Sự cố tấn công mạng vào hệ thống cấp giấy nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên "luồng xanh" đã khiến nhiều đơn vị vận tải thuộc diện ưu tiên không thể đăng ký (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ gửi Bộ GTVT ngày 26/7, cơ quan này cho biết, đã có nhiều cuộc tấn công mạng liên tục nhằm vào hệ thống Server (máy chủ - PV) lưu trữ dữ liệu tại Cổng thông tin luongxanh.drvn.gov.vn.
“Các cuộc tấn công xuất phát từ những giải IP động, chưa xác định được đối tượng tấn công và địa điểm tấn công với mục đích phá hoại và làm tê liệt hệ thống”, báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam nêu.
Thống kê trong ngày 26/7 cho thấy, hệ thống bị tấn công với tần suất trung bình 500 request/giây, tương đương 720.000 request/giờ. Cuộc tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán - PV) này đã làm cho hệ thống thường xuyên bị treo, gián đoạn hoạt động, khiến cho cán bộ xử lý hồ sơ tại các Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố không thể phê duyệt hồ sơ.
Sau khi hệ thống bị tấn công, đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục và xử lý sự cố. Được biết, hệ thống bị gián đoạn hoạt động trong khoảng 8 giờ và hiện các bên vẫn đang hỗ trợ xử lý, khắc phục sự cố.
Đến 18h30 ngày 26/7, với sự hỗ trợ của đơn vị chuyên môn thuộc Bộ TT&TT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chuyển toàn bộ dữ liệu và một phần hệ thống phần mềm đến cụm máy chủ khác để đảm bảo an toàn thông tin và hạn chế các cuộc tấn công tiếp theo vào hệ thống. Phần còn lại của hệ thống phần mềm tiếp tục được chuyển sang cụm máy chủ mới trong tối ngày 26/7.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị Bộ TT&TT cử cán bộ, chuyên gia hỗ trợ đánh giá an toàn thông tin và phòng, chống tấn công mạng cho hệ thống.
Việc này, theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, là nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống được an toàn, thông suốt, ngăn chặn được các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài.
Song song đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Công an hỗ trợ điều tra, truy tìm thông tin của đối tượng đã tấn công vào hệ thống cấp giấy nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên “luồng xanh” vận tải, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Vân Anh
Ứng dụng công nghệ, cấp thẻ nhận diện xe ưu tiên hoạt động trên “luồng xanh” trong 4 phút
Với việc triển khai phần mềm đăng ký thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên “luồng xanh” vận tải, thời gian cấp thẻ nhận diện dự kiến giảm từ 48 giờ xuống 4 phút. Các đơn vị vận tải sẽ đăng ký tại địa chỉ: www.luongxanh.drvn.gov.vn.
" alt="Hệ thống “luồng xanh” bị tấn công DDoS, cơ quan chức năng đang điều tra, xử lý" />
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2016-2017, tổng số cơ sở giáo dục đại học ở nước ta là 235, số lượng giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người), tăng 3.201 người so với năm học 2015-2016.
Trong đó số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 người (chiếm 22,7%); trình độ thạc sĩ là 43.127 người (chiếm 59,2%); trình độ đại học và cao đẳng là 12.519 người (chiếm 17,2%); chuyên khoa I, II là 523 người; trình độ khác là 109 người.
Bên cạnh đó, đề án cũng đặt mục tiêu bồi dưỡng cán bộ quản lý, đảm bảo 100% cán bộ quản lý là chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng/viện trưởng, hiệu phó/phó viện trưởng được bồi dưỡng về quản trị trường đại học.
Ngoài ra, 100% giảng viên được bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, về năng lực phát triển chương trình đào tạo, năng lực giảng dạy theo phương pháp hiện đại, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Cũng theo dự thảo, tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến là 12.000 tỷ đồng, bao gồm 10.200 tỉ đồng từ kinh phí còn lại của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 được phê duyệt theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ và 1.800 tỉ từ các cơ sở giáo dục đại học và đối tượng thụ hưởng đề án.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục Sri Lanka , tỷ lệ tiến sĩ trên tổng số giảng viên của các trường đại học nước này năm 2015 là hơn 55%. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tại Thái Lan năm 2005 là hơn 24% . Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tại các trường đại học nghiên cứu của Malaysia năm 2010 là 73% .
Tại đa số trường đại học trên thế giới, có bằng tiến sĩ là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên.
Dự thảo đề án cũng đưa ra 5 giải pháp để thực hiện bao gồm: Đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học; Thu hút tiến sĩ đến công tác đến làm việc tại các sơ sở giáo dục đại học; Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý; Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; Đổi mới cơ chế, chính sách.
Thời gian thực hiện đề án từ năm 2018 đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Lê Văn
" alt="Đề án 12.000 tỷ đào tạo 9.000 tiến sĩ phục vụ đổi mới giáo dục" />
Ngày 1/8, tin tặc tấn công hệ thống dữ liệu của vùng Lazio, Italia. (Ảnh: ANSA).
Thông báo cho biết tất cả các hệ thống đã bị ngừng hoạt động, bao gồm cả hệ thống cổng thông tin y tế và mạng lưới tiêm chủng của khu vực, đồng thời cảnh báo chương trình tiêm chủng có thể bị trì hoãn.
Ủy viên hội đồng Y tế vùng Lazio, ông Alessio D'Amato cho biết: "Đó là một cuộc tấn công rất mạnh, rất nghiêm trọng của hacker khiến mọi thứ ngừng hoạt động. Toàn bộ cơ sở dữ liệu của khu vực đang bị tấn công".
Ông Alessio D'Amato thông báo, việc tin tặc tấn công đã làm đình trệ đặt lịch tiêm vaccine. "Các hoạt động quản trị đang diễn ra thường xuyên có thể bị chậm lại, vì việc nhập dữ liệu sẽ phải được quản lý theo cách thủ công".
Theo tờ ANSA, cảnh sát bưu điện của Italia và các công tố viên của Rome đang xem xét vấn đề và có thể mở một cuộc điều tra để tìm ra kẻ đứng sau vụ tấn công.
Các công tố viên có thể tiến hành truy cập vào hệ thống máy tính. Mục tiêu của các nhà điều tra là tìm hiểu "ma trận" của cuộc tấn công và để xem liệu tin tặc có yêu cầu đòi tiền chuộc hay không.
Theo Nhandan/Reuters, ANSA
Tổng thống Mỹ cảnh báo tấn công mạng có thể dẫn đến “chiến tranh thật”
Ông Biden cho rằng nếu phải đối mặt với kết cục là chiến tranh - một cuộc chiến nổ súng thật với một cường quốc - thì khả năng cao đó sẽ là hậu quả của một vụ tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng.
" alt="Tin tặc tấn công hệ thống đăng ký tiêm chủng Covid" />
Tính năng cuộn vô tận mới trên YouTube. Ảnh: X/Tushar Mehta.
Bí quyết thành công của TikTok khiến nhiều hãng muốn “noi theo” là cách nền tảng này hoạt động rất hiệu quả. Ý tưởng chính của TikTok là luôn có video cho người dùng xem, dù họ có thích hay không.
Vì video ngắn, việc xem những video không hợp gu cũng không quá tốn thời gian. Ta chỉ cần vuốt qua, và dần dần TikTok sẽ hiểu ta thích gì hơn.
Trong khi đó, cuộc chiến trên YouTube ngày càng khốc liệt. Các nhà sáng tạo phải không ngừng tìm cách thu hút người xem và tăng lượng người đăng ký. Tuy nhiên, việc tìm kiếm video qua kênh đang dần trở nên kém hiệu quả. Phần lớn người xem đều dựa vào các gợi ý trên trang chủ YouTube để khám phá nội dung mới.
Con dao hai lưỡi
YouTube từ lâu đã là nền tảng nơi người sáng tạo có thể xây dựng thương hiệu và cộng đồng của riêng mình. Bằng cách đầu tư thời gian và công sức để tạo nội dung chất lượng cao, các nhà sáng tạo có thể xây dựng một cộng đồng fan trung thành và tạo thương hiệu cá nhân riêng.
Tính năng cuộn vô tận mới sẽ khiến các nhà sáng tạo dần mất đi quyền kiểm soát. Họ phải gần như hoàn toàn phụ thuộc vào thuật toán của nền tảng để có được nhiều lượt xem.
Người sáng tạo sẽ ngày càng khó để nổi bật giữa một biển video tự động phát. Áp lực phải liên tục tạo nội dung phù hợp với thuật toán sẽ làm giảm đi sự tương tác giữa người xem và người tạo nội dung, cũng như làm mất đi bản sắc riêng và trải nghiệm xem video độc đáo mà các YouTuber đã mất nhiều năm xây dựng cho khán giả của mình.
Các YouTuber nổi tiếng như Mr Beast phải chạy theo thuật toán và làm Thumbnail (ảnh thu nhỏ) bắt mắt để thu hút người xem). Ảnh: X/Jay Alto.
Các tính năng mới của YouTube như AI và tự động phát cho thấy họ đang muốn kiểm soát hoàn toàn cách người dùng sử dụng nền tảng. Điều này giống như TikTok, nơi mà mọi người bị cuốn theo thuật toán và không còn nhiều không gian sáng tạo. YouTube đang dần mất đi sự đa dạng và độc đáo vốn có.
Tương lai của YouTube
YouTube đang phải đối mặt với một quyết định quan trọng: Có nên để người dùng cuộn video liên tục như TikTok hay không. Cách làm này tuy có thể mang lại lợi ích ngắn hạn về mặt tương tác của người dùng, nhưng cũng có khả năng gây ra hậu quả lâu dài cho hệ sinh thái của nền tảng.
YouTube cần phải cân bằng giữa sự đổi mới và việc bảo tồn các giá trị cốt lõi của mình. Nền tảng này phải đảm bảo rằng mình vẫn là không gian nơi người sáng tạo có thể phát triển và người xem có thể khám phá nội dung đa dạng và chất lượng cao.
YouTube cần tránh tự biến mình thành TikTok. Ảnh: Creator Handbook.
Cuối cùng, tương lai của YouTube sẽ phụ thuộc vào cách hãng xử lý tốt các thách thức do bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển đặt ra. Bằng cách đưa ra quyết định sáng suốt và ưu tiên nhu cầu của cả người sáng tạo và người xem, YouTube có thể tiếp tục là nền tảng hàng đầu cho nội dung video.
Tuy nhiên, nếu ưu tiên lợi ích ngắn hạn hơn tính bền vững lâu dài, nền tảng này sẽ có nguy cơ trở thành “TikTok với video dài hơn”.
Hai nhà sáng lập Google tự tay làm nên tất cả
Kể về câu chuyện của 25 doanh nhân của thế giới, sách "Họ đã làm gì để thay đổi thế giới?" vừa là một “kho” tư liệu về tinh thần doanh nhân vừa là nguồn cảm hứng cho những ai muốn tự mình sáng tạo nên những điều ý nghĩa.