Ngân hàng Việt đang “bứt tốc” số hóa trong cách mạng công nghiệp 4.0
Trao đổi tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017 với chủ đề “Tương lai ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán trong thời kỳ CMCN 4.0” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,ânhàngViệtđangbứttốcsốhóatrongcáchmạngcôngnghiệbarcelona đấu với las palmas IDG tổ chức ngày 6/12, ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đánh giá các ngân hàng Việt Nam hiện đang có sự chuyển động tích cực theo các xu hướng công nghệ mới.
Đó là sự chuyển dịch từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số, chuyển đổi mô hình kinh doanh, tăng trải nghiệm khách hàng với những sản phẩm, giải pháp dịch vụ mới về nghiệp vụ; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, quản lý dữ liệu trong điều kiện sử dụng dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra, đó là vấn đề nâng cao độ an toàn bảo mật cũng như phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhất là khách hàng nhạy bén với công nghệ mới.
Ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định cuộc CMCN 4.0 với sự xuất hiện của một loạt các công nghệ mới đột phá như công nghệ robotic, trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây dữ liệu lớn… đang làm thay đổi mạnh mẽ các ngành và lĩnh vực.
Những mô hình kinh doanh mới đã xuất hiện như Uber, Grab (trong lĩnh vực giao thông, đi lại), Traveloka, Airbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Alibaba, Amazon (lĩnh vực thương mại điện tử), Atom Bank, Fidor Bank (ngân hàng số không có chi nhánh vật lý)… và còn rất nhiều mô hình thành công khác từ việc ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào trong hoạt động kinh doanh cũng như đời sống kinh tế, xã hội.
“Thực tế này đã đặt các ngân hàng đứng trước những thách thức rất lớn trong việc thu hút khách hàng thân thiết và gia tăng doanh số”, ông Hà Huy Tuấn nhấn mạnh.