Một số xe hơi, do không chú ý vệ sinh máy lạnh thường xuyên, nên có rất nhiều vi trùng trong bộ lọc. Nhất là sau khi có người mắc các bệnh hô hấp đi trên xe. Việc đi ô tô thường xuyên với điều hòa không được vệ sinh kỹ, hành khách hay tài xế dễ bị các bệnh của đường hô hấp nhất là trong muà dịch cúm, viêm đường hô hấp, viêm phổi.
Chính vì vậy, tài xế hay chủ nhân của xe nên thường xuyên vệ sinh điều hòa, một thói quen mà ít người nghĩ đến. Khi trên xe chở những người bị bệnh nên xịt thuốc sát trùng sau khi hành khách xuống xe và sau đó mở cửa cho thoáng khí.
Rối loạn tiền đình
Rất nhiều người, nhất là phụ nữ và trẻ em khi đi lên xe là chóng mặt và buồn nôn, thậm chí nôn rất nhiều. Dân gian thường gọi là say xe. Người ta thấy rằng các loại xe sử dụng Diesel, các xe nhỏ khoang lái chật hẹp dễ gây say xe. Bởi động cơ của những chiếc xe chạy dầu thường phát ra âm thanh dưới dạng siêu trầm tức dưới 20.000Hz. Mặc dù tai người không nghe thấy, nhưng những sóng này lại tác động lên hệ thống tiền đình gây ra những rối loạn. Nếu khoang xe chật hẹp sẽ làm tăng cảm giác thiếu dưỡng khí và gây rối loạn tiền đình, chóng mặt và buồn nôn.
Chính vì vậy, các chuyên gia y học khuyên trẻ em, phụ nữ nếu có tiền sử chóng mặt, nôn ói khi đi xe hơi không nên đi các loại xe chạy dầu.
Nguy cơ ngạt, ngộ độc khí do ngủ trong xe
Hệ thống thông khí trong ô tô khá tốt nhất là những xe thế hệ mới. Tuy nhiên, để bảo đảm tránh tiếng ồn, xe lại được làm khá kín. Đo đó, xe không nổ máy và hệ thống máy lạnh không hoạt động sẽ rất nguy hiểm cho những người bên trong vì dễ dẫn đến tình trạng ngạt, ngộ độc khí.
Hiện tượng này không phải là hiếm. Trong thời gian qua, do mất điện đã có người vào ngủ trong ô tô, khi xe hết xăng, điều hòa không hoạt động được nữa, họ rất dễ gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Do đó, khi đi xe nếu có cảm giác thiếu hụt dưỡng khí thể hiện bằng các triệu chứng như buồn ngủ, hay ngáp, bứt rứt khó chịu, tài xế nên mở của kính để không khí lưu thông được tốt.
Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - Đại học Y dược TP.HCM
Bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu 3 cha con ở Hải Phòng ngủ trong ô tôTrong số 3 cha con ở Hải Phòng vào bệnh viện cấp cứu, cô gái 20 tuổi đã ngừng tuần hoàn, người con thứ hai suy hô hấp nặng." alt=""/>Những bệnh dễ gặp phải khi sử dụng ô tôBác sĩ hay gặp nhất là hiện tượng chóng mặt, tiền ngất, mất thăng bằng. Trong đó, số người có dấu hiệu tiền ngất như chị P. ngày càng chiếm tỷ lệ lớn ở phòng khám.
Bác sĩ Hải Anh chia sẻ, bệnh thường gặp ở dân văn phòng 20 - 30 tuổi. Nhiều người đang làm việc đứng dậy thấy đầu nhẹ bẫng và muốn ngã. Người bệnh có thể bị mất ý thức tạm thời. Thời gian chóng mặt tiền ngất thường kéo dài vài phút. Bệnh nhân đứng dậy thấy chóng mặt nhưng dựa vào bàn và tường thì triệu chứng này sẽ hết.
Để phân biệt ngất và tiền ngất, bác sĩ Hải Anh thông tin, người bệnh cần nhớ ngất là hiện tượng mất ý thức tạm thời do giảm tưới máu não nguyên nhân do bệnh lý thần kinh hoặc tim mạch. Còn tiền ngất xuất hiện trước khi bị ngất nhưng người bệnh vẫn bảo tồn được ý thức.
Với các dấu hiệu tiền ngất, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định nhiều biện pháp như siêu âm tim, điện tâm đồ để đánh giá sức khỏe tim mạch, nguyên nhân do thần kinh ít hơn.
Các dấu hiệu của chứng tiền ngất: Nếu ở trạng thái ngồi hoặc đứng, người bệnh thấy đầu nhẹ bẫng, buồn nôn, vã mồ hôi, yếu cơ và có rối loạn thị giác. Bệnh lành tính nhưng khi có biểu hiện không kiểm soát được cơn chóng mặt gây ngã sẽ nguy hiểm.
Tiền ngất trong môi trường công sở rất phổ biến nhưng bệnh nhân thường cảm thấy lo lắng nên đi khám. 95 % bệnh nhân tiền ngất không tìm được nguyên nhân. Thậm chí, có những người chiếu chụp nhiều lần. Tuy nhiên, nếu bạn thường có biểu hiện tiền ngất, cần đi khám loại trừ các căn nguyên nguy hiểm khác.
Để hạn chế hiện tượng tiền ngất, bác sĩ Hải Anh khuyên những người có hiện tượng bỗng dưng đầu nhẹ bẫng nên sử dụng các biện pháp tăng áp lực như nằm hoặc ngồi. Bạn có thể nắm chặt tay, vắt chéo chân, thay đổi tư thế từ từ khi nằm, ngồi hoặc đứng.
Ngoài triệu chứng chóng mặt do tiền ngất, nhiều người trẻ cũng gặp hiện tượng mất thăng bằng. Người bệnh đứng không vững, cảm giác chòng chành khi ngồi, giống say rượu, thời gian kéo dài khoảng vài giây.
Nếu cơn chóng mặt kéo dài lâu hơn, người bệnh nên đi khám vì có thể tổn thương thần kinh trung ương, phần não phía sau gáy.
Tại sao nhiều người đau đầu, chóng mặt khi ngửi mùi hoa sữa?Loài hoa đặc trưng của mùa thu lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi khiến họ cảm thấy đau đầu, khó chịu thậm chí chóng mặt và buồn nôn." alt=""/>Nguyên nhân khiến người trẻ bỗng dưng 'đầu nhẹ bẫng'Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, cho biết hội chứng rung lắc ở trẻ nhỏ thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 9 tháng. Tại Mỹ, người ta thống kê ước chứng mỗi tháng có 100 bệnh nhi bị hội chứng này, khoảng 1/4 trong số đó tử vong.
Trẻ bị hội chứng rung lắc đa phần là do bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tung hứng hoặc đung đưa, lắc trẻ quá mạnh khi chơi đùa với trẻ, khi bản thân họ căng thẳng hoặc chỉ đơn giản là để trẻ đỡ quấy khóc.
Nguyên nhân gây hội chứng rung lắc, bác sĩ Hoàng cho rằng do hộp sọ của trẻ mềm và lớn hơn nhiều so với tổ chức não, khoảng cách giữa nhu mô não và hộp sọ của trẻ lớn. Khi rung lắc sẽ gây va đập giữa nhu mô não và hộp sọ. Hậu quả tương tự như khi người lớn bị chấn thương sọ não. Do trọng lượng của đầu của trẻ bằng khoảng 1/4 cơ thể, cột sống cổ và các dây chằng chưa vững chắc, dễ chấn thương.
Khi trẻ bị rung lắc, ngoài va đập khiến đụng dập tổ chức não, các mạch máu bị tổn thương gây xuất huyết, tạo thành các đám máu tụ, gây tăng áp lực nội sọ.
Biểu hiện trẻ bị rung lắc sau 4 đến 6 giờ:
- Mắt lờ đờ do xuất huyết võng mạc, da tái xanh do mất máu, thóp có thể phồng.
- Quấy khóc, kích thích vật vã hoặc lơ mơ, li bì, không đáp ứng với xung quanh, thậm chí hôn mê, bỏ bú, bỏ ăn, buồn nôn hoặc nôn, thở chậm hoặc thậm chí ngưng thở.
- Một số trẻ có biểu hiện co cứng cổ và các chi, có thể co giật, hoặc cơ thể mềm nhẽo.
- Tổn thương cột sống cổ khiến trẻ bị ngoẹo đầu sang một bên hoặc hạn chế vận động vùng cổ.
Khi trẻ có biểu hiện trên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ cấp cứu.
Hội chứng rung lắc nếu không điều trị có thể dẫn tới biến chứng muộn, thậm chí nhiều năm sau mới biểu hiện như trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm nói, nghe kém, giảm thị lực, bại não, co cứng các khớp, co giật, động kinh.
Theo bác sĩ Khanh, việc điều trị hội chứng rung lắc chỉ can thiệp điều trị bảo tồn, cho trẻ thở oxy, an thần, dinh dưỡng. Trẻ bị nặng có thể đặt nội khí quản, thở máy. Nếu trẻ bị xuất huyết não nhiều chắc chắn để lại di chứng trong tương lai.
Về thói quen cho con nằm võng, bác sĩ Khanh cho biết rung lắc do nằm võng ít xảy ra hơn, phải rung lắc rất mạnh trẻ mới bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trẻ nên nằm nôi bằng, không nên nằm võng. Nhiều trẻ được ba mẹ rung lắc có thể thích thú nhưng thói quen này nhiều nguy cơ té ngã và rung lắc não. Vì vậy, ông khuyến cáo người lớn nên bỏ ngay thói quen này.
Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ, không bao giờ bế thốc ngược, không xốc vác trẻ gấp gáp, không tung hứng trẻ khi nô đùa với con, không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.
Tỷ lệ trẻ em Việt thiếu máu còn cao, chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biếtThiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ 30-58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm, điển hình là kẽm." alt=""/>Trẻ 1 tháng tuổi bị bảo mẫu rung lắc nguy hiểm như thế nào?