Tổ chức Nature Research vừa công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học,ườngđạihọcviệnnghiêncứucónhiềucôngbốquốctếnhấtcảnướbóng đá bundesliga các tổ chức nghiên cứu, các quốc gia và khu vực trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, sự sống và khoa học trái đất. Theo Bảng xếp hạng Nature Index, Việt Nam có 10 đại học, viện nghiên cứu dẫn đầu về số lượng công bố quốc tế trong thời gian từ ngày 1/3/2019 đến ngày 29/2/2020. Xếp thứ nhất là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tiếp đó là Trường ĐH Duy Tân. Là một trường đại học tư thục còn trẻ tuổi nhưng Trường ĐH Phenikaa cũng có mặt trong bảng xếp hạng này và năm nay đứng ở vị trí thứ 3. Top 10 trường đại học, viện nghiên cứu có nhiều công bố quốc tế do Nature Index xếp hạng. Ngoài ra, trong bảng xếp hạng cũng có sự góp mặt của Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, … Nature Index là bảng xếp hạng do Tổ chức Nature Reasearch thực hiện. Nature Index chọn lọc ra 82 tạp chí hàng đầu thế giới từ hàng chục nghìn tạp chí quốc tế uy tín để đưa vào đánh giá xếp hạng, thuộc 4 nhóm lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, và Khoa học sự sống. Từ năm 2016, Nature Index bắt đầu đưa ra các bảng xếp hạng về kết quả công bố của quốc gia và cơ sở giáo dục đại học. Bảng xếp hạng Nature Index công bố mỗi năm phản ánh về quy mô công bố và mức độ sự hợp tác nghiên cứu chất lượng cao ở cấp cơ sở giáo dục đại học/nghiên cứu, cấp quốc gia và khu vực. Kết quả xếp hạng Nature Index về công bố của quốc gia, tổ chức nghiên cứu và các cơ sở giáo dục đại học được tính bằng hai tiêu chí là số bài viết và tỉ lệ công bố. Thúy Nga Sinh viên năm 4 là tác giả chính của công bố quốc tế trên tạp chí uy tín- Cuối năm thứ 4 đại học, Nguyễn Ngọc Trung (sinh viên khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên) đã trở thành tác giả chính của bài báo công bố quốc tế nghiên cứu về vật liệu mới có khả năng hấp phụ kháng sinh trong nước thải y tế. |