

Tổng thống El Salvador, Nayib Bukele khoe lãi gần 1 triệu USD sau 11h bắt đáy Bitcoin.
Mức giá trung bình mua vào 2.301 BTC là 43.865 USD/đồng. Như vậy, El Salvador đã chi tổng cộng 100,1 triệu USD để nắm giữ lượng tài sản kỹ thuật số nói trên. Lệnh mua lớn nhất được thực hiện hôm 10/5. Quốc gia này chi 15,3 triệu USD để mua 500 đồng BTC khi đồng tiền số lớn nhất thế giới lao dốc về mốc 30.744 USD.
Trước đây, các chuyên gia bày tỏ quan ngại khi El Salvador liên tục bắt đáy lúc thị trường sụt giảm. Giám đốc điều hành Peter Schiff của Euro Pacific Capital Inc. cho rằng việc mua Bitcoin có thể khiến quốc gia này thua lỗ.
“Đó là điều đáng lo ngại cho người dân El Salvador. Tôi tự hỏi rằng họ sẽ mua thêm bao nhiêu lần nữa trước khi cắt lỗ và bán số tài sản này đi”, ông Peter Schiff bình luận trong bài đăng của Nayib Bukele.
Danh mục đầu tư "đỏ lửa"
Theo CoinMarketCap, Bitcoin được giao dịch quanh mốc 31.500 USD vào trưa ngày 11/5. Lượng tài sản số của quốc gia này đang dao động quanh mốc 70 triệu USD. Giả sử chính phủ El Salvador vẫn nắm giữ toàn bộ số Bitcoin đã mua, danh mục đầu tư của quốc gia này đang thua lỗ khoảng 30%.
So với số vốn bỏ ra, lượng tài sản số của El Salvador đã “bốc hơi” hơn 30 triệu USD khi thị trường tiền mã hóa liên tục lao dốc. Tính đến nay, chỉ có khoản bắt đáy ngày 10/5 của quốc gia này hiện có lời trên danh nghĩa.
 |
Bảng thống kê những lần mua Bitcoin dựa trên thông báo của Nayib Bukele. Ảnh: Bloomberg. |
Vào đầu tháng 1, Bộ trưởng Tài chính El Salvador, ông Alejandro Zelaya cho biết quốc gia này đã "chốt lãi" một phần khoản đầu tư sang USD nhưng không nêu chi tiết.
Đến nay, địa chỉ ví Bitcoin của El Salvador vẫn còn là một ẩn số. Chính phủ nước này cho biết họ có một quỹ trị giá 150 triệu USD tại ngân hàng Bandesal để hỗ trợ các giao dịch Bitcoin.
Chính phủ El Salvador cho biết quỹ nói trên là bí mật quốc gia. Đồng thời, ngân hàng trung ương nước này tuyên bố các thông tin về kiều hối được gửi đến địa chỉ ví Bitcoin của chính phủ sẽ mãi là ẩn số.
Việc El Savador "thua lỗ" khi đầu tư Bitcoin có thể xem như một thất bại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn được lợi nhờ cởi mở với các startup làm về blockchain trên toàn cầu.
El Salvador lâm cảnh nợ nần vì Bitcoin
El Salvador đang có khoản thanh toán trái phiếu đáo hạn 800 triệu USD vào tháng 1/2023. Tuy nhiên, có khả năng quốc gia này không thể chi trả.
Theo Bloomberg, giá các trái phiếu đang lưu hành của El Salvador đã sụp đổ vào tháng 4 và giảm tới 15,1%, chỉ thấp hơn Ukraine, quốc gia đang xảy ra xung đột với Nga. Trong đó, lãi suất trái phiếu tiêu chuẩn của El Salvador đáo hạn vào năm 2032 hiện là 24%, một con số quá cao và khiến các nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ vỡ nợ của nước này.
 |
Sa bàn của thành phố Bitcoin được vị tổng thống chia sẻ trên Twitter. Ảnh: Nayib Bukele. |
Kể từ khi ngừng các cuộc đàm phán với IMF và áp dụng Bitcoin như một dạng đấu thầu hợp tác vào năm ngoái, các nhà đầu tư đã dần mất niềm tin vào trái phiếu của El Salvador.
Hiện tại, khi ngày đáo hạn chỉ còn hơn nửa năm, mức giá 78 xu/trái phiếu của El Salvador đã khiến không ít nhà đầu tư mất kiên nhẫn.
“Nếu Tổng thống Bukele từ bỏ khả năng huy động vốn từ thị trường trái phiếu, El Salvador sẽ lấy gì để trả nợ”, Jared Lou, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại William Blair Investment cho biết.
Tổng thống Nayib Bukele đã công bố kế hoạch trái phiếu vào tháng 11/2021, chỉ hơn 2 tháng sau khi El Salvador cho phép đấu thầu Bitcoin hợp pháp. Quốc gia này dự định huy động 1 tỷ USD thông qua trái phiếu, trong đó 500 triệu USD bằng Bitcoin cho kho bạc nhà nước và 500 triệu USD để tài trợ cho dự án phát triển của “Thành phố Bitcoin”.
Thông tin về loại tiền số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
(Theo Zing)

Giải ngố về UST, tại sao stablecoin này lại làm Bitcoin bốc hơi hơn 10% giá trị vào đêm qua?
Việc bảo đảm cho giá trị stablecoin UST bằng hàng tỷ USD Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác hóa ra có thể làm thị trường chao đảo khi tỷ giá UST-USD biến động mạnh ngoài dự kiến.
" alt="Liên tục 'bắt đáy' Bitcoin, El Salvador lời hay lỗ?"/>
Liên tục 'bắt đáy' Bitcoin, El Salvador lời hay lỗ?

 |
Nhiều người lao động ở Trung Quốc kiệt sức khi bị công ty giám sát gắt gao khi làm việc tại nhà. Ảnh: AP. |
"Thời gian làm việc kéo dài, bị công ty kiểm soát gắt gao, không có không gian cá nhân... khiến tôi ngày càng mệt mỏi khi làm việc tại nhà", Amy (26 tuổi), nhân viên marketing, nói với QQ.
Amy kể rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô đã bắt đầu làm việc từ xa từ 3 ngày trước. Ban đầu, cô thở phào nhẹ nhõm vì nghĩ rằng có thể ngủ thêm ít phút, ăn mặc thoải mái và không cần trang điểm như khi đi làm nữa.
Nhưng thực tế, Amy vẫn phải dậy sớm, chỉnh đốn đầu tóc và trang phục chỉn chu để tham dự hàng loạt cuộc họp trong một ngày.
"Từ khi làm việc từ xa, tôi phải tham dự 4-5 cuộc họp video mỗi ngày, mỗi buổi lại mất 15-30 phút. Đáng nói, nội dung cuộc họp chỉ là báo cáo công việc vụn vặt mà chúng tôi đang làm, để cấp trên giám sát sự tập trung của nhân viên", cô kể.
Sau vài ngày làm việc tại nhà, Amy cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vì phải đối phó với hàng loạt buổi họp không cần thiết.
"Tôi thậm chí còn chẳng có thời gian ăn uống đúng bữa, năng suất cũng không có sự cải thiện vì phải tính giờ vào 'điểm danh'. Giờ, tôi chỉ mong được đi làm lại".
Hạ Nhĩ (32 tuổi), nhân viên văn phòng, cũng rơi vào tình huống như Amy. Nhìn nội quy làm việc tại nhà, cô cảm thấy áp lực hơn so với lúc phải lên văn phòng.
"Điều khiến tôi căng thẳng không phải là quy định về thời gian làm việc, mà là việc cấp trên sẽ giám sát chúng tôi từ sáng đến tối qua hệ thống camera. Đó có thể coi xâm phạm quyền tự do cá nhân", Hạ Nhĩ nói.
Nhân viên ở công ty mà Hạ Nhĩ phải bật camera trong 9 tiếng làm việc, ngồi trước màn hình máy tính liên tục. Nếu không có mặt trong vòng 30 phút, họ sẽ lập tức bị trừ lương.
 |
Việc các công ty giám sát nghiêm ngặt nhân viên từ xa gây áp lực lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ. Ảnh: Insider. |
Ngoài ra, hệ thống giám sát còn tự ấn định thời gian nghỉ ngơi của người lao động.
"Chúng tôi như những người máy được lập trình. Chúng tôi phải làm việc từ 9h tới 18h, thời gian nghỉ trưa cũng được tính vào ca 9 tiếng. Song, nếu tôi ăn trưa 1 giờ, tôi sẽ phải làm đến 19h để bù thời gian. Nếu thời gian làm ít hơn quy định vì bất kỳ lý do chủ quan hay khách quan nào, chúng tôi sẽ bị trừ tiền".
Từ lúc Thượng Hải (Trung Quốc) bắt đầu phong tỏa, công việc của nhân viên thiết kế Wei Wei (31 tuổi) chuyển từ "996" (làm từ 9-21h, 6 ngày một tuần) sang "007", luôn sẵn sàng xử lý sự vụ 24/7.
Trước đây, anh không thường xuyên phải tăng ca, nếu cần ở lại công ty làm thêm giờ thì sẽ nhận được phụ cấp.
Thế nhưng, kể từ khi thay đổi địa điểm làm việc, anh dần đánh mất khái niệm thời gian cho đời tư và công việc. Wei Wei phải túc trực điện thoại, sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cáo tiến độ cho cấp trên.
Anh thường làm việc tới 0h, tranh thủ ăn uống và nghỉ ngơi. Thậm chí, nhiều đồng nghiệp vẫn gửi báo cáo, trao đổi tiến độ, thậm chí mở cuộc họp sau nửa đêm.
"Tôi không biết nên tách biệt thời gian làm việc, nghỉ ngơi như thế nào khi phải cập nhật liên tục cho các bên. Tôi từng xem nhiều vlogger ghi lại cảnh làm việc từ xa và thấy nhịp sống đó bình thản, từ tốn biết bao. Có lẽ đời thực không như là mơ", anh nói.
(Theo Zing)

Đi làm nhưng không được nhúc nhích: Công ty Trung Quốc yêu cầu nhân viên gửi ảnh chụp trạng thái pin trước khi về, dùng 'đệm thông minh' để theo dõi nhất cử nhất động
Một công ty Trung Quốc đang chìm trong những lời chỉ trích khi yêu cầu nhân viên gửi ảnh chụp màn hình về trạng thái pin điện thoại cho ban quản lý. Mục đích để đảm bảo nhân viên của họ không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc.
" alt="Làm việc Online: Kiệt sức vì bị theo dõi liên tục"/>
Làm việc Online: Kiệt sức vì bị theo dõi liên tục