- Nam tài tử của phim 'Nấc thang lên thiên đường' sẽ tham dự buổi tiệc được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 21/7.
- Nam tài tử của phim 'Nấc thang lên thiên đường' sẽ tham dự buổi tiệc được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 21/7.
Thiết kế độc đáo và tráng lệ của thư viện Tu viện Admont. Ảnh: Stiftadmont.
Với ánh sáng tự nhiên dồi dào, lối trang trí cầu kỳ, những bức bích họa trên trần nhà được sơn màu hồng, xanh lam và vàng, thư viện Tu viện Admont cuốn hút người tham quan bằng vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng.
Mô phỏng thiết kế gáy sách, thư viện có các "cánh cửa bí mật" giúp gắn kết không gian, tạo cảm giác những kệ sách được đặt liên tiếp nhau.
Thư viện Đại học Nghệ thuật Tama, Tokyo
Hoàn thành vào năm 2007, thư viện Đại học Nghệ thuật Tama ở Tokyo có thiết kế hiện đại - mái vòm bê tông, tường kính, nội thất tối giản và các dãy máy tính ngăn nắp - nhưng vẫn mang dáng dấp cổ điển.
![]() |
Kiến trúc hình vòm tạo ra phong cách cổ điển cho thư viện Đại học Nghệ thuật Tama. Ảnh:Alamy. |
Công trình này được thiết kế bởi kiến trúc sư Toyo Ito, một trong những tên tuổi lớn của ngành kiến trúc đương đại. Ông là người yêu thích các thử nghiệm táo bạo, vượt qua khuôn khổ quen thuộc.
Có lẽ bộ sưu tập 100.000 cuốn sách hoặc do cấu trúc mềm mại hình vòm mang lại dáng dấp cổ điển cho nơi này. Khi các đường cong chồng lên nhau, chúng tạo ra cảm giác 3 chiều cuốn hút. Thiết kế gợi nhớ đến những không gian hình vòm của hầm rượu hoặc thư viện cổ.
Thư viện George Peabody, Baltimore
Được xem là một trong những thư viện đẹp nhất ở Mỹ, thư viện George Peabody (thuộc Đại học Johns Hopkins) chứa hơn 300.000 cuốn sách được xếp thành 5 tầng.
![]() |
Khung cảnh ấn tượng của thư viện George Peabody biến nơi đây thành địa điểm lý tưởng để tổ chức đám cưới. Ảnh: Alamy. |
Chắc chắn kho sách đồ sộ này sẽ rất ấn tượng mạnh đối với độc giả, nhưng mái vòm phong cách nhà thờ, sàn lát đá cẩm thạch và các chi tiết trang trí bằng sắt mới là điểm thu hút chính ở đây.
Với vẻ đẹp độc đáo vốn có, thư viện George Peabody trở thành một trong những địa điểm tổ chức đám cưới nổi tiếng nhất ở Baltimore.
Thư viện Tân Hải, Trung Quốc
Những bức ảnh về thiết kế tương lai của tòa nhà thư viện Tân Hải lan truyền rộng rãi khi mở cửa vào năm 2017. Thời điểm đó, địa điểm này đón hơn 10.000 lượt khách mỗi ngày và trở thành nơi thu hút khách du lịch hàng đầu của thành phố Thiên Tân.
![]() |
Thư viện Tân Hải là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Ảnh: Ossip van Duivenbode. |
Được thiết kế bởi công ty MVRDV của Hà Lan, thư viện có một quả cầu khổng lồ phát sáng (được gọi là 'Con mắt') ở giữa khán phòng, những mái vòm mang phong cách nhà thờ và dãy giá sách tạo thành những đường song song ấn tượng.
Điểm thú vị là ở những giá cao nhất, độc giả không thể tiếp cận, không chứa bất kỳ quyển sách nào. Thay vào đó là những tấm nhôm in hình ảnh cuốn sách. Cách bố trí này góp phần tạo thêm cảm giác đồ sộ cho bộ sưu tập.
Thư viện El Escorial, Tây Ban Nha
Thư viện này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một phần của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Được xây dựng theo yêu cầu của vua Philip II vào thế kỷ 16, điểm nổi bật nhất của thư viện là 7 bức bích họa mô tả nghệ thuật tự do (âm nhạc, hùng biện, thiên văn học...).
![]() |
Thư viện El Escorial là một phần của Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: Alamy. |
Thư viện El Escorial tọa lạc tại thị trấn San Lorenzo de El Escorial, cách Madrid khoảng 45 phút, từ lâu đã là địa điểm yêu thích của hoàng gia Tây Ban Nha. Ngoài thư viện cổ kính, nơi đây có rất nhiều điều thú vị khác để khám phá, bao gồm tu viện, khu vườn, đền thờ cựu hoàng tử và các vị vua.
Thư viện Bodleian, Oxford, Anh
Khi có dịp ghé qua London (Anh), du khách nên dành thời gian để thực hiện một chuyến đi trong ngày tới Oxford - cụ thể là thư viện Bodleian. Thư viện được sử dụng từ những năm 1300 với khoảng 12 triệu đầu sách in tại đây. Địa điểm thu hút các nhà nghiên cứu và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
![]() |
Thư viện Bodleian được sử dụng từ những năm 1300, nơi ra đời của những quyển sách nổi tiếng, bao gồm ‘Nguồn gốc của muôn loài’ của Charles Darwin. Ảnh: Alamy. |
Bên cạnh những cuốn sách xứng đáng được đưa vào viện bảo tàng như ấn bản đầu tiên củaEmma(Jane Austen) và Nguồn gốc của muôn loài (Charles Darwin), nhiều tòa nhà của thư viện vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính từ hàng trăm năm trước.
Thư viện Alexandrina, Ai Cập
Alexandria từng là nơi có thư viện nổi tiếng nhất thế giới. Giờ đây, Ai Cập bày tỏ lòng tôn kính đối với di sản thư viện của mình bằng tòa nhà đá granit bóng loáng này.
![]() |
Thư viện Alexandrina là một công trình hiện đại mang ý nghĩa tôn vinh các giá trị cổ điển của thành phố. Ảnh: Alamy. |
Thư viện Alexandrina có cấu trúc hình tròn do công ty Snøhetta của Na Uy thiết kế, được bao phủ bởi những tác phẩm chạm khắc do các nghệ sĩ địa phương thực hiện và nằm cạnh một hồ bơi lớn.
Bên cạnh rất nhiều sách bằng 3 thứ tiếng (tiếng Ả Rập, tiếng Pháp và tiếng Anh), thư viện Alexandrina cũng có bảo tàng, cung thiên văn và phòng thí nghiệm chuyên phục hồi và bảo quản các bản thảo cổ.
Thư viện Tu viện Strahov, Praha
Tu viện Strahov ở Praha được thành lập vào năm 1143. Bất chấp chiến tranh, hỏa hoạn và các thảm họa khác, tu viện vẫn tồn tại và xây dựng thư viện vào khoảng năm 1679. Thư viện được chia thành 2 hội trường, ngày nay được gọi là Phòng Thần học và Phòng Triết học.
![]() |
Thư viện Tu viện Strahov mang đậm màu sắc tôn giáo với trần nhà bao phủ bởi các bức bích hoạ trong Kinh thánh. Ảnh: Alamy. |
Phòng Thần học được kiến trúc sư Jan Dominique Orsi tạo ra trong khoảng thời gian từ 1671 đến 1679; nghệ sĩ Siard Nosecký đã trang trí hội trường bằng những bức bích họa lấy cảm hứng từ câu trích dẫn trong Kinh thánh và triết học. Hơn 18.000 cuốn sách được lưu giữ trong Phòng Thần học với nội dung trùng với tên gọi nơi này.
Được xây dựng bởi kiến trúc sư người Ý Jan Ignácio Palliardi vào cuối thế kỷ 18, Phòng Triết học có những bức tranh hoành tráng trên trần nhà. Nơi này chứa hơn 42.000 cuốn sách, bao gồm nhiều loại sách quý hiếm, như món quà của Maria Luisa, vợ Napoléon Bonaparte.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng
" alt=""/>Dạo quanh những thư viện đẹp nhất thế giớiĐây là chương trình giúp các bé xây dựng sự tự tin từ bên trong và phát triển các kỹ năng tư duy dành riêng cho lứa tuổi này.
Được thiết kế từ người Việt, có bản quyền của Singapore, chương trình áp dụng phương pháp SKGR - học tập thông qua kể chuyện, vận động, chơi, và nhập vai.
![]() |
Một giờ học theo chương trình Babychess tại trường mầm non ở Hà Nội |
Bà Đặng Thị Tuyến, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Babychess Việt Nam cho hay, sau một thời gian triển khai, đã có hơn 30 trường mầm non ở Hà Nội, đưa Babychess vào giảng dạy với hơn 2.000 học sinh đang theo học tại Việt Nam.
Dự kiến chương trình sẽ triển khai ở một số tỉnh phía Bắc như: Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình đồng thời là TP Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận.
Babychess xác định đào tạo và chuyển giao cho những trường hợp tác với mình toàn bộ chương trình và quy trình chuẩn để nhà trường có thể tự triển khai.
Tại buổi ra mắt, Babychess Việt Nam giới thiệu bộ sách được viết dành riêng cho các bé từ 3 đến 6 tuổi – giáo cụ bổ ích cho trẻ dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về cờ vua.
Hiện nay, đã có hơn 40 quốc gia trên thế giới đưa cờ Vua vào chương trình chuẩn quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Brazil, Israel, Nga, Trung Quốc, .... Ở Mỹ, 3.500 trường Tiểu học đã đưa cờ vua vào giảng dạy.
Phương pháp SKGR |
• Storytelling (Kể chuyện) kích thức hứng thú học tập thông qua vương quốc Tin Hin có Đức Vua, Hoàng Hậu, cỗ Xe Tăng và các vị cận thần. • Kinesthetic (Vận động): Trẻ được học tập thông qua vận động mang tính trực quan cao, tham gia nhiều hơn trong quá trình di chuyển liên tục. • Gaming: Trò chơi – Là một công cụ không thể thiếu giúp các bài học hấp dẫn. Trong chương trình Babychess có game nhỏ như giải cứu Hoàng Hậu… Bắt thỏ. • Role – Play: Trẻ sẽ được hoá thân thành Hoàng Hậu, Đức Vua, Cỗ Xe Tăng, Voi Thần… để hiểu được cách di chuyển của từng quân và giá trị của các quân trên bàn cờ. |
Song Nguyên
" alt=""/>Ra mắt chương trình học cờ vua cho trẻ mầm nonMột người có dị hình, dị tật sẽ không thể trở thành sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Tòa án hay Đại học Kiểm sát Hà Nội. Nhưng vì sao một người cụt một tay lại không thể đứng trên bục giảng?
[…]
Trong khi đó, nhiều quốc gia có hệ thống quota, quy định người sử dụng lao động trong cả khu vực công và tư phải có một số phần trăm nhất định người lao động là người khuyết tật. Trong Hội đồng chung châu Âu, con số này thường giao động từ 2% tới 5%, cá biệt lên tới 10%. Ở Tây Ban Nha, người sử dụng lao động có từ 50 nhân viên trở lên sẽ phải dành 2% vị trí làm việc cho người khuyết tật. Với khu vực công, hạn ngạch là 3%. […]
Ấn Độ cũng vừa tăng tỷ lệ từ 3% lên 4% cho các đơn vị trong khu vực công, tuy không có quy định cho các công ty tư nhân. Lắng nghe những quan điểm ủng hộ các thực hành mang tính phân biệt đối xử, thiên vị ngoại hình, ta hay gặp những lập luận liên quan tới “bộ mặt”. Học sinh trình diễn văn nghệ thì được coi là “bộ mặt” của trường, giáo viên cũng vậy. Nhân viên thì là “bộ mặt” của công ty. Thẩm phán thì là “bộ mặt” của đất nước.
Nhưng với tôi, cách nhìn khuôn mặt đại diện như vậy thật nông cạn và đáng buồn. Một thao tác tìm kiếm đơn giản có thể cho ta thông tin về hàng trăm, hàng nghìn chính trị gia khuyết tật ở các quốc gia khác nhau.
Một số ví dụ ngẫu nhiên: bà Gabriela Michetti, người Argentina, ngồi xe lăn từ năm 29 tuổi, trở thành Phó Tổng thống nữ thứ hai trong lịch sử quốc gia này năm bà 50 tuổi.
Ông Sam Sullivan, người Canada, gần như liệt tứ chi hoàn toàn năm 19 tuổi sau một tai nạn trượt tuyết, vẫn tốt nghiệp quản trị kinh doanh, rồi trở thành chính trị gia, Bộ trưởng Bộ Cộng đồng, Thể thao và Văn hóa, thị trưởng thành phố Vancouver và hiện là giáo sư đại học.
[…]
Với tôi, những cá nhân như những chính trị gia trên là đại sứ tuyệt vời cho quốc gia của họ, là bộ mặt của sự nhân văn mà họ đang góp phần xây dựng cho xã hội của mình.
Thật là đẹp đẽ nếu đất nước của bạn cho phép một người liệt từ nhỏ vẫn có thể học hành, trở thành một nhà lãnh đạo và cống hiến cho đất nước ở mức độ cao nhất. Đó mới là những quảng cáo ấn tượng, hơn là khuôn mặt một em bé có hàm răng đều đặn.
Hãy thử hình dung một thế giới mà trong đó tư duy lookism ngự trị, và sự thiên vị dựa trên ngoại hình được coi là hiển nhiên.
Các trường mẫu giáo không nhận trẻ quá béo hay có hội chứng Down, sợ ảnh hưởng tới bộ mặt của trường. Các trường học chỉ nhận giáo viên cao và thon gọn, để tạo hình ảnh “đẹp” trong mắt học trò. Học sinh trung học lùn hay gầy cần đầu tư gấp đôi vào việc học thêm để có thể đỗ đại học đúng nguyện vọng, bởi họ bị áp điểm chuẩn cao hơn.
Ra trường, người lao động có ngoại hình khiêm tốn phải chạy vạy nhờ vả tới quan hệ thân quen để được nhà tuyển dụng châm chước. Ở các công ty, người quá béo hay quá gầy bị trừ lương, thưởng.
Ở các nhà hàng, quán cafe, trung tâm thương mại, người dị dạng, khuyết tật bị khước từ vì khách hàng chỉ muốn thấy nhân viên và các khách hàng khác có ngoại hình ưa nhìn.
Người lùn, béo, nữ giới quá cao, người có dị tật, khuyết tật sẽ biến mất khỏi con mắt của chúng ta, họ chỉ ở nhà, làm các công việc online, làm ở kho hay các phòng khuất đằng sau để sếp, đối tác và khách hàng không thấy.
Tiếp theo, các công ty và cơ quan sẽ cho nhân viên vay tiền để tập gym, làm lại răng và phẫu thuật thẩm mỹ. Đây không phải những thứ mà người ta thích thì làm nữa, chúng đã trở thành những yếu tố cạnh tranh, được ghi rõ trong hồ sơ, như trước kia các chứng chỉ chuyên môn, tiếng Anh và kỹ năng mềm.
Chúng ta muốn sống trong một xã hội như vậy, nơi những người như vận động viên Simone Biles hay Higgins, Tổng thống Ireland, chỉ có rất ít lựa chọn trường lớp và nơi làm việc? Và có việc thì cũng hàng tháng ngậm ngùi nhìn một số người xung quanh nhận phụ cấp vì họ cao hơn, dù vị trí làm việc giống nhau? Ở nơi làm việc đó, nếu “may mắn” là người nhận được cái phụ cấp ngoại hình kia, ta có thấy vui và tự hào không, hay nhìn đồng nghiệp của mình, ta thấy băn khoăn trong lòng?
Hay chúng ta muốn sống trong một xã hội mà người béo và gầy, cao và lùn, khuyết tật và lành lặn sống và làm việc bên ta, là bạn học, đồng nghiệp của ta, khiến cuộc sống của ta phong phú, bởi họ có thể là những con người rất thông minh, rất tài năng, rất sáng tạo, rất hài hước, rất tình cảm, rất tốt bụng, rất trắc ẩn? Bởi họ cũng có thể là những đại diện tuyệt vời cho trường, công ty, cơ quan, cộng đồng của ta?
Trong cuộc sống cá nhân, chúng ta có thể hoàn toàn tự do chọn bạn, chọn người yêu dựa trên các sở thích cá nhân về hình thức. Nhưng trong tuyển sinh, tuyển dụng, công việc, chúng ta cần sự công bằng. Công bằng nghĩa là không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, vùng miền, sắc tộc, tôn giáo hay ngoại hình.
Thay vì lập luận là ta muốn tuyển nhân viên, giáo viên, sinh viên có ngoại hình bởi họ tự tin hơn, ta hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng mà trong đó người thấp, người béo, người khuyết tật thoải mái và tự tin với cơ thể của mình.
Giờ đây chúng ta không sống trong các bộ lạc nữa, không phải lo lắng kẻ thù hay thú dữ tấn công bất chợt vào ban đêm nữa, nên ta cần nhận diện và cảnh giác với xu hướng vô thức thiên vị ngoại hình của mình.
Cũng lý do này, đã từ nhiều thập kỷ nay, khi các dàn nhạc giao hưởng tuyển nhạc công, ban giám khảo nghe người ứng tuyển chơi đằng sau một cái màn để họ không nhìn được ngoại hình của người này, họ thậm chí còn không biết tên ứng viên để không biết giới tính của họ.
Bởi dù không muốn thì ngoại hình của ứng viên sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới đánh giá của các giám khảo, họ sẽ không chọn được nhạc công tốt nhất và có một quá trình tuyển chọn công bằng nhất.
Tôi đã được xem một video, trong đó ca sĩ opera giọng nữ trầm Nathalie Stutzmann trình diễn một bản thánh ca nổi tiếng của nhà soạn nhạc Đức thế kỷ 18, Johan Sebastian Bach, cùng nghệ sĩ violin chính Satomi Watanabe và dàn nhạc. Satomi Watanabe có một khuôn mặt bị biến dạng mà tôi không rõ vì sao.
Tới nay, video này đã có gần 2,5 triệu lượt xem, và không một ai phàn nàn là “thiếu gì người biết chơi đàn” mà người ta lại phải để cô biểu diễn. Trong số hơn một nghìn bình luận, có một câu khiến tôi nhớ mãi và tâm đắc: “Qua âm nhạc của Bach và khuôn mặt của Satomi Watanabe, tôi thấy sự hiện diện của Chúa trời”.
" alt=""/>Thế giới sẽ ra sao nếu chủ nghĩa thiên vị ngoại hình ngự trị