"Là người mẹ 9x, tôi hiểu những khó khăn về cả sức khoẻ và tinh thần mà chúng ta phải đối mặt từ những hậu quả của việc thiếu hiểu biết về tình dục an toàn. Vì lẽ đó, tôi sẵn sàng tham gia và chia sẻ những trải nghiệm của chính mình với các bạn”, Hana Giang Anh bày tỏ trong buổi họp báo Chương trình “Giáo dục Tình dục an toàn” được Durex khởi động vào tháng 07/2019.Từ trăn trở của một bà mẹ 9x về giáo dục giới tính
Sở hữu kênh YouTube riêng với hơn 600.000 lượt theo dõi, Hana Giang Anh là một huấn luyện viên thể hình và vlogger 9X được yêu thích rộng rãi bởi phong cách trẻ trung.
Bên cạnh đó, Hana Giang Anh còn quan tâm sâu sắc về vấn đề bình đẳng giới và các vấn đề xã hội, đặc biệt là giáo dục giới tính và an toàn tình dục. Chính Hana cũng đã từng tham gia "Không thì thầm" của VTV7 - một chương trình truyền hình trực diện và thẳng thắn về các chủ đề tâm sinh lý của giới trẻ.
Bản thân là một người trẻ, nên Hana thấu hiểu được những khó khăn của các bạn khi phải vượt qua quá nhiều rào cản của xã hội để tìm hiểu về an toàn tình dục.
"Hana lập gia đình và có con khi chỉ vừa 23 tuổi. Mình đã đối mặt với rất nhiều thách thức và buộc phải trưởng thành nhiều hơn để có thể chăm sóc một đứa trẻ. Vì thế, Hana hoàn toàn hiểu được khó khăn của một người trẻ khi có thai sớm, cũng như những hệ quả về sức khỏe lẫn tinh thần mà lẽ ra các bạn sẽ không phải trải qua nếu như có hiểu biết đầy đủ và cái nhìn cởi mở về tình dục”, Hana chia sẻ.
Tâm huyết của “Sói tỷ” Hana Giang Anh
Chính những trăn trở đó đã dẫn lối Hana Giang Anh đến với chiến dịch Giáo dục An toàn tình dục của Durex. Có cùng tâm huyết trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết đúng đắn của người trẻ Việt về an toàn tình dục, Hana Giang Anh đã trở thành "chị đại" Sói tỷ trong Biệt đội giáo dục giới tính mang tên “Ba Con Sói”.
Ngoài bà mẹ 9x, biệt đội trên còn có sự góp mặt của 2 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến giới trẻ là Sói ca Huỳnh Quang Minh - sáng lập viên của một group chia sẻ về giáo dục giới tính có hơn 400 nghìn thành viên và Sói bảy màu Chu Hoài Bảo - vlogger có 1 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội.
Biệt đội Ba Con Sói đã đồng hành trong series giáo dục giới tính theo 3 chủ đề được quan tâm hàng đầu về an toàn tình dục: Tránh thai, Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và Bao cao su. Bằng kinh nghiệm, sự chân thành và cách chia sẻ vô cùng dí dỏm, Biệt đội đã gỡ rối tơ lòng, giải ngố những quan niệm sai lầm, đồng thời phổ cập kiến thức và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho giới trẻ.
Thông qua series này, kiến thức về an toàn tình dục không còn quá nghiêm trọng và cứng nhắc mà trở nên gần gũi, cởi mở hơn để các bạn sẵn sàng cho một tình yêu đúng cách và trách nhiệm.
 |
Bỏ qua rào cản về quan niệm "vẽ đường cho hươu chạy", Biệt đội Ba Con Sói chính thức dẫn lối cho hươu chạy đúng đường. |
Chia sẻ về chương trình ý nghĩa này, Hana Giang Anh cho biết: “Hana cảm thấy rất may mắn khi đồng hành cùng Durex để lan tỏa việc tìm hiểu kiến thức về giới tính. Thông qua chương trình này, không chỉ riêng người trẻ ngay cả bậc bố mẹ như chính Hana cũng có thêm nhiều kinh nghiệm thực sự hữu ích trong việc giáo dục giới tính cho con cái. Từ đó, Hana cũng tự tin hơn để hướng con mình phát triển một cách lành mạnh."
 |
Biệt đội Ba Con Sói đang được nhiều người trẻ yêu thích với phong cách trẻ trung và gần gũi. |
"Hana tin rằng chiến dịch này sẽ truyền cảm hứng đến người trẻ, để các bạn hiểu rằng họ không phải tự loay hoay tìm kiếm thông tin hay "chiến đấu" một mình. Bởi tìm hiểu về an toàn tình dục là một việc làm cần thiết, cũng chính là cách để bạn thể hiện sự trách nhiệm với chính mình và những người mình thương yêu, đồng thời có một đời sống tinh thần lành mạnh", Hana cho hay.
Bên cạnh đó, với tư cách là một người phụ nữ hiện đại và ủng hộ bình đẳng giới, Hana Giang Anh cũng hi vọng thông qua chương trình, các bạn nữ sẽ hiểu rõ hơn về giá trị của bản thân để tự bảo vệ mình.
Không chỉ đạt được lượng tương tác ấn tượng trên mạng xã hội, Hana Giang Anh cùng với Biệt đội Ba Con Sói và những chuyên gia về sức khoẻ giới tính cũng sẽ truyền cảm hứng cho người trẻ bằng chuỗi hội thảo tại 12 trường phổ thông và đại học ở TP.HCM
 |
Buổi hội thảo tại trường ĐH Hoa Sen thu hút gần 200 sinh viên tham dự. |
Toàn bộ chuỗi video của biệt đội Ba con sói đã có sẵn tại kênh YouTube Durex Việt Nam.
Để biết thêm thông tin về chiến dịch và chuỗi hội thảo tại 12 trường phổ thông và đại học ở TP.HCM, truy cập website Durex Việt Nam (www.durexvietnam.vn/ba-con-soi), kênh YouTube và fanpage của Durex Việt Nam.
Ngọc Minh
" alt=""/>‘Kungfu’ an toàn tình dục của nữ huấn luyện viên thể hình

Trẻ ở mái ấm Tín Thác ngủ trưaGian nan nuôi trẻ
Chúng tôi đến thăm mái ấm Tín Thác (xã Lộc Thạnh, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vào buổi trưa. Các cửa phòng đều đóng kín. Không một chút gió. Nắng thật gắt. Hàng cây bất động.
Mái ấm Tín Thác thuộc hội Dòng mến Thánh giá Đà Lạt. Đây là nơi cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi được các sơ chăm sóc và nuôi dưỡng. Những đứa trẻ tưởng chừng như bất hạnh đã được bàn tay của các sơ nâng niu nay đã dần lớn khôn. Bên cạnh đó, những bé sơ sinh còn đỏ hỏn luôn được ôm ấp bằng tình thương yêu của các tình nguyện viên, những bảo mẫu giàu kinh nghiệm.
 |
Mái ấm Tín Thác |
Tiếp chúng tôi, sơ Hoàng Thị Cúc 73 tuổi kể lại ban đầu các sơ chúng tôi không có chủ trương thành lập mái ấm vì không ai có khả năng nuôi trẻ. Thế nhưng - có lẽ do duyên số - trong một lần nhặt xác thai nhi về chôn, sơ Nguyễn Thị Hường có gặp một thùng giấy trong đó có một bé trai sơ sinh nặng 1,3kg. Người bé tím tái được đậy lại bằng một tấm áo phụ nữ. Sơ đưa bé về tắm rồi sưởi ấm và cho bé bú...
Được 3 tháng, bé lớn thấy rõ. Để bé lên bàn cân, 3.2kg, ai nấy cũng vui mừng hớn hở. Bé được đặt tên là Phúc Ân. Sau Phúc Ân, các sơ chúng tôi tiếp tục bắt gặp tiếng khóc của trẻ thơ phát ra từ trong lùm cây, bên vệ đường, trước cổng bệnh viện. Chúng tôi đem về và sơ Hường lại mở rộng vòng tay.
Số trẻ ngày một nhiều khiến cho việc chăm các bé trở nên lúng túng. Chúng tôi đã phải nhờ đến những gia đình thiện nguyện nuôi giúp vài tháng. Cũng chính từ đó, ý tưởng thành lập mái ấm chớm nở và hình hành.
Năm ấy là năm 2009 được nhà dòng cho phép, chúng tôi mua đất xây dựng từ nhỏ đến lớn dần theo số trẻ nhận được. Mái ấm được đặt tên tín Thác và sơ Hường được giao nhiệm vụ phụ trách.
 |
Bé bị não úng thuỷ |
Thú thật những ngày đầu chúng tôi gặp vô vàn khó khăn bởi các sơ không ai có kinh nghiệm nuôi trẻ. Trải qua một thời gian quen với công việc, hiện nay mái ấm có 107 em và được 6 sơ trực tiếp chăm sóc cùng các tình nguyện viên giúp sức.
Phúc Ân cùng những bạn Bảo Ân, Gia Ân, Hồng Ân và Giang Ân nay đã lớn. Phúc Ân trở thành anh cả của hơn 100 em. Hầu hết các em đều khỏe mạnh, học tốt. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để giáo dục các bé trở thành nhưng công dân tốt sau này.
Chỉ tiếc - sơ Cúc cho biết - hiện sơ Hường đang bị bệnh nặng nên không thể cáng đáng được công việc. Lời sơ Hường từng nói: "Tôi luôn yêu thương những đứa trẻ ở đây như con mình. Chúng tôi và các cộng sự luôn sẵn sàng làm mẹ để nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng nên người", đã tác động chúng tôi rất nhiều.
Những thiên thần nhỏ
 |
Sơ (Soeur) Hoàng Thị Cúc |
Sơ Cúc đưa chúng tôi đến thăm các bé. Buổi trưa, các bé còn ngủ. Sơ đi thật nhẹ, mở cửa thật khẽ. Trong những chiếc nôi, các bé sơ sinh nằm ngủ như những thiên thần. Cũng khăn, cũng tã..., các bé có mọi thứ như những đứa trẻ đang sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Đến trước chiếc nôi, bên trong bé nằm hơi nghiêng. Chị tình nguyện viên mở chăn sửa lại tư thế cho bé. Bình sữa rời ra khỏi miệng bé. Sơ Cúc nói, lúc đầu còn nhiều khó khăn có lúc chúng tôi thiếu sữa nhưng nay thì ổn rồi. Sữa các bé đang bú không phải là sữa hộp hay sữa bột nữa mà chính là sữa được các bà mẹ thừa sữa quyên tặng. Lượng sữa này hiện đang được cung cấp khá đầy đủ bởi nhiều nguồn.
Đến dãy nhà bên ngoài, chỉ lác đác vài bé nằm ngủ. Nhiều giường bỏ trống. Sơ Cúc cho biết trong số 107 bé chỉ còn 66 bé ở lại mái ấm. Một số được các sơ sáng đưa đến các lớp mẫu giáo mầm chồi lá, chiều mới đón về. Một số khác được gởi vào các trường nội trú để theo học các lớp tiểu học.
 |
Một bé sơ sinh ở mái ấm Tín Thác |
Đến chiếc giường gần cánh cửa ra vào, một đứa bé đang nằm ngủ. Sơ Cúc cho biết, Phúc Ân đó. Nó 10 tuổi rồi. Nhớ ngày đầu tìm thấy nó trong chiếc thùng mà giờ đây đã lớn. Những đứa trẻ như nó đã bắt đầu có suy nghĩ tại sao chúng phải sống nơi đây...
Ở mái ấm, các bé không chỉ được ăn được mặc mà chúng tôi muốn tạo ra một môi trường gia đình để các bé sống quây quần bên nhau. Những bé lớn sẽ yêu thương đùm bọc các em nhỏ như anh em một nhà. Thấy các bé ngày một lớn lên, biết yêu thương nhau, biết giúp đỡ nhau, chúng tôi vô cùng hạnh phúc.
 |
10 năm ở mái ấm, Phúc Ân đã lớn |
Các bé được nhận vào mái ấm đều là những đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới vài ngày tuổi. Các bé còn cả dây rốn. Các bé được gói vào túi nylon, bỏ vào thùng nhựa, thùng giấy nên thường bị nhiễm lạnh và khát sữa. Có bé bị côn trùng tấn công. Những yếu tố đó khiến cho công việc chăm trẻ vô cùng khó khăn nhưng rất may mắn, các bé được lớn lên bằng tình thương bao la của các sơ, các tình nguyện viên đầy thiện tâm.
Ông Nguyễn Minh Hiếu chủ tịch UBND xã Lộc Thanh bày tỏ sự ủng hộ của địa phương trước việc làm đầy tính nhân văn của các sơ. Nếu không có mái ấm Tín Thác này không biết những đứa trẻ vô tội kia trôi dạt về đâu. Ông Hiếu cho biết thêm, địa phương luôn tạo điều kiện về pháp lý giúp cho các bé được hưởng các quyền lợi theo qui định của pháp luật. Ông cũng kêu gọi các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trên cả nước quan tâm đến mái ấm để giúp các sơ vượt qua khó khăn.
Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã trao tặng Bằng khen cho Mái ấm Tín Thác vì có thành tích xuất sắc trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2018. Đồng thời, đơn vị cũng được Ban Tuyên giáo Trung ương lựa chọn tham gia chương trình giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2019. |

Nước mắt và nụ cười của cô gái mồ côi Việt Nam trên đất Úc
Bố mất sớm, gia đình khó khăn, chị Phạm Thúy Duy rời Việt Nam sang xứ người để mưu sinh, học tập. Năm 2008, chị được nhận vào một trong những trường đại học danh tiếng của Australia...
" alt=""/>Mái ấm Tín Thác

Ely Susiawati cầm bức ảnh của mẹEly Susiawati 11 tuổi khi mẹ cô bé để lại con gái cho bà ngoại chăm sóc. Bố mẹ Ely vừa chia tay và để nuôi con, chị Martia phải sang Ả Rập Xê-út làm giúp việc nhà.
Lần đầu tiên tôi gặp Ely, cô bé đang học năm cuối ở trường. Con bé kể với tôi về việc đã đau buồn như thế nào từ khi mẹ bỏ đi.
‘Khi cháu nhìn thấy bạn bè có bố mẹ ở bên, cháu cảm thấy rất tủi thân. Cháu mong mẹ về nhà. Cháu không muốn mẹ đi làm xa. Cháu muốn mẹ ở nhà để chăm sóc anh em cháu’.
Ở Ngôi làng Wanasaba ở phía đông thành phố Lombok mà Ely đang sống, việc những bà mẹ trẻ đi nước ngoài làm việc là điều được chấp nhận để con cái họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hầu hết đàn ông ở đây đều làm ruộng hoặc là lao động tự do. Số tiền họ kiếm được ít hơn thu thập của những phụ nữ đi nước ngoài làm giúp việc rất nhiều.
Khi các bà mẹ ra đi, các ông chồng và người thân trong gia đình sẽ phụ giúp chăm sóc bọn trẻ. Nhưng nỗi buồn của những đứa trẻ thì không có gì có thể xoa dịu được.
 |
|
Mẹ của Karimatul Adibia bỏ đi khi cô bé mới được 1 tuổi. Vì thế, Karimatul không thể nhớ được khoảng thời gian được sống cùng mẹ.
Mãi đến khi cô bé học gần xong cấp tiểu học, mẹ mới xin về nhà để gặp Karimatul. Nhưng giai đoạn này, cô bé coi dì mình – người đã nuôi dạy cô bé – là mẹ.
‘Cháu đã rất bối rối. Cháu thấy mẹ khóc. Mẹ nói với dì rằng ‘Tại sao con bé không biết em là mẹ nó?’’.
Dì Karimatul trả lời rằng, vì họ không có bất cứ bức ảnh nào. Karimatul chỉ biết tên và địa chỉ của mẹ.
‘Lúc ấy, cháu vừa thấy nhớ mẹ vừa giận mẹ vì đã bỏ cháu ở lại khi cháu còn quá nhỏ’ – Karimatul nói.
Năm nay, khi đã 13 tuổi, Karimatul gọi video cho mẹ mỗi tối. Hai mẹ con nhắn tin cho nhau thường xuyên nhưng đó vẫn là một mối quan hệ khó khăn.
‘Mỗi khi mẹ nghỉ phép về nhà, cháu lại muốn ở lại với dì. Mẹ bảo cháu ở lại với mẹ nhưng cháu chỉ nói rằng cháu sẽ tới sau’.
Dì của Karimatul – bà Baiq Nurjannah cũng là người nuôi 9 đứa trẻ khác. Chỉ 1 đứa trong số đó là con của bà. Còn lại đều là con cái của anh chị em bà – những người đã ra nước ngoài làm việc.
‘Tôi được gọi là mẹ già’ – bà vừa cười vừa nói.
Hiện đã hơn 50 tuổi, bà hay mỉm cười và nói ‘tạ ơn Chúa’ trong mỗi câu nói của mình.
‘Tôi đối xử với chúng như con mình. Chúng cũng coi nhau như anh chị em trong nhà’.
Những người phụ nữ trong làng Wanasaba bắt đầu đi nước ngoài làm việc từ những năm 1980.
Không có sự bảo vệ của pháp luật, họ rất dễ bị lạm dụng. Nhiều người đã được đưa về quê trong những chiếc quan tài. Những người khác bị đánh đập thậm tệ đến mức bị thương nặng. Một số bị trả về nhà mà không được trả tiền.
Đôi khi, những người phụ nữ này cũng trở về quê trong tình trạng có thêm con do những mối quan hệ tự nguyện hoặc gượng ép. Chúng thường được gọi là anak oleh-oleh – ‘những đứa trẻ lưu niệm’.
Chúng trộn lẫn 2 dòng máu, vì thế chúng nổi bật trong các ngôi làng.
18 tuổi, Fatimah nói rằng đôi khi cô thích sự chú ý. ‘Mọi người thường nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên. Tôi trông khác biệt. Một số người khen ‘ồ, cháu thật đẹp vì cháu có dòng máu Ả Rập’. Điều đó làm tôi vui’.
Fatimah chưa bao giờ gặp ông bố người Ả Rập của mình nhưng ông ta có gửi tiền cho mẹ cô. Nhưng không lâu sau, ông ta qua đời. Cuộc sống của 2 mẹ con trở nên khó khăn hơn, vì thế mẹ của Fatimah lại sang Ả Rập để làm việc.
‘Điều khiến mẹ tôi quyết định ra đi một lần nữa là vì em trai tôi luôn hỏi ‘Khi nào thì chúng ta có tiền mua xe máy?’. Và khi thằng bé nhìn thấy mọi người dùng điện thoại di động, nó lại nói ‘Khi nào chúng ta có điện thoại?’’.
Cô bé chia sẻ trong nước mắt: ‘Nếu mẹ không đi Ả Rập, chúng tôi sẽ không có đủ tiền để sống’.
Với những đứa trẻ có cả bố và mẹ đều đi nước ngoài, chúng sống chung trong một ngôi nhà cổ được xây dựng từ thời Indonesia vẫn là thuộc địa của Hà Lan. Ngôi nhà được quản lý bởi những người phụ nữ địa phương và một nhóm quyền di cư.
Khi điểm danh những đứa trẻ, họ đọc tên đất nước mà bố mẹ chúng đang làm việc.
Ngôi nhà này do Suprihati – một phụ nữ từng làm việc ở Ả Rập sáng lập ra. Cô bỏ đi khi 2 con trai còn đang chập chững tập đi.
Canh bạc cảm xúc đó đã được đền đáp, cô nói.
Sau khi nuôi xong 2 con ăn học, hiện Suprihati đang sống một cuộc sống thoải mái và không còn phải đi làm nữa vì đã được các con nuôi. Từ sự đồng cảm với những hoàn cảnh giống mình, cô nảy ra ý định xây dựng một gia đình chung cho những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau.
‘Việc được người thân nuôi dưỡng rất khác so với khi có mẹ bên cạnh. Đó là một kiểu tình yêu khác. Bọn trẻ có xu hướng rụt rè và thiếu tự tin’ – cô chia sẻ.
Sau khi tan học ở trường, bọn trẻ đến ngôi nhà này. ‘Chúng tôi giúp bọn trẻ làm bài tập về nhà. Chúng tôi thấy chúng đang tiến triển rất tốt’.
Hơn 2/3 số lao động nước ngoài của Indonesia là phụ nữ. Số tiền mà họ gửi về quê nhà là để giúp con cái họ có được những thứ mơ ước mà chúng chưa bao giờ có được trước đây.
Ely Susiawati đã 9 năm không gặp mẹ, nhưng mức lương của mẹ cô bé giúp cô trở thành người đầu tiên trong gia đình được đi học đại học.
Ely đang học ngành Tài chính Hồi giáo tại một trường đại học ở Mataram. Cô nói rằng cô hiểu được sự hi sinh mà mẹ đã làm.
‘Nếu mẹ không đi làm thì tôi sẽ không thể đi học. Tôi luôn tự hào về mẹ. Không có người phụ nữ nào mạnh mẽ hơn mẹ tôi’.
Ely thường xuyên trò chuyện với mẹ qua WhatsApp hoặc Facetime. Cô chia sẻ với mẹ mọi chuyện và mẹ cũng biết mọi thứ về cuộc sống của Ely.
Chị Martia nói rằng chị sẽ về nhà khi Ely học xong đại học – tức là khoảng hơn 3 năm nữa. Tôi cũng nói với chị rằng Ely khen chị là một người phụ nữ tuyệt vời.
‘Ôi thật vui khi được nghe điều đó’ – chị cười và tôi nhìn thấy nước mắt trong mắt chị.

Osin xứ người: Bưng bát cơm ngồi góc bếp, 2 hàng nước mắt chảy dài
8 năm làm thuê ở xứ người, cuộc sống của gia đình chị Hà nhanh chóng đi lên. Nhưng những đắng cay, vất vả trong suốt những năm xa chồng con, chị giữ cho riêng mình.
" alt=""/>Cuộc sống của những đứa trẻ trong 'ngôi làng không có mẹ' ở Indonesia