Thông tin được bác sĩ Lê Nguyễn Hoàng,độtquỵchiếmcấpcứuởliverpool vs brighton Phó giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP HCM, chia sẻ tại sơ kết quản lý chất lượng cấp cứu ngoại viện và nhận giải thưởng Vàng của tổ chức EMS Angels về cấp cứu đột quỵ ngoại viện, ngày 28/11. 9 tháng đầu năm, nơi này tiếp nhận khoảng 270 nghìn cuộc gọi cấp cứu, trong đó 10-15% có nhu cầu cấp cứu thật sự, còn lại chủ yếu là các tư vấn y tế. Số ca cấp cứu đột quỵ chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố, thời gian tiếp cận hiện trường dao động từ 12-16 phút. Bệnh nhân được xử trí ban đầu, thông báo trước với bệnh viện rồi chuyển đến nơi có thể điều trị đột quỵ. Theo bác sĩ Hoàng, việc điều chuyển bệnh nhân đột quỵ vẫn còn nhiều khó khăn do số lượng cơ sở điều trị đạt chuẩn ít. Chưa kể, bệnh nhân và người nhà mong muốn chuyển đến các bệnh viện không thuộc danh sách điều trị đột quỵ. Hiện Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới. Mỗi ngày, các bệnh viện TP HCM tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhân đột quỵ. Nhiều người không qua khỏi hoặc đối diện các di chứng như tàn phế, liệt người, giảm trí nhớ... vì vào viện trễ. |