Ký ức mấy năm “vạ vật” buôn bán ngoài đường khi chợ bị cháy năm 1994 khiến nhiều người lo lắng.Ngày 11-10, trao đổi với PV qua điện thoại, ông Hoàng Công Khôi, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm, thừa nhận có đề xuất xây mới chợ Đồng Xuân trong một cuộc làm việc với bí thư Thành ủy Hà Nội.
Tiểu thương hoang mang
Mấy ngày gần đây, bà T. - chủ một kiốt đồ da tại tầng một chợ Đồng Xuân liên tục nhận được điện thoại, tin nhắn từ các mối hàng trong Nam, ngoài Bắc hỏi thăm về tin xây mới chợ Đồng Xuân. Ký ức mấy năm “vạ vật” buôn bán ngoài đường khi chợ Đồng Xuân bị cháy năm 1994 khiến bà lo lắng vì nếu chợ xây lại, phải chuyển đi chỗ khác, các mối làm ăn cũ phải thiết lập lại. “Chợ mới xây lại gần 20 năm, kết cấu khá kiên cố, bà con vẫn buôn bán, làm ăn bình thường, nếu xây lại thì phải chuyển tạm ra chỗ khác” - bà T. nói. Bà cho biết trước đây khi cháy chợ Đồng Xuân bà phải chuyển ra thuê tạm một kiốt tại phố Hàng Rươi (phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm) mất ba năm, khi chợ xây xong năm 1997 bà chuyển về thì các mối làm ăn cũ cũng rơi rụng hết.
Bà L, một tiểu thương ngành hàng mỹ phẩm, người đã buôn bán tại chợ hơn 30 năm, nói: “Chợ Đồng Xuân là nơi gắn liền với di tích phố cổ, là điểm đến của du khách đến thăm Hà Nội. Vì vậy chợ không chỉ là một khu thương mại đơn thuần mà còn là một điểm du lịch đặc sắc. Nếu xây chợ mới lại giống trung tâm thương mại chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam… thì chúng tôi rất lo”.
Theo tìm hiểu của PV, có khá nhiều tiểu thương gắn bó với chợ Đồng Xuân thời gian dài giống trường hợp bà L. Có gia đình 2-3 thế hệ có kiốt buôn bán tại chợ, họ đều có đóng góp ít nhiều đối với sự phát triển của chợ Đồng Xuân. Vì vậy khi nghe thông tin lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đề xuất xây chợ Đồng Xuân mới trên nền chợ cũ, họ đều bất ngờ. Nhiều tiểu thương khác cũng rất hoang mang và kéo lên gặp ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đồng Xuân (đơn vị quản lý chợ) thì được cam đoan “chợ sẽ không được xây lại”.

|
Tiểu thương chợ Đồng Xuân thắc mắc chợ còn tốt, bà con buôn bán ổn định… thì hà cớ gì đập đi xây mới. Ảnh: TRỌNG PHÚ |
Có hay không việc xây lại chợ?
Như chúng tôi đã thông tin, tại cuộc làm việc với bí thư Thành ủy Hà Nội vào ngày 27-9, ông Hoàng Công Khôi đã đề xuất xây mới chợ Đồng Xuân, đồng thời cam kết sẵn sàng “đứng đầu sóng ngọn gió để làm công tác tư tưởng với tiểu thương”. Lý do xây lại chợ được là do diện tích “sổ đỏ” của chợ Đồng Xuân là 30.000 m2 nhưng hiện chỉ sử dụng 14.000m2, gây quá tải và lãng phí. Hơn nữa chợ được xây dựng lại từ năm 1994 nên đã cũ. Ông Khôi phác thảo chợ mới: “Chợ sẽ có quy mô bốn tầng nổi và năm tầng hầm, vừa đảm bảo cho các tiểu thương kinh doanh bình thường, vừa tận dụng được không gian ngầm”.
Tại cuộc làm việc trên, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cũng đồng tình với đề xuất trên. “Nếu xây lại chợ thì cần chú ý đến các thiết kế của chợ mới để giữ lại những nét đặc trưng truyền thống vốn có của chợ” - bà Lan góp ý.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM vào chiều 10-10, ông Đỗ Xuân Thủy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Xuân, cho hay đề xuất xây lại chợ mới chỉ là thông tin từ cuộc họp giữa lãnh đạo Thành ủy Hà Nội với quận Hoàn Kiếm. “Đó chỉ là đề xuất miệng, là một ý kiến tại cuộc họp. Bao giờ UBND quận Hoàn Kiếm có văn bản đề xuất với TP và TP phê duyệt thì mới có chủ trương xây lại chợ” - ông Thủy giải thích.
Ông Thủy cũng cho hay sau thông tin trên, bà con tiểu thương chợ Đồng Xuân đã kéo lên chất vấn ban lãnh đạo công ty và ông đã phải mất ba buổi để giải thích. “Tôi đã nói rõ với bà con, nếu như có chủ trương xây lại chợ thì theo nguyên tắc, theo quy chế dân chủ phải có sự bàn bạc với người dân. Nếu họ không đồng tình thì cũng sẽ không thể xây lại chợ” - ông Thủy khẳng định.
Ông Khôi cũng cho biết mặc dù ông có đề xuất nhưng khi kết thúc cuộc họp, bí thư Thành ủy không kết luận nội dung này.
...">
Hoang mang tin đập, xây mới chợ Đồng Xuân
Ông Trần Văn Ngọc, Chủ tịch xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai xác nhận sự việc xảy ra vào khoảng 13h chiều ngày 25/5. | Khu vực suối xảy ra sự việc thương tâm |
Ban đầu có 6 học sinh lớp 6 trường THCS Quang Kim xin phép gia đình đi chơi, sau đó các em rủ nhau ra khu vực suối của thôn Làng San để tắm. Trong lúc tắm, 1 em có dấu hiệu bơi yếu nên các em còn lại bơi ra ứng cứu. Tuy nhiên, khu vực các em tắm có độ sâu khoảng 10m nên 4 em đã bị đuối nước và tử vong thương tâm. “Đến khoảng 14h45 cùng ngày, thi thể của 4 học sinh gặp nạn đã được người thân và người dân địa phương tìm thấy. 4 học sinh tử vong học chung một lớp và đều sinh sống trên địa bàn xã. Hiện, thi thể các em đã được bàn giao cho gia đình đưa về mai táng. Chúng tôi đã tổ chức đoàn xuống thăm viếng và động viên tinh thần gia đình các em” - ông Trần Văn Ngọc, Chủ tịch xã Quang Kim thông tin thêm. Theo người dân sinh sống ở thôn Làng San, khu vực 6 học sinh tắm có diện tích khoảng 20–30 m2 là nơi có mực nước sâu nhất của con suối. Khi trời nắng nóng, người dân trong thôn cũng thường hay ra suối tắm nhưng không ai bơi ra giữa suối bởi sợ độ sâu. Hoàng Hà  5 nữ sinh Quảng Bình chết đuối trong một ngàySự việc xảy ra trong ngày 23/5. ">
4 học sinh Lào Cai tử vong khi tắm suối
|
 |
Hình minh họa bệnh nhân tại Trung tâm Cai nghiện Internet tại Trung Quốc |
Một buổi chiều tháng 5, cậu bé Li Jiazhuo, 14 tuổi bị hai người đàn ông vạm vỡ của Trung tâm điều trị cai nghiện game tới tận nhà để đưa đi cai nghiện. Họ đã nhận được sự ủy thác của cha mẹ cậu bé sau khi gia đình chứng kiến cảnh con trai không ăn, không ngủ để chơi game trong suốt 20 giờ mỗi ngày, kéo dài trong nhiều tuần lễ.
Các tựa game yêu thích của Li là League of legends (Liên minh huyền thoại) và Honor of Kings (Vương giả vinh diệu) - cả hai đều thuộc sở hữu của tập đoàn Tencent Holdings, “gã khổng lồ” về công nghệ Trung Quốc.
Bà Qiu Cuo, mẹ của Li, tâm sự: “Thằng bé tự tách biệt mình với đời sống hằng ngày. Chúng tôi thậm chí không dám ngắt lết nối internet vì sợ nó sẽ tự làm bản thân tổn thương”.
Li là một trong khoảng 100 đứa trẻ cả nam và nữ, chủ yếu là thanh thiếu niên, hiện có mặt tại Trung tâm điều trị cai nghiện internet, nơi những tòa nhà màu xám xịt nằm cách trung tâm thủ đô Bắc Kinh khoảng 30 km (19 dặm).
Qua quá trình kiểm tra, hầu hết những đứa trẻ này đều phản đối việc điều trị.
Thực trạng giới trẻ nghiện game trở thành mối quan tâm lớn của quốc gia tỷ dân sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận đây là một bệnh lý thần kinh.
Trung Quốc đã tăng cường giám sát ngành công nghiệp trò chơi video theo chỉ thị của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 8 năm ngoái. Các trò chơi mới được cơ quan quản lý kiểm duyệt chặt chẽ, buộc các công ty sản xuất phải tìm biện pháp thiết lập thời gian chơi của trẻ vị thành niên.
Trung tâm điều trị cai nghiện game ở Bắc Kinh được điều hành bởi Tao Ran, cựu đại tá quân đội. Đây là một trong những nơi chẩn đoán và điều trị nghiện internet sớm nhất Trung Quốc.
Về cơ sở vật chất, trung tâm gồm có một số tòa nhà như căng tin, ký túc xá và phòng trị liệu, được xây dựng bao quanh khoảng sân ngoài trời, vừa là sân chơi bóng rổ vừa là nơi bệnh nhân tập trung để tập thể dục. Trung tâm cấm tuyệt đối các thiết bị điện tử.
 |
Trung tâm cung cấp một loạt các phương pháp điều trị thể chất, cảm xúc và y tế. Những người nghiện trẻ tuổi còn được học các bài hát quân sự. |
Nghiện internet càng trở nên phức tạp ở Trung Quốc vì sự phổ biến của điện thoại thông minh. Tao Ran ước tính rằng khoảng 10% thanh thiếu niên Trung Quốc bị ám ảnh bởi internet.
Tao cũng cho biết, có một số người mê chơi game đến nỗi mặc sẵn tã người lớn để tránh việc phải đi vệ sinh làm gián đoạn trò chơi. Thậm chí, một đứa trẻ đã đánh cắp 30.000 nhân dân tệ (4.345 đô la Mỹ) của cha mẹ, vào quán cà phê chơi game từ mùa thu và đến mùa xuân năm sau mới về nhà.
“Ban đầu, khi mới vào Trung tâm, những người cai nghiện internet đều cố gắng trốn tránh, lì lợm và bất tuân. Nhưng hiệu quả đã được chứng minh sau nhiều tháng điều trị”, Tao nói.
Trong những năm qua, các tin tức về lạm dụng tại các trung tâm điều trị cai nghiện internet, bao gồm cả việc sử dụng liệu pháp sốc điện gây tranh cãi, khiến chính phủ phải tăng cường giám sát.
Tao nói rằng liệu pháp sốc điện và trừng phạt thân thể không được sử dụng tại trung tâm của ông. Ở đây điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc, tư vấn tâm lý, thể dục thể thao và các hoạt động khác. Thời gian điều trị ít nhất ba tháng.
Cha mẹ và người giám hộ được yêu cầu ở lại trung tâm, trong ký túc xá riêng biệt. Họ cũng có những bài học riêng dành cho phụ huynh, chẳng hạn như cách giao tiếp với con cái.
Một ngày điển hình tại trung tâm bắt đầu lúc 5h sáng, tập thể dục khởi động lúc 6h sáng. Sau bữa sáng lúc 7h10 là thời gian cho các buổi tư vấn, vận động nhiều hơn cùng với các hoạt động khác theo lịch trình được cung cấp. Kết thúc hoạt động một ngày tại trung tâm vào lúc lúc 21h30.
Cuối tuần, các bệnh nhân có thời gian để tổng vệ sinh, giặt ủi, tập thể dục và làm một bản tóm tắt công việc đã thực hiện của tuần qua.
Các phóng viên của tờ SCMP đến thăm trung tâm vào khoảng 9h30 một ngày tháng 6. Lúc này, bọn trẻ đang chạy, đẩy và hít đất theo hiệu lệnh của những người hướng dẫn mặc trang phục quân đội.
Những kẻ nổi loạn bị trói vào giường cho đến khi bình tĩnh lại, những trường hợp nghiêm trọng hơn được trông giữ một mình trong căn phòng nhỏ khoảng 10 ngày, một bệnh nhân chia sẻ.
 |
An ninh trong trung tâm điều trị giống như nhà tù. Cổng và cửa sổ bị khóa và dây thép gai được cố định trên các bức tường cao |
Trung tâm đã xác nhận việc sử dụng phương pháp giam cầm đơn độc, nhưng phủ nhận việc sử dụng các biện pháp kiềm chế.
Tại ký túc xá, có những chiếc giường hai tầng, nệm mỏng và thảm rơm trong mỗi phòng. Đồ đạc cá nhân được giữ trong hộp nhựa màu xanh, viết họ tên lên trên, cùng với giày dép được sắp xếp gọn gàng.
Đối với nhiều đứa trẻ trong trung tâm, đây là lần đầu tiên chúng tự làm việc nhà và tự dọn dẹp giường ngủ của mình.
Zhao Xiaojia, 15 tuổi, nhớ lại ngày đầu tiên đến trung tâm.
“Tôi không biết nơi này và cũng không muốn ở lại đây. Tôi không được phép gặp bố mẹ, chỉ biết la hét rồi đụng độ với lính canh, và bị trói vào khung giường bằng kim loại trong nửa ngày”.
Trước đó, trong suốt khoảng 2 tháng chỉ trừ lúc ngủ, Zhao luôn đắm chìm trên internet. Có thời điểm, Zhao trò chuyện trên mạng QQ trong ba ngày liên tiếp. Vì vậy, bố mẹ Zhao bắt buộc phải đưa con đi cai nghiện.
Wang Guoqiang, một công nhân nhà máy thuộc tỉnh Hà Bắc, đã phải chi hơn 150.000 nhân dân tệ để điều trị cho con trai, đồng thời bản thân ông cũng đăng ký ở lại trung tâm. Trong khi con trai trải qua tư vấn trị bệnh, Wang cũng tham gia các lớp học với mong muốn làm một người cha tốt.
“Đó là một gánh nặng tài chính lớn nhưng đáng giá. Chúng tôi đang cứu mạng đứa con của mình. Tôi tin con trai sẽ thích nghi với xã hội sau khi ra ngoài”, ông Wang nói.
Khoảng 800 triệu người sử dụng internet thường xuyên tại quốc gia tỷ dân. Trung tâm của Tao Ran chỉ là một trong số những trung tâm cai nghiện internet tại Trung Quốc hiện nay.
Khánh Hòa (Theo Scmp)

Hơn 40% trẻ tiểu học thành thị thừa cân béo phì do mất cân bằng dinh dưỡng
41,9% học sinh tiểu học ở thành thị thừa cân béo phì, trong khi ở nông thôn, con số này là 17,8%.
">