发布时间:2025-01-28 00:47:33 来源:NEWS 作者:Công nghệ
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa gửi đến Bộ Xây dựng báo cáo kiểm toán về kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM).
Nêu tại báo cáo này,ĐịnhgiáTổngcôngtyximăngthiếunghìntỷtrướccổphầnhoákêt quả bóng da cơ quan kiểm toán cho biết, đơn vị tư vấn chỉ xác định giá trị doanh nghiệp theo 1 phương pháp tài sản là không tuân thủ đầy đủ quy định.
KTNN đã đưa ra 2 phương pháp tính vốn nhà nước tại Tổng công ty này và đều cho thấy giá trị tăng so với kết quả định giá của Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC.
Cụ thể, nếu theo phương pháp tài sản của KTNN, giá trị vốn nhà nước của VICEM tại tháng 10/2018 vào khoảng 27.803 tỷ đồng - tăng khoảng 1.169 tỷ đồng so với kết quả của đơn vị tư vấn định giá.
Định giá Tổng công ty xi măng thiếu cả nghìn tỷ đồng trước cổ phần hoá do chưa tính giá trị quyền khai thác khoáng sản của một số công ty con thuộc Vicem (Ảnh: Vicem). |
Còn nếu xác định theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, Kiểm toán cho rằng tổng giá trị vốn nhà nước tại VICEM đạt 25.127 tỷ đồng, tăng khoảng 1.747 tỷ đồng so với kết quả của AASC.
KTNN chỉ ra trong phương pháp xác định giá trị vốn Nhà nước tại VICEM trước khi doanh nghiệp cổ phần hóa tính toán thiếu giá trị quyền khai thác khoảng sản của một số công ty con trực thuộc Vicem.
Vicem hiện là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Theo KTNN, tính đến tháng 10/2018, các công ty của VICEM được cấp tổng cộng 9 giấy phép khai thác khoáng sản là đá vôi và đá sét để khai thác sản xuất xi măng.
Trong đó, VICEM Hoàng Thạch được cấp 4 giấy phép, VICEM Hải Phòng được cấp 3 giấy phép, VICEM Tam Điệp được cấp 2 giấy phép. Thời gian được cấp phép từ 2-30 năm, tùy theo từng giấy phép.
Tổng trữ lượng khoáng sản được cấp phép khai thác hàng năm khoảng 9,56 triệu tấn đá vôi, 1,91 triệu tấn đá sét.
Theo lý giải của Bộ Xây dựng, việc kiểm toán kết quả định giá này chưa tính đến lợi thế giá trị quyền khai thác mỏ do chưa có hướng dẫn.
Tuy nhiên, trong báo cáo, cơ quan kiểm toán cũng nêu rõ cách tính với loại tài sản này, đồng thời tạm xác định giá trị quyền khai thác các mỏ khoảng sản nói trên của các doanh nghiệp trực thuộc VICEM vào khoảng 1.193 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc xác định giá trị tài sản phi hoạt động là các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty chưa niêm yết gồm Công ty Xi măng Chinfon, Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam và Công ty Xi măng Nghi Sơn. Đơn vị tư vấn mới chỉ căn cứ giá trị sổ sách, chưa đảm bảo theo giá trị thị trường. Kiểm toán nêu ví dụ khoản đầu tư vào Siam City Việt Nam do đơn vị này ước tính khoảng 3.660 tỷ đồng, trong khi đó, đơn vị tư vấn định giá chỉ khoảng 1.238 tỷ đồng, thấp hơn hai phần ba kết quả của kiểm toán. Việc tính toán giá trị đất đai của VICEM tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, theo cơ quan kiểm toán cũng chưa đầy đủ.
Từ đó, KTNN kiến nghị VICEM phối hợp với đơn vị kiểm toán điều chỉnh kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Hội đồng thành viên VICEM cần chỉ đạo các đơn vị thực hiện các kiến nghị và báo cáo kết quả cho KTNN trước ngày 30/9 tới.
Về việc chênh lệch con số định giá của đơn vị tư vấn ở một số hạng mục còn thiếu so với kết quả của KTNN, ông Bùi Hồng Minh - Chủ tịch Hội đồng Thành viên VICEM cho biết giá trị được xác định là do đơn vị tư vấn thực hiện, không phải do Tổng công ty.
“Sự chênh lệch này là do phương pháp tính. Đây là vấn đề nghiệp vụ cũng đã tranh luận với nhau nhiều. Phần liên quan đến giấy phép khai thác khoáng sản hiện pháp luật chưa quy định. Để bảo vệ tài sản nhà nước thì đơn vị nêu ra khuyến nghị việc này” – ông Minh nói.
Vị Chủ tịch HĐQT cũng cho hay, về phương pháp định giá, doanh nghiệp đã có ý kiến với KTNN. Tuy nhiên KTNN không phải là đơn vị quyết định nên doanh nghiệp cũng sẽ trình Chính phủ để cơ quan này quyết định.
VICEM là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Bộ Xây dựng. Đây là một trong số 93 tập đoàn, tổng công ty phải cổ phần hóa xong trước năm 2020, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8 vừa qua. Trong đó, cổ phần hoá VICEM nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ.
Hồng Khanh
Ông Bùi Hồng Minh – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tạm thời làm Tổng giám đốc thay cho ông Trần Việt Thắng vừa thôi nắm chức vụ này.
相关文章
随便看看