



Theo TS
Theo TS
Ông Phúc cũng phụ trách các đơn vị: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Cục Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam; Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của SEAMEO tại Việt Nam; Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Phụ trách các địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Ngoài ra ông Phúc còn phụ trách các Đề án, Chương trình: Đề án Nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt - Lào; Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030.
Tham gia các Ban chỉ đạo, Hội đồng quốc gia, Hiệp hội: Trưởng Ban Chỉ đạo chống khủng bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hội Cựu chiến binh Cơ quan Bộ; Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước (Đề án 165); Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự của Bộ GD-ĐT và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
Ông Nguyễn Văn Phúc sinh năm 1974, quê tại tỉnh Long An. Năm 1995, ông Phúc tốt nghiệp cử nhân kinh tế Trường ĐH Ngoại thương. Ông Phúc lấy bằng thạc sĩ về Kinh tế Phát triển của Cao học Việt Nam - Hà Lan, chương trình liên kết giữa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và Viện KHXH La Hay, Hà Lan năm 1998. Năm 2006, ông Phúc nhận học vị Tiến sĩ nghiên cứu phát triển chuyên ngành kinh tế của Viện Khoa học xã hội La Hay. Từ tháng 2/2008-6/2008, ông Phúc là Phó Trưởng khoa, Khoa Kinh tế thuộc Trường ĐH Mở TP.HCM. Trước khi được điều động làm thứ trưởng Bộ GD-ĐT năm 2017, ông Phúc là Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM |
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng cho rằng, nhiệm vụ mà Đảng giao cho báo chí trong Nghị quyết TƯ 4 vừa là vinh dự và cũng là trách nhiệm nặng nề đối với những người làm báo.
Theo ông, thời gian qua báo chí đã đi đầu trong tham gia, phát hiện các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tệ nạn xã hội.
"Thực tế cho thấy, nhiều vụ án tham ô, tham nhũng, tiêu cực được các cơ quan chức năng xử lý bắt đầu từ thông tin của báo chí" - ông Thưởng ghi nhận.
Đồng thời, tham gia phản ánh tạo áp lực dư luận cần thiết thúc đẩy các cơ quan chức năng đưa các vụ việc xử lý nhanh, mang lại hiệu quả thiết thực.
![]() |
Tọa đàm Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống |
Ông cũng ghi nhận sự phối hợp của các cơ quan báo chí với các cơ quan chức năng trong nhiều trường hợp khá nhịp nhàng như: Vụ Trịnh Xuân Thanh từ thông tin của báo Thanh Niên, vụ quán cà phê Xin Chào của báo SGGP…
Ông Hà Quốc Trị, ủy viên UB Kiểm tra TƯ cũng dẫn chứng hàng loạt các vụ việc có sự đóng góp không nhỏ của báo chí. Điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh được phát hiện từ phản ảnh của báo chí. Từ đó, Tổng bí thư chỉ đạo UB vào cuộc phát hiện hàng loạt sai phạm của tập thể cá nhân phải xem xét xử lý các tổ chức đảng và đảng viên.
Không máy móc "7 hồng, 3 tối"
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cũng lưu ý báo chí cân đối giữa xây và chống sao cho hài hòa.
“Chúng ta không máy móc '7 hồng 3 tối' nhưng để 1 tờ báo tổng kết 1 năm đưa 156 tin bài mà chỉ có 3, 4 tin bài tốt thì không phản ánh đúng tình hình của xã hội”, ông Thưởng lưu ý.
Ông yêu cầu các cơ quan báo chí khắc phục nhược điểm này, tuyên truyền hài hòa giữa tốt và xấu, tăng tin bài về cái tốt, nêu điển hình tiêu biểu có sức lan tỏa chứ không phải làm cho có.
Ông cũng lưu ý báo chí đấu tranh chống cái xấu thì thông tin phải chắc chắn, sắc sảo, dũng cảm, kiên định, không bị mua chuộc...
“Đây là trận địa khó khăn nhưng chính điều đó đòi hỏi tinh thần chiến đấu, dũng khí của người làm báo với tư tưởng 'phò chính trừ tà' để làm sao bảo vệ chính nghĩa chứ không phải 'đánh đấm'”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Ông cũng nhắc nhở tình trạng một số báo lập ra chỉ chuyên lấy lại tin bài của báo khác, còn phóng viên đến công ty này, công ty kia dùng thông tin tiêu cực để kêu gọi bảo trợ thông tin mà nói trắng ra không khác gì “tống tiền”.
Không chống bây giờ không có ngày mai
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo, một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do nhiều tờ báo trong quá trình tự lo gặp khó khăn cơm áo gạo tiền không giữ nổi mình.
Ông cũng yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường giáo dục đội ngũ người làm báo để khắc phục những hạn chế về suy thoái trong chính nội bộ.
“Ở ngoài người ta dùng nhiều từ về nhà báo nghe buồn lắm các đồng chí ạ. Người ta nói nhà báo bây giờ đâm thuê, chém mướn nhiều lắm. Người ta dùng từ đó nghe đau lòng lắm”, ông Thưởng nói.
Nhà báo Nguyễn Thu Hà, Phó Ban thời sự VTV cũng cho rằng, việc báo chí bị tác động và can thiệp trong quá trình phản ảnh các vụ việc tiêu cực là không hiếm. Vì vậy bà cho rằng các ban biên tập cần có bản lĩnh, bảo vệ chính kiến, không bị chi phối tác động của các nhóm lợi ích.
Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, ngoài việc chuyển tải nội dung chủ yếu của NQ TƯ 4, báo chí phải chuyển tải thế nào để làm cho người dân và cán bộ nhận thức được rằng “không thể không chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng”. Bởi vì “không chống bây giờ thì không có ngày mai” và sẽ không có Nghị quyết TƯ 4 lần sau nữa.
Phó TBT báo Tiền Phong Phùng Sưởng dẫn lại vụ Trịnh Xuân Thanh, dù Tổng bí thư có chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng khi báo chí liên hệ lấy thông tin gặp không ít khó khăn. Việc né tránh trả lời báo chí không chỉ dẫn đến tình trạng “1 nửa sự thật không phải là sự thật” mà còn khiến báo chí chùn tay, chán nản trong việc theo đuổi đi tới cùng vụ việc. Vì vậy, ông đề nghị, cần có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm của các bộ ngành, chính quyền các cấp trong việc trả lời báo chí, nhất là các vụ việc nóng. |
Thu Hằng
" alt=""/>Báo chí 'phò chính diệt tà' chứ không phải 'đánh đấm'Trao đổi với VietNamNet, Trịnh Huy Minh cho biết hiện tại, em đã dừng việc trồng nấm tại trang trại 2.000 mét vuông tại Yên Đài, Ba Vì để tập trung cho cơ sở trồng nấm mới được đặt ngay trong khuôn viên của Trường ĐH Lâm Nghiệp.
Cơ sở trồng nấm mới của Minh nằm trên mảnh đất rộng 180m2, thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Trường ĐH Lâm Nghiệp). Bắt đầu từ cuối tháng 3, Minh bắt tay vào xây dựng một nhà lạnh với diện tích 30m2 để trồng nấm hương trên diện tích đất được nhà trường cho mượn.
![]() |
Trịnh Huy Minh bên trong cơ sở trồng nấm hướng do chính tay em xây dựng trên phần đất do nhà trường giao. Ảnh: Lê Văn. |
Minh cho biết, hiện em đang gần kết thúc vụ thu hoạch nấm hương đầu tiên từ cơ sở mới. Sản phẩm được bán trực tiếp cho một thương hiệu nấm tại Hà Nội. "Tới hiện tại, em vẫn đang tiếp tục thu hoạch nhưng đã gần hòa vốn cho vụ đầu tiên" - Minh hào hứng nói.
Minh kể, vào thời điểm em lên tìm hiểu Trường ĐH Lâm nghiệp trước khi quyết định nộp đơn vào trường để học ngành công nghệ sinh học, em và mẹ đã gặp thầy Bùi Văn Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Khi đó, thầy Thắng có gợi ý em sẽ cho em mượn diện tích đất này để trồng nấm.
Tuy nhiên, vì chỉ mới bắt đầu trồng nấm tại cơ sở ở Ba Vì, chưa dám chắc chắn nên Minh cũng không dám nhận lời với thầy Thắng.
Đến cuối tháng 3 năm nay, Minh đã quyết định lên gặp thầy Thắng và sau đó là hiệu trưởng nhà trường đề xuất trường giao diện tích đất này cho mình, để em triển khai việc trồng nấm kết hợp với nghiên cứu. Đề xuất của Minh rất nhanh được thầy hiệu trưởng và thầy Thắng đồng ý.
Trong khi đó, thầy Bùi Văn Thắng cho biết, Viện Công nghệ sinh học của trường có 2 khu thực nghiệm trồng trọt và chăn nuôi để các giảng viên và sinh viên có thể tiến hành các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học.
Thấy Minh có đam mê, nhà trường lại có đất trống trong khu thực nghiệm trồng trọt nên thầy Thắng đã đồng ý giao phần đất này để Minh vừa sản xuất vừa kết hợp các nghiên cứu khoa học.
Bố không ủng hộ nhưng vẫn cho tiền
Hiện tại, để thuận tiện cho việc trồng nấm tại cơ sở mới và học tập, Minh chuyển hẳn lên ở tại căn phòng nhỏ ngay cạnh khu sản xuất nấm mới. Mẹ em cũng từ quê ra ở cùng để chăm sóc và hỗ trợ con trai.
Cô Trịnh Thị Lan Anh, mẹ của Minh, cho biết hiện tại chỉ có một mình Minh ở khu vực sản xuất nấm nên cô muốn lên đây ở cùng con trai để chăm sóc con. Bên cạnh đó, cô cũng là một giáo viên dạy chuyên Sinh tại Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) nên có nhiều việc cô vẫn có thể hỗ trợ cho Minh trong học tập và sản xuất.
Trao đổi thêm, cô Lan Anh cho biết khi nghe Minh nói về ý định chuyển nghề trồng nấm từ năm cuối ở ĐH Ngoại thương, cả gia đình cô ai cũng phản đối. Sau đó, bản thân cô cho rằng, là một giáo viên luôn khuyến khích học sinh tìm tòi, đam mê khoa học, cô cần phải tôn trọng quyết định của con nên đã ủng hộ Minh đi theo con đường mà em đã chọn.
Bố của Minh tới nay vẫn không ủng hộ nhưng tôn trọng quyết định của Minh. "Mặc dù không ủng hộ nhưng ông vẫn cho Minh mượn tiền để xây dựng cơ sở trồng nấm mới" - cô Lan cười chia sẻ.
Về công việc sắp tới, Minh cho biết, hiện tại, với số vốn chưa lớn, em mới chỉ dùng được một phần nhỏ diện tích đất mà trường giao. Tới đây, em sẽ mở rộng cơ sở trồng nấm của mình. Ngoài nấm hương em cũng sẽ trồng thêm nhiều loại nấm khác.
Bên cạnh đó, Minh cũng muốn phát triển nghiên cứu khoa học chứ không chỉ đơn thuần là trồng nấm để bán. Theo Minh, mục tiêu của em thi vào Trường ĐH Lâm nghiệp là để nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt và tạo ra những giống nấm có giá trị kinh tế cao hơn.
Lê Văn
" alt=""/>Cử nhân Ngoại thương thi vào Lâm nghiệp được trường giao đất khởi nghiệp