Vai trò của nhà đài, nhà sản xuất ở đâu?
Trước vụ việc xảy ra giữa Trấn Thành và Đức Phúc, Trấn Thành từng có loạt phát ngôn được cho là miệt thị ngoại hình người khác. Anh chọc ngoáy cân nặng của rapper Yuno BigBoi và Vsoul khi dẫn Rap Việt; nhận xét chân diễn viên Puka giống đàn ông; ví thân hình Mạc Văn Khoa như "bánh mì que ở Đà Nẵng"; châm chọc ngoại hình Lâm Vỹ Dạ;...
Ngược lại, không ít lần Trấn Thành là nạn nhân của miệt thị ngoại hình. Cân nặng của anh thường được các đồng nghiệp sử dụng vào mục đích pha trò với những cụm từ khó lọt tai như "mập như heo", "nọng hóa thạch", "đuông dừa size XXL”, "ảnh trên mạng và lúc nhận hàng",...
Trong showbiz, nghệ sĩ Việt vốn quen thói pha trò bằng đặc điểm ngoại hình của đối phương. Lâm Vỹ Dạ từng bị Trường Giang nhận định là "xấu nhất làng hài" tại Kỳ tài thách đấuvà chính chị mô tả Hữu Tín là "nhất lé nhì lùn nên không ngóc đầu lên được" trong Chọn đâu cho đúng.
Trường Giang và Trấn Thành hễ gặp nhau tại chương trình nào đều lôi đặc điểm cơ thể đối phương ra pha trò. Hay trong Chọn đâu cho đúng, Minh Dự khuyên Tuyền Mập giảm cân thì cô này "đốp lại" nam đồng nghiệp cần đi niềng răng. Hàng trăm tình huống tương tự diễn ra trên sóng truyền hình nhiều năm qua.
Dù vậy, trong mỗi vụ việc gây tranh cãi, hầu như chỉ nghệ sĩ bị réo tên do vạ miệng trong khi trách nhiệm của đơn vị sản xuất và đài truyền hình lại đang bị phớt lờ.
Từ góc độ khán giả, anh Huỳnh Đắc Thọ (sinh năm 1991, TP.HCM) cho rằng trách nhiệm của đơn vị sản xuất và nhà đài lớn hơn nghệ sĩ. Đơn cử vụ ồn ào của Trấn Thành vừa rồi, đơn vị sản xuất và đài truyền hình hoàn toàn có thể can thiệp bởi chương trình Ca sĩ mặt nạkhông phát sóng trực tiếp. Chưa kể, nam MC từng nhiều lần vướng ồn ào phát ngôn trên sóng.
"Tôi tự hỏi: Do các ê-kíp không nhận thấy câu pha trò của Trấn Thành có vấn đề hay họ cố ý để lại chi tiết này? Tôi không đủ thông tin để trả lời câu hỏi đó. Trấn Thành có thể chưa đúng mực nhưng trách nhiệm của đơn vị sản xuất và nhà đài lớn hơn, đáng phê phán hơn", khán giả này nói.
Trao đổi với VietNamNet, một biên tập viên lâu năm trong lĩnh vực giải trí xin phép giấu tên cho hay từ góc độ chuyên môn, mỗi biên tập viên sẽ có tư duy khác nhau trước những tình huống như câu đùa bị cho là miệt thị ngoại hình của Trấn Thành.
"Chúng tôi không có văn bản hay quy định cụ thể về các nội dung như nghệ sĩ bông đùa trong chương trình. Vì vậy, việc biên tập viên có cắt những chi tiết kiểu này hay không tùy thuộc vào tư duy, sự nhạy cảm của mỗi người", người này nói.
Theo biên tập viên này, khó xác định nhà đài có chủ đích hay không trong việc giữ lại những phân đoạn kiểu này nhằm mục đích câu rating. Cụ thể ở tập phát sóng của chương trình Ca sĩ mặt nạ, các thành viên ban cố vấn đều tương tác rất tốt, có nhiều miếng hài hấp dẫn xuyên suốt tập chứ không chỉ có miếng hài ví von Đức Phúc với hải ly.
Người này cho rằng các biên tập viên nhà đài cần trao dồi kiến thức văn hóa, đời sống ngoài chuyên môn, đặc biệt là phản ứng của cộng đồng mạng trong nước và quốc tế đối với các tình huống tương tự trên sóng truyền hình.
"Bạn cần biết những tình huống nào nhạy cảm, cần tránh, xu hướng thay đổi của nhân vật lên truyền hình ra sao. Các bạn cần chủ động trang bị những kiến thức, sự nhạy cảm cần thiết để tránh những tranh cãi không đáng có, gây tổn hại danh tiếng của nghệ sĩ lẫn uy tín của nhà đài", biên tập viên này cho hay.
Trấn Thành hay lỗi hệ thống?
Không phải mọi nhận xét về ngoại hình đều là miệt thị ngoại hình. Từ điển Oxford định nghĩa miệt thị ngoại hình là hành vi hoặc thói quen làm nhục người khác bằng cách đưa ra những nhận xét chế giễu hoặc chỉ trích về hình dạng, kích thước hoặc đặc điểm cơ thể họ.
Một ý kiến trên mạng xã hội Facebook được quan tâm, thu hút tranh luận: "Vì sao HIEUTHUHAI gọi Lê Dương Bảo Lâm là "con cá trê" là vui vẻ, hài hước còn Trấn Thành bị chỉ trích vì trêu Đức Phúc là hải ly?". Thực tiễn, nhiều khán giả nhận định về hành vi miệt thị ngoại hình đang bỏ qua khía cạnh bối cảnh đặc thù của lĩnh vực giải trí.
Danh hài Minh Nhí chia sẻ với VietNamNet, cần xem xét cụ thể bối cảnh mà người nghệ sĩ phát ngôn. Nếu họ đang diễn xuất trên sóng truyền hình, sân khấu, phim ảnh,... thì không xem là miệt thị ngoại hình.
"Đơn cử, tôi và Hồng Vân thường dùng ngoại hình của đối phương để tạo miếng hài. Vân sẽ gọi tôi là "thằng lùn" còn tôi gọi cô ấy là "bà mập". Đó không là Hồng Vân và Minh Nhí mà là hai nhân vật trong tác phẩm. Chúng tôi cũng đã thống nhất miếng hài trước khi lên sân khấu. Miếng hài nhắm vào ngoại hình đối phương cần sự ăn ý, hiểu nhau, đúng người và đúng tình huống mới có thể gây cười", danh hài nói.
Thực tế, không ít phát ngôn của nghệ sĩ được cho là miệt thị ngoại hình xuất phát từ tình huống nghề nghiệp. Trong chương trình 2 ngày 1 đêm tập phát sóng ở Ninh Bình, nhóm nghệ sĩ tạo một tình huống vui mà Lê Dương Bảo Lâm là "kẻ ác chuyên bắt cóc dân lành" còn HIEUTHUHAI vào vai hiệp sĩ. Đó là nguồn cơn của việc rapper gọi đàn anh là "con cá trê". Tương tự, rất nhiều màn pha trò của các nghệ sĩ tại Ơn giời! Cậu đây rồiđang bị quy kết là miệt thị ngoại hình.
MC Trấn Thành có không ít phát ngôn vô hình trung miệt thị ngoại hình đồng nghiệp ngay cả khi hành vi của anh có thể không xuất phát từ thái độ ác ý, tiêu cực. Từ khía cạnh ứng xử xã hội, việc Trấn Thành có phải xin lỗi Đức Phúc hay một số đồng nghiệp khác không tùy thuộc vào chính người bị miệt thị ngoại hình.
Từ khía cạnh trách nhiệm của nghệ sĩ, Trấn Thành nên có lời xin lỗi công chúng. Ngay cả khi không có chủ đích miệt thị ngoại hình đồng nghiệp, phát ngôn của MC vẫn có sức lan tỏa đến hàng triệu người qua truyền hình, internet, đặc biệt với đối tượng trẻ em.
NSND Kim Cương nhiều lần phê phán thực trạng một số nghệ sĩ lên truyền hình tấu hài phản cảm. "Người lớn biết tốt biết xấu nhưng thế hệ trẻ nghe theo thì thế nào? Nguy hiểm hơn, những thứ này đang phát trên truyền hình - nơi người xem tập trung đủ thế hệ lớn nhỏ. Thấy ba mẹ cười, các em sẽ cho là đúng và học theo", bà nói.
Lắng nghe và thấu hiểu những gì người yêu nhạc mong muốn
- Thị trường âm nhạc Việt Nam những ngày gần cuối năm ngày càng sôi động với hàng loạt các chương trình, sự kiện. Theo ông, mọi thứ đã trở lại như trước Covid-19 hay chưa?
Covid-19 đóng băng thị trường giải trí, nhất là các hoạt động âm nhạc trực tiếp trong mấy năm qua. Có lẽ sức nén của thị trường được bung toả khi cuộc sống trở lại bình thường. Khán giả đã chờ đợi quá lâu để được thưởng thức món ăn tinh thần mà họ yêu thích.
- Mới đây, “Người tình in Concert 2 - Bằng Kiều ft Người tình” đêm nhạc do IB Group Việt Nam sản xuất - tuyên bố cháy vé trước khi diễn ra 2 tuần. Là người đứng đầu IB Group Việt Nam, ông có bí quyết gì để hấp dẫn khán giả?
Thực sự không có bí quyết gì đặc biệt. Tôi cho rằng, khán giả, đối tác dành niềm tin yêu cho các sản phẩm âm nhạc do IBgroup Việt Nam sản xuất là bởi chúng tôi luôn lắng nghe và thấu hiểu những gì người yêu nhạc mong muốn.
- Đêm nhạc Người tình in concert 2 phần âm nhạc rất được chú trọng với sự trình diễn xuất sắc của ban nhạc Hoài Sa. "Nhiều người nghĩ ban nhạc phải theo ca sĩ, thực chất ban nhạc hay thì ca sĩ sướng lắm" - Bằng Kiều đã thốt lên như vậy. Trước đây chúng ta mặc định ca sĩ là nhân vật chính của sân khấu. Một nhà sản xuất như ông nghĩ thế nào về vai trò của dàn nhạc?
Có lẽ cách nhìn và đánh giá ca sĩ luôn là nhân vật chính của sân khấu cũng hợp lý khi ca sĩ hát trên nền nhạc beat (nhạc đã được thu âm trước), nhưng với sân khấu trình diễn mà ca sĩ hát với cùng dàn nhạc (live band) thì vai trò của dàn nhạc và đặc biệt của nhạc sĩ chịu trách nhiệm hoà âm và phối khí cho bài hát rất quan trọng và điều này làm cho ca sĩ được thăng hoa. Vậy nên, với một đêm live concert thì vai trò của nhạc sĩ và ca sĩ đều quan trọng. Và đặc biệt để truyền cảm hứng cho nghệ sĩ lại chính là hệ thống âm thanh cùng kỹ sư điều khiển âm thanh, đó là yếu tố cuối cùng để quyết định cho phần phần nghe. Tất cả là sự kết hợp không thể thiếu được.
Săn sàng đầu tư để lan toả cảm xúc tới khán giả
- Không đơn thuần sản xuất các đêm nhạc, IB Group Việt Nam được đánh giá là đơn vị tên tuổi đã làm nên thương hiệu của chuỗi những live concert đình đám hàng đầu Việt Nam, trong đó có chuỗi “Legend in concert” đưa nhiều huyền thoại âm nhạc thế giới về Việt Nam. Là một người kinh doanh nghệ thuật, ông cân bằng các yếu tố thế nào để lợi nhuận không át đi âm nhạc và ngược lại, không phải “bán nhà” vì “nàng thơ”?
Một câu hỏi rất thú vị. Tôi là một người làm quản lý không phải là người sáng tác âm nhạc bởi vậy những chuỗi concert của các huyền thoại âm nhạc thế giới cũng như Việt Nam đều là sản phẩm đặc biệt được chúng tôi hình thành trên đánh giá về nhu cầu và thị hiếu của thị trường trước khi đưa ra ý tưởng và sản xuất.
Tất nhiên việc kinh doanh không tránh khỏi những yếu tố may rủi. Tôi sẵn sàng chấp nhận đầu tư phát sinh tiền tỷ/1 show để thanh âm cũng như sắc màu đạt chuẩn, lan toả cảm xúc tới khán giả.
- Các liveshow của IB Group Việt Nam nếu không phải ca sĩ hàng đầu Việt Nam như Bằng Kiều, Lệ Quyên, Minh Tuyết… thì là những giọng ca bất hủ như Kenny G, Modern Talking, Boney M… Việc kết nối không đơn giản, làm việc lại càng khó vì những cái tôi cá nhân và yêu cầu rất cao, đặc biệt nghệ sĩ quốc tế. Có khi nào ông gặp phải những ca khó, và ông ứng xử thế nào?
IB Group Việt Nam đã áp dụng các quy trình sản xuất concert quốc tế, đồng thời có sự hợp tác với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giải trí và âm nhạc trên thế giới Hiệp hội thu âm Mỹ, Universal Music... bởi vậy chúng tôi đủ điều kiện để đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của các ngôi sao âm nhạc thế giới.
- Theo ông, các nhà sản xuất chương trình nghệ thuật Việt Nam còn gặp những khó khăn gì và họ nên làm thế nào để phát triển hơn?
Việt Nam còn thiếu cơ sở vật chất, ngay tại Hà Nội và TP.HCM thiếu vắng địa điểm đáp ứng tiêu chuẩn cho những buổi biểu diễn âm nhạc đạt chuẩn quốc tế. Thị trường chưa được phân định rõ ràng cho từng loại hình sản phẩm âm nhạc. Chúng ta cần có một lộ trình để hình thành một nền công nghiệp giải trí trong đó âm nhạc là tiên phong.
Về năng lực sản xuất thì phần lớn các nhà sản xuất sử dụng kinh nghiệm chứ chưa có quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Sự vào cuộc của Chính phủ, bộ ngành liên quan sẽ xây dựng và thúc đẩy để Việt Nam sớm có được ngành công nghiệp giải trí tương đương các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Thúy Ngà
" alt=""/>IB Group sẵn sàng đầu tư hàng chục tỷ đồng để lan toả cảm xúc âm nhạc1. Have a crush on sb: “cảm nắng” ai đó
• Một thành ngữ tiếng Anh phổ biến dùng khi bạn bắt đầu có tình cảm yêu thích với ai đó và thường thì người đó không biết gì về tình cảm của bạn.
• Ví dụ: The easiest way to recognize if you have a crush on somebody is to think about how they make you feel (Cách dễ nhất để nhận biết bạn có đang “cảm nắng” ai đó không là nghĩ xem họ làm bạn cảm thấy như thế nào).
![]() |
2. Tie the knot: kết hôn
• Ví dụ: She's planning to tie the knot with her German boyfriend next June (Cô ấy dự định sẽ kết hôn với anh bạn trai người Đức tháng Sáu tới).
3. Get dumped: bị “đá”
• Dùng khi một người bị người yêu đơn phương chia tay.
• Ví dụ: Mark was so sad after getting dumped by Anna (Mark đã rất buồn sau khi bị Anna đá).
4. Blind date: đi xem mặt
• Blind date chỉ những cuộc hẹn dành cho những người khác phái mà trước đó chưa hề quen biết nhau.
• Ví dụ: I have a blind date tonight with my sister’s co-worker. I hope he is cute! (Mình có cuộc hẹn đi xem mắt với một đồng nghiệp của chị gái mình. Mình mong là anh ấy sẽ dễ thương!).
5. Love to pieces: Yêu tha thiết
• Dùng khi diễn tả một tình yêu sâu đậm, khi một người có thể yêu tất cả của người kia.
• Ví dụ: Jackson can’t bring himself to hate her. He loves her to pieces (Jackson không thể nào ghét bỏ cô ấy. Anh yêu tất cả của cô ấy).
6. Double date: hẹn hò đôi
• Cuộc hẹn hò có hai cặp đôi đang yêu nhau tham gia.
• Ví dụ: Justin and Sam invite me and my boyfriend to go on a double date with them (Justin và Sam rủ tôi và bạn trai hẹn hò đôi với họ).
7. Fall for someone: phải lòng ai đó
• Ví dụ: Daniel fell for her right when he laid his eyes on her (Daniel phải lòng cô ngay từ lần đầu anh để mắt đến cô).
8. Find Mr.Right: Tìm người đàn ông hoàn hảo
• Ví dụ: Mary hasn’t had a boyfriend yet, she’s still on her way finding Mr.Right (Mary vẫn chưa có bạn trai, cô ấy vẫn đang trên đường tìm người đàn ông hoàn hảo của đời mình).
9. Pop the question: cầu hôn
• Ví dụ: She waited for years for him to pop the question (Cô ấy đã đợi hàng năm để anh ấy cầu hôn).
10. Go Dutch: cuộc hẹn “cam-pu-chia”
• Ý chỉ những cuộc hẹn mà mỗi người đều tự trả tiền phần ăn của mình.
• Ví dụ: We went Dutch on dinner (Chúng tôi tự trả tiền bữa tối của mình).
Kim Ngân - Vân Chi
" alt=""/>Học tiếng Anh: 10 thành ngữ tiếng Anh về “cảm nắng”