当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Al 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Hai bên cũng đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian qua, thống nhất những định hướng lớn cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào.
Hai Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc mừng những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân hai nước đã đạt được trong công cuộc đổi mới cũng như trong thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng; cảm ơn sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình mà hai Đảng, hai nước, nhân dân hai nước dành cho nhau từ trước đến nay.
Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh truyền thống lịch sử đoàn kết, gắn bó mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau; quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho thế hệ mai sau.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, trước sau như một, quan hệ Việt Nam - Lào luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Lào sẽ cùng Việt Nam củng cố, giữ gìn, vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, đơm hoa kết trái, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đánh giá cao về quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào ngày càng phát triển sâu rộng, đạt kết quả thiết thực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế -xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước.
Hai nước tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai lãnh đạo cũng vui mừng về quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng phát triển tốt đẹp và hết sức coi trọng cũng như mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 3 Đảng, 3 nước, trong đó thực hiện tốt kết quả của cuộc gặp giữa ba đồng chí đứng đầu 3 Đảng cũng như các cơ chế hợp tác ba bên khác.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã đánh giá cao kết quả hợp tác hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật. Đồng thời đề xuất một số phương hướng hợp tác và các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác.
Hai Thủ tướng cho rằng, cần tạo đột phá trong phát triển kinh tế, thương mại để tương xứng với tầm vóc quan hệ chính trị và tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, tập trung giải quyết những tồn đọng trong hợp tác, thúc đẩy kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam - Lào và giữa ba nền kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.
Lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhất trí thời gian tới cần tích cực triển khai các định hướng trọng tâm đã được lãnh đạo hai bên thống nhất, tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, là nòng cốt định hướng tổng thể quan hệ hợp tác; phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược, cùng chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của mỗi Đảng; tăng cường và phát huy hơn nữa trụ cột hợp tác về quốc phòng, an ninh.
Các lãnh đạo hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin kịp thời, tham vấn, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; thực hiện hiệu quả các Tuyên bố chung Việt Nam - Lào và thỏa thuận giữa hai Đảng, hai Nhà nước, các chương trình hợp tác giữa bộ, ngành, địa phương, tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế; có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức nhân dân, các địa phương, mở rộng hợp tác trực tiếp, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, ổn định ở khu vực biên giới.
Hai bên khẳng định cần phát huy hiệu quả các cơ chế hiện có, tiếp tục đổi mới, sáng tạo nâng cao hiệu quả hợp tác các lĩnh vực, đồng thời xây dựng những cơ chế mới phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Hai Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam và Lào chủ trì cuộc gặp cấp cao hai Đảng
Hiện công tác chấm thi THPT quốc gia năm 2018 đang diễn ra khẩn trương tại các địa phương trên cả nước. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Thọ cho biết, địa phương đã chấm hoàn tất 13.511 bài thi môn Ngữ văn. Theo thống kê, có 2 bài thi đạt điểm cao nhất là 9,5 điểm. Số bài thi đạt điểm dưới trung bình khoảng 25%. Phổ điểm chủ yếu dao động từ 5 đến 8 điểm. Một số ít bài thi bị điểm dưới 2. Có 5 thí sinh dính điểm liệt (0,75 điểm) vì thí sinh viết không đúng ý đề bài.
Hiện, địa phương đang chấm đến khâu cuối cùng của chấm thi trắc nghiệm.
Đặc biệt, đã có thí sinh đạt điểm 10 môn Giáo dục công dân.
Thông tin từ Sở GD-ĐT Hải Dương cho biết tỉnh này cũng đã chấm xong 20.000 bài thi môn Ngữ văn và bài thi có điểm cao nhất cũng là 9,5.
Phổ điểm bài thi môn Ngữ văn chủ yếu dao động từ 5-7, cũng có những trường hợp bị điểm liệt.
Ông Hoàng Đức Minh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu cho biết, địa phương đã chấm xong 3.000 bài thi môn Ngữ Văn.
Theo thống kê, bài thi có điểm cao nhất của môn này là 8,75 điểm. Ngoài ra, cũng có 2 bài thi bị điểm liệt (một bài 0,5 điểm và một bài 0,75 điểm).
Thanh Hùng
Về điểm thi THPT quốc gia 2018, theo thông tin từ Sở GD-ĐT Phú Thọ, đến thời điểm hiện tại, đã có thí sinh đạt điểm 10 môn Giáo dục công dân.
" alt="Điểm thi THPT quốc gia 2018: Đã có thí sinh đạt 9,5 điểm môn Ngữ văn"/>Điểm thi THPT quốc gia 2018: Đã có thí sinh đạt 9,5 điểm môn Ngữ văn
Theo Chủ tịch ICT Press Club Nguyễn Việt Phú, với việc tổ chức tọa đàm, Câu lạc bộ muốn cùng lắng nghe tiếng nói của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp viễn thông về lộ trình tắt sóng 2G.
“Để người dân chủ động chuyển đổi thiết bị và không gây ảnh hưởng thông tin liên lạc khi tắt sóng 2G, hoạt động truyền thông rất quan trọng. Các doanh nghiệp viễn thông và cơ quan quản lý cần chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho người dân. Câu lạc bộ sẽ đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp để thúc đẩy việc này”,ông Nguyễn Việt Phú chia sẻ.
Trao đổi tại tọa đàm, các chuyên gia đều khẳng định tính đúng đắn của chủ trương tắt sóng 2G, đồng thời phân tích rõ những lợi ích của việc dừng công nghệ cũ này.
Ông Nguyễn Duy Lâm, chuyên gia công nghệ mạng không dây của Huawei cho hay, tắt công nghệ cũ như 2G, 3G là xu hướng chung của thế giới. Theo thống kê của GSMA, cho đến giữa năm nay, có 149 nhà mạng đã và đang triển khai tắt công nghệ cũ. Đại đa số các nước đã tắt 2G là các quốc gia tiên tiến, với 63% ở châu Âu và hơn 20% ở châu Á. Nhiều quốc gia đã tắt 2G từ lâu như Mỹ, Singapore từ năm 2017 và năm 2018 là Australia.
Đồng quan điểm, ông Đoàn Quang Hoan, nguyên Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT), Tổng thư ký Hội vô tuyến điện tử Việt Nam nhận định, chủ trương tắt sóng 2G được Việt Nam thực hiện theo trào lưu thế giới. “Một công nghệ được hình thành, cung cấp dịch vụ từ đầu những năm 90, sau đó đã có 4 thế hệ di động kế tiếp, thì việc tắt sóng không có gì mới”.
Từ đầu những năm 2012 – 2013, Cục Tần số vô tuyến điện đã tìm hiểu, nghiên cứu lộ trình tắt sóng 2G ở cả Nhật Bản và châu Âu. Thời điểm đó, Cục đã hình thành tư tưởng về xác định lộ trình tắt sóng 2G như thế nào.
Ông Đoàn Quang Hoan thông tin thêm, đến nay, trên thế giới có rất nhiều nước đã tắt sóng 2G. Đơn cử như, gần Việt Nam có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc) đã tắt sớm.
Các nước châu Âu có lộ trình tắt sóng 2G chậm hơn nhưng về cơ bản các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở châu Âu sẽ tắt sóng trong khoảng trước năm 2024; chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp đặt kế hoạch tắt sóng 2G vào năm 2033.
Là một chuyên gia viễn thông giàu kinh nghiệm và hiện làm Giám đốc TrueIDC Vietnam, ông Nguyễn Đình Hùng phân tích, có nhiều lý do để một số nước châu Âu ‘níu kéo’, duy trì mạng 2G, trong đó có lý do ở những nước này, các số khẩn chạy trên nền tảng 2G, hay nhiều siêu thị và nhà hàng của họ dùng 2G để đo đếm điện, nước tự động từ xa...
“Ở Việt Nam không có các dịch vụ này. Việt Nam nên tắt 2G càng sớm càng tốt. Chính phủ nên quyết liệt để đóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần cho các công nghệ mới. Đây là băng tần vàng, nước ngoài coi đây là nguồn tài nguyên rất quý giá”, ông Nguyễn Đình Hùng nêu quan điểm.
Nhiều lợi ích từ việc tắt sóng 2G
Đánh giá cao sự đồng hành của các doanh nghiệp viễn thông trong việc thực hiện chủ trương tắt sóng 2G, ông Đoàn Quang Hoan điểm ra 2 mục tiêu cũng là những lợi ích cơ bản của việc tắt sóng 2G. Trước hết là, người dân, xã hội sẽ bỏ không sử dụng dịch vụ chất lượng thấp, tốc độ thấp và tiến đến sử dụng các dịch vụ chất lượng và tốc độ cao. Từ đó, giúp sớm đưa cả xã hội lên môi trường số.
Với doanh nghiệp, họ sẽ được loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác, và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh. Trên mạng lưới hiện nay, công nghệ 2G gây tốn điện, vì thế, loại bỏ 2G không chỉ lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho xã hội, hướng tới phát triển xanh.
Còn với Nhà nước, lợi ích quan trọng là giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ để chuyển sang dùng cho các công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn.
Đại diện Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam cũng nhận định rằng, Bộ TT&TT đã có những chính sách tốt để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, tiêu biểu như vấn đề tiêu chuẩn hóa, không cho phép nhập khẩu thiết bị 2G Only. Nhờ vậy, sẽ tạo điều kiện để việc tắt sóng 2G ảnh hưởng rất ít đến người sử dụng.
Chia sẻ góc nhìn của tập đoàn viễn thông toàn cầu, ông Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, lợi ích thiết thực nhất của việc tắt công nghệ cũ với nhà mạng là tiết kiệm chi phí vận hành. Thiết bị cũ thường tốn điện, chi phí sửa chữa, vật tư... Một phần quan trọng nữa là 2G và 3G đang sử dụng băng tần “vàng”.
Hầu hết 2G dùng băng tần 900 MHz. So với băng tần 1800 MHz của 4G, băng tần 900 MHz có lợi thế vùng phủ rộng hơn nhiều. Ví dụ, cùng một khu vực, nếu dùng băng tần 1800 MHz cần khoảng 1.000 trạm, nhưng nếu dùng băng tần 900 MHz sẽ giảm được một nửa số trạm.
Việc sử dụng băng tần thấp sẽ tiết kiệm được chi phí, cùng một chất lượng mạng lưới nhưng chi phí cung cấp thấp hơn. “Đây là hiệu quả rõ rệt, tác nhân chính để tắt công nghệ cũ, chuyển dịch sang công nghệ mới như 4G, 5G”, đại diện Huawei lưu ý.
Việt Nam nên tắt sóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần vàng cho công nghệ mới
Nhận định, soi kèo PSM Makassar vs Bali United, 19h00 ngày 25/4: Kết quả hài lòng
Mã đề 301:
Năm 2018, thí sinh dự thi THPT quốc gia học chương trình THPT sẽ phải làm 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Hai bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Học sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên thi bắt buộc 3 bài là Toán, Ngữ văn và một trong hai môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận với 120 phút, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong đó, bài thi Toán có thời gian 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút.
Các bài thi tổ hợp có tổng thời gian 150 phút, mỗi môn thành phần trong bài thi có thời gian là 50 phút.
Bộ GD-ĐT quy định mốc thời gian quan trọng: Hoàn thành việc đối sánh kết quả thi chậm nhất ngày 17/7/2018. Hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh ngày 11/7/2018.
BAN GIÁO DỤC
" alt="Đáp án môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 mã đề 301"/>Đáp án môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 mã đề 301
Trong ảnh, Châu Bùi và nam rapper diện áo khoác phối cùng mũ lông ấm áp. Ở một số khoảnh khắc, Châu Bùi ôm chặt bạn trai.
Thời gian qua, Châu Bùi và Binz công khai chuyện tình cảm. Cả hai không còn giấu giếm thông tin hẹn hò như trước.
![]() ![]() ![]() |
Binz hẹn hò Châu Bùi ở Iceland. Ảnh:@chaubui. |
Binz và Châu Bùi lần đầu công khai tình cảm trước công chúng tại Kosmik live concert hôm 12/11. Khi chuẩn bị biểu diễn ca khúc Sao cũng được, Binz nói: "Chính trong dịp này, tôi muốn dành tặng bài hát cho người đặc biệt có mặt trong buổi tối hôm nay".
Ngay sau khi Binz đàn và hát những giai điệu đầu tiên, hình ảnh Châu Bùi (đang đứng ở khán đài) hiện lên màn hình lớn. Cô cười tươi, đưa tay làm biểu tượng trái tim và hôn gió. Hàng nghìn khán giả có mặt ở sân khấu hò reo cổ vũ.
Binz và Châu Bùi được cho là bắt đầu hẹn hò từ tháng 7/2020. Cặp sao nhiều lần bị bắt gặp hẹn hò, đi du lịch chung, mặc áo đôi, cùng nuôi thú cưng. Thỉnh thoảng, họ cũng úp mở mối quan hệ hoặc ngầm nhắc đến đối phương trên trang cá nhân. Mỗi dịp Binz ra sản phẩm mới, Châu Bùi đều ủng hộ nhiệt tình. Nhưng đây là lần đầu Binz công khai người yêu.
Nói về chuyện tình cảm, rapper từng cho biết anh là người nghe theo con tim khi yêu và thường xuyên làm những hành động kỳ lạ cho bạn gái.
Trong bài phỏng vấn trên Zing, khi được hỏi về quan điểm tình yêu, Châu Bùi chia sẻ: "Tôi là người sống khá chắc, suy nghĩ nhiều. Nhưng không sao, cảm xúc là quan trọng nhất. Điều khiến tôi thấy vui là mình được bảo vệ". Cô cũng bày tỏ cách yêu của mình là làm gì cũng được, miễn hai người thoải mái.
Châu Bùi sinh năm 1997, kém Binz 9 tuổi. Cô hoạt động trong lĩnh vực thời trang, có lượng lớn follow trên mạng xã hội.
(Theo Zing)
" alt="Binz du lịch với Châu Bùi ở Iceland"/>