Thời sự

Lâm Chấn Khang làm đám cưới với bạn gái sau 17 năm yêu

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-21 01:51:46 我要评论(0)

Mới đây,âmChấnKhanglàmđámcướivớibạngáisaunămyêgiải bóng đá vô địch đức nhiều người quen và bạn bè đồgiải bóng đá vô địch đứcgiải bóng đá vô địch đức、、

Mới đây,âmChấnKhanglàmđámcướivớibạngáisaunămyêgiải bóng đá vô địch đức nhiều người quen và bạn bè đồng loạt chia sẻ thiệp cưới của Lâm Chấn Khang.

Tuy nhiên, đi kèm thiệp cưới là một tấm ảnh chụp như poster với dòng đề từ "Một bộ phim của cuộc đời Lâm Chấn Khang và Kim Jun See" khiến nhiều khán giả tưởng rằng anh sắp ra sản phẩm ca nhạc hoặc phim có bạn gái đóng chung.

{ keywords}
Poster 'lạ' khiến khán giả tưởng Lâm Chấn Khang sắp ra sản phẩm chứ không phải làm đám cưới.

Trước những nghi vấn, VietNamNet nối máy với Lâm Chấn Khang để tìm hiểu thực hư. Lâm Chấn Khang đã bật cười lớn khi biết chuyện nhiều khán giả tưởng nhầm anh sắp ra sản phẩm. 

"Tôi cưới thật mà. Chuyện tình cảm của tôi với bé Jun See cũng 17 năm rồi. Chúng tôi ở bên nhau lâu rồi nhưng cảm giác vẫn rất nôn nao, đang mong chờ đến ngày cưới đây", Lâm Chấn Khang hào hứng nói.

Anh cũng rất vui khi biết khán giả xôn xao, chúc mừng cho đám cưới của mình: "Mọi người xôn xao như vậy có lẽ vì đang mong chờ vào một tình yêu thật. Vì từ xưa nay, người ta thường không tin vào tình yêu trong giới nghệ sĩ chúng tôi. Chắc khán giả cũng yêu mến mình và thấy vui lây cho tôi và Jun See".

{ keywords}
Khánh Đơn khoe thiệp cưới của Lâm Chấn Khang.

Lâm Chấn Khang và Kim Jun See là cặp đôi cưới muộn nhất showbiz khi ở bên nhau 17 năm mới cưới. Nam ca sĩ cho biết, bạn gái không đòi cưới, càng không bao giờ phàn nàn gì anh.

"Đó là lý do tôi thương cô ấy rất nhiều. Chúng tôi hiểu nhau lắm, sống bên nhau hạnh phúc là đủ rồi. Đám cưới lần này cũng chỉ để kỷ niệm và đánh dấu hành trình yêu nhau 17 năm thôi", Lâm Chấn Khang tâm sự.

Chia sẻ về đám cưới, anh nói: "Tôi là người miền Tây nên đơn giản lắm, không làm đám cưới lớn đâu. Những khách đến dự đám cưới đều là người tôi trân trọng, thân thiết và từng làm việc với mình. Vì thế, tôi muốn làm một đám cưới vừa và nhỏ để có thể chăm sóc tất cả mọi người. Tôi muốn ai đến đám cưới mình đều phải vui, ra về thấy quyến luyến, không bị sai sót gì.

Có lẽ mọi người đang mặc định tôi sẽ làm một đám cưới hoành tráng, mời mấy trăm khách, phải hơn thế này thế kia... nhưng tôi là người miền Tây, tôi không bao giờ có ý nghĩ so đo như vậy. Tôi chỉ có thể nói rằng: đám cưới của tôi tuy không hoành tráng nhưng chắc chắn sẽ độc và lạ!".

Đầu tháng 1 năm nay, Lâm Chấn Khang gây xôn xao khi tặng Kim Jun See xe tiền tỷ. Bất ngờ hơn, anh quỳ xuống trao hoa và nhẫn, cầu hôn bạn gái ngay buổi lễ trao xe trước mặt nhiều người. Kim Jun See đã bật khóc vì bất ngờ. 

Hiện tại, Lâm Chấn Khang và vợ sắp cưới đã phát xong thiệp cưới. Hình ảnh tấm thiệp với hai màu đen trắng, thiết kế sang trọng được lan truyền khắp mạng xã hội.

Trên thiệp cưới ghi lời nhắn nhủ ngọt ngào "17 năm một cuộc tình... Giờ em chính thức là vợ anh", cùng yêu cầu dresscode là đen và trắng.

Đám cưới của Lâm Chấn Khang và Kim Jun See sẽ được tổ chức vào ngày 9/9 sắp tới tại một trung tâm tiệc cưới 5 sao ở quận 10, TP.HCM.

{ keywords}
Lâm Chấn Khang chụp ảnh cưới với Kim Jun See.


Nhiều năm đi hát, Lâm Chấn Khang là một trong những ngôi sao nổi tiếng của sân khấu hội chợ, rất đắt show diễn miền Tây.

Mấy năm nay, Lâm Chấn Khang tiếp tục trở thành hiện tượng với nhiều MV, phim ca nhạc lập kỷ lục trăm triệu view trên Youtube. Chính series "Người trong giang hồ" của nam ca sĩ đã đi tiên phong, trở thành cảm hứng cho nhiều chủ kênh ở Việt Nam mạnh tay làm phim ca nhạc, web drama.

Vì vậy, Lâm Chấn Khang được ưu ái gọi bằng những biệt danh như "ông vua sân khấu miền Tây" hay "ông vua Youtube Việt Nam".

Kim Jun See tên thật là Trần Thị Thùy Dung, sinh năm 1993, mang trong mình 2 dòng máu Việt - Hàn. Cô cũng là ca sĩ, quen Lâm Chấn Khang năm 17 tuổi.

Cả hai từng hợp tác với nhau trong các sản phẩm âm nhạc nên dần nảy sinh tình cảm trên mức đồng nghiệp. Cặp đôi quan niệm ở nhà là bạn đời, ra ngoài là bạn diễn. 

Gia Bảo

Các ca sĩ mang danh hội chợ nhưng sở hữu tài sản 'khủng'

Các ca sĩ mang danh hội chợ nhưng sở hữu tài sản 'khủng'

- Dù bị mang danh hát hội chợ nhưng những nghệ sĩ này vẫn có gia tài đồ sộ không kém gì ngôi sao hạng A.  

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Cách đây hơn 3 năm, Nguyễn Đình Tôn Nữ, nữ sinh trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã được ĐH Harvard trao học bổng toàn phần cho 4 năm học.

Trong một buổi chia sẻ ấm cúng với chủ đề “Hãy để con bay!” với sự tham gia của đông đảo học sinh và các phụ huynh, anh Nguyễn Vũ Cân – bố của Nguyễn Đình Tôn Nữ đã nói, “đây không phải là một buổi truyền bá kinh nghiệm nuôi dạy con của mình”. Sau 3 năm, anh vẫn bảo lưu câu nói đó trong một cuộc trò chuyện gần đây với PV báo VietNamNet.

Xem phần 1 cuộc trò chuyện: Ông bố có con học Harvard: Tôi 'vô tích sự', con thay đổi rất nhiều

{keywords}
Anh Nguyễn Vũ Cân trong buổi trò chuyện với PV báo VietNamNet. Ảnh: Nguyễn Thảo

Không vào được Harvard thì học Lâm nghiệp

- Vợ chồng anh có khi nào mâu thuẫn quan điểm trong việc dạy con?

Có chứ. Thậm chí, khi con bé lên tới cấp 3, bà xã vẫn lo. Vợ mình vẫn bảo là lo cho con bé hơn thằng anh vì nó cứ “ngất ngất, ngây ngây, cá tính thế nào ấy”. 

Mình có nói với vợ là không nên nói như thế trước mặt con. Nói như thế là so sánh 2 đứa với nhau và nếu chúng hiểu nhầm nhau thì sẽ không thân thiện với nhau.

Mỗi đứa có một cá tính riêng. Cái quan  trọng nhất bây giờ là mình đang thấy nó vẫn đi học bình thường, trong cái bình thường ấy có nhiều cái bất thường. Nhiều khi “cái bất thường” là cái mới, cái tiến bộ chưa được chấp nhận thì cần có thời gian. Nếu mình chấp nhận được những cái bất thường ấy thì rồi dần dần nó sẽ trở thành cái bình thường.

Tất nhiên, khi con cái đã có được lòng tin tuyệt đối từ bố mẹ thì những điều bất thường có xu hướng tiêu cực, con không giấu chúng ta đâu. Mình nghĩ, chúng ta nên suy nghĩ và hành xử bao dung không chỉ với con cái mà cả với những người xung quanh thì kết quả chúng ta nhận được là sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

- Khi con còn nhỏ, anh có định hướng cho các con thi vào trường chuyên, lớp chọn không, hay cứ tự nhiên nó diễn ra như vậy?

Không! Thậm chí mình định hướng cũng không được. 

Ví dụ như Tôn Nữ, khi học lớp 5, bạn ấy là á quân kỳ thi Olympic tiếng Anh thành phố. Hồi đấy, gia đình muốn cho bạn lên trường Giảng Võ học, sau định hướng thi vào Amsterdam. Nếu bạn ấy cứ theo như thế thì có thể vẫn vào được trường Ams, nhưng có khi lại không được Tôn Nữ như bây giờ. 

Khi vợ mình dẫn con lên Giảng Võ nhận trường thì có chút trục trặc. Sau này, Tôn Nữ giải thích cụ thể thế này: “Cái vụ trường Giảng Võ là do phải nộp học bạ gốc mà mình không biết, mang bản photo, nên trên đường về nhà lấy con mới nói không học Giảng Võ nữa. Với con nhớ, hồi đấy cũng phải xin xỏ vì trái tuyến. Dù còn nhỏ thì con cũng không thích việc đấy. Học ở Trường Việt Nam - Algieri đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Con cảm nhận được điều đấy”.

Vợ chồng mình hoàn toàn ủng hộ quyết định của con vì tin rằng nó quyết định đúng.

Chỉ có duy nhất một việc mình can thiệp, đó là nhờ các cô không để cho bạn ấy làm cán bộ lớp. Quan điểm của mình là không tập cho trẻ con ham quyền lực. Mình vẫn nói với con, quyền lực không quan trọng, ảnh hưởng mới quan trọng. Cho đến bây giờ mình vẫn kiên định với quan điểm ấy.

Mình trao đổi với con rằng, nếu con có ảnh hưởng tốt thì con sẽ tập hợp được nhiều người xung quanh mình. 

Mặc dù không làm cán bộ lớp nhưng từ tiểu học, THCS rồi THPT, bạn ấy lại là người khởi xướng các phong trào, sáng kiến ở trường, lôi kéo được các bạn tham gia.

- Nhiều phụ huynh hay “thổi” ước mơ đi du học cho con từ nhỏ. Tôn Nữ có thành tích học tập rất tốt từ khi học tiểu học. Anh có từng nhen nhóm ý định hay có tác động gì để con đặt mục tiêu đi du học, hay vào các trường tốp đầu như Harvard không? 

Hoàn toàn không. Mình từng nói mình là ông bố “vô tích sự”. Bạn ấy nhờ cái gì thì làm cái đó.

Mình vẫn nói là nếu đi du học được thì tốt, nhưng nếu du học dựa hoàn toàn vào kinh phí của gia đình thì nên cân nhắc với cùng kinh phí ấy, nên học trong nước hay ngoài nước tốt hơn. 

Về việc đi du học, chính Tôn Nữ nói là nếu không đi du học thì học đại học trong nước. Nếu không được học ở những trường đại học tốp đầu trong nước thì bạn ấy đi học ĐH Lâm nghiệp, vì bạn ấy thích rừng. Tất nhiên là bạn ấy nói theo cảm hứng riêng trong tâm thế rất thoải mái, an nhiên.

Mình nghĩ là khi trong đầu đã có một lượng kiến thức nhất định thì kiểu gì bạn ấy cũng sống được, còn việc quyền cao chức trọng là do cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống, do cách bạn ấy xây dựng các mối quan hệ... Những việc ấy mình không thể đi làm thay bạn ấy được.

‘Dân chủ không nghe thì phải thể hiện quyền lực’

- Những khi con không chịu tiếp thu hay không chấp nhận những gì anh hướng dẫn, khuyên bảo, anh làm thế nào?

Có rất nhiều lần như thế. Ví dụ như có lần bạn ấy muốn lái xe ra sân bay đón mẹ nhưng lại dậy muộn. Khi bắt đầu đi, bạn ấy không làm theo hướng dẫn của bố, cứ tự làm theo ý mình. Lúc ấy, mình yêu cầu con không lái xe nữa vì tâm lý con như thế là không ổn định. Mình nói dứt khoát luôn là bây giờ không phải là giờ để con xây dựng phương pháp, không phải là giờ để con tự ý, mà phải theo hướng dẫn của bố hoặc để bố tự lái. Thế là bạn ấy tự ái, xuống xe đi bộ về. 

Có những khi mình phải thể hiện quyền lực và các con phải tuân theo nhưng rất hãn hữu. Khi các bạn ấy cưỡng lại, mình phải tìm lối thoát cả cho cả hai chứ không đối đầu. 

Sau đó, các bạn ấy sẽ nhận thức ra là mỗi người có một quyền. Và phương pháp tiếp cận cái quyền ấy của mỗi người một khác. Có người thì nới lỏng quyền lực của mình, có người thì làm chặt vô cùng, có người thì tùy cơ ứng biến. Mình thuộc dạng thứ 3. Bởi vì trong trường hợp ấy, nếu cứ để nó tiếp tục như thế, sẽ gây nguy hại cho cả đôi bên. Mình đã để cho một giới hạn dân chủ rồi mà con vẫn không nghe thì lúc ấy mình phải thể hiện quyền lực. 

{keywords}
Tôn Nữ vãn cảnh chùa làng cùng với bố năm 2019. Ảnh: NVCC

- Anh từng nói, anh hay bị mọi người chê trách là “viển vông” khi dạy con?

Thực sự là nhiều người bảo mình chiều con. Một ví dụ mà mọi người cho là “viển vông”, đó là chuyện “gap year” của Tôn Nữ. 

Khi gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi học của con rồi thì đùng cái con thông báo sẽ nghỉ 1 năm chưa đi. Lúc ấy, Donald Trump vừa trúng cử Tổng thống, dự đoán nước Mỹ sẽ có nhiều thay đổi. 

Mọi người can ngăn rất nhiều. Khi ấy, mình cũng mơ hồ. Nhưng mình nói với mọi người là cháu đã quyết định rồi, mình không còn cách nào khác là ủng hộ cháu thôi. 

Mình ủng hộ ngoài việc tin tưởng tuyệt đối vào quyết định của con còn phải dựa vào sự hiểu biết nhất định của chính bản thân mình. Cái này quan trọng lắm vì nó làm mình tự tin và củng cố lòng tin đã đặt trọn vẹn vào con.

Lúc ấy, mình tin rằng có thể chính quyền thay đổi nhưng hệ thống hành chính và giáo dục của Mỹ thì không thay đổi. Cũng có người bảo mình như thế là viển vông. Nói viển vông là vì nó không phù hợp với số đông nhưng không phải lúc nào chân lý cũng thuộc về số đông. Và quan trọng nhất là mình phải đặt cược niềm tin vào con. 

Ngay cả bây giờ, khi vừa về Việt Nam, bạn ấy nói thích ra ở riêng. Ban ngày, bạn ấy ra chỗ của bạn ấy học hành, quan hệ bạn bè, đến chiều tối về nhà ăn cơm, ngủ và học đêm ở nhà. Mình tôn trọng quyết định đó và không nặng nề chuyện bạn ấy sống ở đâu. 

‘Gia đình mình không có dân chủ giả tạo’

- Trong quá trình nuôi dạy con, có khi nào anh cảm thấy mình bị “ngược chiều” vì không đi theo số đông?

Dạy con, giáo dục con cái, gắn bó với con cái – đó cũng là cuộc sống của mình, cho nên mình cũng không bận tâm lắm việc người ta nói thế này thế khác. Nếu có, mình sẽ bảo vệ con mình, bảo vệ mình.

Ví dụ như hồi nhỏ anh trai Tôn Nữ cũng nghe người lớn chửi bậy. Một lần, cô hàng thịt gần nhà nói đùa con chuyện gì đó, thằng bé phản ứng chửi lại và bị cô ấy cầm dao đuổi về tận nhà. Mục đích của cô ấy là dọa thôi. Cậu chàng sợ quá, co giò chạy về đóng cửa lại.

Lúc ấy, mình nói với cô hàng thịt bỏ qua cho con, con sợ lắm rồi. Sau đó, mình mới ra bảo cô ấy là trẻ con thấy người lớn nói gì thì bắt chước. Chẳng qua là cô đùa nó, nó thử lại phản ứng của cô thôi, chứ nó cũng chưa biết gì đâu. Lần sau nó mà nói như thế, cô cứ lờ đi, coi như không có chuyện gì. Còn nếu như cô nhắc lại, tức là nó thấy cô tức giận, thấy được hiệu quả lời nó nói ra, rồi nó lại tiếp tục. 

Bởi vì sao? Não của con người khi có cái gì hay hoặc dở đều nhớ lâu. Nhưng phải có ngoại cảnh tác động thì mới nhớ được. Còn nếu ngoại cảnh không tác động thì rồi cũng quên đi. 

Mình cũng vậy. Khi con cái nói tục, chửi bậy, mình không bao giờ lớn tiếng đe dọa, mà coi như chưa nghe thấy gì, chuyển sang đề tài khác. Sau một lúc nào đó, mình sẽ nói lại với con.

- Anh ứng xử như thế nào trước những mâu thuẫn với con do khác biệt thế hệ?

Ví dụ như chuyện trước đây anh trai của Tôn Nữ hay mang xe ra tự sửa, nhưng từ khi bắt đầu đi học đại học, bạn ấy có cách nhìn khác. Bạn thấy bố lôi xe ra sửa thì bảo bố làm thế làm gì, bây giờ dịch vụ đầy ra, thời gian đấy để làm việc khác, thì mình cũng phải chấp nhận thôi. Đấy cũng là sự biến đổi của thời gian và tư duy con người, là quy luật. 

Mỗi người, dù là con cái hay cha mẹ đều có một cuộc đời của riêng mình. Chúng ta dựa vào nhau để sống cuộc đời riêng của mình tốt hơn, có ý nghĩa hơn chứ không phải là sự tráo đổi cuộc đời cho nhau. Vì thế, chúng ta nên tôn trọng tự do của nhau và tạo điều kiện phát triển tự do. Tất nhiên, tự do trong một quy luật nhất định, trong nề nếp gia đình và trật tự xã hội.

Ở nhà mình không có sự dân chủ giả tạo. Tức là mình không cố gắng để gò mình vào cho vừa với ý của con. Mình nói, mình có cách riêng, nhưng nhiều khi nó bảo đấy là suy nghĩ của bố thôi. Mình bảo, “đúng, đó là suy nghĩ của bố và bố nói ra để mọi người trong nhà có thể chấp nhận ý nào được thì chấp nhận, còn không thì bố vẫn bảo lưu ý kiến đó của bố. Bố sống cuộc sống của bố. Chúng ta không xung đột, mà tôn trọng lối sống của nhau”.

Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Ông bố có con học Harvard: Tôi 'vô tích sự', con thay đổi rất nhiều

Ông bố có con học Harvard: Tôi 'vô tích sự', con thay đổi rất nhiều

"Mình nghĩ, nếu cha mẹ “chồng lấn” phần việc của con, lúc nào cũng “hữu sự” với con thì không gian tự do của con bị xâm phạm".

" alt="Ông bố có con đỗ Harvard: 'Tôi thường bị chê viển vông khi dạy con'" width="90" height="59"/>

Ông bố có con đỗ Harvard: 'Tôi thường bị chê viển vông khi dạy con'

Ở Singapore có 8 ngôi chùa mang những kiến trúc độc đáo, thu hút rất đông khách du lịch đến thăm quan và chiêm bái. 

Chùa Liên Sơn Song Lâm

{keywords}
Liên Sơn Song Lâm

Chùa Liên Sơn Song Lâm là di tích quốc gia. Đây là tu viện lâu đời ở Singapore, được xây dựng vào năm 1908. Liên Sơn Song Lâm đang nắm giữ kỷ lục là ngôi chùa lớn thứ hai của khu vực Châu Á.

Lối đi vào chùa được trang trí những chậu bonsai cắt tỉa công phu, tỉ mỉ. Bước qua cây cầu nhỏ bạn sẽ đến với khu sân chính của chùa.

Tại đây có đặt rất nhiều bức tượng Phật được tạc một cách hoàn mỹ. Phía trước chùa là một hồ nước hình bán nguyệt, với 9 con rồng phun nước đặt xung quanh tạo nên khung cảnh đẹp tuyệt vời.

Cánh cổng chính của chùa được xây dựng khá tinh xảo. Ngoài ra, chùa có một tòa tháp 7 tầng và 3 sảnh cầu nguyện. 

{keywords}
Lối đi vào chùa được trang trí những chậu bonsai đẹp mắt. 

Chùa Thiên Phúc Cung

Thiên Hậu là một vị nữ thần biển cả bảo trợ ngư phủ cùng với người đi biển. Trong khu vực châu Á có nhiều ngôi chùa thờ vị nữ thần này.

{keywords}
Chùa Thiên Hậu.

Trong số đó, nổi tiếng nhất phải nhắc tới là chùa Thiên Phúc Cung nằm trong khu người Hoa Chinatown ở Singapore.

Được xây dựng vào năm 1842, chùa có kiến ​​trúc phức tạp với những bức tranh khảm trên trần nhà. Hầu hết, các vật liệu được sử dụng để xây dựng ngôi chùa do những người nhập cư mang đến. 

Bên trong, bạn sẽ tìm thấy một tấm bảng do Hoàng đế Quang Tự của triều đại nhà Thanh tặng vào năm 1907.

Chùa Phật Nha

Phật Nha là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và đẹp ở Singapore.

Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc của Trung Quốc. Đây được xem là bảo tàng nghệ thuật Phật giáo lớn nhất tại Singapore.

{keywords}
Chùa Phật Nha.

Chùa Phật Nha đã được khởi công ngày 13/03/2005 và khánh thành ngày 31/05/2007, với tổng chi phí lên đến 62 triệu SGD.

Tuy là chùa mới thành lập nhưng đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Kiến trúc của Chùa Phật Nha được thiết kế với 5 tầng chính và 1 tầng hầm. Từ phía ngoài, chùa Phật Nha dễ dàng gây được ấn tượng mạnh bởi hình dáng tráng lệ và màu sắc nổi bật.

Ngôi chùa lưu giữ xá lợi răng của Đức Phật, cũng như một số đồ Phật giáo đẹp nhất thế giới nên được đặt là Phật Nha.

Ngoài ra chùa, còn có một khu vườn trên sân thượng, thư viện, nhà hàng chay và hiệu sách trong chính ngôi chùa.

Chùa Phật giáo Miến Điện

{keywords}
Cổng vào chùa.

Chùa Phật giáo Miến Điện là ngôi chùa phật giáo Theravada cổ xưa tại Singapore. Ngôi chùa được xây dựng theo đúng lối kiến trúc phật giáo cổ với khuôn viên có cây bồ đề.

Ngôi chùa này sở hữu một bức tượng Phật cao hơn 3m, nặng 10 tấn làm từ đá cẩm thạch trắng.

{keywords}
Bức tượng Phật bằng đá cẩm thạch trắng.

Chùa Kwan Im Thong Hood Cho

Đây là một ngôi chùa thờ Phật Quan Âm nổi tiếng tại Singapore. Chùa có kiến trúc ấn tượng với mái vòm kiểu Trung Quốc, cùng tông màu nổi bật là đỏ và vàng rất cuốn hút, tượng trưng cho sự giàu sang và may mắn.

{keywords}
Chùa Kwan Im Thong Hood Cho.

Đặc biệt, vào ngày mùng một Tết, chùa đón rất đông người dân gốc Hoa, họ đến đây từ sớm và hy vọng được cắm cây nhang đầu tiên vào bát hương trên bàn thờ Phật với mong muốn cả năm may mắn, gia đình hạnh phúc.

Tu viện Kong Meng San Phor Kark See

Tu viện Kong Meng San Phor Kark là ngôi chùa Phật giáo lớn, nằm ở đường Bright Hill. Chùa  có sân bóng đá, bảo tháp, sảnh cầu nguyện, lò hỏa táng và nhà thờ cột, nơi ở cho các nhà sư nằm giữa những khu vườn yên tĩnh.

{keywords}
Tu viện Kong Meng San Phor Kark See.

Trong chùa có trường Cao đẳng Phật giáo Singapore, đào tạo và cấp bằng cử nhân Phật giáo hệ 4 năm. Chùa được xây vào đầu thế kỷ 20 để truyền bá Phật giáo.

{keywords}
Khung cảnh bên ngoài Kong Meng San Phor Kark See.

Chùa Phụng Sơn Trì

Chùa Phụng Sơn Trì được xây dựng từ năm 1908 đến 1913 bởi những người di cư Trung Quốc. Tên của ngôi chùa có nghĩa là "Ngôi chùa trên đồi Phượng Hoàng". 

Xưa kia, chùa có tầm nhìn ra biển, tuy nhiên ngày nay các tòa nhà cao tầng mọc lên, xung quanh chùa là quán ăn. Tầm nhìn đó đã biến mất.

{keywords}
Chùa Phụng Sơn Trì.

Ngôi chùa được thiết kế và xây dựng theo phong cách miền Nam Trung Quốc. Toàn bộ họa tiết trang trí đều là sự kết hợp hài hòa giữa phượng hoàng, rồng, hoa mẫu đơn cùng hệ thống chữ Phúc – Thọ.

Tòa điện lớn nhất có 4 cột đá khổng lồ được làm bằng đá granit. Phần chóp mái được trang trí bởi 2 con rồng bằng ngọc quý giá.

Năm 2010, chùa nhận giải thưởng Bảo tồn trong khuôn khổ chương trình "Di sản UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương".

Chùa Phật giáo Wat Ananda Metyarama

Chùa Phật giáo Wat Ananda Metyarama còn gọi là Chùa Phật Nằm, xây dựng vào năm 1845, mang kiến trúc đặc trưng của Thái Lan. 

Chùa nổi tiếng với tượng Phật nằm dát vàng dài 33m, mang nét mặt thư thái, bình thản.

{keywords}
Chùa Phật giáo Thái Lan Wat Ananda Metyarama

Bên ngoài là hai bức tượng hình rắn Naga huyền bí, mang ý nghĩa tâm linh sâu xa. Trên các bức tường của ngôi chùa còn được chạm rất nhiều tượng Phật nhỏ thể hiện sự uy nghiêm của chốn cửa Phật.

Ngôi chùa gỗ lim gần 400 tuổi, được coi là bảo vật vô giá ở Thái Bình

Ngôi chùa gỗ lim gần 400 tuổi, được coi là bảo vật vô giá ở Thái Bình

Ngôi chùa gần 400 tuổi, làm từ khối lượng gỗ lim lớn. Thời gian xây chỉ khoảng 2 năm nhưng để quyên góp và vận chuyển đủ gỗ về đây phải mất đến 19 năm. 

" alt="8 ngôi chùa tuyệt đẹp ở Singapore khiến du khách mê mẩn" width="90" height="59"/>

8 ngôi chùa tuyệt đẹp ở Singapore khiến du khách mê mẩn

Lọt thỏm giữa con hẻm 16 (đường Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) là căn nhà chật hẹp của đôi vợ chồng già cơ cực. Diện tích quá nhỏ bé chỉ vỏn vẹn hơn 1m2 lại chính là nơi sinh sống gia đình ông Em, bà Lan.

{keywords}
Vợ chồng ông Em. Vì căn nhà quá chật hẹp và việc di chuyển lên tầng khó khăn, kể từ năm 2019 đến nay, ông Em phải ở và sinh hoạt ở góc bên hiên nhà.

Ông Em quê gốc ông ở Đồng Tháp, lên Sài Gòn sinh sống từ năm 1986, còn bà Lan là người Sài Gòn. Hai ông bà gặp nhau, thuê nhà ở tạm nhưng không đăng ký kết hôn. Đến năm 1997 họ được người em của bà Lan cho ngôi nhà này. Mặc dù 2 tầng nhưng căn nhà chỉ có chiều dài chỉ 1m, chiều rộng hơn 1m một chút. Cho đến nay, ông Em vẫn chưa có hộ khẩu và tạm trú, tạm vắng.

{keywords}
Căn nhà nhỏ hẹp chỉ hơn 1m2 của gia đình ông Em, bà Lan

Không gian chật hẹp phía dưới tầng 1 là gian bếp và khu vực vệ sinh của gia đình. Ở đây nhỏ đến mức chỉ vừa một người đứng bên trong. Nối liền giữa hai “tầng” là những chiếc thang ngả màu thời gian và không chắc chắn.

Tầng 2 là nơi là nghỉ lưng bà Lan và cô con gái. Căn nhà luôn ngột ngạt và thiếu ánh sáng. Mái tôn rỉ sét đã xuống cấp trầm trọng.

{keywords}
Chiếc thang cũ kỹ

 

{keywords}
Không gian tầng 2 của ngôi nhà

Ông Em đang mang trong mình những căn bệnh nguy hiểm như bệnh thận, tim, tiểu đường, huyết áp,… Căn bệnh thận khiến cho đôi mắt của ông bị hoại tử đến không còn nhìn thấy ánh sáng, đôi chân bị phù nề chỉ có thể ngồi im một chỗ.

Vì căn nhà quá chật hẹp và việc di chuyển lên tầng khó khăn, kể từ năm 2019 đến nay, ông Em phải ở và sinh hoạt ở góc bên hiên nhà. Ông chia sẻ: “Ở đây tối ngủ thì bị muỗi cắn, còn mùa mưa thì phải dùng tấm ni-lon để che lại”. Mọi sinh hoạt của ông đều cần đến sự giúp đỡ của vợ mình. Bà Lan thì bị mắc chứng lãng tai nặng và đau dạ dày, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên cũng không thể đi thăm khám.

{keywords}
Khu bếp nhà nhà vệ sinh ở tầng 1.

Được biết hai ông bà có hai người con, người con trai làm tài xế và đã có gia đình riêng, người con gái thì làm công nhân. Hoàn cảnh của họ vẫn còn rất khó khăn nên chưa thể giúp đỡ nhiều cho cha mẹ.

Bà Liễu - hàng xóm ông Em cho biết, hoàn cảnh vợ chồng ông Em và bà Lan rất đáng thương, nhưng đa số bà con xung quanh đều là lao động tự do, cuộc sống còn nghèo nên không thể giúp đỡ về tiền bạc cho hai vợ chồng.

{keywords}
Bà Lan bị lãng tai. Hàng ngày bà bán sơ ri để có thêm chút tiền lo cho gia đình.

Bà Nguyễn Lê Thiên Thanh - Phó Chủ tịch Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1 cho biết: “Vì ông Em không có hộ khẩu nên không được cấp bảo hiểm y tế. Hiện phường đang hướng dẫn để ông Em làm lại hộ khẩu và làm thủ tục để được nhận chính sách bảo trợ xã hội dành cho người khuyết tật”.

Bà Thanh còn chia sẻ thêm bên phường thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ gia đình ông Em vào những dịp lễ, Tết.

Ông Em kể, gần đây ông được những nhà hảo tâm tặng 7 triệu để chữa bệnh nhưng khi vào bệnh viện thì chỉ một ngày đã hết, ông đành phải xin toa thuốc về mua uống.

Khi được hỏi về mong muốn của mình, ông Em nghẹn ngào: “Bây giờ tôi cũng không mong muốn gì ngoài việc được thuốc uống mỗi tháng, giờ đỡ được ngày nào thì hay ngày đó”. 

Người đàn ông từ chối 1,7 triệu USD để sống giữa sân bay quốc tế

Người đàn ông từ chối 1,7 triệu USD để sống giữa sân bay quốc tế

Nông trại hữu cơ của nông dân người Nhật Takao Shito nằm gọn bên trong khuôn viên của sân bay quốc tế Narita - sân bay đông đúc thứ 2 Nhật Bản.

" alt="Cuộc sống trong căn nhà hơn 1m2 của vợ chồng già ở Sài Gòn" width="90" height="59"/>

Cuộc sống trong căn nhà hơn 1m2 của vợ chồng già ở Sài Gòn