您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Huê Nghiêm: Ngôi tổ đình 300 năm tuổi ở đất Sài Gòn
Công nghệ64人已围观
简介Chúng tôi về tổ đình Huê Nghiêm khi trời đã về chiều. Lần tìm ra khu vực nghĩa trang phía sau chùa,ê...
Chúng tôi về tổ đình Huê Nghiêm khi trời đã về chiều. Lần tìm ra khu vực nghĩa trang phía sau chùa,êNghiêmNgôitổđìnhnămtuổiởđấtSàiGò24h thể thao ngôi mộ cổ được xây bằng hợp chất ô dước theo kiểu thức đặc trưng của mộ cổ Nam Bộ nằm lặng lẽ ở một góc nghĩa trang...
Trong số những ngôi chùa cổ còn tồn tại đến ngày nay trên đất Sài Gòn, chùa Huê Nghiêm (tọa lạc tại số 204 Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, TP.Thủ Đức) là một trong những ngôi chùa xưa nhất, có thể coi như một “chứng tích” cho đời sống tinh thần của những lưu dân trong buổi đầu đi mở cõi.
Ngôi tổ đình 300 năm tuổi và các thế hệ truyền thừa
Trong một lần hầu cận, chúng tôi được Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng kể lại gốc tích của ngôi tổ đình Huê Nghiêm nhân dịp ngài về tảo tháp chư vị Tổ sư vào cuối năm âm lịch.
Hòa thượng cho biết, tổ đình Huê Nghiêm được Tổ Thiệt Thoại (Thụy) - Tánh Tường (1681-1757) khai sơn vào năm 1721 (năm Tân Sửu), cách nay vừa tròn 300 năm. Ngôi chùa ban đầu chỉ là một am tranh được Tổ khai sơn dựng lên để làm chỗ tu hành, gần một nhánh nhỏ của sông Sài Gòn. Có lẽ am tranh ngày ấy gần với khu dân cư vốn thường gần sông rạch để tiện bề buôn bán, đi lại. Khu vực Tổ Thiệt Thoại dựng am tranh, ngày nay, được cho là gần Nhà máy điện Thủ Đức.
![]() |
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đảnh lễ chư vị Tổ sư trong vườn tháp thuộc tổ đình |
Thời gian kiến lập tổ đình của Tổ Thiệt Thoại nhằm vào thời vua Lê Dụ Tông năm Bảo Thái thứ 2, tương đương thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) cai quản Đàng Trong. Tổ Thiệt Thoại - Tánh Tường thuộc dòng thiền Lâm Tế, chi phái của ngài Vạn Phong - Thời Úy (1303-1381) theo bài kệ: Tổ đạo giới định tông/ Phương quảng chứng viên thông/ Hành siêu minh thiệt tế/ Liễu đạt ngộ chơn không.
Theo kệ truyền thừa thì Tổ Thiệt Thoại thuộc đời 35, dòng Lâm Tế, tính từ Tổ khai dòng thiền này là Thiền sư Nghĩa Huyền (?-866/867). Theo chi phái Lâm Tế do Tổ Vạn Phong (chùa Thiên Đồng, Trung Hoa) khai lập thì ngài thuộc thế hệ thứ 14 (chữ Thiệt). Ngài là đệ tử của Tổ Minh Vật - Nhất Tri (?–1786), trụ trì chùa Quốc Ân Kim Cang. Ngài Minh Vật - Nhất Tri là đệ tử của Tổ Nguyên Thiều. Ngoài dòng kệ truyền thừa chi phái Lâm Tế của Tổ Vạn Phong, Tổ Nguyên Thiều còn truyền thừa cho đệ tử dòng kệ của Tổ Đạo Mân - Mộc Trần hay còn gọi là dòng Lâm Tế Gia Phổ theo bài kệ: Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên…
Như vậy, chùa Huê Nghiêm do Tổ Thiệt Thoại khai sơn trực thuộc môn phong của tổ đình Quốc Ân Kim Cang. Tổ không chỉ khai sơn chùa Huê Nghiêm, mà còn khai sơn chùa Long Thọ (Thủ Dầu Một, Bình Dương). Tổ Thiệt Thoại có các đệ tử như Tế Giác - Quảng Châu, Tế Lý - Quảng Đức, Tế Vĩnh - Quảng Nhơn… là những thiền sư nổi tiếng trong vùng, có công đem Phật pháp hoằng hóa trong dân chúng, là bậc long tượng thiền môn.
![]() |
Tháp Tổ Thiệt Thoại trong khuôn viên tổ đình |
Ngài Tế Giác xuất gia với Tổ Thiệt Thoại khi Tổ đã cao niên. Thấy được căn cơ của ngài Tế Giác nên Tổ đã khuyên ngài về cầu pháp tu học với Tổ Phật Ý - Linh Nhạc tại chùa Từ Ân. Khi đến cầu pháp với Tổ Phật Ý, ngài được Tổ giao cho đệ tử là ngài Tổ Tông - Viên Quang (1758-1827) dạy dỗ. Ngài được Tổ Viên Quang đặt cho húy hiệu là Tiên Giác - Hải Tịnh.
Năm 1825, Tổ Hải Tịnh được vua Minh Mạng vời ra làm Tăng cang chùa Linh Mụ. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), ngài được triều đình cử làm Tăng cang chùa Giác Hoàng trong kinh thành Huế. Về sau Tổ Hải Tịnh đã xin từ chức Tăng cang chùa Giác Hoàng, về lại Gia Định lưu trú tại chùa Giác Lâm. Những năm cuối đời, Tổ đã xiển dương Chánh pháp qua việc độ chúng xuất gia, tại gia; khai mở trường hương, phát triển việc giảng dạy cho chư Tăng như Tổ Viên Quang đã làm trước đó; mở các Đại giới đàn tại chùa Tây An (An Giang), chùa Thiên Ân (Gia Định). Tổ là người có ảnh hưởng đối với Tăng sĩ, quần chúng tại kinh thành Huế và cả miền Nam lúc bấy giờ, là nhà sư “có đức độ, được ca ngợi khắp miền, trải qua 73 năm hành đạo, không lúc nào nhà sư quên đi sự hưng suy của đạo pháp”.
Sau khi Tổ Thiệt Thoại viên tịch, Tổ Tế Lý kế thế trụ trì chùa Huê Nghiêm. Tổ là người có kiến thức và đạo hạnh nên được người trong vùng quy kính. Do chùa lúc bấy giờ nằm ở vùng gần nhánh sông Sài Gòn, vị trí thấp, Tổ có ý dời chùa và được bà Nguyễn Thị Hiên là đệ tử tại gia của Tổ hộ trì, hiến cúng đất để di dời chùa về địa điểm hiện nay, cách chùa cũ khoảng 1km.
Trải qua các đời trụ trì, ngôi cổ tự Huê Nghiêm được trùng tu nhiều lần. Cuối thế kỷ XIX, Tổ Huệ Lưu đứng ra vận động dân làng và nhân dân quanh vùng trùng tu lớn tổ đình. Những lần trùng tu sau này vào các năm 1960, 1969, 1990, 2003 do Tổ Thiện Bửu, Tổ Trí Đức, Hòa thượng Trí Quảng, Hòa thượng Trí Độ vận động. Đến năm 2011, Hòa thượng Thích Trí Quảng (viện chủ tổ đình) và Thượng tọa Thích Minh Đạo vận động đại trùng tu chánh điện với diện mạo như hôm nay.
Hiện nay chùa còn khu vườn tháp với các ngôi tháp cổ của Tổ Thiệt Thoại, Tổ Tế Lý, Tổ Liễu Xuân, Tổ Huệ Lưu, Tổ Thiện Bửu, Tổ Trí Đức và tháp của các ngài kế tự, Tăng chúng.
![]() |
Hình ảnh và linh vị bà Nguyễn Thị Hiên thờ tại tổ đình |
Giai thoại về bà Hộ Hiên
Bà Nguyễn Thị Hiên (1763-1821) là một người giàu có ở làng Linh Chiểu Đông, thuộc Thủ Đức ngày nay. Bà lại có tấm lòng giúp đỡ người và thường ủng hộ các việc công ích của làng nên người trong vùng thường gọi là bà Hộ Hiên.
Theo lời Hòa thượng Thích Trí Quảng, bà Nguyễn Thị Hiên là đệ tử của Tổ Tế Lý, được ngài ban cho pháp danh Liễu Đạo. Với lòng ngưỡng mộ và quy kính Tổ Tế Lý, bà đã phát tâm hiến cúng đất nơi gò cao để di dời chùa khỏi vị trí ban đầu ở vùng đất thấp ven sông. Tương truyền, lúc cuối đời, bà Hộ Hiên đã vào chùa ở. Từ đó, có hai cách lý giải xung quanh sự việc này: hoặc cuối đời bà vào chùa ở như những người già, muốn nương nơi cửa chùa để sớm hôm kinh kệ cùng Tăng chúng và nhờ chùa lo hậu sự; hoặc bà vào chùa xuất gia tu tập.
Bức họa truyền thần và bài vị của bà Hộ Hiên đang được thờ tại hậu tổ của chùa lại cho thấy đây là bài vị của một cư sĩ: “Phụng vị Hoa Nghiêm tự, hội chủ Nguyễn Thị Hiên, pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm chánh hồn, Quý Mùi niên, lương nguyệt, cát thời thọ sanh, Tân Tỵ niên, lục nguyệt, sơ nhất nhật phù thời khứ”- dịch: Chùa Hoa Nghiêm, hội chủ Nguyễn Thị Hiên, pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm. Sanh ngày lành giờ tốt, năm Quý Mùi. Mất năm Tân Tỵ, ngày mùng 1 tháng 6. Theo như lối đề văn từ của bài vị, chữ “chánh hồn” dành cho người nữ và “thần hồn” dành cho người nam, không phải là người xuất gia; người xuất gia sẽ dùng chữ “chơn linh” hoặc “giác linh”. Thứ nữa, bài vị cũng cho biết thông tin bà Hộ Hiên là “hội chủ” chùa Huê Nghiêm, tức là người cúng đất làm chùa, dân gian còn gọi là “chủ chùa”. Thường thì những người hiến cúng đất dựng chùa hoặc xây dựng chùa, khi mất, nhà chùa thường thiết lập một bàn thờ riêng với bài vị thờ và hương khói húy kỵ hàng năm. Cũng có thể cuối đời bà vào chùa ở làm “bà vãi” như chúng ta thường được biết với cách “xuất gia thọ tam quy ngũ giới”. Với bức hình họa bà mặc áo gấm thụng với chiếc mão Quan Âm, cũng có cách lý giải cho rằng có thể bà đã thọ giới Bồ-tát với Tổ Tế Lý.
Đối với chùa Huê Nghiêm, sự ly kỳ gắn với câu chuyện tương truyền về hậu thân của bà Nguyễn Thị Hiên. Thầy chúng tôi kể rằng, từ lúc xuất gia đã nghe câu chuyện về sự tái sanh của bà chủ chùa. Khi bà Hiên mất, có nhờ người viết lên tay những thông tin của bà để chứng tỏ công đức bà làm được. Cùng năm bà mất (1821) thì bên nhà Thanh (Trung Hoa), thê thiếp vua Gia Khánh cũng hạ sanh một hoàng nữ. Lúc công chúa sinh ra, bàn tay cứ nắm chặt lại, khi được mở ra thì có dòng chữ: Nguyễn Thị Hiên, Linh Chiểu Đông thôn, Gia Định, Đại Nam. Vua nhà Thanh sai người đi điều tra, xác minh lai lịch bà Nguyễn Thị Hiên thì chứng thực bà đã sống tại chùa Huê Nghiêm, làng Linh Chiểu Đông. Sau đó vua cho sứ sang xây ngôi mộ bà lại, đồng thời hiến cúng tượng Bồ-tát Quan Thế Âm và một số pháp khí. Tượng Bồ-tát Quan Thế Âm bằng đồng hiện nay vẫn còn được thờ tại chùa.
Chúng tôi về tổ đình Huê Nghiêm khi trời đã về chiều. Lần tìm ra khu vực nghĩa trang phía sau chùa, ngôi mộ cổ được xây bằng hợp chất ô dước theo kiểu thức đặc trưng của mộ cổ Nam Bộ nằm lặng lẽ ở một góc nghĩa trang. Ngôi mộ bề thế, gần 20m2nằm lọt thỏm, thấp hơn mặt đất xung quanh. Kiến trúc ngôi mộ cổ vẫn còn nguyên vẹn với vòng thành, bình phong, nhà bia, nấm mộ. Chỉ tiếc một điều, giờ đây không còn sự u tịch trang nghiêm; thay vào đó là cảnh hoang tàn, hủy hoại theo thời gian và sự xâm lấn của người đời sau.
Theo Pháp Đăng/Báo Giác Ngộ

Chú cún thoát chết trong vụ tiêu hủy chó ở Cà Mau được nuôi ở chùa
Trên đường chở 17 con chó về Cà Mau, anh Hùng gửi tặng cho nhóm tình nguyện và người dân 2 chú chó con.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Nottingham vs MU, 2h00 ngày 2/4: Quỷ đỏ lên tiếng
Công nghệPhạm Xuân Hải - 01/04/2025 06:47 Ngoại Hạng A ...
阅读更多Người mẹ đi tù vì ép con gái lấy chồng
Công nghệBị cáo Sakina Muhammad Jan vẫn khẳng định bản thân vô tội sau cái chết của con gái bị ép lấy chồng. Ảnh: NewsWire Hôm 29/7, bà Jan đã bị tòa án bang Victoria của Australia tuyên án 3 năm tù, nhưng có thể được thả sau 12 tháng và chấp hành phần còn lại của bản án tại cộng đồng. Theo Thẩm phán Fran Dalziel, bị cáo đã tạo ra “áp lực không thể chịu đựng được” lên con gái. Tuy nhiên, bà Jan đã từ chối ký vào bản án, và khẳng định không làm gì sai, cũng như không có tội.
Luật cấm hôn nhân cưỡng ép được ban hành ở Australia vào năm 2013, và có hình phạt tối đa là 7 năm tù đối với đối tượng vi phạm. Bà Jan trở thành người đầu tiên bị kết án theo luật này tại Australia.
Cô Ruqia Haidari qua đời sau cuộc hôn nhân cưỡng ép. Ảnh: Instagram Bà Jan là một người Afghanistan chạy trốn khỏi sự đàn áp của Taliban và di cư đến bang Victoria của Australia cùng 5 đứa con vào năm 2013. Các luật sư bào chữa cho bị cáo Jan nhấn mạnh, thân chủ đã phải trải qua "nỗi đau buồn" mất con gái, song bản thân khẳng định vẫn vô tội.
Còn theo hồ sơ tòa án, nạn nhân Haidari lần đầu tiên bị buộc phải tham gia một cuộc hôn nhân tôn giáo không chính thức vào năm 15 tuổi, và cuộc hôn nhân này kết thúc sau 2 năm. Haidari từng nói không muốn kết hôn lần nữa cho đến khi cô 27 hoặc 28 tuổi. Thẩm phán Dalziel cho biết, Haidari “muốn theo đuổi việc học và kiếm việc làm”.
Cũng theo Thẩm phán Dalziel, bị cáo Jan đã nhiều lần phớt lờ mong muốn của Haidari, và “lạm dụng” quyền làm mẹ để ép con gái kết hôn với lý do vì lợi ích tốt nhất của con.
Trong tuyên bố hôm 29/7, Bộ trưởng Tư pháp Australia Mark Dreyfus mô tả hôn nhân cưỡng ép là “hành vi phạm tội giống như nô lệ được báo cáo nhiều nhất” ở Australia với 90 trường hợp được cảnh sát liên bang tiếp nhận chỉ riêng trong năm 2022 -2023.
Những 'nỗi khổ' của cô gái lấy chồng triệu phú
DUBAI - Linda Andrade, vợ của một triệu phú, đã khiến hàng nghìn người ghen tị sau khi tiết lộ 7 nỗi khổ của việc lấy chồng đại gia.">...
阅读更多'Đợi đẻ con xong, xét nghiệm ADN rồi tôi mới nhận!'
Công nghệAnh nói sẽ không chu cấp một xu nào cho con tôi và nói nó chưa chắc phải con của anh. Đợi đẻ con xong, xét nghiệm ADN rồi tôi mới nhận được chu cấp của anh. Phẫn nộ hình ảnh cô gái bị chồng cắt tóc, cắn tai">
...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Mainz 05, 22h30 ngày 30/3: Phong độ trái ngược
- Sự khắc nghiệt của nghề shipper ở Nhật Bản
- Đặc sản Tây Bắc giá bạc triệu, được ví như ‘thần dược phòng the’
- Tháng 10, Quảng Ninh đăng cai LHP Việt Nam lần thứ 18
- Soi kèo góc Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3
- Học trực tuyến: Tốc độ phát triển nhanh mở ra kỷ nguyên đào tạo mới
最新文章
-
Soi kèo góc Cagliari vs Monza, 17h30 ngày 30/3: Lợi thế sân bãi
-
- Cứ đi làm vài tháng tôi lại mất việc một lần. Cuộc sống gia đình đã khó khăn lại càng thêm thiếu thốn. Gánh nặng kinh tế đổ lên vai vợ tôi. Tôi thấy mình thật vô dụng nhưng không có cách nào để thoát ra.>>Khổ như lấy phải chồng bất tài, vũ phu" alt="Ở nhà chăm con, tôi bị vợ coi khinh, chì chiết">
Ở nhà chăm con, tôi bị vợ coi khinh, chì chiết
-
Thân bại danh liệt vì đèo bòng bồ nhí
-
Mỗi chúng ta, ai cũng có những ký ức sâu đậm về gia đình, người thân, nhất là những bậc sinh thành. Ấn tượng sâu sắc trong tôi là người cha hiền lành chăm chỉ và người mẹ tần tảo, đảm đang. Đặc biệt cha mẹ tôi giàu lòng nhân ái và cũng luôn giáo dục cho con cháu sống sao có nghĩa, có tình. Ngày xưa, nhà tôi rất nghèo không có ruộng cấy, trâu cày, chỉ có mảnh đất nhỏ ngoài cánh đồng, cạnh một con sông đào với mấy gian nhà tranh nhỏ bé. Cha tôi chuyên đi làm thuê làm mướn.
Mẹ tôi thì đơm đó, bắt cua, bắt ốc và chạy chợ kiếm miếng ăn cho cả nhà. Thế mà cha mẹ tôi ngoài việc nuôi dưỡng 7 người con lại còn cưu mang thêm 6 người cháu nội ngoại mồ côi bởi cha mẹ họ đã chết đói năm 1945.
Ông bà cũng chăm sóc cháu lúc ốm đau, cũng dựng vợ gả chồng, chẳng khác gì con đẻ. Nhà thì chật nhưng tấm lòng rộng mở, lúc nào mấy gian nhà của gia đình tôi cũng nhộn nhịp người ra vào: Khi thì cán bộ, du kích nằm vùng đi trinh sát ghé qua nắm tình hình. Rồi bà con vùng địch hậu chạy loạn ở nhờ...
Trong kháng chiến chống Pháp cha mẹ lo âu thấp thỏm khi 3 người con đẻ, 1 người con rể và hai người cháu lần lượt lên đường nhập ngũ. Mấy anh tôi, người thì chết hụt mấy lần, người thì mang thương tật, người thì bị sốt rét về nhà trong tình trạng bụng ỏng, da vàng, cha mẹ lại vất vả thuốc thang chăm sóc. Ông bà vẫn giáo dục con cái một lòng đi theo cách mạng.
Nhà nghèo nên các anh, các chị tôi không được học hành đến nơi đến chốn. Riêng tôi út ít nên được cắp sách tới trường. Cha mẹ và các anh, các chị luôn dành cho tôi tình cảm yêu thương và sự chăm sóc tốt nhất có thể nên tôi ý thức được phải quyết tâm học tập để không phụ lòng tin của cha mẹ và anh chị. Nhưng tháng 6 năm 1963 tôi có giấy gọi nhập ngũ.
Cùng đi với tôi đợt ấy toàn là học sinh, sinh viên và cán bộ các cơ quan nhà nước. Linh tính cho chúng tôi cảm nhận được: Đã đến lúc gọi cả sinh viên, học sinh đang học dở năm cuối cấp III (THPT) và cán bộ viên chức nhà nước nhập ngũ chắc hẳn công cuộc giải phóng miền Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới.
Tôi nhớ ngày lên chia tay cha mẹ tôi không hề rơi lệ, chỉ đăm đắm nhìn con như cố lưu vào tâm khảm mình hình ảnh của đứa con yêu dấu. Mẹ dúi vào tay tôi mấy đồng bạc và gói cơm nếp và dặn dò đủ thứ.
Còn cha chỉ nói một câu ngắn gọn: “Con hãy phấn đấu sao cho bằng anh, bằng em!”. Những năm trong quân ngũ, trước những gian khổ, hiểm nguy có lúc tưởng như gục ngã nhưng nghĩ đến truyền thống gia đình, nghĩ đến những lời căn dặn của bố mẹ, tôi lại cố gắng vượt qua.
Gần 10 năm trôi qua, tôi không ngờ sau khi Hiệp định Paris được ký kết tôi may mắn có chuyến công tác ra Bắc và được về thăm gia đình. Mà tình cờ, may mắn làm sao lại vào đúng ngày 30 Tết thì về đến nhà.
Xuống xe tại thị trấn huyện, lẽ ra đi đường cái quan về làng thì tôi lại đi theo bờ một con sông nhỏ, tuy khó đi nhưng gần hơn. Tôi không chỉ muốn về nhà nhanh hơn mà còn muốn dành sự bất ngờ cho mọi người. Tôi cố sải những bước dài. Gió heo may se lạnh mà trán tôi lấm tấm mồ hôi. Vừa đi tôi vừa hồi hộp nghĩ đến giờ phút gặp bố mẹ và gia đình! Cổng làng đã hiện ra!
Tôi vừa bước từ bờ con sông nhỏ lên đường cái thì gặp người chị họ và mấy bà trong làng đi sắm Tết về. Mọi người reo lên mừng rỡ, tíu tít hỏi chuyện. Càng về gần nhà dòng người càng đông. Tiếng cười, nói ríu rít. Bỗng một bà nhào tới ôm chầm lấy tôi, khóc nức nở:
- Cháu ơi! Cũng vì dân, vì nước ra đi mà cháu trở về đây rồi, còn em cháu thì…
Giọng bà nghẹn lại, nấc lên! Đang không khí vui vẻ bỗng mọi người lặng đi. Tôi thấy cay cay nơi khóe mắt, chợt nhớ đến những trận bom rải thảm, pháo bầy, những trận đánh giằng co quyết liệt trên điểm chốt…
Bao đồng đội tôi đã ngã xuống, còn tôi may mắn hơn, được trở về thăm gia đình nhưng trên người cũng mang thương tích! Có người nhanh nhảu chạy về trước báo tin, mấy anh chị và các cháu tôi chạy ra đón.
Đoàn người rồng rắn về đến sân nhà. Bố tôi đã đứng ở cửa đón con. Ôi! không ngờ bố già đến thế, nhìn bố, tôi suýt bật khóc nhưng cố ghìm lại được. Không thấy mẹ, tôi hỏi thì anh cả nói mẹ đang ăn tất niên bên ông bác. Tôi vừa tháo ba lô, chưa kịp bước vào nhà thì thằng cháu đích tôn chạy đi đón bà đã về đến nơi.
Tôi nhào ra, định ôm lấy mẹ thì khựng lại vì thấy nụ cười của mẹ tuy rạng rỡ trên khuôn mặt phúc hậu nhưng hai hàng nước mắt chảy ròng ròng. Mẹ già đi nhiều quá! Đặc biệt, hai mắt mẹ mở to nhìn về phía tôi mà hai bàn tay lại quờ quạng, tìm kiếm, miệng lắp bắp:
- “Thằng Toàn đâu? Thằng Toàn đâu?” .
Lúc này thì tôi không kìm lòng được nữa, giọng nghẹn ngào, tôi quay lại hỏi anh cả:
- Mắt mẹ mờ hả anh?
Anh cả cũng thất thần và nói với mọi người:
- Mới hôm 28, bà còn đi chợ mua cá về kho để ăn Tết. Vừa nãy cũng tự sang bên bác ăn tất niên, có sao đâu!
Cả nhà giật mình thảng thốt, không ai hiểu ra sao. Sau này mới biết, thì ra mắt mẹ từ lâu đã kém, giờ gặp lại con, niềm vui quá bất ngờ khiến mẹ xúc động mạnh, ảnh hưởng thần kinh giao cảm làm cho mắt mẹ mờ hẳn đi.
Tối hôm ấy, bà con họ hàng, làng xóm đến chơi chật nhà. Ai cũng vui vì tôi đã trở về sau bao năm xa cách; lại ái ngại vì bệnh của mẹ tôi xảy ra đúng vào dịp này. Tuy vậy mọi người vẫn cố kìm nén nỗi buồn để khỏi ảnh hưởng đến không khí đón xuân. Ông chú còn trịnh trọng nói với cả nhà:
- Thôi, chuyện nào ra chuyện ấy! Mắt mẹ các cháu như vậy để sau Tết đưa đi viện tin là họ chữa được. Còn anh Toàn, chú và cả nhà rất vui vì cháu đã có được ngày trở về, mà lại “Đi nên năm, về nên mười”, thế là không gì bằng! Nhưng việc nước còn nặng nề, chắc cũng chỉ nghỉ phép được ít ngày rồi lại phải trở về đơn vị.
Tuy Hiệp định Paris đã ký nhưng miền Nam chưa được giải phóng! Ngừng một chút nhấp ngụm nước như để mọi người suy nghĩ, lĩnh hội lấy điều ông vừa nói, rồi ông tiếp lời:
- Vì vậy, theo tôi, ta cần bàn đến việc cưới vợ cho anh Toàn. Việc nước, việc quân còn lâu dài. Nhân dịp này cứ xây dựng gia đình đi, hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới yên lòng được, có phải không? Mà nghe đâu cái ngày cháu tranh thủ về thăm nhà trước khi vào chiến trường, có cô nào đã đến nhà chơi, hai bên hẹn hò gì đó. Thôi, ăn Tết xong tổ chức luôn đi!
Mọi người vỗ tay rào rào tán thưởng và tranh nhau nói:
- Ông nói chí lý, chú Toàn (cậu Toàn, anh Toàn), cưới vợ đi cho bà khỏi mong!
Mẹ ngồi bên tôi, mắt rớm lệ. Đôi bàn tay gầy guộc cứ nắn bóp, sờ xoạng hết tay, chân đến đầu, tai, mặt mũi của tôi như xem còn lành lặn không. Tuy không nhìn rõ mặt con nhưng nghe ông chú nói, bà cũng hướng đôi mắt về phía tôi, mẹ không nói gì nhưng chắc mong câu trả lời của tôi lắm!
Hình như người mẹ nào cũng vậy, họ có một giác quan đặc biệt, dù cho không nhìn rõ mặt, chỉ qua mùi mồ hôi, thậm chí chỉ nghe bước chân đi là đã biết đó là con mình. Qua giọng nói, thái độ là mẹ biết tâm trạng con thế nào!
Tôi thầm cảm phục ông chú có tầm hiểu biết và lập trường quan điểm hết chê! Tôi muốn nói điều gì đó mà sao cổ cứ nghẹn lại! Lòng tôi rối bời vừa thương mẹ, vừa bồi hồi khi nghe ông chú nhắc đến cái cô gái ở làng bên. Không biết Nga - cô gái đó - bây giờ ra sao!… Cuối cùng tôi cố kiểm soát cảm xúc của mình rồi lên tiếng:
- Thưa các bác, các chú, thưa bố mẹ và các anh, các chị, cháu chỉ nghỉ phép được ít ngày rồi lại đi làm nhiệm vụ. Vậy nên, trước mắt, cần đưa mẹ cháu đi chữa mắt đã, “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” mà! Mẹ cháu đã vất vả vì anh em chúng cháu nhiều rồi.
Cháu đã báo đáp công ơn cha mẹ được gì đâu. Mẹ đã mỏi mòn chờ con, khóc đến cạn khô nước mắt mới đến nông nỗi này. Vì vậy, việc chữa mắt cho mẹ phải làm ngay. Còn việc vợ con của cháu sau sẽ tính. Mà cưới vợ xong, lại tiếp tục vào chiến trường chiến đấu để người ta vò võ đợi chờ, chẳng may trở thành góa bụa thì mình có tội!
Nói đến đây tôi cố kìm nén nhưng vẫn nghẹn ngào. Cả căn nhà im lặng vì xúc động, rồi bỗng có tiếng ai bật khóc ở đâu đó… Để xua tan bầu không khí ấy ông chú khua tay:
- Thôi được rồi, bây giờ cũng đã muộn, mọi người ăn bánh kẹo, uống nước mừng cho anh Toàn đã trở về, xong xuôi còn về cúng giao thừa ở nhà!
Khi bà con chú bác đã ra về chỉ còn lại anh em con cháu trong nhà khi ấy tôi mới có dịp xà vào lòng mẹ ngắm khuôn mặt nhăn nheo dạn dày nắng gió của mẹ, của cha. Trong tôi trào dâng niềm kính yêu và khâm phục: Cha mẹ tôi chỉ là những con người bình thường nhưng vô cùng cao cả. Cha mẹ và gia đình chính là động lực giúp tôi vượt qua những thử thách, vững bước trên đường đời.
Sau loạt bài "Cha mẹ trong tim tôi", Ban Đời sống sẽ đăng tải các bài viết chủ đề "Thanh xuân của chúng ta". Mời độc giả gửi bài viết phù hợp về email: bandoisong@vietnamnet.vn. Toà soạn khuyến khích độc giả gửi kèm hình ảnh phù hợp. Trân trọng!
Lê Huy Toàn
Cha tôi ngồi trên đống rơm
Ông lão cởi trần ngồi trên nóc đống rơm. Không biết, trong đầu ông lúc ấy đang nghĩ những gì, ngoài những điều ông ghi chép vào trong cuốn sổ mà sau này tôi đã được đọc...
" alt="Cuộc họp đại gia đình ngày tôi trở về từ chiến trường">Cuộc họp đại gia đình ngày tôi trở về từ chiến trường
-
Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Man City, 22h30 ngày 30/3: Nối dài kỷ lục
-
" alt="Sinh viên học trực tuyến qua thiết bị di động ngày càng nhiều">Sinh viên học trực tuyến qua thiết bị di động ngày càng nhiều