20h tối 6/6 (theo giờ Nga), tại Nhà hát Ma lưi, Moscow Liên bang Nga, Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga đã chính thức được khai mạc. Nhân chuyến công tác tại Nga, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng tham dự sự kiện này.
Khán phòng của Nhà hát đã chật kín chỗ ngồi. Sau mỗi tiết mục, khán giả reo hò, vỗ tay không ngớt. Công chúng Nga – những người yêu mến Việt Nam lâu năm đã được mãn nhãn thưởng thức các tiết mục này.
![]() |
Với mối quan hệ truyền thống lâu đời, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Việt Nam Nguyễn Ngọc Thiện cho hay, năm 2016, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 15 năm quan hệ đối tác chiến lược. Năm 2012 ghi dấu mốc quan trọng khi hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, tạo khuôn khổ mới cho hợp tác song phương với độ tin cậy cao và phát triển năng động, trong đó có lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
"Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga năm 2016 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Liên bang Nga phối hợp tổ chức là cơ hội để khán giả Nga và bạn bè quốc tế đang sinh sống, làm việc tại Liên bang Nga hiểu sâu hơn về nền văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc. Đồng thời, thông qua đó, quý khán giả biết được thế mạnh, tiềm năng du lịch của Việt Nam" - Bộ trưởng Thiện chia sẻ.
Đây cũng là một trong các hoạt động quan trọng của Năm giao lưu văn hóa ASEAN-Nga 2016 nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Nga.
Bộ trưởng tin tưởng rằng, thông qua các hoạt động сhương trình Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga, tình cảm gắn bó giữa nhân dân hai nước, quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa hai nước sẽ không ngừng phát triển, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
![]() |
Sau lễ khai mạc, đoàn Việt Nam đã trình diễn chương trình nghệ thuật dân tộc đặc sắc do NSND Phạm Anh Phương, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam làm tổng đạo diễn.
Các nghệ sĩ đã trình bày nhiều thể loại âm nhạc truyền thống của Việt Nam như hát văn, độc tốc Nhị, múa, hát… các bản nhạc nổi tiếng của Việt Nam và nước bạn Nga.
Thanh Liêm(Từ Moscow, Liên bang Nga)
Hà Hồ trần tình vụ khán giả sàm sỡ khi diễn tại Mỹ" alt=""/>Mãn nhãn Những ngày Văn hóa Việt Nam tại NgaUng thư cổ tử cung
Cổ tử cung dễ bị viêm, virus xâm nhập và tấn công, nhất là HPV. Virus HPV có hơn 100 chủng, khoảng 15 chủng được xếp vào nhóm nguy cơ cao dẫn đến khối u ác tính cổ tử cung, phổ biến nhất là chủng 16, 18, tiếp đến là 31, 45. Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung có thể có dấu hiệu chảy máu giữa kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục, đau khi quan hệ, tiết dịch bất thường, chảy máu sau mãn kinh. Giai đoạn muộn, người bệnh có thể xuất hiện thêm triệu chứng mệt mỏi, sụt cân, đau lưng.
Họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình nghệ sĩ có tiếng. Bố ông là nhạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Đình Phúc. Mẹ ông là bà Trần Thị Bảo, nhà pha chế mầu tại Xưởng phim hoạt hình Việt Nam và anh trai là nhạc sĩ Nguyễn Việt Bình.
Tục ngữ có câu: “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh”. Không biết ông giống được cha mẹ mình đến đâu, song có một điều thú vị là trong bài hát “Lời du tử” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc sáng tác năm 1944 có câu “…Ta buồn chỉ có mình ta…”, trong bài hát “Độc hành” của nhạc sĩ Nguyễn Việt Bình có câu “…độc hành, độc hành, chỉ mình ta…” và triển lãm của họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp đã hai lần mang tên “Độc thoại”.
Cái cô đơn ấy, cô đơn trong “Lời du tử”, trong “Độc hành” và trong “Độc thoại” phải chăng là nỗi cô đơn muôn thủa của người nghệ sĩ nói chung và của nhạc sĩ và họa sĩ nói riêng? Có lẽ trong cô đơn, người nghệ sĩ, người cầm bút được thăng hoa để có thể tạo ra những tác phẩm để đời, bất hủ? Ta hãy lắng nghe tâm sự của họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp: “Đi vào hướng nội. Càng tìm thấy ngã của mình bao nhiêu lại càng cô đơn bấy nhiêu. Khi cô đơn ngập tràn cũng là lúc trở nên cô độc. Phải chăng đến, thấu hiểu cô đơn, nằm mật với cô độc, người nghệ sĩ có đủ đức tin để tạo ra một thế giới nghệ thuật mới”. Chính vì thế 5 tháng sau triển lãm Độc thoại lần thứ nhất, bây giờ ông lại tiếp tục ra mắt triển lãm Độc thoại lần thứ 2.
![]() |
Độc thoại số 32, chất liệu tổng hợp. |
Với người xem, tranh của họa sĩ dường như không cô đơn mà cũng chẳng cô độc vì không ít người thấy mình trong bức Độc thoại số 32 ở trên. Còn đâu là mũi với miệng? Các cơ mặt cứ cuồn cuộn chen chân di chuyển không ngừng. Nhưng rồi khuôn mặt, những mớ tóc mang hình cành cây mềm mại được vuốt ngược lên và tỏa ra theo hình chữ V nằm trọn trong những mảng mầu trắng làm dịu đi rất nhiều cơn thịnh nộ trước những điều ngang trái. Khuôn mặt đầy biểu cảm, ấn tượng này là một phần của cuộc sống bởi trong cuộc sống luôn có nó, thấy nó.
![]() |
Độc thoại số 17, màu nước trên giấy Dó. |
Hơn 30 tác phẩm trình làng lần này của họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp được vẽ trên giấy Dó và chất liệu tổng hợp. Tranh Độc thoại số 32 rất đẹp. Tuy vậy, tranh giấy Dó vẫn là sở trường của ông. Bức tranh Độc thoại số 17 lại mát mắt, dễ chịu, do hình, ý, kỹ thuật vẽ trên giấy Dó và mầu sắc hòa quyện vào nhau đến lạ kỳ. Đôi mí mắt khép lại như trạng thái người đang ngủ, đang tận hưởng những cung bậc êm dịu của cuộc sống và những thành quả của lao động do chính đôi bàn tay con người mang lại.
Ngoài ra triển lãm còn giới thiệu hơn 30 tác phẩm đặc sắc khác nữa của họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp. Triển lãm mở cửa đến 21/5/2016.
Hoàng Hoa Mai
" alt=""/>Nguyễn Xuân Tiệp tiếp tục Độc thoại