Triệu chứng buồn nôn
Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất khi dùng VR chính là cảm giác buồn nôn do tốc độ chuyển động của các vật thể trong trò chơi, giống như khi bạn bị say tàu xe vậy. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong thế giới thực các giác quan của bạn được đồng bộ để làm việc với nhau nhưng trong thế giới VR, mắt và tai của bạn không đồng ý với các giác quan khác. Nếu tình trạng này kéo dài có thể kiến biến thành bệnh mãn tính, nghĩa là khi trở về thực tại bạn cũng sẽ bị buồn nôn tương tự như khi chơi.
Giải pháp tốt nhất vẫn là nếu có các triệu chứng như trên thì nên tháo ngay bộ tai nghe. Như trong một bản cập nhật dành riêng cho thiết bị HTC Vive, nhiều người sử dụng đã lưu ý rằng chỉ có "cao thủ" mới quen được với thiết bị này. Và trạng thái buồn nôn sẽ trở nên tồi tệ theo thời gian nếu người dùng bỏ qua nó ngay lần đầu tiên.
Các trò chơi tốc độ cao khiến người dùng mất phương hướng
Những người chế tạo bộ tai nghe VR nói rằng bạn nên tháo thiết bị ngay lập tức nếu bạn cảm thấy chóng mặt, để tránh tai nạn ngã "sấp mặt" như anh chàng này:
Có thể gây nên bệnh động kinh đối với người thường
" alt=""/>Bạn sẽ yếu đi như thế nào nếu 'lạc' quá lâu vào thế giới ảo VRTheo thông tin mới nhất từ Reuters, thứ 3 vừa qua Amazon đã chính thức trở thành công ty lớn thứ 2 thế giới với múc vốn hóa thị trường 768 tỷ USD, soán ngôi Alphabet - công ty mẹ của Google và chỉ đứng sau Apple.
Đồng thời, giá cổ phiếu của Amazon cũng tăng lên 2,69%, đạt giá hơn 1500 USD 1 đồng cổ phiếu nhờ vào việc mở rộng dịch vụ điện toán đám mây, giao dịch hàng hóa cũng như các doanh nghiệp mới khác.
Một trong những nguyên nhân đưa Amazon lên vị trí thứ 2 của Google là do vụ việc liên quan đến những can thiệp của Facebook gần đây cũng đã làm ảnh hưởng đến nền tảng tìm kiếm lớn nhất thế giới này. Alphabet và Facebook đã từng cùng nhau thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến, thế nhưng khi vụ việc lỡ dở 2 gã khổng lồ đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ chính phủ vì việc sử dụng dữ liệu người dùng vào mục đích chính trị "mờ ám".
Thậm chí giá trị vốn hóa của Alphabet đã giảm xuống còn 762 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu sụt giảm 0,39%.
" alt=""/>Amazon chính thức trở thành công ty lớn thứ 2 thế giới, sắp sửa 'soán ngôi' Apple?Sáng ngày 12/3/2018, Amcham phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và và Chính phủ Hoa Kỳ đã tổ chức hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thế giới số tại Hà Nội.
Tại Hội thảo, đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ chỉ ra rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích tinh thần kinh doanh, hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân cùng với đó thúc đẩy sự phát triển của các hệ sinh thái công nghệ cao và những công việc thu nhập cao cho lao động có trình độ. Nếu không bảo hộ ý tưởng, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ không thể gặt hái được toàn bộ lợi ích từ những phát minh của họ và tập trung ít hơn vào việc nghiên cứu, phát triển. Tương tự như vậy, các nghệ sĩ không được đền đáp xứng đáng cho sáng tạo của mình và hậu quả là sức sống của nền văn hóa sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Amcham cho rằng, việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn nhiều phức tạo và cơ chế thực thi của Chính phủ cần được cải tiến một cách rộng rãi để có thể xóa bỏ, trừng phạt và ngăn chặn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả. Cũng theo ông Adam Sitkoff, những lo ngại cơ bản vẫn tồn tại về thực thi không đồng đều, những khoản phạt hành chính không đủ ảnh hưởng để có thể giữ vai trò như một biện pháp ngăn chặn thực sự cùng sự thiếu tương xứng trong khả năng, năng lực của thanh tra viên và các quan chức địa phương.
Tại Hội thảo, Amcham đã công bố báo cáo về thách thức về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và những giải pháp cụ thể để giải quyết nhiều thách thức trong đó.
" alt=""/>Hàng nhái Hermes, Nike bán tràn lan trên các trang thương mại điện tử