Phía sau chuyện mẹ bỏ con 3 tuổi ở cây ATM trong tiết trời lạnh giá
Mới đây,íasauchuyệnmẹbỏcontuổiởcâyATMtrongtiếttrờilạnhgiáđọc báo the thao trên nhiều diễn đàn chia sẻ hình ảnh người mẹ ôm con trai khoảng 3 tuổi để vào một cây ATM và quay lưng bỏ đi. Cháu bé sợ hãi khóc ngằn ngặt.
Người phụ nữ mặc quần màu hồng, áo khoác trắng được cho là mẹ cháu bé. |
Theo chị P (Hà Nội) chủ nhân những hình ảnh đó, thời điểm xảy ra sự việc vào khoảng 21 giờ ngày 19/1 tại đường Trần Văn Lai (Mỹ Đình, Hà Nội).
Chị từ trong một quán cà phê đi ra thì bắt gặp một cháu bé đứng khóc. Cho rằng cháu bé đi lạc nên chị và vài người dân xúm lại dỗ cháu.
Mọi người đợi khoảng 10 phút thì một người phụ nữ đi chiếc xe ô tô màu đỏ tiến đến, đưa chị mảnh giấy.
Trên đó đề một số điện thoại. Người phụ nữ đó cho biết đây là điện thoại của bố cháu bé và nói chị gọi cho bố cháu đến đón con.
Cháu bé khóc khi bị mẹ bỏ lại cây ATM. |
Tình huống bất ngờ, chị chưa kịp phản ứng thì cháu bé gọi người phụ nữ đó là mẹ và lao ra ôm. Người mẹ nhắc con trai: “Con đứng vào kia, chờ bố đi chơi về bố đón.
Mặc dù được mọi nggười khuyên bảo, nếu giận chồng cũng đừng làm khổ con nhưng người đó lẳng lặng lên xe đi thẳng.
Mảnh giấy người phụ nữ đưa cho chị C.C. |
Dựa vào mảnh giấy người phụ nữ để lại do chị C.C chụp, phóng viên đã liên hệ và kết nối được với một người đàn ông.
Anh cho biết mình tên N.H, là bố cháu bé. Anh N.H cho hay, vợ chồng anh đã đón con về. Tình trạng sức khỏe cháu ổn định, khỏe mạnh. Hiện vợ chồng anh N.H đã làm lành.
‘Sau lần này, hai vợ chồng đã ngồi lại, rút kinh nghệm sâu sắc cho bản thân trong đời sống hôn nhân và chăm sóc con. Mong mọi người có cái nhìn rộng lượng hơn’, anh N.H nói.
Ở góc độ xã hội học, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng: “Việc vợ chồng mâu thuẫn, bất đồng quan điểm không phải là hiếm trong đời sống hôn nhân.
Tuy nhiên, tôi khuyên các cặp vợ chồng, đặc biệt là các bạn trẻ, cần ứng xử văn minh với nhau. Trường hợp xảy ra cãi vã, không mang con ra để giải tỏa cơn tức của mình.
Đứa trẻ không có tội tình gì. Nếu con lớn lên trong gia đình bố mẹ bất đồng, sống không hòa thuận, sẽ rất ảnh hưởng đến tâm lý các con khi trưởng thành.
Cho dù xuát phát từ nguyên nhân gì, hành động của người mẹ đó là sai trái. Ở nước ngoài, hành vi bỏ mặc con như vậy có thể bị quy kết vào tội ngược đãi trẻ em.
Cha mẹ cãi nhau, bé 2 tuần tuổi bị bỏ giữa chợ Thái Lan
Đứa trẻ sơ sinh đã được đưa đến bệnh viện sau khi người ở chợ tìm thấy bé nằm trơ trọi một mình, cơ thể bọc trong chiếc chăn in hình chuột Mickey.
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo U19 Sông Lam Nghệ An vs U19 PVF Việt Nam, 14h30 ngày 14/1: Đánh chiếm ngôi đầu
- - “Tôi vẫn cho rằng tính cách của một con người phần lớn là do học hỏi mà có. Vì vậy nếu đã là học để trở nên keo kiệt thì anh ta vẫn nên có cơ hội học để bớt sự keo kiệt đi. Tất nhiên có một số người keo kiệt đã thành bệnh, nhưng những người sống cùng như vợ con chẳng dám nói gì thì bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng hơn”, chuyên gia tâm lý Hoàng Thị Kim Thanh bày tỏ.Ngửa tay xin chồng chính tiền mình làm ra
"Em tiêu cái gì mà lắm thế!"
Ê mặt vì thói keo kiệt của chồng
" alt="Độc chiêu tiệt nọc keo kiệt của chồng" /> - Miễn, giảm tiền thuê trọ
12h trưa, bà Nguyễn Thị Chỉ (67 tuổi, quê Bến Tre) trở về căn phòng trọ lụp xụp tại xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Do tình hình dịch bệnh phức tạp nên công việc bán vé số dạo của bà bị ảnh hưởng nặng nề.
Đi hết cả buổi sáng, bà chưa bán được quá nửa xấp vé số nhận từ chiều tối qua. “Bán chậm quá, tôi đang lo tháng này sẽ không đủ tiền đóng tiền phòng. Rất may là chủ nhà đã thông báo sẽ giảm cho tôi một nửa tiền thuê trọ”, bà Chỉ nói và cho biết sẽ thắt chặt chi tiêu hơn.
Để tiết kiệm, hàng ngày, bà chỉ ăn cơm trắng với cá khô được một người hàng xóm gửi tặng. Đang sống chật vật, nghe tin được giảm tiền thuê trọ, bà rất vui.
Niềm vui trên cũng đến với hơn 300 người đang thuê trọ tại Khu lưu trú số 1 (huyện Hóc Môn, TP.HCM). Anh Phạm Trung Hiếu, chủ khu lưu trú trên cho biết, trong những đợt dịch Covid-19 vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM và khu lưu trú đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ người thuê trọ.
Hiện nay, nhiều chủ phòng trọ đã miễn, giảm tiền thuê trọ cho người lao động. Đợt dịch này, anh cũng giảm tiền thuê trọ cho hơn 300 người đang lưu trú tại đây. “Chúng tôi tặng quà cho các anh chị công nhân đang thuê trọ và giảm 50% tiền phòng. Khu lưu trú được mạnh thường quân của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM hỗ trợ ATM gạo. Chúng tôi sẽ tổ chức cho mọi người đến nhận gạo miễn phí vào thứ Bảy tới”, anh cho biết.
Trong khi đó, tại dãy trọ hơn 20 phòng cho thuê trên đường Nguyễn Công Hoan (phường 7, quận Phú Nhuận, TP.HCM), ông Hồ Đề đang miễn phí tiền trọ cho một số người thuê trọ tại đây.
Đây là lần thứ tư, ông Đề miễn, giảm tiền thuê trọ. Ông nói: “Ba đợt dịch trước, tôi cũng miễn, giảm tiền thuê. Những gia đình nghèo thuê trọ ở đây nhiều năm, tôi đều giảm tiền. Đối với các em sinh viên, học sinh khó khăn, tôi miễn phí tiền thuê luôn”.
Bà Chỉ được người cho thuê giảm tiền thuê phòng trọ. Để tiết kiệm chi tiêu, bà chỉ ăn cơm trắng với cá khô được cho. Người dân địa phương cho biết, việc ông Đề miễn, giảm tiền thuê trọ là điều không mấy xa lạ. Bởi hơn 40 năm trước, ông đã cưu mang, thậm chí cho người có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên nghèo ở trọ miễn phí.
Để lại nhà chục tỷ, xem người thuê trọ như người nhà
Đặc biệt, vừa qua, ông đã hoàn tất tờ di chúc với nội dung để lại 2 căn nhà trị giá chục tỷ đồng cho người già neo đơn và học sinh - sinh viên nghèo ở miễn phí. Hồ Thị Như Quỳnh, sinh viên trường ĐH Công nghiệp 4, đang thuê trọ tại đây, cho biết: “Đợt dịch nào, ông Đề cũng đến thăm hỏi người ở trọ”.
“Ông dán bảng thông báo giảm 50% tiền thuê cho mọi người. Thế nhưng, khi ông biết gia đình nào khó khăn quá, ông giảm cho họ từ 60-70% tiền trọ. Có người được ông miễn hoàn toàn tiền thuê trọ luôn”, Như Quỳnh cho biết.
Tương tự ông Đề, bà Nguyễn Thị Thúy (chủ dãy phòng trọ tại phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM) cũng giảm tiền thuê trọ, thuê mặt bằng cho người nghèo từ tháng 5 vừa qua.
Đây là lần thứ tư ông Hồ Đề miễn, giảm tiền thuê trọ. Tuy nhiên, đến tháng 6 này, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp nên bà tiếp tục giảm thêm tiền thuê trọ. Thậm chí, bà còn chủ động giảm tiền thuê mặt bằng kinh doanh vốn đã rất thấp của mình.
Anh Nguyễn Văn Tài, người thuê mặt bằng của bà Thúy cho biết, vợ chồng anh thuê mặt kinh doanh phía trước dãy trọ của bà Thúy để bán nước giải khát. Mặc dù nằm ở vị trí mặt tiền đường lớn, đông người qua lại, tiện cho việc kinh doanh nhưng bà Thúy cho anh thuê với giá rất rẻ.
“Đợt dịch này, TP.HCM giãn cách lâu nên tôi bán ế lắm. Có hôm, chúng tôi gần như không bán được gì, rất chật vật. Rất may là cô Thúy lại chủ động giảm tiền thuê. Việc này đã giúp gia đình chúng tôi rất nhiều trong lúc thắt ngặt như thế này”, anh Tài nói.
Bà Thúy chia sẻ, đa số những người thuê trọ tại đây đều đã gắn bó với bà nhiều năm. Tùy theo hoàn cảnh mỗi người, bà Thúy sẽ giảm tiền thuê trọ khác nhau.
Bà nói: “Dịch bệnh người đi làm thì thất nghiệp, người kinh doanh thì ế ẩm… thu nhập vì thế mà cũng giảm sút nhiều. Tôi làm sao nỡ thu đủ tiền trọ. Tôi cố gắng giảm tiền thuê trọ, thuê mặt bằng để họ đỡ được phần nào hay phần đó. Ngay lúc này, tôi chỉ mong cùng anh chị em công nhân vượt qua đại dịch để họ ổn định cuộc sống, có tiền gửi về quê”.
Cũng như bà Thúy, anh Hiếu nói, anh luôn xem những người đang thuê trọ với mình là “người nhà”. Khi “người nhà” bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, anh không thể ngồi yên.
Thế nên, dù biết biết sẽ mất đi một khoản thu nhập không nhỏ khi giảm 50% tiền thuê trọ cho hơn 300 người, anh vẫn cố gắng thực hiện.
Nguyễn Sơn
Tủ mỳ tôm, thuốc tây miễn phí của chủ nhà cho sinh viên thuê trọ
Muốn giúp đỡ các bạn sinh viên, một chủ nhà trọ ở TP.HCM làm tủ thuốc tây và mỳ tôm miễn phí. Hành động này nhận được nhiều lời tán dương của cộng đồng mạng.
" alt="Ông cụ để lại nhà chục tỷ, xóm trọ Sài thành vui mừng vì giảm tiền thuê" /> - Mùa nước nổi ở miền Tây (Đồng bằng sông Cửu Long - ĐBSCL) diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Đây là thời điểm nước từ thượng nguồn sông Mekong dâng cao, đổ về hạ nguồn, tạo cảnh quan đặc trưng cho các tỉnh miền Tây. Theo các doanh nghiệp lữ hành, mùa nước nổi là cao điểm du lịch tại vùng ĐBSCL.
Tình hình du lịch mùa nước nổi năm nay được dự báo trầm lắng. Phó Tổng giám đốc công ty Du lịch Việt Phạm Anh Vũ cho biết tour trong tháng 9 giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước do tình hình mưa bão.
"Sức mua tour giảm do tâm lý khách bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Khách đi tuyến này tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía bắc", ông Vũ nói.
- Những suất cơm nghĩa tình
5h sáng, bếp ăn Từ Tâm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đỏ lửa. Hơn 20 con người tất bật chuẩn bị trên 4.000 suất cơm gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân ở những khu phong tỏa, cách ly.
Chị Đinh Thị Nhung (SN 1984, thành viên Ban tổ chức, quản lý bếp ăn Từ Tâm) cho biết, bếp ăn là một trong những hoạt động của nhóm thiện nguyện Từ Tâm trong thời gian TP.HCM bùng phát dịch bệnh.
Chị Nhung nói: “Ban đầu, khi TP.HCM bùng phát dịch, chúng tôi cùng Đại đức Thích Minh Đạo, Trụ trì chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức) vận động chi phí mua mì tôm và một số thực phẩm thiết yếu để phát cho người dân”.
Mỗi ngày, bếp ăn Từ Tâm nấu 4000-5000 suất cơm để hỗ trợ người khó khăn vì dịch bệnh. “Tuy nhiên, việc phát thực phẩm như vậy không phù hợp, không hỗ trợ được nhiều cho lực lượng tuyến đầu chống dịch vì họ không có người phục vụ hậu cần. Do đó, chúng tôi quyết định thành lập bếp ăn Từ Tâm để có thể hỗ trợ các phần cơm cho lực lượng này cũng như những người khó khăn vì dịch bệnh”, chị cho biết thêm.
Lúc đầu, bếp ăn dự kiến chỉ nấu khoảng 1.000 suất ăn chay, mặn mỗi ngày. Tuy vậy, sau ít ngày hoạt động, bếp ăn đã tăng số suất cơm lên gấp nhiều lần so với dự tính. Hiện tại, bếp nấu từ 4.000-5.000 suất cơm/ngày.
Để có thể chuẩn bị những phần cơm chất lượng, đảm bảo vệ sinh như trên, chị Nhung cho biết, bếp ăn đã được tổ chức một cách bài bản.
"Chúng tôi tìm kiếm nguồn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng. Bếp cũng tìm, thuê đội ngũ chuyên nghiệp đứng bếp để đảm bảo các suất cơm đủ dinh dưỡng”, chị Nhung nói.
Bếp đỏ lửa từ sáng sớm tinh mơ đến 20h tối mỗi ngày. Các nhân viên của bếp ăn Từ Tâm cũng được ban điều hành chăm lo sức khỏe, đảm bảo an toàn khi phải làm việc trong tình hình dịch bệnh căng thẳng.
Các nhân viên luôn tuân thủ quy tắc 5K. Ngoài ra, cứ sau 3 ngày, những người này sẽ được đi xét nghiệm Covid-19 một lần. “Việc lấy mẫu xét nghiệm liên tục cũng khiến nhiều người gặp khó khăn. Tuy nhiên, các nhân viên của bếp luôn vui vẻ chấp hành. Hơn thế, chúng tôi cũng đăng ký cho nhân viên của bếp tiêm phòng Covid-19 để mọi người an tâm trong việc nấu cơm hỗ trợ cộng đồng”, chị Nhung chia sẻ.
Bếp ăn chống dịch tại thành phố và những cây cầu mới ở vùng quê
Sau khi nấu xong, các phần cơm, canh được đóng vào hộp hợp vệ sinh đợi người đến nhận đi phân bổ cho các khu vực tại thành phố.
Hiện, mỗi ngày bếp cơm hỗ trợ Bệnh viện Nhi Đồng 1.300 phần; khu vực phong tỏa phường Tân Phú (TP.Thủ Đức) 1.000 phần; Bệnh viện Thủ Đức 300 phần.
Ngoài ra, bếp cũng hỗ trợ các phường: Linh Trung, Linh Xuân, Trường Thọ (TP.Thủ Đức) 650 phần; khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM 450 phần; lực lượng công an, dân quân, tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch 150 phần; Trung tâm y tế Dĩ An (Bình Dương) 400 phần; Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 300 phần.
Bà Nguyễn Kim Thúy, một trong những người sáng lập nhóm thiện nguyện Từ Tâm cho biết, hoạt động chính của nhóm là xây cầu dân sinh. Tuy nhiên, do dịch bệnh, hoạt động này bị ảnh hưởng khá nhiều.
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, nhóm vẫn tiếp tục triển khai xây dựng một số cây cầu mới ở một số địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trước mùa mưa bão gần kề.
Nhiều hôm, các nhân viên bếp ăn phải dậy từ 1h sáng để nhận thực phẩm. Chia sẻ về bếp ăn Từ Tâm, bà Thúy cho biết, khi TP.HCM bùng phát dịch bệnh, bên cạnh hoạt động xây cầu, nhóm đã phát triển nhiều chương trình thiện nguyện trong đó có hoạt động thành lập bếp ăn từ thiện.
Theo bà, để có thể vận hành được bếp ăn với công suất và quy mô lớn như hiện nay, ngoài sự đóng góp của các thành viên trong nhóm thiện nguyện Từ Tâm, bếp cơm còn có sự hỗ trợ rất lớn cả về vật chất, tinh thần lẫn công sức của nhiều người. Trong số đó không thể không kể đến công đức của Đại Đức Thích Minh Đạo, quỹ từ thiện Nguyễn Gia Thảo, CLB Ama - Rotary Nhật Bản, anh Đặng Quốc Dũng, gia đình TP Group, chị Vũ Thị Hà, anh Phạm Minh...
Bà Thúy cũng thông tin, đến thời điểm hiện tại, bếp ăn đã vận động được trên 1 tỷ đồng từ các nhà hảo tâm và Phật tử chùa Nam Thiên Nhất Trụ. Ngoài ra, bếp ăn cũng được mạnh thường quân hỗ trợ nhiều thực phẩm chất lượng cao.
Các suất cơm được bếp ăn gửi đến người dân tại các khu cách ly. Hiện tại, tâm nguyện lớn nhất của nhóm Từ Tâm là mong cho dịch bệnh tại TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung sớm qua đi, để người dân quay trở về với cuộc sống bình thường mới. Khi đó, nhóm sẽ tiếp tục thực hiện những hành trình thiện nguyện, mang yêu thương kết nối và lan tỏa trên mọi miền Tổ quốc.
Nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa
Thành lập từ tháng 3/2018, hoạt động chính của nhóm thiện nguyện Từ Tâm là xây cầu dân sinh. Đến tháng 7/2021, nhóm đã khởi công xây dựng 108 cây cầu với tổng trị giá gần 30 tỷ đồng.
Từ năm 2018 đến nay, nhóm đã trao 1.160 suất học bổng, trị giá 548,5 triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó ở nhiều tỉnh thành. Ngoài ra, nhóm xây dựng mới và trao tặng nhiều trang thiết bị trường học cho 4 trường mầm non ở các tỉnh vùng núi Phía Bắc trong chương trình Mang yêu thương lên bảng làng Tây Bắc.
Nhóm cũng thực hiện các hoạt động nhân đạo khác như: tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo; tặng trang thiết bị y tế cho phòng khám từ thiện; Xây dựng sân bóng đá mini làng Trẻ em SOS Thái Bình; Cứu trợ lũ lụt tỉnh Thanh Hóa (2019); Lũ lụt miền Trung (2020), hạn mặn miền Tây (2020); Xây nhà tình thương, trao tặng bò giống…
Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ca sĩ gửi gạo, nhà chùa nấu cơm cùng Sài Gòn vượt đại dịch
Bắt đầu từ 3h sáng đến 23h đêm mỗi ngày, tăng, ni, phật tử, người dân… tất bật chuẩn bị 6000 phần cơm gửi đến người nghèo, y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM.
" alt="Xây trăm cầu khắp miền Tây, về Sài Gòn lập bếp ngày nấu 4.000 suất cơm chống dịch" /> - Nằm cách TP HCM 150 km, Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, rộng gần 7.400 ha, với hệ sinh thái đất ngập nước cuối cùng còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười. Sau nhiều năm vắng bóng, hôm 7/3, bốn sếu đầu đỏ tìm về vườn chừng 30 phút, bay lượn ở phân khu A5 rộng 60 ha.
"Lâu lắm rồi chúng mới quay lại nơi đây dù trước đó là bãi ăn quen thuộc", ông Đoàn Văn Nhanh, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim, nói, cho biết thông thường sau chuyến "tiền trạm" đàn sếu sẽ kiếm ăn dọc các cánh đồng lúa quanh đây 7-10 ngày, sau đó về vườn trú ngụ đến hết mùa khô.
- " alt="Trung Quốc phát triển robot hình người biểu cảm chân thực" />
- ·Nhận định, soi kèo Bologna vs AS Roma, 0h00 ngày 13/1: Lấy lại vị thế
- ·Robot hình người đầu tiên lắp động cơ phản lực
- ·Ôtô Jeep, Ram tăng giá 100
- ·'Khoe ảnh để cổ động tiêm vắc xin Covid
- ·Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Nam Định, 18h00 ngày 14/1: Khách gây thất vọng
- ·Hớn hở đón con gái, vợ lại sinh con trai, ông bố thẫn thờ: Công chúa của tôi đâu?
- ·Kinh hoàng chồng 'tra tấn' dã man, cắt trụi tóc vợ vì ghen
- ·Nuối tiếc cho cô gái lỡ thì mà vẫn thích 'kén cá chọn canh'
- ·Nhận định, soi kèo Nakhon Pathom vs Nongbua Pitchaya, 19h00 ngày 14/1: Cửa trên thắng thế
- ·Thủy thủ, thuyền viên
- - Bỏ qua những ánh mắt hoài nghi của người đời, 1 cậu sinh viên nghèo, 1 cô bé học lớp 10, 1 phụ nữ bán sữa đậu nành… đã không ngại ngần giúp đỡ, cưu mang những con người cô đơn, bất hạnh khác dù cuộc sống của chính họ cũng còn rất nhiều khó khăn.
Cậu sinh viên nghèo cưu mang người tàn tật
Xem phim “Tình cha” phát trên VTV3 nhiều người đã phải ngưỡng mộ trước tấm lòng của nhân vật Lâu Chí Quân. Người đàn ông này đã lần lượt nhận nuôi 3 đứa trẻ dù anh bị bệnh nặng, nhà nghèo và đặc biệt, giữa họ không có quan hệ máu mủ. Người xem đã rất cảm động trước tấm lòng của người cha ấy nhưng ít ai ngờ rằng, trong đời thường cũng có những câu chuyện như thế, những con người có tấm lòng đẹp như những thước phim.
Chuyện về chàng sinh viên nghèo nuôi một người hàng xóm bị liệt toàn thân được nhiều người nhận xét là “1 câu chuyện cổ tích có thật”. Em là Hồ Công Danh (sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn), người đã tình nguyện chăm sóc anh Nguyễn Thanh Tùng (32 tuổi) ở xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam.
" alt="Cảm động những người ăn cơm nhà, nuôi người dưng" />Tùng và chú Danh trong căn phòng trọ. (Ảnh: Tuổi trẻ) Sự kiện trực tuyến kêu gọi mọi người cùng xác lập kỷ lục thế giới 3-5 phút có ngay món ăn ngon, khoẻ
Ý thức được tầm quan trọng của vitamin C, D, Kẽm trong việc hỗ trợ sức khoẻ hệ miễn dịch, các đầu bếp tại gia luôn tìm cách để bổ sung các vitamin này cho cơ thể qua từng bữa ăn hàng ngày. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau củ quả và lối sống tích cực, việc bổ sung vitamin bằng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) Redoxon Triple Action cũng là một cách bổ sung vitamin C, D, Kẽm, hỗ trợ hệ miễn dịch.
Công thức thực hiện Salad trái cây kết hợp cùng Redoxon Triple Action Gần đây, cộng đồng nội trợ Việt đang chia sẻ cùng nhau bộ công thức “ở nhà biến tấu” cùng TPBVSK Redoxon Triple Action hỗ trợ nâng cao sức đề kháng. Điểm độc đáo là công thức chế biến được thực hiện rất nhanh chóng, tiện lợi, chỉ 3-5 phút là có ngay món ăn ngon, tốt cho hệ miễn dịch. Với việc thêm vào 3 dưỡng chất quan trọng vitamin C, D, Kẽm có trong viên sủi Redoxon Triple Action dưới dạng nước sốt, hàng chục món ăn ngon miệng, tốt cho sức khoẻ đã ra đời. Có thể kể đến các món như: Bánh mì mứt cam, sorbet cam, salad trái cây, salad sốt bơ đậu phộng, bún gà nướng, sữa chua yến mạch, sữa chua Jelly, sữa chua pudding, trà nhãn đường phèn…
Đầu bếp Thiên Long - người sáng tạo nên các công thức chế biến món ăn có sử dụng TPBVSK Redoxon Tripie Action Đặc điểm chung của bộ công thức nấu ăn này là tính ứng dụng hàng ngày cao vì rất dễ thực hiện. Cẩm nang món ăn hỗ trợ nâng cao đề kháng hữu ích này do nhãn hàng Redoxon Triple Action hợp tác với đầu bếp Cẩm Thiên Long và chuyên gia dinh dưỡng thực hiện. Các chuyên gia đã tạo nên nhiều công thức biến tấu món ăn độc đáo với viên sủi Redoxon Triple Action và ra mắt 5 sê-ri video hướng dẫn chế biến món ăn trên trang Fanpage và kênh Youtube của nhãn hàng.
Hot mom Loan Hoàng hào hứng thao gia biến tấu món ăn cùng Redoxon Triple Action Được sự đón nhận của cộng đồng yêu ẩm thực, các video này đã thu hút hơn 1 triệu lượt tương tác. Bên cạnh đó đã có hơn 400 video lấy cảm hứng từ các sê-ri được thực hiện bởi cộng đồng các bà mẹ nổi tiếng trên mạng xã hội như Tú Vi, Loan Hoàng, food blogger Helen và các hot moms khác. Các công thức này đã thu hút sự quan tâm của hơn 4 triệu người trên khắp Việt Nam, tạo tiền đề cho “hot trend” cùng biến tấu món ăn với viên sủi Redoxon Triple Action giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cả gia đình.
Hưởng ứng xu hướng sống khoẻ, cộng đồng nội trợ Việt lập kỷ lục thế giới
Với thành công của bộ công thức “ở nhà biến tấu” cùng TPBVSK Redoxon Triple Action hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, nhãn hàng Redoxon Triple Action đã góp phần xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, mang lại sức khỏe tốt cho các gia đình Việt Nam. Trong bối cảnh dịch Covid-19, phương pháp ẩm thực này nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.
Xu hướng càng “lên ngôi” khi tháng vừa qua, cộng đồng yêu ẩm thực đã quay video clip thực hiện món ăn, tạo thành hàng trăm công thức chế biến sử dụng TPBVSK Redoxon Triple Action và đồng loạt chia sẻ trên trang cá nhân cùng lúc. Sự kiện kỳ thú này đã được ghi danh vào Sách kỷ lục Thế giới (The Guinness Book of Records) với kỷ lục “Có nhiều video biến tấu món ăn được tải lên Facebook trong một giờ nhất, do nhãn hiệu Redoxon Triple Action thuộc Bayer Việt Nam đạt được”.
Giấy chứng nhận kỷ lục “Có nhiều video biến tấu món ăn được tải lên Facebook trong một giờ nhất, do nhãn hiệu Redoxon Triple Action thuộc Bayer Việt Nam đạt được”. Chia sẻ về kỷ lục vừa thiết lập, ông Luigi Isabelo Dejos - Giám đốc nhánh Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng, Bayer Việt Nam cho biết: “Dịch Covid-19 đã hoàn toàn thay đổi thế giới. Bản thân mỗi người cũng đã tự thay đổi cách sinh hoạt, thói quen mua sắm và cả quan điểm cá nhân trên nhiều khía cạnh. Đại dịch cũng đã giúp chúng ta học được rất nhiều điều mới, và có thể nói đầu tư cho một lối sống khoẻ mạnh chính là bài học quan trọng nhất. Thông qua chiến dịch lần này, chúng tôi mong muốn nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Khuyến khích ý thức tự chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi, nhằm giúp người dân Việt Nam có một cuộc sống tốt đẹp hơn.”
Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang hứng chịu những tác động liên tục về nhân khẩu học, những sự gián đoạn do dịch bệnh Covid-19 gây ra và những căn bệnh mãn tính không truyền nhiễm ngày càng trở nên phổ biến, Bayer Việt Nam mong muốn khuyến khích người dùng duy trì sức khỏe mỗi ngày thông qua việc giới thiệu các công thức nấu ăn bổ ích với viên sủi Redoxon Triple Action.
Redoxon Triple Action và những sản phẩm khác thuộc nhánh Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng của Bayer Việt Nam hiện cũng đã có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Shopee và Lazada, giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm này và trải nghiệm mua sắm an toàn, thoải mái ngay tại nhà.
TPBVSK Redoxon Triple Action không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Ngọc Minh
" alt="Biến tấu làm món ngon hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cùng Redoxon Triple Action" />- Căn nhà được xây dựng theo cá tính của chủ: bên ngoài tối giản, bên trong hiện đại và đầy đủ chức năng. Công trình kiến trúc này cũng tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên và các vật liệu thô mộc.
Mặt tiền ngôi nhà có thiết kế cong uốn lượn và mềm mại, sử dụng bê tông xám và đá xếp chồng được đục lỗ. Sự hòa trộn này khiến ngôi nhà trở thành một công trình nổi bật giữa phố chợ.
Ngôi nhà được xây dựng trên diện tích đất 113m2, gồm 6 tầng được bố trí khéo léo thành các không gian kinh doanh, cho thuê, để ở, thư giãn và làm việc.
Do nằm gần chợ, chủ nhà cho thuê tầng một để kinh doanh. Toàn bộ các tầng trên được bao bọc bởi những mảng che gồm cây xanh và tường thông gió bằng khung sắt và ván cemboard. Các vật liệu này tạo ra kết cấu nhẹ, chống cháy, chịu lực và chịu nước tốt cho toàn bộ căn nhà. Chúng cũng có tác dụng che chắn cho những người sống bên trong khỏi tiếng ồn và các hoạt động xung quanh.
Chủ nhà chỉ sử dụng 3 tầng trên cùng của căn nhà. Do sống tại TP.HCM và có công việc rất bận rộn nên người này luôn mong muốn ngôi nhà của mình mang phong cách nghỉ dưỡng đích thực và trở thành điểm nhấn ấm áp giữa phố chợ đông đúc.
Vì vậy, tất cả phòng ngủ, bếp, phòng làm việc, phòng vệ sinh đều được sử dụng đèn vàng. Đồng thời, cây xanh được sắp đặt ở mọi nơi dưới dạng cây đơn lẻ hoặc các khu vườn nhỏ, khiến gia chủ luôn cảm thấy thư thái và dễ chịu.
Đặc biệt, chủ nhà dành toàn bộ tầng 5, nơi có tầm nhìn ra phố, làm không gian bếp và phòng ăn mở để tạo cảm giác hòa mình với thiên nhiên. Đây là nơi lý tưởng dành cho những bữa cơm ấm cúng cùng gia đình hay những buổi gặp gỡ bạn bè thân thiết.
Tầng thượng là phòng làm việc được nối với khu bếp bên dưới thông qua một cầu thang nhỏ lộ thiên theo kiểu bậc tam cấp.
Trên tầng thượng cũng có một vườn rau nhỏ, là nguồn cung cấp thực phẩm sạch và nơi để thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi.
" alt="TP.HCM có một "condotel xanh" giữa lòng phố thị" /> - " alt="Volkswagen Touareg GP 2015 giá 2,88 tỷ đồng tại Việt Nam" />
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western Sydney, 17h45 ngày 14/1: Chủ nhà trôi xa
- ·Chị em văn phòng đi buôn đặc sản quê
- ·Con tôi từng tự tử bất thành vì bị chế giễu trên mạng
- ·Bớt đòi hỏi để chia sẻ với người kém may mắn trong đại dịch
- ·Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1
- ·Sắp xét xử vụ án liên quan đến cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
- ·Game chiến thuật Mark Zuckerberg thích nhất
- ·Sốt chấm Nha Trang Dh Foods và bí quyết thoả lòng dân sành ăn
- ·Nhận định, soi kèo Chelsea vs Morecambe, 22h00 ngày 11/1: Tin vào khách
- ·Mẹ tôi ốm, chồng không cho tôi về thăm