Qua gần 18 năm phát động (từ 17/10/2000 - 31/8/2018), chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” đã được các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng.Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” tiếp nối và phát triển từ chương trình “Nối vòng tay lớn” những năm trước đây nhằm mục đích phát động toàn quốc Tháng hành động cao điểm “Vì người nghèo”, đồng thời hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ đề ra.
Theo Ban tổ chức, thời gian qua, các hoạt động chung tay vì người nghèo đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, các tập đoàn, tổng công ty, qua đó tạo ra sức lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, tăng cường tinh thần đoàn kết nhằm chung tay để chăm lo để nâng cao đời sống nhân dân.
 |
Ảnh minh họa |
Qua gần 18 năm phát động, chương trình vận động ủng hộ người nghèo đã được các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương và quỹ 3 cấp ở địa phương đạt gần 14.000 tỷ đồng, ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương là hơn 36.000 tỷ đồng.
Từ những nguồn lực trên, cùng với ngân sách nhà nước đã kịp thời hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được gần 1,5 triệu căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn (riêng năm 2017 xây dựng mới và sửa chữa trên 32.000 căn nhà); hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về vốn, tư liệu sản xuất; hỗ trợ hàng ngàn công trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn...); hàng triệu người nghèo được giúp đỡ nhân dịp Tết Nguyên đán, giúp đỡ cho con đi học, chữa bệnh khi ốm đau nằm viện dài ngày, cứu đói khi cần thiết...
Bắt đầu từ năm 2018 đến năm 2020, chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" sẽ được truyền hình trực tiếp vào đúng ngày 17/10 là ngày vì người nghèo. Năm nay, chương trình sẽ được thực hiện tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, bắt đầu từ 20h và phát trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình có ý nghĩa lớn đối với người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo; người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất do gặp thiên tai, bão lũ, tai nạn. Nguồn lực được huy động từ chương trình sẽ giúp đỡ xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ tiền mua vật tư, công cụ sản xuất, giống cây, con...; hỗ trợ cho học sinh đi học; hỗ trợ chữa bệnh nặng, hiểm nghèo khi ốm đau, nằm viện; hỗ trợ cứu đói đột xuất, hỗ trợ người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ lớn. Bên cạnh đó hỗ trợ giúp hỗ trợ đầu tư, cải thiện nhiều cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, trường học...tại xã nghèo, huyện nghèo, thôn bản khó khăn...
Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp, công bố thông tin kết quả ủng hộ; cam kết ủng hộ người nghèo của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Chương trình truyền hình trực tiếp; đồng thời có hình thức ghi nhận, công bố tên và số tiền, hiện vật của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, đăng ký ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội.
Cùng với việc tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp, Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức đợt nhắn tin ủng hộ người nghèo qua Cổng Thông tin nhân đạo quốc gia 1400. Bộ Lao động thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh các hộ nghèo, huyện nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thoát nghèo; tổ chức trao giải thưởng báo chí viết về giảm nghèo bền vững năm 2018.
M Tuấn - Bích Thủy
" alt="Quỹ Vì người nghèo: 18 năm, hơn 50 nghìn tỷ đồng"/>
Quỹ Vì người nghèo: 18 năm, hơn 50 nghìn tỷ đồng

Thấy người phụ nữ đi xe sang vào nhà vệ sinh công cộng, đại tiện và không xả nước, ông Đ.T gọi lại nhắc nhở. Chẳng ngờ, chị ta gọi chồng đến buông lời cay nghiệt, đòi hành hung nam công nhân vệ sinh.Trận chiến giành khối tài sản thừa kế nghìn tỷ của thiếu gia phố núi
Nữ giám đốc 'biến hình' khiến thám tử ngả mũ bái phục
Gắn bó với công việc vệ sinh môi trường đã 30 năm, trong đó hơn 2 năm làm nhân viên trông coi nhà vệ sinh công cộng ở đường Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông Đ.T (58 tuổi - Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long) không nhớ bao lần mình phải phiền lòng vì ý thức kém của người dân.
Theo lời ông Đ.T, hai vợ chồng ông đều làm ở đây. Nhà vệ sinh công cộng này có 2 khoang. Mỗi khoang có 1 hố xí bệt và 1 bệ tiểu cho nam giới và được mở cửa 24/24 giờ.
Công việc chính của ông là dọn dẹp, cọ rửa bồn cầu và nhắc nhở người dân chú ý bấm nút xả, bỏ giấy vào sọt sau khi đi vệ sinh.
“Bao giờ chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn giấy khô để ngay lối ra vào nhà vệ sinh cho khách sử dụng và nhắc họ dùng xong vứt vào sọt rác.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn cố tình bỏ giấy lung tung, vương vãi cả ra sàn nhà, bẩn thỉu vô cùng. Nhắc mỏi miệng đâu vẫn hoàn đấy, không thay đổi được gì”, giọng bức xúc, ông Đ.T nói.
 |
Ông Đ.T dọn dẹp khoang vệ sinh do mình phụ trách. |
Ông kể, nhiều chị em phụ nữ ăn mặc sành điệu nhưng vô duyên đến mức, có bồn cầu không dùng, họ ngồi luôn xuống sàn nhà để đại, tiểu tiện. Xong việc họ điềm nhiên đi ra, mặc kệ cho công nhân xử lý đống phế thải đó.
Khi bị phát hiện, người nào biết ý thì quay vào dọn. Thế nhưng nhiều trường hợp còn gây sự, xúc phạm công nhân vệ sinh bằng lời lẽ khó nghe khiến ông Đ.T không khỏi chạnh lòng vì sự cay nghiệt đó.
Như trường hợp người phụ nữ chừng 30 tuổi, đi ô tô sang cách đây 1 tuần. Hôm đó chị ta được chồng chở ngang qua khu vực này. Xe vừa dừng, chị ta ôm bụng, chui tọt vào nhà vệ sinh.
Sau 10 phút “trút nỗi buồn”, người phụ nữ mở cửa bước ra. Ông Đ.T ngồi ngoài “hô”: “Chị giật bồn cầu, xả nước nhé”.
Thế nhưng chị này không mảy may đáp lại mà rảo bước đi. Ông Đ.T vào kiểm tra thấy bãi phế thải của khách, liền gọi lại, góp ý.
Người phụ nữ đó không có gì tỏ vẻ xấu hổ mà lớn tiếng quát nam công nhân môi trường: “Việc của ông, kêu ca gì. Ăn lương để làm việc đó cũng không xong”.
Lời qua tiếng lại, người phụ nữ rút điện thoại gọi cho chồng. Anh chồng từ xa xuất hiện, không cần hỏi rõ lý do mà đòi xông vào hành hung nam công nhân vệ sinh.
Đến khi người dân xúm quanh chỉ trích, đôi vợ chồng đó mới chịu nhượng bộ, quay lưng bỏ đi.
“Ngày trước vợ tôi mới đi làm, gặp tình huống đó, về khóc và tủi thân lắm, đòi bỏ nghề. Tuy nhiên, tôi động viên cô ấy cố gắng đi làm vừa kiếm tiền nuôi sống gia đình, đồng thời cũng coi như giúp ích cho xã hội”, ông Đ.T bộc bạch.
“Người ta hay chê bai vệ sinh công cộng bẩn nhưng họ đâu biết, chúng tôi vừa cọ rửa xong, chỉ cần 1,2 người thiếu ý thức như vậy là mùi xú uế đã bốc lên nồng nặc. Họ đi thấy bẩn là la toáng lên, trong khi bản thân đâu chịu dội nước”, ông Đ.T nói.
Bên cạnh việc người dân đi không dội nước, khạc nhổ lung tung trong nhà vệ sinh, ông Đ.T cho biết, một số người còn tệ đến mức vứt giấy, mẩu thuốc lá và cả băng vệ sinh xuống bồn cầu, gây tắc, buộc ông phải tự tay moi những dị vật đó lên.
 |
Mặc dù có sọt rác bên cạnh nhưng ông Đ.T cho hay, người dân thường vứt tung tóe giấy ra sàn nhà |
Lần khác, một cô gái trẻ, xinh xắn, dạo chơi với người yêu trên phố đi bộ vào dịp cuối tuần. Cô gái chắc đang trong thời kỳ nguyệt san nên vào nhà vệ sinh thay, rửa.
Xong việc, cô gái này không vứt băng vệ sinh vào thùng rác bên cạnh mà tiện tay thả xuống bồn cầu rồi xả nước.
Miếng băng vệ sinh không trôi mà mắc kẹt lại. Khi ông Đ.T vào dọn, thấy vậy đã chạy theo, nhắc cô gái lần sau chú ý vứt rác đúng nơi quy định. Cô gái này thẹn với bạn trai, rối rít xin lỗi nhờ ông Đ.T dọn giúp.
Ông Đ.T cũng cho hay nhiều những trường hợp ông và các đồng nghiệp phải thông cảm, không bao giờ ý kiến gì mà chỉ lẳng lặng dọn dẹp giúp.
“Như cụ ông bị lẫn do tuổi tác, nhà ở phố cổ. Mỗi lần dùng nhà vệ sinh đi đại tiện, cụ văng tung tóe, bôi bẩn khắp nền nhà cho đến gương và bồn rửa tay, có khi bước ra ngoài, quần áo dính bê bết phân. Tôi phải nhờ người tìm đến nhà, gọi con ra đón về thay rửa cho ông cụ”, nam công nhân 58 tuổi nhớ lại.

Nửa đêm, cô dâu gào khóc bỏ chạy khỏi phòng tân hôn
Vợ của Q đã bỏ chạy khỏi giường tân hôn cùng những tiếng la hét. Q phải lao ra giữ vợ. Lúc ôm được vợ vào lòng, anh mới phát hiện...
" alt="Nam công nhân tức nghẹn trước hành động của quý cô váy ngắn"/>
Nam công nhân tức nghẹn trước hành động của quý cô váy ngắn
Xe cháo vỉa hè, quán mì gốc Hoa có thâm niên lâu năm ở Sài GònPhở tôm hùm, phở mực đốn tim thực khách tại Mỹ
Báo Pháp khen ngợi món chả rươi nức tiếng của Việt Nam, thưởng thức giữa trời đông Hà Nội
Khác với những loại lẩu có hương vị thường thấy, một nhà hàng ở Trung Quốc vừa giới thiệu với thực khách loại lẩu có nước dùng kiểu mới, nhưng có thể khiến bất cứ ai cũng “rùng mình”.
 |
Món lẩu với hai vị nước dùng rất đặc biệt |
Đó là nồi lẩu được chia làm hai ngăn với nước dùng một bên là vị trà xanh matcha, bên kia là nước dùng sầu riêng nước cốt dừa.
Ngăn chứa lẩu vị trà xanh còn được nhân viên phục vụ cho kèm thêm bánh ngọt Oreo, trân châu đen, khoai lang. Tất cả nhúng kèm thịt, rau củ quả các loại như lẩu thông thường.
 |
Nước lẩu ngọt béo nhúng kèm thịt và rau củ như bình thường |
Món ăn đặc biệt được nhà hàng chia sẻ video lên mạng xã hội, thu hút nhiều người xem vì sự khác lạ. Phần lớn ý kiến cho rằng, họ sẽ không dám thử món ăn đặc biệt này bởi cách chế biến quá khác so với thông thường. Có ý kiến còn đóng góp, không nên cho cả vỏ trái sầu riêng vào nồi lẩu bởi chúng có thể chứa nhiều thuốc trừ sâu.

Cách làm món dạ dày xào sả ớt ngon chuẩn vị cho ngày lạnh
Dạ dày xào sả ớt là món ăn vị chua cay, giòn giòn hấp dẫn, dùng làm món nhắm với bia rất hợp.
" alt="Món lẩu 'khó nuốt' nhất thế giới khiến thực khách 'rùng mình'"/>
Món lẩu 'khó nuốt' nhất thế giới khiến thực khách 'rùng mình'