您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Học sinh các trường trên thế giới có bắt buộc mặc đồng phục? 正文

Học sinh các trường trên thế giới có bắt buộc mặc đồng phục?

时间:2025-01-25 06:57:45 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

MỹHầu hết các trường học ở Mỹ không yêu cầu học sinh mặc đồng phục,ọcsinhcáctrườngtrênthếgiớicóbắtbuđỗ hữu cađỗ hữu ca、、

Mỹ

Hầu hết các trường học ở Mỹ không yêu cầu học sinh mặc đồng phục,ọcsinhcáctrườngtrênthếgiớicóbắtbuộcmặcđồngphụđỗ hữu ca mà thay vào đó là những quy định về tiêu chuẩn trang phục khi đến trường.

Chỉ khoảng 20% trường công ở Mỹ yêu cầu học sinh mặc đồng phục.

Các trường khác nhau sẽ có quy định khác nhau về trang phục và dựa trên các chính sách chung do hội đồng trường đặt ra. 

Các trường tư thục và các trường chuyên biệt thường là những trường duy nhất yêu cầu đồng phục do ban giám hiệu nhà trường lựa chọn.

Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Mỹ năm học 2017-2018, 20% các trường công lập yêu cầu học sinh mặc đồng phục. 

Đồng thời, tỷ lệ trường tiểu học yêu cầu học sinh mặc đồng phục (23%) cao hơn trường trung học cơ sở (18%), trong khi tỷ lệ trường trung học phổ thông chỉ là 10%. 

Các trường công lập ở thành phố có xu hướng yêu cầu đồng phục cao hơn các trường ở khu vực ngoại ô, thị trấn và khu vực nông thôn.

Trung Quốc

Mặc đồng phục là quy định bắt buộc tại các trường học ở Trung Quốc. Hầu như tất cả các trường trung học cũng như một số trường tiểu học yêu cầu học sinh mặc đồng phục đến trường.

Đồng phục là yêu cầu bắt buộc ở Trung Quốc.

Đồng phục ở Trung Quốc đại lục thường bao gồm 5 bộ: 2 bộ trang trọng (mặc vào thứ Hai hay các dịp đặc biệt như lễ khai giảng, ngày kỷ niệm của trường...) và 3 bộ mặc hàng ngày. 
Đồng phục cho nam sinh vào mùa đông thường bao gồm áo khoác len kéo khóa, quần dài và áo sơ mi có cổ (thường là màu trắng). Chất liệu trang phục mỏng hơn vào mùa xuân và mùa thu.
Đồng phục hàng ngày của nữ sinh về cơ bản giống như đồng phục của nam.

Anh

Các trường học ở Anh không bắt buộc phải có đồng phục, mặc dù Bộ Giáo dục Anh khuyến nghị các trường nên làm như vậy. 
Các cơ quan quản lý trường học quyết định chính sách đồng phục của trường mình.

Đồng phục không bắt buộc tại các trường ở Anh.

Tuy vậy, kết quả khảo sát của Cơ quan Nghiên cứu chính trị YouGov vào năm 2022 cho thấy, gần 2/3 (65%) người Anh tin rằng đồng phục nên bắt buộc cho học sinh trung học (từ 11-16 tuổi), trong khi 49% cho rằng học sinh tiểu học cần mặc đồng phục (từ 4-11 tuổi). Gần 2/3 nói rằng các trường nên giúp phụ huynh cung cấp đồng phục.

Vào năm 2021, một đạo luật đã được thông qua để đảm bảo chi phí đồng phục học sinh nước này không quá cao. Theo đó, giá của đồng phục ở Anh không được đắt đến mức mà gia đình học sinh không thể chi trả. 

Nhật Bản

Phần lớn các trường THCS và THPT của Nhật Bản yêu cầu học sinh mặc đồng phục trong khi hầu hết các trường tiểu học thì không.

Bộ đồng phục được cho là giúp giới trẻ Nhật Bản thấm nhuần ý thức kỷ luật và tính cộng đồng

Đồng phục học sinh Nhật Bản không chỉ cho thấy sự năng động của tuổi trẻ mà còn đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa của đất nước Đông Bắc Á này. Những bộ đồng phục được cho là giúp giới trẻ Nhật Bản thấm nhuần ý thức kỷ luật và tính cộng đồng.

Nhìn chung, có hai kiểu đồng phục giữa các trường học ở Nhật Bản: đồng phục truyền thống hoặc phong cách hiện đại. Các màu đồng phục điển hình là xanh nước biển, xanh lá cây, đen và trắng.

Tuy nhiên, nhiều biến thể của đồng phục học sinh ở Nhật Bản đang được áp dụng. Một số trường có phong cách đồng phục đặc biệt để thể hiện đặc điểm, triết lý và quy tắc nhất định của trường.

Nga

Hai thập kỷ sau khi bãi bỏ, kể từ ngày 1/9/2013, học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Nga bắt đầu phải mặc đồng phục.

Từ năm 2013, học sinh Nga phải mặc đồng phục khi đến trường.

Đồng phục học sinh lần đầu tiên xuất hiện tại Nga vào năm 1834. Vào thời điểm đó, chỉ có nam sinh mặc đồng phục. Vào năm 1896, bắt đầu có các trường cho học sinh nữ và kéo theo đó là sự ra đời của đồng phục nữ sinh.

Trong lịch sử Nga, đồng phục học sinh phần nào phản ánh uy tín, chất lượng học tập và giảng dạy, trình độ quản lý của nhà trường.

Bảo Huy (Tổng hợp)