您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Soi kèo phạt góc Sporting Lisbon vs Arsenal, 0h45 ngày 10/3
Ngoại Hạng Anh95人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 09/03/2023 06:03 Kèo phạt ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo APOEL vs Aris Limassol, 23h00 ngày 22/4: Chưa từ bỏ hy vọng
Ngoại Hạng AnhPha lê - 22/04/2025 08:01 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多9 nguyên tắc vàng trong nuôi dạy con, bậc cha mẹ nào cũng gật gù vì quá đúng
Ngoại Hạng AnhLàm thế nào bạn có thể tìm được tiếng nói chung với con để có thể nuôi dạy một cách tốt nhất? Dưới đây là 9 lời khuyên từ các nhà tâm lý học dành cho bạn:Thiếu gia 9X: 'Con nhà giàu không phải chỉ biết phô trương tiền của'"> ...
阅读更多Tại sao phải học cách tha thứ ngay cả với người không biết nhận lỗi?
Ngoại Hạng Anh- Những người biết cách tha thứ, sẵn sàng tha thứ cho cả người không biết nhận lỗi, họ sẽ có được cuộc sống bình yên hơn rất nhiều.
Hồi nhỏ, chúng ta thường bị bắt phải tha thứ cho người khác. Ví dụ như cậu bạn hàng xóm giật đồ chơi của ta, cậu ta buộc phải xin lỗi ta và ta cũng phải miễn cưỡng tha thứ. Nhưng như vậy không có nghĩa là xong chuyện, chúng ta vẫn giữ ác cảm, vẫn hậm hực suốt thời gian sau đó.
Lớn lên, chúng ta luôn muốn được nhận lời xin lỗi khi người khác làm sai nhưng hầu hết các trường hợp đều không thấy lời xin lỗi nào cả.
Như vậy chúng ta sẽ luôn hậm hực, tức tối? Hãy học cách tha thứ cho cả những người không biết nhận lỗi. Hãy học cách nói lời xin lỗi khi bạn làm sai, bạn làm người khác tổn thương.
Ngay cả khi bạn nhận được lời xin lỗi từ người khác, bạn vẫn nhớ như in những gì họ đã làm tổn thương bạn, đó là tâm lý bình thường của tất cả mọi người. Chúng ta chất chứa những nỗi niềm ấy trong lòng. Những nỗi niềm hậm hực ấy ngày một lớn dần chính là rào cản khiến chúng ta không thể có được cuộc sống bình yên, thoải mái.
Tha thứ không có nghĩa là bạn xóa sạch quá khứ, mà là mở đường cho những cảm xúc mới, không để quá khứ ảnh hưởng đến tương lai
Nhưng với những người biết cách tha thứ, sẵn sàng tha thứ cho cả người không biết nhận lỗi, không nhận ra lỗi lầm của mình, họ sẽ có được cuộc sống hạnh phúc hơn rất nhiều.
Tha thứ giúp chúng ta tin vào tương lai
Không tha thứ có nghĩa chúng ta sẽ giữ mối hận thù, sự bực tức hay sự bất mãn trong lòng. Điều đó có nghĩa là bạn luôn giữ nỗi đau trong lòng. Việc không ngừng nghĩ đến những thứ khiến bạn buồn bực, đau đớn ngày này qua ngày khác sẽ khiến bạn tiều tụi, trong khi để sống hạnh phúc hơn bạn cần nghĩ về tương lai tươi sáng.
Trước hết, phải biết tha thứ cho chính mình
Điều này rất quan trọng. Chúng ta thường nghĩ rằng tha thứ là điều dành cho ai đó đã làm tổn thương chúng ta. Rằng tha thứ xong chúng ta sẽ bỏ được nỗi niềm đang đè nặng trong lòng. Nhưng sự thật là chúng ta cũng phải biết tha thứ cho chính bản thân mình. Bạn phải biết tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân, ngừng nghĩ về quá khứ thì mới có thể nghĩ về tương lai tươi sáng.
Hãy học cách tha thứ cho tất cả mọi người, cho cả người bạn nghĩ là họ không đáng nhận sự tha thứ
Tha thứ cho tất cả mọi người
Không chỉ tha thứ cho những người biết nhận lỗi, biết xin lỗi. Mà quan trọng hơn cả là bạn phải tha thứ cho cả những người bạn nghĩ là họ không đáng nhận được sự tha thứ, những người không biết nhận lỗi, không biết xin lỗi. Nếu không, sự thù hằn sẽ chi phối hành vi của bạn, nó có thể lệch lạc và khiến người khác hiểu sai, mất lòng tin vào bạn.
Tha thứ có nghĩa là hãy để mọi thứ qua đi
Chỉ khi chúng ta tha thứ thì chúng ta mới có thể đối diện được với quá khứ, không để quá khứ ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là chúng ta quên sạch quá khứ và những nỗi đau, chỉ là chúng ta mở đường cho những cảm xúc mới, trải nghiệm mới.
Kim Minh(Theo Brightside)
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Cardiff City vs Oxford United, 21h00 ngày 21/4: Trên bờ vực thẳm
- Giới trẻ “ thổi hồn” vào các chung cư già nua ở Sài Gòn
- Người thứ ba nói gì
- Sinh viên làm mực in thông minh nhận biết thực phẩm hỏng
- Nhận định, soi kèo Hull City vs Preston North End, 21h00 ngày 21/4: Bầy hổ dựa thế chân tường
- Tết Thanh Minh năm 2018 là ngày nào?
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Baniyas Club vs Al Ain, 23h45 ngày 22/4: Khó cho khách
-
Phạm Ngọc Thạch, vị bác sĩ tài hoa đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp y tế của đất nước. Nhưng cũng ít ai biết được rằng, chính ông và gia tộc Phạm Ngọc từng góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển của đô thị Phan Thiết, Bình Thuận. Tuổi thơ của bác sĩ
Theo tư liệu lịch sử, ngày 1/7/1909, triều đình Huế bổ nhiệm ông Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy) làm tri huyện Bình Khê.
Trước khi lên đường nhậm chức, ông Nguyễn Sinh Huy đã gửi Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) cho người bạn thân của mình là giáo học Phạm Ngọc Thọ, một giáo viên trường Pháp Việt ở Quy Nhơn, để nuôi nấng và dạy dỗ kiến thức.
Giáo học Phạm Ngọc Thọ, cha của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Khi ấy vợ chồng thầy giáo Thọ cũng vừa sinh hạ người con trai đặt tên là Phạm Ngọc Thạch được hơn một tháng. Thương con bạn như con trai mình, giáo học Phạm Ngọc Thọ đã cùng dạy dỗ Nguyễn Tất Thành (lúc này 19 tuổi) và Phạm Ngọc Thạch.
Mùa thu năm 1910, từ biệt đồng nghiệp và người thân tại Quy Nhơn, gia đình giáo học Phạm Ngọc Thọ vào Phan Thiết.
Mặc dù xuất thân là dòng dõi quý tộc (cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh) nhưng bà Công Tôn Nữ Thị Cẩn Tín vẫn thủy chung theo chồng, một ông giáo nghèo yêu nghề đi khắp nơi dạy học theo sự điều động của chính quyền thuộc địa.
Ẵm trên tay đứa con trai mới hơn 1 tuổi, tay dắt 2 đứa lớn hơn nhưng chỉ mới bi bô, bà cùng chồng vào nhận nhiệm sở. Ai cũng thương cho hoàn cảnh của gia đình ông giáo. Vợ chồng ông giáo Thọ được cấp một căn hộ nhỏ trong khu tập thể phía sau trường.
Hằng ngày thầy Thọ lên lớp dạy cho học sinh xứ biển những ngữ âm đầu tiên của ngôn ngữ Pháp. Bà Cẩn Tín ở nhà cậy nhờ người quen trong trường giới thiệu để nhận đồ nữ công gia chánh về thêu thùa may vá, kiếm thêm tiền nuôi các con.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thời trẻ. Thương cha mẹ vất vả và có lẽ hợp với khí hậu của vùng biển mặn Phan Thiết, cậu bé Phạm Ngọc Thạch chẳng bệnh tật gì và càng lớn càng tỏ ra thông minh, sáng dạ. Chiều nào cậu bé Ngọc Thạch cũng đòi ba dẫn ra biển Thương Chánh tắm để rèn luyện sức khỏe.
Cũng như anh chị của mình, Ngọc Thạch được cha mẹ cho tiếp cận với tiếng Pháp từ rất sớm và giáo dục kỹ về các vấn đề xã hội, bởi vậy khi trở thành học sinh chính thức của Trường Sơ học Pháp Việt Phan Thiết, Phạm Ngọc Thạch luôn là học sinh dẫn đầu tiêu biểu của trường.
Năm 1917, Phạm Ngọc Thạch tốt nghiệp thủ khoa kỳ thi lấy bằng lấy Sơ Học Yếu Lược (Primaire Élémentaire) tại Trường Sơ học Pháp Việt Phan Thiết. Khi đó Ngọc Thạch vừa tròn 8 tuổi và đã sống tại Phan Thiết được 7 năm.
Trước đó, năm 1912, ông nội của Phạm Ngọc Thạch là ông Phạm Ngọc Quát, trước đó là quan án sát Khánh Hòa rồi Tuần vũ Hà Tĩnh, được triều đình Huế điều chuyển vào làm Tuần vũ Bình Thuận. Bởi vậy, gia đình Phạm Ngọc Thạch chuyển về ở cùng ông bà nội ở khu Xóm Tỉnh thuộc Phú Tài - Đại Nẫm (Hàm Thuận, Bình Thuận).
Do chương trình giáo dục công lập tại Phan Thiết khi đó chỉ hết bậc sơ học nên cha mẹ và ông nội đành gạt nước mắt gửi Phạm Ngọc Thạch và chị gái ra Thanh Hóa học tiếp chương trình tiểu học.
Đi tìm khu mộ cổ dòng họ Phạm
Từ những thông tin về thời niên thiếu của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ở Phan Thiết, chúng tôi tìm đến khu vực xóm cây Chanh xưa, nay là khu dân cư Kênh Bàu, phường Xuân An, TP Phan Thiết để hỏi thông tin về khu mộ của ông bà nội bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.
Đến khu dân cư Kênh Bàu chúng tôi bất ngờ khi nhìn thấy một khu nhà có biển đề “Nhà tưởng niệm họ Phạm” được xây dựng khang trang, to đẹp như một ngôi chùa nằm gọn gàng trong khu dân cư này.
Khu nhà tưởng niệm họ Phạm có diện tích khoảng 500 m2. Gồm 2 phần, nhà tưởng niệm và khu mộ cổ.
Trong khu mộ có 4 ngôi mộ gồm mộ ông Phạm Ngọc Quát và mộ phần ba bà vợ của ông nằm xung quanh. Các bia mộ đều viết bằng chữ Hán và có khắc các câu đối dành cho những người là quan lại của triều đình.
Bên cạnh khu mộ, gia tộc họ Phạm đã xây dựng một ngôi nhà tưởng niệm. Bên trong nhà tưởng niệm có thờ Phật và để bài vị thờ các thành viên của gia tộc Phạm Ngọc từ thủy tổ đến các người thân, anh em, con cháu của nhân vật trung tâm là quan Lễ bộ thượng thư Phạm Ngọc Quát.
Trong đó có bài vị thờ cha mẹ, anh chị em và di ảnh của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ở hàng dưới cùng.
Điều bất ngờ là cũng từ nhà tưởng niệm này mà chúng tôi mới biết được thêm nhiều nhân vật nổi tiếng ở Bình Thuận xưa là thành viên của gia tộc họ Phạm.
Ông Phạm Ngọc Quát sinh vào năm Tự Đức thứ 9 (năm 1856). Tuy không xuất thân từ dòng dõi quý tộc và khoa bảng nhưng ông đã được triều đình Huế bổ nhiệm nhiều nhiều chức vụ quan trọng. Chức vụ cao nhất và cuối cùng trước khi ông về hưu là Lễ bộ thượng thư của triều đình.
Mộ phần Phạm Ngọc Quát. Giai đoạn ông Phạm Ngọc Quát làm tuần vũ Bình Thuận là giai đoạn từ 1912 đến 1915. Giai đoạn này ông Phạm Ngọc Quát cũng được bổ nhiệm đồng thời là thành viên Hội đồng phân định ranh giới Nam Kỳ và Trung Kỳ của chính quyền thuộc địa Pháp.
Năm 1912, khi là tuần vũ Bình Thuận, nhận thấy vùng đất này hiền hòa, khí hậu và cuộc sống không khắc nghiệt như những nơi khác, chính quyền thuộc địa đã xác định tập trung phát triển Phan Thiết thành một trong những đô thị quan trọng nhất của Trung Kỳ.
Mặt khác con trai ông là giáo học Phạm Ngọc Thọ và gia đình cũng đang sinh sống ổn định tại Phan Thiết nên ông Phạm Ngọc Quát đã quyết định đưa gia đình và một số người bà con thân thiết của mình về Bình Thuận định cư.
Sau khi về hưu, từ Huế ông vào Bình Thuận sinh sống với gia đình và mất năm Bảo Đại thứ tư (năm 1929).
Nhà tưởng niệm gia tộc họ Phạm. Hiện, phần mộ của ông được chuyển đến khu xóm Cây Chanh (tức khu dân cư Kênh Bàu ngày nay) và được cải táng trên phần đất của một người bạn thân ông.
(Còn nữa)
Đại gia mù lấy 3 vợ, xây biệt thự to nhất phố biển Phan Thiết
Ở Phan Thiết, vào cuối thế kỷ 20, ai cũng biết hoặc nghe nói đến rạp hát Hồng Lợi và ngôi biệt thự mang kiến trúc Pháp rất đẹp tại đường Phan Chu Trinh. Nhưng ít ai biết, chủ nhân của nó là một người đàn ông mù.
" alt="Điều ít biết về gia tộc của bác sĩ lừng lẫy Phạm Ngọc Thạch">Điều ít biết về gia tộc của bác sĩ lừng lẫy Phạm Ngọc Thạch
-
18h ngày 10/12, hai trong ba trạm quan trắc của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường ở Hà Nội cho biết chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức rất xấu (trên 200), cảnh báo mọi người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Ô nhiễm từ hôm qua và gia tăng dần cho đến chiều nay. Ô nhiễm nặng nhất ghi nhận tại trạm quan trắc đặt tại đường Giải Phóng, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng với chỉ số 223. Tại trạm số 556 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, AQI là 202.
" alt="Không khí Hà Nội ở mức rất xấu">Không khí Hà Nội ở mức rất xấu
-
Khi nói đến khoảng cách giàu - nghèo, điều đầu tiên hiện ra trong đầu mọi người thường là tiền. Nhiều tiền tức là giàu, ít tiền tức là nghèo. Tuy nhiên, trong thực tế, khác biệt giữa giàu và nghèo phức tạp nhiều hơn thế, đó là những thứ đồng tiền mang lại một cách gián tiếp như cơ hội, kiến thức, tư tưởng, lối sống... Thực tế, quá trình phân hóa giàu - nghèo vẫn không ngừng tiếp diễn, kể cả khi các cá nhân đã nỗ lực học tập, dùng giáo dục làm công cụ giúp vươn lên trong xã hội. Ủng hộ quan điểm của tác giả bài viết "13 năm chậm tiến vì con nhà nghèo", nhiều độc giả chia sẻ:
" alt="Bài toán làm giàu của con nhà nghèo ">Bài toán làm giàu của con nhà nghèo
-
Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
-
- Lỗi lầm của người dưới là trách nhiệm của người trên, bởi thế không lạ gì khi ở Nhật hay có họp báo xin lỗi công chúng. Giám đốc phải cúi đầu xin lỗi vì nhân viên vi phạm, người nổi tiếng xin lỗi vì quản lý làm ẩu…
Công ty tôi (Nhật) thuê gia công sản phẩm ở Việt Nam và có phiên dịch đóng tại địa phương để truyền đạt chỉ thị từ bên Nhật và giám sát.
Hôm đó, khi phát hiện ra lỗi trong quá trình truyền đạt bị sót dẫn tới sản xuất bị ngưng lại, tôi đã trực tiếp hỏi cụ thể em H. trước khi mọi việc ầm lên. H. là phiên dịch mới vào gần 2 tháng và theo làm sản phẩm này từ đầu. Em rất tự tin vì em nói được tiếng Anh, biết chút tiếng Nhật và đầy năng lượng.
“Em mới vào làm thì ai theo“dạy bảo” em? Việc truyền đạt thiếu này người đó có biết không vậy? Nguyên nhân do em không hiểu “chỉ thị cần truyền đạt” hay là em đã truyền đạt rồi mà nhà máy không hiểu?”- Tôi vội vàng “dồn” em và truy cứu nguyên nhân.
H. tỏ ra giận dỗi tôi đã truy cứu đến em và cả người chịu trách nhiệm về em trong khi phía Nhật chưa trách gì em cả.
Ở Nhật, giám đốc phải cúi đầu xin lỗi vì nhân viên vi phạm. Ảnh minh họa Đồng thời lúc đó, phía Nhật không gửi mail (thư điện tử) trách móc em, họ gửi thẳng cho người Nhật chịu trách nhiệm tổng quát ở Việt Nam và em không biết vì họ chỉ gửi thêm cho tôi. Khi đó, đại diện người Nhật ở VN đã hồi âm lại ngay: “Do tôi thiếu sót trong việc cử người giám sát dạy bảo em, hướng dẫn chưa cẩn thận nên để ra sơ xuất. Tôi nhận trách nhiệm và sẽ lưu ý đào tạo nhân viên kỹ lưỡng hơn nữa”.
Sau đó tôi truyền đạt lại nội dung mail đó cho em H. chỉ với thiện chí để em hiểu cách cư xử của người Nhật. Tuy nhiên em vẫn có phần ngang bướng với tôi và xin lỗi tôi một cách miễn cưỡng chứ không phải là xin lỗi người Nhật trực tiếp làm việc với em.
“Em cần phải nhớ cách làm của người Nhật. Dù em có kinh nghiệm tới đâu cũng không thể tự “đầu đội trời, chân đạp đất” được, em có người quản lý, có cấp trên, em phải thường xuyên báo cáo, xác nhận để người đó hiểu được em đang làm gì và có người chịu trách nhiệm cùng em, ra chỉ thị chính xác cho em. Dù em không trực tiếp làm ra lỗi nhưng một người khác đã nhận lỗi cho em. Em là một đại diện nhỏ, trong chuỗi lớn, trách nhiệm của em ở đâu em có nhận ra không?”- tôi giận dữ.
Sau 1 tháng, bất ngờ một hôm em gửi tin nhắn cho tôi: “Cám ơn chị chỉ bảo rất nhiều, em đã hiểu ra cách làm. Khi có rắc rối em đã xin lỗi khách hàng trước rồi sau đó nhờ họ giúp đỡ, bữa đó những lời chị nói em thấm lắm. Người Nhật cẩn thận, khiêm tốn và rất đáng nể.”
Kết thúc câu chuyện, tôi tóm tắt lại cái “văn hóa làm việc Nhật”:
1. Phân chia trách nhiệm rõ ràng
Người Nhật có “khẩu ngữ” trong công việc là “ほうーれんーそう”viết tắt của 3 từ “báo cáo- liên lạc- bàn bạc”. Nói khéo ra, khi có sự vụ gì muốn tránh trách nhiệm sau này, cứ phải báo cáo lại cụ thể và nhận lệnh của sếp, người ta không ghét mà ngược lại sẽ thấy mình “biết điều” và cẩn thận. Lỗi lầm của người dưới là trách nhiệm của người trên, bởi thế không lạ gì khi ở Nhật hay có họp báo xin lỗi công chúng.
Giám đốc phải cúi đầu xin lỗi vì nhân viên vi phạm, người nổi tiếng xin lỗi vì quản lý làm ẩu… Nói tóm lại, trong xã hội này dù mình là một cá thể độc lập nhưng ai đó đang mang trách nhiệm về mình, cần minh mẫn nhận ra và đón nhận điều đó và đừng để người đó bị ảnh hưởng vì mình.
Không chỉ ở công ty, trong cuộc sống sinh hoạt cũng vậy, người Nhật khéo ở chỗ họ biết phân biệt trách nhiệm nằm ở chỗ nào. Trong cùng 1 tòa chung cư, nếu nhà trên con cái nhảy ầm ầm ảnh hưởng nhà dưới, chủ nhà ở nhà dưới không cần và không muốn “tay bo” với nhà trên, mà họ phàn nàn lên thẳng Ban quản lý của tòa nhà vì họ nghĩ ban quản lý mới là người có trách nhiệm ra lệnh hay dẹp bỏ những phiền toái xảy ra.
2. Khiêm tốn và sẵn sàng cúi mình
Ai học tiếng Nhật và làm việc với Nhật cũng biết, câu “xin lỗi” là cửa miệng, thậm chí khi cám ơn người ta cũng nói từ “sumimasen” nghĩa là “xin lỗi”. Khi đó “cám ơn” sẽ ý nghĩa là “tôi làm phiền anh quá”… Khi viết thư giao dịch cũng vậy, câu cú muốn mềm mỏng thân thiện, chắc chắn phải kèm dòng mang ý “xin lỗi” hay “ phiền quá”…
Xin lỗi không có nghĩa là hạ mình, xin lỗi hoặc cúi mình cũng hàm ý tôi còn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa hiểu hết thì xin chỉ bảo. Đối với người biết điều, biết lễ nghi thì không ai “nỡ lòng nào” không dạy bảo cho cẩn thận cả.
Xin lỗi từ việc nhỏ, thì sẵn sàng và đủ dũng khí để xin lỗi việc lớn, cúi mình và chịu trách nhiệm về lỗi của mình, cũng là một phần văn hóa công ty Nhật. Mắc lỗi không phải là sẽ bị đuổi việc, bị khinh thường, mà ngược lại còn được coi trọng hơn và được động viên hơn để công việc hoàn hảo hơn.
Người Nhật rất ít người “tự cao tự đại”, họ luôn “đánh chìm” mình xuống và nâng đối phương lên. Khi mình khen họ, chắc chắn họ ko gật gù về họ, mà họ sẽ tìm một lời khen tương ứng để khen lại mình.
3. Không được “qua mặt”
Như trong điểm (1) có đề cập đến trách nhiệm, người dưới phải báo cáo liên lạc với người trên, cũng tương tự hàm ý người dưới không được “qua mặt” người trên.
Trong giao dịch kinh doanh, nhất thiết không được đơn phương ra chỉ thị, chỉ thị phải được người liên quan chứng kiến. Trong mail, cần phải gửi thêm cho cấp trên, để ông ta đồng chứng kiến sự vận hành của nhân viên.
Nói rộng hơn, ở Nhật, lĩnh vực liên quan đến môi giới không bao giờ có tình trạng “hớt tay trên” cả. Bữa nọ, tôi có nghe chuyện công ty của người bạn, có em nhân viên sau khi nghỉ làm đã lấy toàn bộ dữ liệu của khách hàng Nhật và quảng cáo sản phẩm em ấy tự kinh doanh cho các khách hàng đó.
Sau đó, chính khách hàng đó lại báo lại cho bạn tôi về cư xử không đẹp đó, và chắc chắn là những khách hàng Nhật đó sẽ không bao giờ mua hàng của em kia.
Mẹ Aichan
" alt="Bài học nhớ đời của phiên dịch Việt làm với người Nhật">Bài học nhớ đời của phiên dịch Việt làm với người Nhật