Nghịch lý lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt khi ra quyết định là chúng ta phải ra quyết định về một thứ chưa hề tồn tại ở thời điểm đó.
Ai có thể nói bạn sẽ hài lòng với lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp, hoặc sẽ hạnh phục với người vợ/chồng mà bạn quyết định kết hôn, trong 10 năm nữa - khi bạn đã là một người khác và sống trong một thực tại khác - như thời điểm bạn đưa ra quyết định?
Trên thực tế, mọi thứ xảy ra và mọi người đều thay đổi.
Quan trọng hơn, chúng ta không thể đoán trước tương lai. Tương lai chưa tồn tại. Chúng ta sống trong một thế giới phức tạp với vô số biến thiên, tương tác với nhau đưa chúng ta đến một con đường nào đó trong tương lai. Và bởi vì thực tế đó, luôn có nhiều khả năng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, không có một chiếc la bàn nào có thể hướng dẫn tương lai cho chúng ta, nên thật khó để định hướng về các hành động hàng ngày của chúng ta. Chúng ta cần phải có một ý tưởng sơ bộ về nơi chúng ta muốn ở trong khoảng từ 10 đến 20 đến 30 năm. Chúng ta cần làm gì đó.
Trong trường hợp này, giải pháp không phải là một tầm nhìn cụ thể hay một chỉ số thành công, mà là một định hướng chung dựa trên những bằng chứng của quá khứ - không có gì quá cụ thể, nhưng vẫn đáng để phấn đấu.
Khi nói đến việc ra quyết định quan trọng nhất và những quyết định có ảnh hưởng lâu dài nhất, Bezos có một quy tắc đơn giản khá hữu ích: "Tập trung vào những điều sẽ không thay đổi".
Tại Amazon, điều này có nghĩa là mọi thứ được xây dựng xung quanh giá trị của họ đối với khách hàng. Họ không cố gắng theo đuổi những thứ nhất thời bởi họ không biết cái nào sẽ vẫn còn quan trọng. Tuy nhiên, họ biết rằng trong 20 năm tới, khách hàng sẽ vẫn muốn giao hàng nhanh hơn và các sản phẩm rẻ hơn. Họ có thể xây dựng một tương lai xung quanh điều đó, lấy đó làm trọng tâm.
Tương tự, nếu bạn 30 tuổi, bạn có thể không biết chính xác sở thích cá nhân của bạn sẽ như thế nào vào ngày mai, nhưng bạn có thể chắc chắn rằng một điều, nếu bạn đã thích sự sáng tạo trong 20 năm qua, thì 20 năm tới điều đó sẽ không thay đổi. Bạn có thể xây dựng sự nghiệp xung quanh điều đó.
Có mục tiêu lâu dài sẽ cho phép bạn kiểm soát sản phẩm hành động của bạn, nhưng điều đó sẽ chẳng là gì nếu bạn không có định hướng ổn định.
Cách duy nhất để đạt mục tiêu là phải xác định những gì trong bạn sẽ vẫn nguyên vẹn trong tương lai.
Một khi đã có định hướng, mục tiêu sẽ ở gần hơn. Bạn phải tìm ra các bước cần làm để đạt đến mục tiêu đó.
Vấn đề là, nếu định hướng của bạn không quá cụ thể - và thực sự là không nên quá cụ thể - và nếu đó là một chặng đường dài – nên là một định hướng lâu dài - thì mọi thứ không hề dễ dàng khi xác định các bước cần thực hiện.
Và điều khó nhất, đó là bạn không thể biết chính xác phải bắt đầu từ đâu. Thật dễ dàng để quyết định rằng bạn muốn trở thành một nghệ sĩ tuyệt vời trong 30 năm nữa, nhưng làm thế nào bạn quyết định được những điều cụ thể bạn sẽ làm để đạt mục tiêu đó.
Câu trả lời đơn giản đến kinh ngạc: Hãy thử thách và thất bại; hãy sửa chữa và sau đó xây dựng.
Trong cuộc đời, nhiều người mắc lỗi từ rất sớm về một quyết định lớn và bị gắn chặt vào lỗi lầm đó. Điều này thường không tốt, vì một lần nữa, bạn rất khó biết chính xác bạn cần gì hoặc thích gì cho đến khi bạn có nó.
Điều bạn thực sự muốn là khám phá nhiều con đường khác nhau và sau đó thử nghiệm với từng con đường. Nếu một cái gì đó đang tốt đẹp, hãy tiếp tục nhiều hơn. Nếu nó dẫn đến thất bại, hãy sử dụng thất bại đó làm điểm thông tin để loại trừ các tùy chọn. Đây là cách bạn khai thác cả lợi ích chiến lược và sự may mắn cùng một lúc.
Mặc dù giá trị cốt lõi của Amazon là khách hàng, nhưng Amazon biết họ có thể đạt được điều đó thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Và mặc dù Amazon bắt đầu bằng việc bán sách, sau đó là bán các mặt hàng bán lẻ khác, song Amazon cũng đảm bảo luôn thử nghiệm và khám phá các con đường khác nhau, như điện toán đám mây, phần cứng, v.v.
Ngày nay, một phần đáng kể doanh thu và lợi nhuận của Amazon thực sự đến từ các "cú đánh cược" dường như rất ngẫu nhiên, như điện toán đám mây.
Nếu Amazon không thực hiện các thử nghiệm, họ sẽ không có thất bại như điện thoại Amazon Fire, nhưng họ cũng sẽ không có AWS, mảng kinh doanh mang lại 20 tỷ USD cho Amazon vào năm 2017, và không có Amazon Prime, hiện có hơn 100 triệu khách hàng trả phí.
Bởi vì tương lai là điều không thể đoán trước, nên thử nghiệm, thử thách mang đến những tùy chọn để khám phá nhiều con đường khác nhau, để xem con đường nào hoạt động hoạt động và ngược lại.
Thế giới thay đổi liên tục. Để theo kịp, chúng ta phải có sự linh hoạt.
Có một cách tiếp cận là nhiều người sẽ lập kế hoạch tương lai trong một mục tiêu trung hạn cụ thể, và sau đó tiến hành các bước chính xác. Họ tưởng tượng mình trong năm năm nữa và kết nối các phần còn lại với nhau.
Tuy nhiên, mục tiêu trung hạn thường quá cụ thể và không cho phép thay đổi, đó là một vấn đề khi chúng ta giải quyết với những điều không chắc chắn.
Mặc dù có một định hướng trong 30 năm sẽ là điều khó khăn hơn so với việc xác định một mục tiêu 5 năm, song sự thật là một định hướng dài hạn sẽ ngăn bạn đến với những lựa chọn thiển cận, và quan trọng hơn, nó cho bạn kiểm soát nhiều hơn về những điều không thể đoán trước ngẫu nhiên xảy ra.
Đây chính xác là lý do mọi người nghi ngờ Bezos và Amazon trong những năm qua. Họ quá tập trung vào kết quả của một quý, và trong quá trình này, họ không nhìn thấy Amazon đã được thiết lập tốt như thế nào trong một thập kỷ.
Chúng ta sống trong một thế giới năng động và thay đổi liên tục, cách duy nhất để đưa ra các quyết định hiệu quả trong một thế giới như vậy là tránh các khung thời gian tĩnh. Chúng ta phải cho phép một mức độ linh hoạt và cởi mở trong cách chúng ta lựa chọn.
Tương lai có thể không thể dự đoán được, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể định hình tương lai.
" width="175" height="115" alt="Jeff Bezos đã làm thế nào để luôn đưa ra được quyết định đúng đắn?" />