Soi kèo phạt góc Spezia vs Napoli, 17h30 ngày 22/5 - vòng 38 giải VĐQG Italia/Serie A 2021/22. Phân tích tỷ lệ, Tài Xỉu phạt góc hiệp 1 và cả trận trận Spezia vs Napoli chính xác nhất.Đội hình ra sân dự kiến mạnh nhất U23 Việt Nam vs U23 Thái Lan, 19h ngày 22/5" />

Soi kèo phạt góc Spezia vs Napoli, 17h30 ngày 22/5

Thể thao 2025-02-03 09:21:31 7

Soi kèo phạt góc Spezia vs Napoli,èophạtgócSpeziavsNapolihngàxem đá bóng hôm nay 17h30 ngày 22/5 - vòng 38 giải VĐQG Italia/Serie A 2021/22. Phân tích tỷ lệ, Tài Xỉu phạt góc hiệp 1 và cả trận trận Spezia vs Napoli chính xác nhất.

Đội hình ra sân dự kiến mạnh nhất U23 Việt Nam vs U23 Thái Lan, 19h ngày 22/5
本文地址:http://casino.tour-time.com/news/8d199430.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Juarez vs Santos Laguna, 10h00 ngày 30/1: Không thắng Laguna thì thắng ai

Hồi học đại học, tôi không phải đóng học phí và còn được nhận học bổng. Không phải do tôi học giỏi, mà là ai cũng có học bổng. Học sinh phổ thông lên đại học như tôi nhận 18 đồng mỗi tháng. Có mấy anh hình như có thành tích gì đó thì được 22 đồng/tháng. Ngoài học bổng còn có nhu yếu phẩm, gạo, thịt, mắm, muối…, thỉnh thoảng có cả thuốc lá Hoa Mai, Đà Lạt nữa, dù tôi không hút thuốc.

18 đồng đối với dân thành phố có thể không là gì, nên cứ mỗi khi nhận học bổng là các bạn đó kéo nhau ra quán xài cho hết. Nhưng với một số bạn ở tỉnh, đó có thể là nguồn tiền dùng để sống trọn tháng. Ngay cả gạo hay nhu yếu phẩm, nhiều bạn cứ nhận được là bán ngay cho những người thu gom chực chờ ngoài cổng trường.

{keywords}
Bác sĩ Võ Xuân Sơn - Tác giả bài viết

Khi ra trường, tôi nói chuyện với nhiều bệnh nhân. Họ luôn nghĩ rằng gia đình tôi rất giàu. Phải giàu mới có đủ tiền cho con học y, vì theo họ, học y tốn kém lắm. Thật vậy, cái ống nghe Littmann lúc ấy giá khoảng gần 3 chỉ vàng, số tiền lớn ngang với một gia tài đối với nhiều người dân. Tuy nhiên, với chính sách học bổng như vậy, thì dù cho không có cái ống nghe Littmann, thậm chí là nhiều bạn nhà rất nghèo, vẫn có thể trở thành bác sĩ.

Thế rồi, vài năm sau khi tôi ra trường, Nhà nước không cấp học bổng cho sinh viên nữa. Ngược lại, sinh viên còn phải đóng học phí. Thực ra thì ban đầu học phí rất thấp, chỉ mang tính tượng trưng. Về sau này, sinh viên phải đóng tiền mua đủ thứ sách, giáo trình. Có thầy đi giảng còn mang cả sách lên giảng đường, dành hẳn một khoảng thời gian để bán sách.

Khi tôi làm nghiên cứu sinh, học phí tôi đóng rất thấp so với các anh trên 45 tuổi. Vì khi ấy tôi còn trẻ, nên Nhà nước trả tiền đào tạo. Còn các anh lớn tuổi học xong không phục vụ được bao nhiêu, nên phải đóng học phí rất cao. Tuy nhiên, đóng học phí cao hay thấp thì học phí cũng chỉ là tượng trưng. Còn tất tần tật, học môn gì cũng đóng tiền, thi gì cũng đóng tiền. Trình luận án thì ngoài tiền hội trường, tiền máy, tiền cho nhân viên phục vụ, tiền công chấm thi của các thầy… còn phải trả tiền đi lại, ăn ở cho các thầy nữa. Gặp hội đồng có vài thầy từ nước ngoài về thì mạt luôn.

Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa công bố học phí mới. Dư luận khá xôn xao vì mức ấy cao hơn trước đây rất nhiều. Cá nhân tôi thì không cho rằng mức học phí đó là cao. Trên thực tế, thời gian qua, dù mức học phí chính thức khá thấp, thì học viên cũng phải trả khá nhiều tiền ngoài nữa.

Tôi thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành, trong nước cũng như quốc tế. Tôi cũng đã tham gia nhiều khóa học huấn luyện chuyên môn kĩ thuật. Nếu so sánh mức học phí của Trường ĐH Y Dược TP.HCM với phí tham gia các hội nghị, khóa học thì nó hoàn toàn không cao. Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn so với học phí cho một khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2 hay 3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng kéo dài vài giờ.

Đấy là chưa kể đến học phí học đại học ở các nước tiên tiến. Học phí đại học ở các nước tiên tiến hầu hết là rất cao. Các trường càng có danh tiếng thì học phí càng cao. Đã vậy, ở bất cứ nước tiên tiến nào, chi phí học y luôn là cao nhất so với hầu hết các ngành khác.

Nếu nhà nghèo thì tốt hơn...

Vấn đề là làm sao để cho những người có đủ khả năng trí tuệ, có đam mê, có tố chất để trở thành bác sĩ, nhưng nhà nghèo, có thể đeo đuổi trường y?

Tôi đã gặp một số bác sĩ tại Mỹ là người gốc nhập cư, trong đó có cả người gốc Việt. Tất cả họ đều nói, rằng nếu nhà họ nghèo, thì điều kiện học của họ tốt hơn là nhà không nghèo nhưng không giàu. Vì họ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và nhiều tổ chức phi lợi nhuận. Những người không nhận được hỗ trợ, mà gia đình không thể trả học phí, thì có thể mượn tiền để học, sau khi ra trường sẽ trả nợ.

Tất nhiên là lương mà họ nhận được sau khi ra trường đủ cho họ sống ở mức khá cao, mà vẫn có thể dành một phần để trả nợ cho toàn bộ thời gian học (học Y để ra hành nghề là từ 11 đến 15 năm) chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn thời gian học.

Ở Việt Nam, tôi cho rằng việc thu học phí với mức được coi là cao như hiện nay của Trường ĐH Y Dược TP.HCM có thể sẽ là một bước đột phá cho thu nhập của nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ. Khi ấy, chỉ rất ít người có đủ lòng trắc ẩn để sẵn sàng bỏ tiền ra học y và khi ra trường chấp nhận đồng lương Nhà nước như hiện nay.

Còn một điều nữa mà tôi mong muốn. Đó là, cùng với việc đưa mức học phí lên cao phù hợp với chi phí đào tạo, mong rằng các trường hạn chế bớt các khoản thu ngoài học phí. Chứ nếu mức học phí như hiện nay mà cũng chỉ là tượng trưng, thì chắc ít ai có thể học ra trường.

Bác sĩ Võ Xuân Sơn

Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng

Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng

ĐH Y Dược TP.HCM lý giải với ngành Răng-Hàm-Mặt, chi phí đào tạo là hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm. Do vậy, với mức thu 70 triệu đồng/năm, nhà trường vẫn phải bù lỗ để sinh viên có thể theo học.

">

Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá

 - Đội điều tra trọng án, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Nội đang xử lý vụ việc cháu Trần Chí Kiên bị tai nạn tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên.

Xác nhận thông tin này với VietNamNet, Thượng tá Nguyễn Đức Minh, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy cũng cho biết, toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc đã được chuyển lên Phòng Cảnh sát hình sự, PC45 (Công an TP Hà Nội).

{keywords}
UBND quận Cầu Giấy đang họp giải quyết vụ việc của cháu Trần Chí Kiên tại Trường TH Nam Trugn Yên. 

Trước đó, Công an Quận Cầu Giấy là đơn vị xử lý hồ sơ vụ việc.

Sáng nay, 20/2, lãnh đạo quận Cầu Giấy cùng lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy đã có buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội về vụ tai nạn của cháu Trần Chí Kiên tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên.

Công an Thành phố Hà Nội đã có kết luận ban đầu về vụ việc. Trên cơ sở kết luận của cơ quan công an, chiều nay, Hội đồng kỷ luật UBND quận Cầu Giấy đã họp để xem xét hình thức kỷ luật với hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và cả hiệu phó Nguyễn Thị Hương.

Trong một diễn biến liên quan, cô Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A4 của cháu Kiên đã được Công an Hà Nội mời lên làm việc liên quan tới vụ việc.

Lúc 16h30 chiều nay, 20/2, Hội đồng kỷ luật UBND quận Cầu Giấy đang họp xem xét xử lý kỷ luật liên quan vụ việc taxi chở hiệu trưởng vào trường gây tai nạn cho học sinh Trần Chí Kiên.

Dự kiến, cuối giờ chiều sẽ có kết luận xử lý kỷ luật với các cá nhân có liên quan.

Trao đổi với VietNamNetchiều nay, anh Trần Chí Dũng, phụ huynh của cháu Trần Chí Kiên, học sinh bị xe taxi chở hiệu trưởng và hiệu phó đâm vào trong sân trường, cho biết, sáng nay, cơ quan công an đã yêu cầu gia đình anh Dũng đưa cháu Trần Chí Kiên tới Viện Khoa học hình sự để làm giám định mức độ thương tật, hoàn thiện hồ sơ vụ việc.

Trước đó, vào 17/2, cô Trần Thị Thu Nhung và 2 giáo viên khác tại trường đã có buổi trao đổi về những thông tin liên quan tới vụ tai nạn của cháu Kiên. Ba giáo viên đã cung cấp nhiều thông tin phản bác lại những thông tin do bà Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu trưởng Trường TH Nam Trung Yên với các cơ quan chức năng và báo chí.

VietNamNetsẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Lê Văn

Vụ học sinh Nam Trung Yên gãy chân: Đừng vô tình làm tổn thương con trẻ!

Vụ học sinh Nam Trung Yên gãy chân: Đừng vô tình làm tổn thương con trẻ!

Cô hiệu trưởng né tránh trách nhiệm là có lỗi với học sinh của mình, nhưng những người lớn chúng ta buộc tội những đứa trẻ chưa tới 10 tuổi "nói dối" để bảo vệ hiệu trưởng là chúng ta đang làm tổn thương các em. 

Các em đã không nói dối.

Các em chỉ không biết những lời nói thật của mình đã được cô hiệu trưởng dùng để nói dối về sự việc hòng né tránh trách nhiệm.

">

Vụ học sinh gãy chân trường Nam Trung Yên đã chuyển lên Công an Hà Nội

Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Hyderabad, 21h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘tạch’

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là trường đào tạo y khoa trực thuộc UBND TP.HCM. Hiện tại, học phí đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM là 11,8 triệu đồng/năm (305 nghìn đồng/tín chỉ). Còn mức thu đối với sinh viên ngoại tỉnh là 22 triệu đồng/năm (560 nghìn đồng/tín chỉ).

Năm học 2020, trường chỉ thu học phí theo tín chỉ, dự kiến khoảng 13 triệu đồng/năm đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM.

{keywords}
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Tự chủ mà không được tăng học phí

Chia sẻ với VietNamNet, Hiệu trưởng Ngô Minh Xuân cho hay theo tính toán, để đào tạo một sinh viên y khoa tối thiểu phải mất 32 triệu đồng/năm. Ông Xuân nhấn mạnh "Đây là khoản tối thiểu để đào tạo đảm bảo chất lượng".

Vướng mắc ở chỗ, theo ông Xuân, TP.HCM cho phép trường tự chủ theo Nghị định 43, thuộc nhóm 1- tự chủ chi thường xuyên, giai đoạn 2018-2020.

Trong khi đó, Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021) xây dựng dựa trên Nghị định 16/2015/NĐ-CP (Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập) quy định mức trần học phí theo 2 nhóm.

Nhóm 1 là cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, cho phép thu học phí đào tạo Y, Dược trình độ đại học năm 2018, 2019 là 4,6 triệu đồng/tháng.

Nhóm 2 là cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, học phí chỉ ở mức 1,18 - 1,3 triệu đồng/tháng.

Theo Nghị định này, thì ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thuộc nhóm số 1. Trường "xin" mức học phí khi tự chủ là 30 triệu đồng/năm với sinh viên y khoa, những ngành khác thì thấp hơn. Nhưng Sở Tài chính lại không đồng ý cho thu mức này dù đã cắt khoản ngân sách hỗ trợ 82,6 tỉ đồng/năm.

Lý do là nếu chiếu theo Nghị định 43, đơn vị thuộc nhóm "tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên", so với nhóm số 1 của Nghị định 86 thì thiếu mất chữ "chi đầu tư". Và vì vậy, trường phải thu học phí theo nhóm số 2 của Nghị định 86, ở mức 1,18 - 1,3 tr đồng/tháng.

Ông Xuân cho hay, hai năm qua, để trang trải chi phí đào tạo, trường đã phải chắt bóp tiết kiệm, làm thêm một số dịch vụ để bù vào. Trường rất khó khăn khi đào tạo Y khoa chỉ với hơn 1 triệu đồng/tháng mà không được hỗ trợ ngân sách.

“Đào tạo y khoa với giá này là không thể, mà ít nhất phải gấp 5 lần các ngành khác" - ông Xuân nói.

Cũng theo ông Xuân, sau khi xin tự chủ theo Nghị định 16 không được, thì trường xin quay về cơ chế cũ, tức là được hỗ trợ từ ngân sách. Tuy nhiên, Sở Tài chính TP.HCM yêu cầu trường thực hiện tự chủ theo Nghị định 43, cắt ngân sách năm 2018 và 2019, thu hồi lại số tiền hơn 82,6 tỷ đồng thành phố đã cấp năm 2018, trong khi số tiền này nhà trường đã chi hết. Sau khi trường giải trình, Sở tài chính vẫn yêu cầu thu hồi hơn 70 tỷ đồng.

Nguy cơ mất giảng viên giỏi

Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phân tích: "Thu nhập trung bình của giảng viên nhà trường chỉ hơn chục triệu mỗi tháng. Trong khi, các trường tư trả tới hơn trăm triệu/tháng. Chúng tôi đứng trước nguy cơ mất nhiều giảng viên giỏi. Nếu một giáo sư "ra đi", thì thậm chí trường còn có nguy cơ mất mã ngành đào tạo”.

Nhấn mạnh mức học phí hiện nay là quá thấp và bất hợp lý, không đủ để trả các chi phí chứ chưa nói tới phát triển, ông Xuân so sánh: “Ở các nước tiên tiến, chi phí cho đào tạo Y khoa là 50-60.000 USD/năm. Khu vực Đông Âu thấp nhất cũng 40.000 USD/năm. Ngay cả Thái Lan cũng hơn 10.000 USD/năm. Không đâu như ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chỉ 500 USD/năm”.

Dù thu thấp nhưng hàng năm trường vẫn trích 8% học phí để cấp học bổng cho sinh viên. 

Nghị định 43 có 3 nhóm là: Đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);

Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

 Lê Huyền

Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá

Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá

Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn học phí khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2-3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng.

">

Học phí chỉ 13 triệu, trường Y ở Sài Gòn chật vật tồn tại

Sự thật về cuộc hôn nhân kỳ lạ của Lương Triều Vỹ ảnh 1

Scandal con riêng của Lương Triều Vỹ cũng giống scandal ngoại tình với Trương Mạn Ngọc, không hề ảnh hưởng đến hôn nhân của anh và Lưu Gia Linh.

Như nhiều lần, cuộc hôn nhân của Lương Triều Vỹ, Lưu Gia Linh dường như không mảy may sứt mẻ. Nó giống như một thứ vàng đã được thử lửa, không dễ gì bị biến chất.

Đầu năm nay, lần đầu Lương Triều Vỹ chiến thắng bản tính rụt rè và chứng sợ xã hội của mình, thoải mái chia sẻ về cuộc hôn nhân với Lưu Gia Linh trong phim ngắn mang tên Cuộc đời đi qua lưng chừng núi.

Trong phim, “anh Vỹ” tiết lộ mình và Lưu Gia Linh có cuộc sống vợ chồng độc lập, tách biệt. Nhiều năm nay, Lương Triều Vỹ sống ẩn dật ở Nhật Bản, còn Lưu Gia Linh thường xuyên một mình di chuyển qua lại giữa Thượng Hải và Hong Kong “gặp gỡ người thân, bạn bè và đồng nghiệp nhiều hơn gặp chồng”.

"Mỗi lần xa nhau của chúng tôi có khi vài tháng, thậm chí hơn nửa năm", họ Lương cho biết.

Sự thật về cuộc hôn nhân kỳ lạ của Lương Triều Vỹ ảnh 2

Vỹ - Linh đã ở bên nhau 33 năm.

Việc “anh Vỹ” đơn độc sống ở Nhật cũng là nguồn cơn để thông tin có con riêng có đất phát tác.

“Nếu muốn có con, thì chắc chắn không phải ở thời hiện tại. Một người có trách nhiệm như anh Vỹ sẽ không chọn cách này. Chưa hết, bởi chị Linh cho anh Vỹ đủ tự do, nên chả có lý gì anh phải yêu đương lén lút. Nếu thực thích một ai đó, tôi tin Vỹ ca sẽ chọn cách quang minh chính đại ở bên người kia” - Tần Hà Liên, một fan lâu năm của Lương Triều Vỹ phân tích.

Vợ chồng Lương Triều Vỹ và Lưu Gia Linh cùng cam kết với nhau về việc không sinh con.

Họ chọn duy trì một cuộc sống "bán độc thân" tự do: Mỗi người có một công việc bận rộn của riêng mình, có nhà chung nhưng thi thoảng mới gặp nhau. Trong nhiều năm, họ không ít lần vướng nghi vấn đổ vỡ, ly hôn song cả hai đều không lên tiếng giải thích.

Sự thật về cuộc hôn nhân kỳ lạ của Lương Triều Vỹ ảnh 3

Sau mỗi bộ phim "anh Vỹ" đều dính tin đồn tình ái, trong ảnh là với Thang Duy trong 'Sắc giới'.

"Tôi đã phải chăm sóc rất nhiều người: Mẹ, em gái, Lưu Gia Linh. Tôi không thể chăm sóc thêm được một đứa trẻ nữa. Vợ chỉ cần có chút chuyện, tôi cũng đã không yên. Chó trong nhà chết, tôi buồn vô hạn. Con cái sinh ra, chẳng may có bề gì, tôi sống làm sao?".

Câu nói nhiều năm trước của “anh Vỹ” giải thích vì sao khi thông tin thần tượng lén lút có con riêng ở cái tuổi ngoài 60, không một fan nào của anh tin tưởng.

Chính Lưu Gia Linh, trong một lần trả lời phỏng vấn cũng xác nhận: Lương Triều Vỹ tuy sống tự do, bay bổng nhưng lại là người sâu sắc, luôn quan tâm đến người thân. Nếu cô hay thành viên trong gia đình xảy ra vấn đề, Lương Triều Vỹ sẽ không màng mọi thứ để giúp đỡ và bảo vệ.

Sự thật về cuộc hôn nhân kỳ lạ của Lương Triều Vỹ ảnh 4

Tuy không trình diễn tình cảm trước đám đông, Lương Triều Vỹ luôn ở bên vợ những lúc cô cần anh nhất.

Đây không phải là chuyện nói chơi, ở năm thứ ba sau khi quen Lưu Gia Linh, “anh Vỹ” đã dùng hành động thực tế để chứng minh điều này. Hãy nhớ lại thời điểm năm 1990, khi Lưu Gia Linh bị xã hội đen bắt cóc và làm nhục, Lương Triều Vỹ lúc ấy đang ở trường quay A Phi chính truyệnthì bất ngờ nhận được một cuộc gọi. Sau khi trả lời điện thoại, anh quay đầu lại nói với đạo diễn Vương Gia Vệ: "Tôi sẽ không đóng phim này" mà không đưa ra lời giải thích nào. Điều này đã dẫn đến việc thời lượng xuất hiện của Lương Triều Vỹ trong phim chỉ vỏn vẹn có 3 phút.

Sau đó, Lương Triều Vỹ còn hủy hàng loạt hợp đồng đóng phim để ở bên người yêu: “Với tôi cô ấy mới quan trọng. Không đóng phim này, tôi có thể đóng phim khác. Tôi chỉ nghĩ rằng cô ấy cần tôi”, anh nói.

Sự thật về cuộc hôn nhân kỳ lạ của Lương Triều Vỹ ảnh 5

Từng khẳng định mê Trương Mạn Ngọc, nhưng người Lương Triều Vỹ chọn nắm tay vẫn là Lưu Gia Linh.

12 năm sau cũng vậy, vào năm 2002 khi những bức ảnh khỏa thân và đoạn băng nhạy cảm của Gia Linh bị phát tán, Lương Triều Vỹ vẫn luôn ở cạnh Lưu Gia Linh, để cùng cô vượt qua cú sốc tinh thần này.

Về phía Lưu Gia Linh, ngoài tình yêu “mắt thường cũng có thể thấy” mà cô dành cho chồng, người phụ nữ này thậm chí đôi khi đóng vai trò như mẹ “anh Vỹ”.

Ở trong nhà, cô là người đóng đinh treo tranh, thay bóng đèn và quán xuyến mọi việc lớn nhỏ. Tất cả biểu hiện kỳ quặc của Lương Triều Vỹ đều được cô bao dung, thấu hiểu. Chưa hết, ngoài là sự nghiệp riêng (cả diễn xuất và kinh doanh) cực kỳ thành công, Lưu Gia Linh còn kiêm luôn vai trò là quản lý của Lương Triều Vỹ.

Sự thật về cuộc hôn nhân kỳ lạ của Lương Triều Vỹ ảnh 6

Tất cả biểu hiện kỳ quặc của Lương Triều Vỹ đều được Lưu Gia Linh bao dung, thấu hiểu.

Trong phim ngắn Cuộc đời đi qua lưng chừng núi, Lương Triều Vỹ nói rằng Lưu Gia Linh là ngọn đèn soi sáng và che chở cho cuộc đời nhiều thăng trầm của anh: "Cô ấy biết tôi nghĩ gì, cần gì. Khi ở nơi đông người, Lưu Gia Linh luôn nắm chặt tay tôi. Đây là hành động bình thường nhưng với người mắc chứng sợ xã hội như tôi lại rất ấm áp, hạnh phúc".

Bạn bè và cả fan ruột của cặp đôi đều ngầm hiểu, để duy trì được cuộc hôn nhân suốt ba thập kỷ như vậy, công lớn thuộc về Lưu Gia Linh, “nữ cường nhân” được cho là cực kỳ thông tuệ.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, khi được hỏi có phải hy sinh nhiều để giữ gìn hôn nhân, Lưu Gia Linh đáp: "Chồng cũng chấp nhận nhược điểm của tôi. Trong hôn nhân, một số người kêu ca họ phải nhẫn nhịn chồng hoặc vợ nhưng thực ra, người kia cũng đang chịu đựng bạn".

Mô típ hôn nhân kỳ lạ của cặp Vỹ - Linh khiến nhiều người liên tưởng đến chuyện tình của một cặp văn sĩ cũng nổi tiếng không kém: Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir. Thậm chí việc tính cách trái ngược và đồn đoán không hợp trước hôn nhân của hai người cũng giống y chang.

Sự thật về cuộc hôn nhân kỳ lạ của Lương Triều Vỹ ảnh 7

Mô típ hôn nhân kỳ lạ của cặp Vỹ - Linh khiến nhiều người liên tưởng đến chuyện tình của Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir.

Sau khi quyết định làm vợ chồng, Sartre và Simone đã không tuân theo các chuẩn mực được xã hội: Mỗi người họ sống ở một nơi, cam kết chung thủy với nhau về mặt trí tuệ, nhưng không ràng buộc về mặt thể xác. Kết quả, hôn nhân của họ bền chặt đến cuối đời.

Trở lại câu chuyện của Vỹ - Linh, lựa chọn cách sống xa, theo Lương Triều Vỹ là để cả hai không cảm thấy bị kiểm soát và mất tự do.

“Công việc của tôi là tái hiện cuộc sống của những người xung quanh trên màn ảnh. Để làm được điều này tôi cần nhiều trải nghiệm và lẽ đương nhiên, nếu muốn có được nó cuộc sống tình cảm đời tư của tôi phải thật phong phú”, anh nói.

Ngoài Trương Mạn Ngọc, Châu Tấn, Chương Tử Di, Thang Duy... Lương Triều Vỹ thậm chí từng bị đồn có quan hệ đồng tính với Trương Quốc Vinh – người tình màn ảnh, người đã cùng anh đi vào lịch sử điện ảnh qua phim Xuân quang xạ tiết.

Ở phía ngược lại, đã có thời điểm Lưu Gia Linh dọn khỏi nhà, chuyển đến sống với một người phụ nữ tên Đặng Gia Nghi. Lưu Gia Linh và Đặng Nghê Nghi thường xuất hiện tay trong tay tình cảm, trong khi Lương Triều Vỹ ít khi ở nhà.

Sự thật về cuộc hôn nhân kỳ lạ của Lương Triều Vỹ ảnh 8

Một trong những cặp sao giàu nhất châu Á.

Tuy nhiên, tin đồn vẫn là tin đồn, vợ chồng Vỹ - Linh sau đó lại tay trong tay xuất hiện ở các sự kiện. Không chỉ có sự nghiệp điện ảnh rực rỡ, cả hai còn là những nhà đầu tư giỏi.

Nhiều năm qua, hai vợ chồng nắm giữ cổ phần của nhiều doanh nghiệp và thâu tóm hàng loạt bất động sản. Họ cũng được xếp vào hàng ngũ những cặp sao giàu nhất châu Á.

(Theo Tiền Phong)

">

Sự thật về cuộc hôn nhân kỳ lạ của Lương Triều Vỹ

Theo nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hạ Ni (Khoa Giáo dục, ĐH Leeds, Vương quốc Anh), nếu như mục đích của Chuẩn Hiệu trưởng là “nhằm phát triển phẩm chất, năng lực quản trị trường học của hiệu trưởng trường phổ thông”, thì việc thực hiện đánh giá, xếp loại cần được nghiên cứu cẩn trọng.

VietNamNet giới thiệu bài viết góp ý cho Dự thảo Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông vừa được Bộ GD-ĐT công bố ngày 31/1/2018.

{keywords}
Hiệu trưởng trường phổ thông sẽ được đánh giá theo 21 tiêu chí 

Sự hiện diện của “chuẩn” trong giáo dục

“Chuẩn” là một cách tiếp cận rất phổ biến, thậm chí chiếm ưu thế trong cải cách giáo dục trên thế giới vài thập niên gần đây. 

Các nước phương Tây có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Úc từ lâu đã đưa vấn đề “chuẩn” vào các mảng khác nhau từ chuẩn trong khảo thí, đánh giá đến chuẩn nghề nghiệp như chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng. 

Ở Việt Nam, về góc độ chủ trương, chính sách đối với toàn hệ thống giáo quốc dân, “chuẩn” và “chuẩn hóa” đã được đề cập trong Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó, quan điểm chỉ đạo là “chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”.

Từ đó đến nay, những người quan sát giáo dục trong nước có thể thấy vấn đề “chuẩn” hiện diện khá thường xuyên trong các mảng, các cấp bậc giáo dục. Phổ biến nhất là quan điểm đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra.

Các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay đều đi theo xu hướng trình bày chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo mà họ cung cấp. Bên cạnh đó còn có chuẩn trường học, chuẩn nhà giáo.

Mới đây nhất, Dự thảo Thông tư quy định về Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông vừa được Bộ GD-ĐT công bố ngày 31/1/2018. Văn bản này quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông và quy định đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường phổ thông theo chuẩn.

Theo dự thảo, Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông bao gồm 5 tiêu chuẩn: (1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; (2)Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học; (3) Năng lực quản trị nhà trường; (4) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; (5) Năng lực phát triển quan hệ xã hội. Gắn liềnvới các tiêu chuẩn đó là 21 tiêu chí.

Phần phụ lục của Dự thảo gồm các mẫu phiếu cụ thể hóa các nội dung đánh giá hiệu trường dành cho các bên liên quan như: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng, cơ quan quản lý.

Như vậy, việc đánh giá hiệu trưởng tỏ ra khá rõ ràng, đảm bảo tính khách quan bởi phương thức đánh giá là lượng hóa…

Những bất cập nảy sinh và quá trình áp dụng chuẩn trong thực tiễn

Tuy nhiên, điểm mấu chốt tôi muốn trao đổi trong phạm vi bài viết này lại xuất phát từ vấn đề có tính chất căn cơ, một số điều mà tới nay giới ứng dụng và nhất là giới nghiên cứu vẫn tiếp tục phản biện, phê phán những bất cập nảy sinh trong quan niệm về bản chất của chuẩn và quá trình áp dụng chuẩn trong thực tiễn.

{keywords}
Cha mẹ học sinh cũng sẽ đánh giá hiệu trưởng

Một vấn đề thường thấy là các tiêu chuẩn thường bị giảm hiệu lực khi chúng được chia nhỏ thành nhiều nhiệm vụ cụ thể, thường là một loạt các tiêu chí đi kèm mỗi tiêu chuẩn.

Như vậy, các tiêu chuẩn tự thân chúng trở thành một bảng kiểm, đôi khi bảng kiểm này là một danh mục rất dài tùy vào quy mô của bộ tiêu chuẩn. Điều này dễ thấy trong trường hợp Dự thảo Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông của Việt Nam.

Hệ thống tiêu chuẩn khá chi tiết và sáng tỏ, nhất là thông qua các phiếu đánh giá bằng thang điểm. Tuy nhiên, quá trình thực thi sẽ đạt hiệu quả đến đâu vẫn là điều cần thảo luận trước khi quyết định sử dụng bộ chuẩn này.

Mối bận tâm ở đây không rơi vào chỗ có đánh giá được hiệu trưởng theo chuẩn này hay không mà là đường lối sử dụng chuẩn.

Điểm khác biệt thú vị và đáng chú ý nhất tôi rút ra được khi so sánh văn bản Chuẩn xuất sắc dành cho Hiệu trưởng trường phổ thông của Anh Quốc và Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam nằm ở tinh thần chỉ đạo.

Bộ Giáo dục Anh ghi rõ 2 phần: Chuẩn dành cho cái gì và không dành cho cái gì. 

Ở phần "Chuẩn không dành cho cái gì?" có 2 ý quan trọng.

Thứ nhất, “Những tiêu chuẩn này khác Chuẩn Giáo viên ở chỗ chúng không bắt buộc và không phải là chỉ giới cơ sở cho thành tích làm việc theo mong muốn. Do đó chúng không nên được sử dụng như một bảng kiểm hoặc là chuẩn giá trị cơ sở, và bất kỳ thiếu sót nào so với chuẩn này tự nó không phải là căn cứ để chất vấn năng lực hoặc khả năng ban đầu của người làm hiệu trưởng”.

Thứ hai, “Ở đây, việc tạo ra “các cấp độ” phức tạp hoặc xếp thứ hạng cho từng đặc điểm nêu trong bộ tiêu chuẩn là không thích hợp”.

Trong khi đó, gần như trái ngược, hướng dẫn sử dụng Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông ở Việt Nam theo điều 15, chương IV “Tổ chức thực hiện” nêu: “Hằng năm, vào cuối năm học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại năng lực và tổ chức hội nghị góp ý việc đánh giá, xếp loại năng lực hiệu trưởng”.

Quan điểm định lượng các mặt phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng đang nổi lên rất rõ.

Người đọc dự thảo đoán rằng nếu Chuẩn hiệu trưởng này được triển khai áp dụng thì việc thu được các phiếu đánh giá, xếp loại hiệu trưởng là không khó. Nó khả thi bởi đã được hướng dẫn chi tiết và lượng hóa. Tuy nhiên, đánh giá đó đạt được thực chất hay không thì vẫn là vấn đề đáng chú ý, vì như đã nói ở trên, tôi đặt vấn đề với quan điểm tiếp cận theo chuẩn.

Lấy ví dụ, tiêu chí 1 tiêu chuẩn 1: “Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị: Gương mẫu chấp hành và tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhà trường, ‘Tiêu chí 2. Đạo đức: Công bằng, bao dung, vị tha, tôn trọng người khác; trung thực, trách nhiệm với công việc”.

Làm thế nào để việc đánh giá theo 3 mức những tiêu chí như thế là thỏa đáng, kể cả khi có minh chứng theo hướng dẫn? Người đánh giá và người được đánh giá có thể bị mắc kẹt giữa sự chủ quan và phiến diện của chính mình khi đánh giá một phẩm chất chính trị hay đạo đức, những cái vốn rất phức tạp hay không? Nếu phẩm chất chính trị chỉ được nhìn nhận ở mức độ chấp hành và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong nhà trường thì e rằng còn hạn hẹp.

Một mặt, chuẩn hóa thông qua thiết lập các tiêu chuẩn giúp cho việc quản lý trở nên khách quan và đỡ nặng nhọc hơn. Mặt khác, mong muốn chi tiết hóa, đánh giá, xếp loại bằng các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ dấu lại dễ khiến người ta rơi vào cái bẫy do chính họ đặt nên, nhất là ở đây chúng ta đang bàn về việc đánh giá nhân sự lãnh đạo giáo dục.

Các nhóm phẩm chất, năng lực của một người hiệu trưởng thường rất mở. Chúng chủ yếu nên nhắm tới sự tự đánh giá và phát triển không ngừng của cá nhân và liên quan sâu sắc tới việc hình thành văn hóa tổ chức.

Nếu như mục đích của Chuẩn này là ‘nhằm phát triển phẩm chất, năng lực quản trị trường học của hiệu trưởng trường phổ thông’ thì việc thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng cần được nghiên cứu cẩn trọng.

Ví dụ, bộ Chuẩn xuất sắc dành cho hiệu trưởng trường phổ thông của Anh năm 2015 chia 4 nhóm nội dung: (1) Phẩm chất và Tri thức; (2) Hiệu trưởng đối với học sinh và giáo viên, nhân viên; (3) Hiệu trưởng đối với hệ thống và các quá trình diễn ra trong trường; (4) Hiệu trưởng đối với hệ thống nhà trường tự hoàn thiện.

Liệu có phù hợp khi đánh giá hiệu trưởng bằng điểm, dù rằng sẽ có người ngay lập tức đặt câu hỏi: “Nếu không đánh giá bằng điểm, bằng thang thái độ thì bằng cái gì?”.

Tôi sẽ không phủ nhận việc hướng dẫn tìm kiếm minh chứng cho từng tiêu chí nhưng cho rằng Dự thảo nên xác định lại những phần nào sẽ đánh giá định tính, phần nào đánh giá định lượng. Đồng thời, xác định lại nội dung từng tiêu chuẩn, tiêu chí cũng là việc cần thiết. Quan trọng hơn cả vẫn là tinh thần sử dụng chuẩn.

Nên chăng, giới làm chính sách cần cân nhắc lại mỗi khi xác quyết tinh thần “chuẩn hóa” mọi khía cạnh của nền giáo dục.

Đối với thế giới, tiếp cận theo chuẩn hoàn toàn không có gì xa lạ. Bản thân các nước tiên phong dùng chuẩn như Mỹ, Anh, Úc cũng đã rút ra những bài học về chuẩn hóa.

Nhìn ở góc độ sâu xa hơn, khi xây dựng chuẩn nghĩa là chúng ta đang giả định mức độ cần vươn tới của một đối tượng trong một lĩnh vực nhất định. Nói cách khác, bằng việc sử dụng chuẩn người ta đã ghi nhận không đầy đủ hoặc bỏ qua trình độ sẵn có trước đó của đối tượng. 

Vì vậy, thiết nghĩ đối với đặc điểm lao động phức tạp như lãnh đạo trường học, các tiêu chuẩn trong xu thế giáo dục thế kỷ 21 nên được đặt trong một trạng thái cởi mở, nên tập trung vào sự tự phát triển của cá nhân bởi chính họ đang đứng đầu và vận hành một hệ thống trường học tự tiến bộ.

Mỹ xây dựng và áp dụng bộ Chuẩn hành nghề Lãnh đạo trường phổ thông (Interstate School Leaders Licensure Standards) từ năm 1996.

Anh quốc cập nhật Chuẩn xuất sắc dành cho Hiệu trưởng trường phổ thông (National Standards of Exellencefor Headteachers) năm 2015 và phiên bản này sẽ được bình duyệt lại vào năm 2020.

Trung Quốc, quốc gia có nhiều điểm tương đồng Việt Nam về văn hóa và hệ thống chính trị - xã hội, cũng lần đầu tiên ban hành Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông áp dụng cho ngành giáo dục nước này vào năm 2013.

Nguyễn Thị Hạ Ni

Bộ Giáo dục nêu 21 tiêu chí cho 1 hiệu trưởng "chuẩn"

Bộ Giáo dục nêu 21 tiêu chí cho 1 hiệu trưởng "chuẩn"

Bộ GD- ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông.

">

Dự thảo Chuẩn Hiệu trưởng: Nên xác định lại phần nào định tính, phần nào định lượng

友情链接