việc chỉ căn cứ vào văn bằng như ở một số ngành, địa phương trong thời gian qua.
Nếu được thông qua, năm 2019 sẽ triển khai cả nước
Trên thế giới hiện nay có phân biệt bằng đại học chính quy và vừa học vừa làm không, thưa bà?
- Ở một số nước phát triển mà chúng tôi tham khảo thì hầu hết họ đều có hai hình thức đào tạo (full time và partime – tương đương với tập trung và không tập trung như trong dự thảo Luật sửa đổi) nhưng theo chuẩn chương trình đào tạo chung, có khung trình độ quốc gia quy định cụ thể về chuẩn đầu ra theo từng trình độ đào tạo.
Các hình thức đào tạo khác nhau có thể khác nhau ở thời gian học nhưng không khác chương trình, giảng viên và người tốt nghiệp hình thức đào tạo nào cũng phải đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đó.
Các trường căn cứ vào đó để quy định và quản lý chất lượng đào tạo của trường mình, các tổ chức kiểm định dựa trên cơ sở đó để kiểm định chương trình đào tạo…, nên trên văn bằng thường không ghi hình thức đào tạo. Các thông tin về hình thức đào tạo có thể thấy chủ yếu trên bảng điểm hay phụ lục văn bằng.
Vậy nếu dự thảo Luật được thông qua, lộ trình thực hiện quy định này sẽ ra sao?
- Thực tế, đây mới chỉ là Dự thảo ban đầu để lấy ý kiến xã hội, đặc biệt là các cơ sở đào tạo. Tổ biên tập Dự án Luật sẽ lắng nghe tất cả các ý kiến góp ý và cân nhắc kỹ để hoàn thiện dự thảo phù hợp, chất lượng nhất.
Dự kiến, nếu dự thảo được Quốc hội thông qua vào 2018, thì đến tháng 7/2019 sẽ có hiệu lực pháp luật. Trong khoảng thời gian này, các trường/ngành sẽ dần triển khai NQF và chuẩn chương trình theo quy định. Việc chuẩn hoá chất lượng đào tạo được thực hiện trên phạm vi ngày càng rộng.
Đồng thời, năm 2018, chúng tôi cũng đề xuất một chương trình khảo sát chất lượng đối với hình thức đào tạo VLVH, đào tạo từ xa trong phạm vi rộng để đánh giá tổng thể chất lượng, tìm ra nguyên nhân chất lượng thấp để có biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng đào tạo cả ở cấp trường và cấp toàn hệ thống. Đồng thời, việc kiểm định chất lượng cũng đã và đang được tăng cường.
Đến 2019, khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, thì triển khai tổng thể trong phạm vi cả nước. Những sinh viên được tuyển vào từ khi Luật sửa đổi có hiệu lực (7/2019) sẽ áp dụng chương trình chuẩn, chuẩn đầu ra thống nhất với các biện pháp quản lý chặt chẽ để đến khoảng từ 2023 trở đi, khi các sinh viên này tốt nghiệp sẽ theo chất lượng chuẩn hoá, không còn phân biệt chất lượng đào tạo theo hình thức đào tạo chính quy hay VLVH.
Như nhiều nước khác, thông tin về hình thức đào tạo cũng được lưu trong bảng điểm hoặc phụ lục văn bằng.
Lê Vănthực hiện
Hình thức đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ đổi thành đào tạo tập trung và không tập trung chứ không còn là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên như trước đây.
">Tại sao đề xuất không phân biệt bằng chính quy và tại chức?
Kẻ ẩn danhquy tụ những diễn viên: Kiều Minh Tuấn, Quốc Trường, Mạc Văn Khoa, Vân Trang… Phim thuộc thể loại hành động - gia đình, kể câu chuyện về Lâm (Kiều Minh Tuấn) - người đàn ông chân chất có quá khứ bí mật, luôn đặt vợ con và hạnh phúc gia đình lên hàng đầu. Thế nhưng, cuộc sống yên bình của gia đình anh bỗng chốc bị đảo lộn. Lúc này, Lâm phải bảo vệ những điều anh yêu thương bằng mọi giá.
Phim cũng là dự án đầu tay của đạo diễn Trần Trọng Dần (Dan Trần) khi tự viết kịch bản và chỉ đạo. Anh thực hiện tác phẩm theo hướng một bộ phim giải trí, thị trường với câu chuyện bình dân, dễ hiểu.
Sau 10 ngày ra rạp, tác phẩm thu về những bình luận khen chê trái chiều. Phần đông ý kiến cho rằng tác phẩm trọn vẹn tính hành động với những phân cảnh đánh đấm mượt mà, đẹp mắt. Tuy nhiên, mặt kịch bản còn yếu và mỏng, khiến phim khó tạo hiệu ứng tích cực lâu dài.
Dan Trần cho biết vẫn đọc đầy đủ mọi bình luận của các khán giả, giới truyền thông. Anh tiếp nhận mọi ý kiến kể cả những khen chê, phản hồi tích cực lẫn tiêu cực. Nam đạo diễn nói sẽ rút kinh nghiệm vì phần lớn những lỗi đều do anh quyết định với vai trò chính của phim.
“Thú thật tôi không buồn vì những lời chê bai phim mình. Có những ý kiến chê đúng, tôi thấy hợp lý nên lắng nghe. Nếu những lời góp ý là thiện chí, giúp mình tốt hơn tôi phải cảm ơn họ. Tôi hy vọng được mọi người thông cảm nếu có sai sót vì ê-kíp đã gắng hết sức”, anh nói với VietNamNet.
Dan Trần thấy tự hào vì mang đến một bữa tiệc hành động với những pha đánh đấm, võ thuật đẹp mắt. Nam đạo diễn chọn đa dạng bối cảnh: phòng spa, con hẻm nghèo, đến những khu triển lãm, tàu lớn. Với mỗi khung cảnh, anh đặt góc máy quay lạ, khó để tạo không khí và sự mãn nhãn cho khán giả.
Phim cũng bị so sánh với các tác phẩm có cùng đề tài như Hai Phượnghay 578 – Phát đạn của kẻ điên. Đạo diễn phản hồi mô-tuýp cha hay mẹ đi tìm con bị bắt cóc vốn quen thuộc trên thế giới. Do đó khi thực hiện phim, anh và ê-kíp cố gắng đưa góc nhìn mới vào tác phẩm.
“Các phim hành động thường có câu chuyện đơn giản, dễ hiểu vì nếu làm phức tạp quá sẽ gây khó cho người xem. Chúng tôi dành đất cho các pha hành động, đánh đấm, cố gắng sáng tạo, tìm sự cân bằng để đáp ứng thị hiếu khán giả”, anh cho biết.
Dan Trần thấy may mắn vì phim quy tụ những gương mặt nghệ sĩ có thực lực. Thay vì áp đặt, trên phim trường anh và mọi người cùng bàn bạc, trao đổi để có kịch bản ưng ý nhất. Nam đạo diễn không ít lần tranh luận với Vân Trang, Kiều Minh Tuấn để cùng tìm được hướng đi phù hợp cho nhân vật.
Sau Kẻ ẩn danh, Dan Trần ấp ủ một dự án điện ảnh kế tiếp. Nam đạo diễn chưa công bố thể loại cụ thể song tự tin nếu làm sẽ làm khác với những tác phẩm đã ra mắt trên thị trường trước đây. Anh thấy vui vì được gia đình, bạn bè động viên trên quãng đường làm phim.
Đạo diễn ‘Kẻ ẩn danh’ sẵn sàng đón nhận những lời chê bai
Vladimir Katalov, giám đốc điều hành công ty bảo mật Elcomsoft có trụ sở ở Moscow, Nga, đã vô tình phát hiện ra sự cố trên khi tìm kiếm bằng trình duyệt Safari trên điện thoại iPhone của mình.
Công ty của ông Katalov chuyên bán phần mềm trích xuất dữ liệu được sao lưu trên iCloud, với đối tượng khách hàng có cả lực lượng cảnh sát và các cơ quan tình báo. Theo trang Forbes, thông qua một công cụ của Elcomsoft, ông Katalov khám phá ra rằng, lịch sử tìm kiếm Safari trên dế cưng của mình vẫn tồn tại dù bản thân đã tự tay xóa bỏ nó.
Vị giám đốc công ty bảo mật Nga nhận thấy, dữ liệu bị lưu trữ cách thời điểm bị phát hiện ít nhất 1 năm. Một số người dùng thiết bị Apple khác thông báo, lịch sử tìm kiếm của họ thậm chí bị sao lưu ngoài ý muốn trên iCloud lâu hơn.
Các chuyên gia nhận định, tình trạng sao lưu trái phép trên bắt nguồn từ việc thiết bị Apple đồng bộ hóa với cơ sở lưu trữ trực tuyến của họ. Nói một cách khác, dữ liệu tìm kiếm trên Safari đã được sao lưu một cách tự động.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao tính năng này lại tồn tại hay tại sao dữ liệu lại được lưu trữ lâu đến như vậy. Song, có ý kiến cho rằng, tính năng nhằm cho phép các yêu cầu được đồng bộ ở nhiều thiết bị Apple khác nhau thuộc cùng một người dùng. May mắn là, sau nhiều nỗ lực tăng cường bảo mật, Táo khuyết hiện đã vá được lỗ hổng nói trên.
Đây không phải là lần đầu tiên Apple bị chỉ trích về các lỗ hổng bảo mật tiềm tàng trong dịch vụ iCloud của hãng. Vụ rò rỉ dữ liệu nổi tiếng nhất xảy ra vào năm 2014 khi các hacker xâm nhập tài khoản iCloud, rồi phát tán những bức ảnh riêng tư, kể cả khỏa thân của nhiều ngôi sao giải trí.
Apple đã phải rất vất vả tái xây dựng uy tín sau sự cố trên. Song, một số người dùng vẫn lo ngại về một dạng sao lưu dữ liệu nào đó lên iCloud mà họ không được thông báo hoặc đồng ý.
Trước đây, các phân tích của Elcomsoft từng chỉ ra rằng, các tệp tin được đăng tải lên các máy chủ iCloud của Apple chứa cả danh sách mọi cuộc gọi đến và đi trên một thiết bị iOS, bao gồm cả số điện thoại, thời gian và thời lượng.
Vào thời điểm đó, một phát ngôn viên của Apple giải thích: "Apple luôn cam kết bảo vệ dữ liệu của các khách hàng. Đó là lí do tại sao chúng tôi trao cho khách hàng khả năng bảo mật dữ liệu của họ. Dữ liệu thiết bị được mã hóa bằng mật khẩu của người dùng và việc truy cập các dữ liệu iCloud, kể cả phần sao lưu, đòi hỏi cung cấp ID Apple và mật khẩu của người dùng đó. Apple khuyến nghị mọi khách hàng chọn mật khẩu mạnh và sử dụng chế độ xác thực 2 lớp".
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
">Lịch sử tìm kiếm trên Safari đã xóa vẫn bị lưu trên iCloud?
Video gây sốc về thiết bị siêu rẻ, bẻ khóa ôtô trong vài giây
友情链接