当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Energetik Mingachevir vs Zaqatala FK, 19h00 ngày 3/4: Không hề ngon ăn 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Eintracht Braunschweig vs Paderborn, 23h30 ngày 4/4: Ca khúc khải hoàn
![]() |
Ảnh: Alamy |
TIN BÀI KHÁC:
Triều Tiên bày tỏ 'thiện chí' với MỹSáng nay, Trưởng phòng GD-ĐT thị xã Đông Triều, Quảng Ninh - bà Lê Thu Hà xác nhận, thầy giáo Nguyễn Văn Chức (giáo viên môn Thể dục, trường THCS Xuân Sơn) đã bị tạm đình chỉ dạy 15 ngày.
![]() |
Em Cường khi điều trị tại Bệnh viện Việt – Đức Hà Nội (Ảnh do gia đình cung cấp) |
Trước đó, chiều ngày 10/1, gia đình học sinh Cao Kiên Cường (sinh ngày 18/9/2003, trú tại khu Xuân Viên, phường Xuân Sơn) đến trường phản ánh thầy giáo Chức tát con mình nhập viện.
Trước thông tin trên, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 377/UBND-GD yêu cầu thị xã Đông Triều làm rõ.
Theo báo cáo của thị xã Đông Triều, ngày 9/1,vào tiết học Thể dục của lớp 9B, do trời mưa lạnh nên thầy giáo Chức cho học sinh học trong lớp. Em Cường đã phạm lỗi tự ý chuyển đổi chỗ ngồi, gây mất trật tự trong lớp. Sau khi nhắc nhở, thầy Nguyễn Văn Chức đã tát vào má Cường 2 cái mà không biết Cường đang bị tổn thương ở đầu.
Tối cùng ngày, em Cường bị đau đầu nặng, gia đình cho đi khám tại Trung tâm Y tế Đông Triều. Qua thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, Trung tâm Y tế Đông Triều kết luận em Cường bị tổn thương ở vùng đầu, gây tụ máu não.
Đến chiều ngày 14/1, gia đình đưa em Cường lên Bện viện Việt - Đức (Hà Nội) để phẫu thuật hút dịch. Đến nay, em Cường đã xuất viện về nhà, tình hình sức khỏe tiến triển theo chiều hướng tích cực.
![]() |
Phiếu vào viện của em Cường (Ảnh do gia đình cung cấp) |
“Cháu hồi nhỏ có có tiểu sử tổn thương vùng đầu, đi đâu gia đình cũng nhắc nhở phải cẩn thận, thầy Chức tát cháu 2 cái gián tiếp làm đầu cháu bị tụ máu não” - đại diện gia đình em Cường chia sẻ.
Thị xã Đông Triều cũng giao Công an thị xã tiếp tục xác minh, làm rõ và phối hợp với Phòng GD-ĐT, Phòng Nội vụ, để làm rõ vụ việc báo cáo UBND thị xã để chỉ đạo xử lý theo đúng quy định.
Phạm Công
Bị phản ánh là đánh con riêng của chồng chỉ mới 5 tuổi đến mức phải nhập viện, một cô giáo mầm non ở Hà Nội bị tạm đình chỉ dạy học.
" alt="Tạm đình chỉ dạy thầy giáo tát học sinh nhập viện"/>Nhận định, soi kèo Energetik Mingachevir vs Zaqatala FK, 19h00 ngày 3/4: Không hề ngon ăn
Toàn cảnh kỳ họp.
Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Ninh thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, thực hiện một số dự án, gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các công ty trong hệ sinh thái AIC thực hiện; nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định trách nhiệm đối với những vi phạm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Ninh các nhiệm kỳ 2011 - 2016, 2016 - 2021 và các cá nhân: Nguyễn Nhân Chiến, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tử Quỳnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Văn Liên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Cùng với đó là các ông Nguyễn Tiến Nhường, Nguyễn Hữu Thành, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Lương Thành, Nguyễn Văn Phong, nguyên Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hạnh Chung, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Bưởi, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Nguyễn Việt Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng; Tô Thị Mai Hoa, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế; Nguyễn Đình Xuân, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trịnh Hữu Hùng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trịnh Khôi, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trần Đăng Truyền, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Vũ Chí Kiên, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Bắc Ninh; Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bắc Ninh; Trần Văn Tuynh, nguyên Bí thư Chi bộ, Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh.
Liên quan đến những vi phạm trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng còn có trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy các nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020; Đảng đoàn HĐND tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021 và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Văn Tuynh.
Cơ quan kiểm tra của Đảng quyết định cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Ninh các nhiệm kỳ 2011 - 2016, 2016-2021; Ban Thường vụ Thành ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2010 - 2015; Đảng ủy Sở Tài chính, Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy Văn phòng UBND tỉnh các nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020; Đảng ủy Sở Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 2010-2015; Đảng ủy Sở Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2015 - 2020; Đảng ủy Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh nhiệm kỳ 2010-2015.
Các cá nhân Ngô Văn Liên, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Đức Bưởi, Trần Đăng Truyền, Vũ Chí Kiên, Nguyễn Văn Hiếu cũng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo.
Ông Nguyễn Nhân Chiến.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách Đảng đoàn HĐND tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021; Đảng ủy Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đảng ủy Sở Y tế, Đảng ủy Sở Xây dựng, Đảng ủy Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các cá nhân: Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Việt Hùng, Tô Thị Mai Hoa, Nguyễn Đình Xuân, Trịnh Hữu Hùng, Trịnh Khôi.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các cá nhân: Nguyễn Nhân Chiến, Nguyễn Tử Quỳnh, Nguyễn Tiến Nhường, Nguyễn Hạnh Chung, Nguyễn Lương Thành và Nguyễn Thế Nghĩa, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Anh Văn" alt="Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến"/>Chiều 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Nhân Chiến, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh về tội Nhận hối lộ.
Quyết định khởi tố ông Chiến là động thái trong quá trình Bộ Công an điều tra vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến
Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, học sinh biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.
![]() |
Thông qua hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường, học sinh có ý thức tự giác, sống có trách nhiệm, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên, từ đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân, đáp ứng xu thế hội nhập toàn cầu.
Môn học bắt buộc từ lớp 1 đến 12
Chương trình môn Giáo dục thể chất tập trung phát triển các năng lực chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao, nhằm phát triển các tố chất thể lực của học sinh; giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có sức khỏe, có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực
Chương trình môn Giáo dục thể chất được thiết kế theo cấu trúc vừa đồng tâm vừa tuyến tính phù hợp với tâm - sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của học sinh; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh; vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học và hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
Chương trình môn học giáo dục thể chất mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường. Đồng thời tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương.
Với giai đoạn giáo dục cơ bản (ở cấp tiểu học và THCS), chương trình triển khai theo 4 mạch: Đội hình đội ngũ; Vận động cơ bản; Bài tập thể dục; Thể thao tự chọn.
Nội dung chủ yếu ở giai đoạn này là giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động, làm cơ sở để phát triển toàn diện.
Với giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình cấp THPT là môn học bắt buộc có phân hoá, thông qua hình thức tự chọn môn thể thao nhằm giúp cho học sinh tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Chương trình học mỗi môn thể thao gồm 3 nội dung: (i) kỹ thuật cơ bản; (ii) kỹ thuật nâng cao; (iii) hoàn thiện các kỹ thuật, chiến thuật thi đấu. Tùy điều kiện của mỗi trường, học sinh có thể lựa chọn một hoặc nhiều môn thể thao trong 3 năm học hoặc mỗi năm học lựa chọn một môn môn thể thao.
Những học sinh học 1 môn thể thao trong cả 3 năm học THPT được học đầy đủ ba nội dung (i), (ii) và (iii).
Những học sinh học 2 môn thể thao được học các nội dung (i) và (ii) ở một môn thể thao, môn thể thao còn lại chỉ được học nội dung (i).
Những học sinh học 3 môn thể thao được học nội dung (i).
Tạo môi trường học tập thân thiện, vui tươi
Yêu cầu cơ bản của phương pháp giáo dục mới là phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn luyện năng lực tự học, tự tập luyện cho học sinh, giúp các em có cơ hội phát triển năng lực thể chất.
Để thực hiện được yêu cầu này, giáo viên đóng vai trò thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển.
Giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh một cách hợp lý, kết hợp các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, chú trọng sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn thông qua các tranh ảnh kỹ thuật, video clip... để tạo nên giờ học sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
Trong hoạt động giáo dục thể chất, giáo viên cần tích hợp, sử dụng kiến thức một số môn học khác để nội dung luyện tập không bị đơn điệu. Ví dụ, trong quá trình tổ chức luyện tập, giáo viên nên sử dụng một số bài hát (đồng dao) khi tổ chức trò chơi, hoặc kết hợp với âm nhạc phù hợp làm “nền” cho những thời gian luyện tập nhất định trong giờ học, tạo không khí vui tươi, hưng phấn khi tập luyện,làm cho học sinh ưa thích và đam mê luyện tập thể thao.
Giáo viên cần sáng tạo và linh hoạt khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với thể lực của các nhóm học sinh, cơ sở vật chất của từng địa phương cũng như thời tiết của mỗi vùng miền, đặc biệt là các nội dung thực hành ở những trường không có nhà thể chất.
Đánh giá phải kết hợp giữa thường xuyên và định kỳ
Đánh giá kết quả Giáo dục thể chất phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học.
Việc đánh giá kết quả Giáo dục thể chất cần thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực chung, năng lực chuyên môn, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ hoạt động vận động của học sinh tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích các em tham gia các hoạt động thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 được ghi nhận bằng loại như: Xuất sắc: A+; Giỏi: A; Khá: B; Trung bình: C; Yếu: D.
Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 được đánh giá theo thang điểm 10.
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm một trong bốn mặt giáo dục Đức, Trí, Thể, Mỹ.
Giáo dục thể chất là môn học liên quan chủ yếu tới sự vận động của cơ thể, trong suốt quá trình học tập và rèn luyện; đặc thù riêng của môn học là cần dụng cụ để tập luyện các môn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, võ, điền kinh,...) kèm theo là nhà tập hoặc sân tập cho các môn thể thao... Vì vậy, cần phải có những thiết bị tối thiểu để phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện là hết sức cần thiết đối với các địa phương.
Cần tăng cường đủ đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất phục vụ cho công tác giảng dạy tại các nhà trường. Đặc biệt ở cấp tiểu học, do số tiết ở lớp 1 hiện hành là 35 tiết/năm, chương trình mới tăng lên thành 70 tiết/ năm.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Giáo dục thể chất. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Thanh Hùng
Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành.
" alt="Môn Giáo dục thể chất ở chương trình phổ thông mới sẽ như thế nào?"/>Môn Giáo dục thể chất ở chương trình phổ thông mới sẽ như thế nào?