Honda SH 2019 đội giá gần 50 triệu đồng liệu có nên mua?
Mẫu Honda SH 2019 vốn có giá niêm yết cho bốn phiên bản 125i CBS,độigiágầntriệuđồngliệucónêbóng da anh 125i ABS, 150i CBS, 150i ABS lần lượt là: 68-76-82-90 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VietNamNet, hiện nay tại một vài đại lý Head lấy lí do khan hàng vì xe đã ngưng sản xuất, mẫu xe này được đẩy giá lên lần lượt là 110-118-120-140 triệu đồng, tăng 38-50 triệu đồng so với giá đề xuất của hãng.
![]() |
Honda SH 2019 đội giá lên đến 50 triệu đồng tại các đại lý còn hàng. |
Dù được đánh giá là thiết kế đẹp hơn phiên bản mới 2020, nhưng việc chênh giá cao như vậy khiến nhiều người tiêu dùng vốn rất thích SH 2019 lại băn khoăn không biết có nên rút “hầu bao” hay không.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Nguyễn Trí, 29 tuổi ở Long Biên, Hà Nội bày tỏ muốn mua SH 2019 nhưng phải hoãn lại kế hoạch bởi mức giá ở đại lý chênh quá nhiều.
“Thực sự tôi rất thích kiểu dáng xe SH 2019. Nhưng đợt này đội giá cao quá, bằng hẳn tiền mua một chiếc tay ga tầm trung khác. Tôi đang không biết có nên mua không, do dự mãi thì sợ hết hàng lại tiếc mà tính mua thì ai cũng can ngăn”, anh Trí kể.
Liên quan đến vấn đề băn khoăn của anh Trí, đại đa số các ý kiến góp ý đều cho rằng, nếu xe chênh giá cao như vậy thì không nên mua.
Anh Võ Mười, ở Đông Anh, Hà Nội cho rằng: "Chênh đến 50 triệu có thể không nhiều nhưng nó là 1/2 giá đề xuất của chiếc SH. Bỏ thêm 50% giá tiền để mua con Sh cũng chỉ là 2 bánh... Tôi thật không thể hiểu nổi nhiều người vẫn lao đầu vào mua khi giá đắt đỏ như vậy".
Cùng quan điểm với anh Mười, anh Hoàng Thủy, ở Đống Đa, Hà Nội cũng cho ý kiến: “Hãy là người tiêu dùng thông thái. Một đời người đổi vài lần xe, tôi từ Honda chuyển qua dùng hãng khác và cảm thấy ổn. Nhất là khi xem giá bán gần 53 triệu đồng, ra đại lý cũng chỉ chênh lên vài trăm nghìn".
![]() |
Vì cho rằng SH 2020 thiết kế xấu nên mọi người đổ xô chuộng mua SH 2019. Đó là nguyên nhân khiến mẫu xe này hiện được đẩy giá cao như vậy. |
“Chính người tiêu dùng chúng ta đã làm hư các đại lý. Không mua SH thì mua xe khác, thiếu gì xe tay ga, chỉ là cái xe máy thôi mà. Tôi định mua SH cho bà xã đi nhưng bị đòi nâng giá quá cao tôi chuyển ngay sang xe Lead”, anh Mạnh Tùng ở Cầu Hiấy, Hà Nội cũng chia sẻ.
Anh Minh Đức, ở Đông Anh, Hà Nội cũng nói: “Chiêu trò của đại lý cả. Tại sao cứ cái gì không sản xuất nữa lại cao hơn cái đời mới cuối cùng chỉ khổ người tiêu dùng. Cũng SH 150 ABS Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia mà bán giá bên đó có khoảng xấp xỉ 60 triệu đồng ,mà dân Indonesia còn chê đắt. Trong khi tại Việt Nam giá bán lại cao gấp đôi".
"Không biết đến bao giờ người dân mới được hưởng giá thực của một chiếc xe. Không hiểu sao các nhà quản lý thị trường cứ mắt nhắm mắt mở để cho các đại lý đẩy giá cao như vậy. Theo tôi, trên 100 triệu, gắng bù thêm ít mua ô tô cũ đi cho sướng", anh Đức nói thêm.
Về vấn đề này, Honda Việt Nam giải thích, đại lý xe máy phân phối xe theo hình thức "mua đứt bán đoạn", nên hãng khó kiểm soát giá bán lẻ mà chỉ đưa giá đề xuất. Hãng sẽ cố gắng điều chỉnh lượng cung để giá không bị đẩy cao khi khan hàng. Nhưng với trường hợp xe đã hết sản xuất, cùng với đó là việc giao dịch “thuận mua vừa bán” giữa đại lý và người tiêu dùng nên hãng khó có thể can thiệp.
Có nên mua xe máy chênh giá tới 50 triệu đồng? Trân trọng mời bạn đọc gửi bài viết chia sẻ quan điểm, góc nhìn về vấn đề này về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chi Bảo
![Trừ Honda SH 2019, xe máy giảm giá sập sàn, khách vẫn thờ ơ](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/12/21/xe-may-giam-gia-sap-san-khach-van-tho-o.jpg?w=145&h=101)
Trừ Honda SH 2019, xe máy giảm giá sập sàn, khách vẫn thờ ơ
Ngoại trừ mẫu Honda SH 2019 cá biệt đội giá 50 triệu đồng, hầu hết các mẫu xe máy đều đang giảm giá sập sàn, nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm.
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Sagaing United vs Yadanarbon FC, 16h30 ngày 3/2: Điểm tựa sân nhà
Windows 10 đã được bổ sung kiểu gõ Vietnamese Telex và Vietnamese Number Key-based (VNI) trong bản cập nhật May 2019. Trải nghiệm nhanh của Zing.vn cho thấy bàn phím mới hoạt động rất nhẹ, tốc độ nhận ký tự không khác gì ứng dụng Unikey. Tuy nhiên bàn phím tích hợp chưa có tính năng tự động sửa lỗi như trên Unikey, do vậy nếu gõ hỗn hợp cả tiếng Việt và tiếng Anh thì những từ tiếng Anh sẽ không được tự sửa lại như khi sử dụng Unikey.
Việc tích hợp kiểu gõ tiếng Việt thông dụng vào Windows 10 có nhiều lợi ích cho người dùng. Bên cạnh khả năng chạy mà không cần cài đặt thêm ứng dụng, bộ gõ chính thức có thể mở ra khả năng kiểm tra ngữ pháp, chính tả tốt hơn trong các phiên bản cập nhật Windows sau.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình trên Windows 10 hiện nay cũng không tương thích với Unikey do cơ chế bỏ dấu của ứng dụng. Bộ gõ tích hợp sẵn có khả năng tương thích tốt hơn với mọi ứng dụng trên Windows, không bị hạn chế như trước.
Để có bộ gõ tiếng Việt mới, người dùng cần cập nhật lên bản Windows 10 May 2019. Nếu không thể cập nhật từ mục Cài đặt của Windows, bạn có thể tải ứng dụng Update Assistant của Microsoft để ứng dụng tìm bản cập nhật và cài đặt.
Microsoft từng tích hợp bộ gõ tiếng Việt trên Windows từ Windows 95 phiên bản tiếng Việt. Khi đó, Microsoft chỉ tích hợp kiểu gõ VNI. Đây là sáng tạo của kỹ sư Hồ Thành Việt, Việt kiều sống tại Mỹ. Công ty của ông Việt sở hữu bản quyền, quyền sử dụng bảng dấu VNI và nhãn hiệu VNI.
Theo chia sẻ trong một bài phỏng vấn, ông Việt sau đó đã kiện Microsoft. Microsoft đồng ý thỏa thuận với công ty VNI Software và rút kiểu gõ VNI khỏi các phiên bản Windows về sau. Đến nay, Microsoft mới phát hành trở lại bộ gõ tiếng việt tích hợp cùng Windows.
Theo Zing
Cách bật Dark mode trên ứng dụng Google Maps
Dark mode (Chế độ tối) là một trong những tính năng hot nhất hiện nay. Đối với các ứng dụng chỉ đường như Google Maps, thậm chí nó còn đóng vai trò rất quan trọng.
" alt="Windows đã có bộ gõ tiếng Việt chuẩn, không cần Unikey" />Thông tin từ tờ Straitstimes cho hay, Ủy ban Giao thông Malaysia (SPAD) và Ủy ban Cạnh tranh Malaysia (MyCorp) đang tiến hành điều tra thương vụ công ty Grab mua lại công ty đối thủ Uber. Thông tin này phát đi ngay sau khi Singapore tuyên bố sẽ có một cuộc điều tra vì nghi ngờ cuộc mua bán và sáp nhập này có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh.
Datuk Seri Nancy Shukri, Bộ trưởng Bộ Thủ tướng (Văn phòng Thủ tướng) đã nói với tờ The Malay Mail Online, trong một cuộc họp trước cuộc tiếp quản Uber, Grab đã đảm bảo rằng các cấu trúc giá vé sẽ không bị ảnh hưởng bởi thương vụ này.
Tuy nhiên, xét theo kết quả của Singapore thì SPAD và MYCC sẽ phải xem xét mọi thứ để xem liệu có vi phạm luật Cạnh tranh hay không, Datuk Seri Nancy cho hay.
Sau thông tin thương vụ sáp nhập Uber – Grab được phát đi rộng rãi, người sử dụng các dịch vụ Uber và Grab đã bày tỏ mối quan tâm và lo ngại rằng việc mua bán&sáp nhập này sẽ dẫn tới độc quyền trong thị trường này và có thể khiến giá tăng và chất lượng dịch vụ bị giảm xuống. Trước đó, hai cơ quan của Malaysia là SPAD và MyCC đã nói rằng họ sẽ giám sát Grab để đảm bảo rằng nó không lạm dụng sự thống trị của mình trong lĩnh vực này.
" alt="Cả Singapore và Malaysia đều điều tra dấu hiệu độc quyền trong vụ Grab mua Uber" />Chiến dịch Taiwan Excellence, trưng bày các sản phẩm chất lượng từ Đài Loan, tiếp tục quay trở lại Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Vietnam ICTComm 2019). Không gian trưng bày sản phẩm cũng sẽ diễn ra từ ngày 6-8/6 trong khuôn khổ ICTComm 2019 tại TP.HCM.
Nhằm giới thiệu những sản phẩm công nghệ đến từ Đài Loan, Taiwan Excellence tiếp tục mang đến 22 thương hiệu hàng đầu của quốc gia này.
22 thương hiệu hàng đầu Đài Loan góp mặt tại ICTComm 2019 mang đến những sản phẩm đạt giải thưởng Taiwan Excellence thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), bao gồm ứng dụng thiết bị di động, giải pháp công nghệ, công nghệ không dây, dịch vụ Internet, quản lý dịch vụ, thiết bị & dịch vụ điện; dịch vụ & thiết bị phát sóng, cơ sở hạ tầng mạng.
Trong sự kiện lần này còn giới thiệu thêm nhiều sản phẩm thuộc lĩnh vực Giáo dục Thông minh và Chăm sóc Sức khoẻ Thông minh - những lĩnh vực đang rất phát triển ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
" alt="22 thương hiệu Đài Loan nổi bật trưng bày sản phẩm tại Vietnam ICTComm 2019" />Học viện Lái xe An toàn Mercedes-Benz (MBDA) 2018 được thực hiện với sự giám sát và hướng dẫn của 10 huấn luyện viên trong và ngoài nước, là các tay đua chuyên nghiệp với nhiều thành tích ở các môn thể thao tốc độ.
MBDA 2018 được tổ chức tại Trường đua Đại Nam nhằm mang đến những trải nghiệm thú vị hơn với nội dung được thực hiện trên cả đường bằng (on-road) lẫn địa hình (off-road), cũng như các nội dung chuyên biệt về đua xe thể thao.
Tại đây, khách hàng có cơ hội trải nghiệm hơn 30 xe "Mẹc" từ A-Class đến S-Class, từ GLA đến GLS. Đáng chú ý, khách hàng có thể trải nghiệm các mẫu xe hiệu năng cao Mercedes-AMG A 45 4MATIC, Mercedes-AMG CLA 45 4MATIC, Mercedes-AMG GLA 45 4MATIC trên đường đua Đại Nam.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm đa dạng của khách hàng, Mercedes-Benz Việt Nam đã thiết kế nội dung trên cả địa hình on-road và off-road thông qua 4 bài tập: 4MATIC Experience với dòng xe GLC, GLE; Kỹ năng đánh lái (Handling) cùng các mẫu xe A, CLA, GLA; Kiểm soát trượt với vỏ xe Easy Drift; Kỹ năng qua cua theo vạch đường đua lý tưởng (Racing Line) cùng các mẫu xe Mercedes-AMG 45. Bài tập Racing Line giúp các học viên nắm được kỹ năng điều phối chân ga, chân phanh và tuân theo vạch đường chính xác để đạt được thời gian nhanh nhất trên đường đua.
" alt="'Đốt lốp' xe Mẹc ở trường đua Đại Nam" />>>>Samsung bị kiện vì ăn cắp công nghệ cảm biến vân tay" alt="Samsung cũng sắp ra mắt smartphone màn hình 'tai thỏ'?" />
Thông tin mới nhất đến từ Yahoo! Đài Loan đã cung cấp hình ảnh HTC U12+ cùng với bộ case cho thấy thiết kế của máy với 4 camera (bao gồm camera selfie kép và 2 camera sau).
Cụ thể, máy sở hữu cụm camera chính thiết kế theo chiều ngang đi kèm là đèn flash LED kép và cảm biến vân tay ngay hình tròn nằm dưới cụm camera kép.
" alt="HTC U12+ sẽ có 4 camera" />
- ·Nhận định, soi kèo Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2: Ngựa ô hết thời
- ·Kèo bóng đá chung kết Europa League 2019: Chelsea vs Arsenal
- ·Kia Rondo âm thầm tăng giá 20 triệu đồng
- ·Các YouTuber không ngạc nhiên khi YouTube không áp dụng chính sách chống nội dung quấy rối
- ·Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Aizawl, 20h30 ngày 3/2: Cửa trên ‘tạch’
- ·iPhone sẽ thê thảm ra sao nếu TQ trả đũa vụ Huawei?
- ·Đừng vội mừng, Ant
- ·Taxi tương lai sẽ khiến hành khách choáng ngợp
- ·Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Khó cho Pháo thủ
- ·Quán Net kiêm Khách Sạn
Người dân có thể dễ dàng theo dõi phương tiện có nằm trong danh sách vi phạm giao thông hay không trên trang thông tin của Cục Cảnh sát giao thông.
Theo tin từ Cục Cảnh sát Giao thông, từ ngày 1/6/2019, phần mềm tra cứu thông tin giấy phép lái xe và phương tiện vi phạm qua hình ảnh sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Công cụ tra cứu được tích hợp trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông, giúp người dân tra cứu dữ liệu một cách dễ dàng xem liệu biển số xe của mình có nằm trong danh sách xe vi phạm hay không. Phần mềm còn giúp chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, giúp kiểm soát giấy phép lái xe, phục vụ công tác cấp đổi giấy phép lái xe.
" alt="Từ 1/6, tra cứu thông tin phương tiện vi phạm giao thông trên trang web Cục Cảnh sát giao thông" />Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã âm thầm leo thang trong nhiều năm, nhưng các diễn biến trong tuần này đã cho thấy sự căng thẳng lên đến đỉnh điểm. Huawei, công ty từng là ngôi sao nổi bật nhất của ngành công nghệ Trung Quốc, đã bị hàng loạt các nhà cung cấp Mỹ ngưng hợp tác. Điều này đã khiến sự hoạt động và sự phát triển trong tương lai của công ty công nghệ Trung Quốc gần như lâm vào bế tắc. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thực hiện những biện pháp đáp trả, nhưng với vô số lựa chọn đang được đặt trên bàn cân, nhiều chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đã bắt đầu nghĩ đến những kịch bản xấu nhất.
Một trong những phương án mà phía Trung Quốc có thể thực hiện, nhiều khả năng sẽ gây ra sự hỗn loạn đối với các công ty công nghệ Mỹ, là lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm – một loại nguyên liệu thô rất quan trọng cho công nghiệp điện tử. Những nguyên tố này được khai thác và sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc, và được sử dụng phổ biến trong rất nhiều loại trang thiết bị ở Mỹ từ ô tô điện đến tuabin gió, từ những chiếc điện thoại thông minh cầm tay cho tới các loại tên lửa phóng vào không gian.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã thể hiện sự ủng hộ ý tưởng này, khi họ gọi sự phụ thuộc của Mỹ vào đất hiếm của Trung Quốc là một "con át chủ bài" trong tay Bắc Kinh.
Trên thực tế, các nguyên tố đất hiếm đôi khi được mô tả là "vitamin của thế giới hoá học", bởi chỉ cần một lượng rất nhỏ đất hiếm đã có thể tạo nên những tác động mạnh mẽ. Một lượng cerium tương đương một lần rắc muối lên thức ăn của chúng ta, trộn với nhúm neodymium bằng đầu ngón tay đã có thể giúp cho màn hình của một chiếc TV sáng hơn, một cục pin hoạt động được lâu hơn, và một thỏi nam châm trở nên mạnh hơn. Nếu Trung Quốc đột ngột "cấm cửa" các công ty nước ngoài tiếp cận với nguồn tài nguyên này, thì chẳng khác nào kéo cả ngành công nghiệp công nghệ thế giới lùi lại một vài thập kỷ. Và rõ ràng ở thời đại hiện nay, không ai lại muốn từ bỏ chiếc iPhone của mình để trở lại dùng BlackBerry cả!
Mặc dù vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực này lại ít tỏ ra lo ngại về một kịch bản đen tối đến vậy. Họ cho rằng, mặc dù lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm từ phía Trung Quốc có thể ngay lập tức gây ra những tác động tiêu cực, nhưng Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới có thể tìm được các giải pháp thay thế để thích nghi về lâu dài. "Nếu Trung Quốc thực sự cắt toàn bộ nguồn cung đất hiếm sẽ gây ra những vấn đề trong ngắn hạn, nhưng vẫn hoàn toàn có thể giải quyết được," Tim Worstall, một người từng có kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng đất hiếm trên cho biết.
Khác xa với quan niệm "át chủ bài" của người Trung Quốc, tầm quan trọng của đất hiếm trong cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung có lẽ chỉ như một "làn nước thong thả chảy qua" mà thôi. Dưới đây chúng tôi xin giải thích chi tiết.
Trung Quốc hiện đang chiếm tuyệt đại đa số sản lượng đất hiếm khai thác của thế giới (phần màu đỏ)
Có rất nhiều lý do dẫn tới điều này, trải trên nhiều lĩnh vực từ địa lý, hoá học và cả các yếu tố lịch sử nữa. Nhưng yếu tố quan trọng nhất, và cũng dễ giải thích nhất nằm ở chỗ: đất hiếm thực ra không hiếm đến mức ấy.
Đất hiếm là một tập hợp gồm 17 nguyên tố, được Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) mô tả là có mức độ "phổ biến vừa phải". Điều đó có nghĩa rằng chúng có thể không phổ biến như các nguyên tố như oxi, silicon và sắt, vốn là các nguyên tố chính cấu thành nên phần lớn lớp vỏ Trái Đất. Song trữ lượng đất hiếm trong tự nhiên có thể tương đương với các nguyên tố như đồng và chì, vốn không được coi là các nguyên tố quá "lạ" hay khan hiếm. Những quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất phải kể đến Trung Quốc, bên cạnh đó còn có nhiều nước khác như Brazil, Canada, Australia, Ấn Độ và Mỹ.
Một trong những thách thức lớn đối với việc khai thác các loại đất hiếm (và lý do chúng được đặt tên như vậy) là bởi các nguyên tố đất hiếm hiếm khi tồn tại trong tự nhiên dưới dạng các khối tập trung hay các mỏ. Do các nguyên tố đất hiếm có khả năng hoạt động hoá học khá cao, dễ dàng liên kết với các hợp chất và khoáng chất khác xung quanh và bị trộn lẫn trong bụi bẩn của môi trường. Điều này khiến cho việc khai thác đất hiếm từ tự nhiên trở thành một quy trình mất rất nhiều thời gian, công sức và khó khăn (tương tự như việc thuyết phục một "chiến hữu" đang say rượu rời khỏi bàn nhậu vậy).
Theo lời Eugene Gholz, một chuyên gia về đất hiếm và là Phó Giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Notre Dame: "Một khi đã khai thác được đất hiếm lên khỏi mặt đất, thách thức lớn nhất là làm sao để tách đất hiếm từ đá thành các nguyên tố riêng lẻ."
Quy trình phân tách thành các nguyên tố đất hiếm riêng lẻ bao gồm một số thao tác tương đối độc hại như ngâm trong axit và các thao tác tiếp xúc với nhiều nguyên tố phóng xạ không lành mạnh. Đây là một trong những lý do mà các quốc gia như Mỹ đã không ngần ngại và thậm chí còn "vui mừng" khi nhượng lại việc sản xuất đất hiếm cho Trung Quốc. Nếu việc sản xuất đất hiếm là một mảng kinh doanh lộn xộn và đầy nguy hiểm, vậy tại sao không để người khác làm điều đó? Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác góp phần vào sự thống trị của đất hiếm tại Trung Quốc, trong số đó có chi phí nhân công rẻ và sự và sự tồn tại của các mỏ sản xuất đất hiếm như một sản phẩm phụ tại Trung Quốc.
Thực ra, Trung Quốc mới chỉ "thống trị" thị trường đất hiếm trong một thời gian ngắn trở lại đây. Từ những năm 1960 đến 1980, phần lớn nguồn cung đất hiếm cho thế giới được sản xuất tại Mỹ, đến từ mỏ đất hiếm Mountain Pass ở California. Nhà máy chế biến đất hiếm tại mỏ này đã ngừng hoạt động vào năm 1998 sau khi để xảy ra sự cố trong việc xử lý nước thải độc hại. Toàn bộ khu vực này đã bị phá hủy vào năm 2002.
Do vậy, từ những năm 1990 trở đi, Trung Quốc bắt đầu đảm nhận việc sản xuất phần lớn sản lượng đất hiếm, cùng với các chi phí môi trường có liên quan đến hoạt động này (Năm 2010, chính phủ Trung Quốc ước tính rằng ngành công nghiệp đất hiếm tại nước này tạo ra 22,05 triệu tấn chất thải độc hại mỗi năm). Nhiều nguồn tin truyền thông cho rằng Trung Quốc hiện sản xuất khoảng 95% sản lượng đất hiếm trên thế giới, nhưng Gholz nói rằng số liệu thống kê này là "đã lỗi thời". Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết thị phần đất hiếm của Trung Quốc hiện nay rơi vào khoảng gần hơn 80%.
Tuy nhiên, 80% vẫn là một con số đáng kể, và câu hỏi đặt ra là: nếu đất hiếm là mặt hàng quan trọng như vậy, điều gì xảy ra nếu Trung Quốc dừng cung cấp đất hiếm cho phía Mỹ?
Điều may mắn là việc này không phải là không có tiền lệ, nên nước Mỹ hoàn toàn có thể hình dung được các tác động và tìm cách đối phó. Trở lại năm 2010, Trung Quốc đã từng một lần ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau một sự cố ngoại giao liên quan đến một tàu đánh cá hoạt động trên khu vực quần đảo Senkaku đang tranh chấp giữa hai nước. Gholz đã viết một báo cáo về hậu quả từ sự cố này vào năm 2014, và kết luận rằng khác với dự định của phía Trung Quốc, lệnh cấm của họ gây ra rất ít tác động đối với phía Nhật Bản và do đó, có thể coi là gần như không có tác dụng.
Cụ thể: Những kẻ buôn lậu bên phía Trung Quốc vẫn tiếp tục xuất khẩu đất hiếm ra khỏi đất nước bất chấp lệnh cấm của chính quyền; trong khi đó, ở phía bên kia, các nhà sản xuất tại Nhật Bản đã tìm ra những phương thức sản xuất ít sử dụng đến loại vật liệu này hơn. Đồng thời, sản xuất đất hiếm tràn lan ở nhiều nơi khác trên thế giới "thừa" đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt bên phía Trung Quốc. "Thế giới này thực ra rất linh hoạt," Gholz kết luận. "Khi bạn tìm cách hạn chế nguồn cung để gây sức ép chính trị đến một quốc gia khác, họ sẽ không bỏ cuộc, mà thay vào đó, tìm cách thích nghi."
Ông cũng lưu ý thêm rằng, mặc dù các báo cáo của ông tìm hiểu về ngành công nghiệp đất hiếm thế giới tại thời điểm năm 2010, nhưng "kết cục [của những lệnh cấm vận liên quan đến đất hiếm] trong năm 2019 sẽ vẫn không có gì thay đổi so với năm 2010".
Nếu Trung Quốc cắt nguồn cung đất hiếm, Mỹ vẫn sẽ có đủ các kho tích trữ cả của Nhà nước và tư nhân để ưu tiên cung cấp cho các ngành thiết yếu như quân sự trong một thời gian ngắn. Mặc dù lệnh cấm vận từ phía Trung Quốc có thể khiến các mặt hàng công nghệ cao và các loại vật liệu phụ thuộc nhiều vào nó như dầu mỏ (đất hiếm là nguyên liệu cần thiết trong quy trình tinh chế dầu mỏ) tăng giá, Gholz nói rằng không có chuyện bạn sẽ không thể mua một chiếc điện thoại thông minh mới cho mình chỉ vì thiếu một vài microgam nguyên tố yttri. "Tôi không nghĩ rằng việc đó là không thể xảy ra. thể nghĩ rằng đó là một sự kiện khác. Nó chỉ có vẻ không hợp lý mà thôi", Gholz giải thích.
Mặc dù lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm mới chỉ là suy đoán ở thời điểm này, song các công ty đã bắt có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với bất kỳ biện pháp trả đũa nào từ phía Trung Quốc. Công ty hóa chất Mỹ Blue Line Corp và công ty khai thác đất hiếm Úc Lynas đã lên kế hoạch vận hành cơ sở sản xuất mới ở Mỹ; đồng thời các kho dự trữ đất hiếm khách trên khắp thế giới đã tăng cường sản xuất để đối phó với mối đe dọa từ phía Trung Quốc.
Trong trường hợp một lệnh cấm thực sự được phía Trung Quốc ban hành, một trong những phương án dự phòng quan trọng nhất sẽ là mỏ đất hiếm Mountain Pass của Mỹ. Mặc dù mỏ này đã bị đóng cửa sau khi giá đất hiếm Trung Quốc lao dốc, tuy nhiên cơ sở này vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn và đã tiếp tục sản xuất trở lại từ tháng 1 năm ngoái. Các ước tính gần đây cho thấy mỏ Mountain View đã cung cấp 1/10 lượng quặng đất hiếm khai thác được của thế giới (mặc dù việc chế biến không phải do mỏ này đảm nhiệm), do đó trong trường hợp bị cấm vận, Mỹ có thể tăng tốc việc sản xuất đất hiếm từ mỏ Mountain Pass như trước.
"Đến thời điểm hiện tại, cách nhanh nhất và rẻ nhất để tăng cường nguồn cung đất hiếm cho thị trường (trong trường hợp có bất kì sự gián đoạn nào từ phía Trung Quốc xảy ra), là tiếp tục dựa vào mỏ khai thác ở California," Gholz cho biết. "Nước Mỹ không cần phải bắt đầu lại từ đầu."
Worstall cũng đồng ý với quan điểm này: "Khai thác các quặng đất hiếm tập trung thực ra là một công việc rất đơn giản," ông nói. "Tôi, hay bất kỳ ai muốn cạnh tranh với tôi, chỉ cần 6 tháng chuẩn bị trước là đã có thể sản xuất đất hiếm ở bất kỳ sản lượng nào được yêu cầu."
Tuy nhiên, cả hai chuyên gia đều nhận định, vấn đề lớn nhất nằm ở mức chi phí để làm việc đó. Lý do chính là bởi các nhà máy tinh chế và phân tách đất hiếm xây dựng ở Mỹ sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao hơn nhiều.
Như chúng ta đã thấy với trường hợp của Huawei cũng như những thiệt hại khác do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây ra, câu hỏi thực sự không phải nằm ở việc các quốc gia và các công ty, doanh nghiệp có thể thích nghi với các lệnh cấm vận và các chính sách bất lợi khác hay không, mà là cái giá mỗi bên phải trả để làm điều đó.
An Huy
" alt="Đất hiếm có thực sự là 'quân bài bí mật' của Trung Quốc?" />Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước.
Tại Hội thảo với chủ đề: “Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện” do Bộ TT&TT chủ trì tổ chức vào ngày 23/5/2019, liên quan đến khung pháp lý để cung cấp dịch vụ Emoney hay còn gọi là Mobile Money (tiền điện tử trên thuê bao di động - PV) ông Phạm Tiến Dũng, Vũ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, hiện nay các quy định pháp luật của Việt Nam không tìm ra được khái niệm Emoney, Mobile Money, chỉ có khái niệm về trung gian thanh toán. Theo đó, trung gian thanh toán là tổ chức đứng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, trung gian thanh toán là đơn vị truyền dẫn, xử lý số liệu tài chính giữa ngân hàng và khách hàng. Các tổ chức trung gian thanh toán hoạt động ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, do đó nếu doanh nghiệp nào, hay tổ chức nào thoát ra khỏi mô hình này thì chưa có các quy định pháp lý đề cập đến.
“Mobile Money do các công ty viễn thông cung cấp, không dính gì tới ngân hàng, do đó nằm ngoài phạm vi quy định của tổ chức trung gian thanh toán”, ông Dũng cho hay.
Giải đáp cho định nghĩa Emoney, Mobile Money là dịch vụ gì? Ông Dũng cho biết, các quy định pháp luật của Việt Nam không tìm ra được khái niệm Emoney, Mobile Money, chưa có một văn bản pháp lý nào định nghĩa về Emoney cả. Theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ định nghĩa về ví điện tử cũng không giống với dịch vụ Emoney và Mobile Money mà các nước đang triển khai. Theo ông Dũng, vì Emoney và Mobile Money theo mô hình mà các tổ chức viễn thông các nước đang triển khai cho phép nạp tiền vào tài khoản từ các đại lý và tài khoản ngân hàng.
" alt="Ngân hàng Nhà nước và Bộ TT&TT phải giải bài toán pháp lý để triển khai Mobile Money" />
- ·Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
- ·Best Buy hủy toàn bộ đơn đặt trước smartphone gập Galaxy Fold
- ·iOS 13 ra mắt với nhiều tính năng mới
- ·CGI xâm chiếm màn ảnh: Giấc mơ trưa hay cơn ác mộng?
- ·Nhận định, soi kèo Valencia vs Celta Vigo, 22h15 ngày 2/2: Cơ hội cho Bầy dơi
- ·Truyện Ta Là Nhân Vật Trùm Phản Diện
- ·Nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt số iPhone trị giá 19 triệu USD
- ·Galaxy Note 9 pin “khủng” hơn Note 8, dùng màn Infinity thế hệ 2
- ·Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế
- ·Tại sao mũi bạn thường to hơn khoảng 30% khi chụp ảnh selfie cận cảnh?