当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba với Khor Fakkan, 20h25 ngày 13/2: Nỗi sợ sân khách 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs AC Milan, 2h00 ngày 24/4: Nuôi hy vọng ăn ba
Hôm nay, ngày 6/6/2018, tại Hà Nội, Diễn đàn thanh toán giao thông châu Á - Thái Bình Dương 2018 do Hiệp hội thẻ thông minh châu Á - Thái Bình Dương (APSCA), Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp tổ chức, đã chính thức được khai mạc.
Được sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Diễn đàn thanh toán giao thông châu Á – Thái Bình Dương 2018 chủ đề “Liên thông thanh toán giao thông và bán lẻ” có sự góp mặt của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan quản lý giao thông tại Việt Nam cùng các đơn vị vận hành, quản lý hệ thống bán vé cũng như các tổ chức tài chính và thanh toán đến từ Úc, Campuchia, Trung Quốc, châu Âu, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Theo nhận định của đại diện Ban tổ chức, sự phát triển của của các phương thức bán vé qua tài khoản và việc chấp nhận các sản phẩm thanh toán điện tử bán lẻ trong thanh toán phí giao thông đã tạo nên sự liên thông trong thanh toán. Xu hướng này đang ngày càng mạnh mẽ và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội khi mà chính sách và cơ sở hạ tầng thanh toán quốc gia đang phát triển rất nhanh để xây dựng hệ thống chấp nhận thanh toán điện tử ngày càng rộng rãi hơn.
Trong phát biểu tại Diễn đàn, ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, ngày 30/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, các bộ, ngành được giao phối hợp triển khai lồng ghép nhiều giải pháp, nhóm giải pháp để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong đề án này, để phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua các thiết bị chấp nhận thanh toán, Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ tăng cường phát triển thanh toán thẻ ngân hàng, khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc để phục vụ thu phí cầu đường, mua xăng, mua vé xe buýt, đi taxi…
Ông Sơn cũng nhấn mạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những năm qua, cơ sở hạ tầng thị trường tài chính, các phương tiện và dịch vụ thanh toán đã và đang được các bên liên quan chú trọng, đầu tư, phát triển, có thể hỗ trợ xử lý hiệu quả thanh toán trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Cụ thể như, với hoạt động thanh toán bán lẻ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo xây dựng Trung tâm điều hành chuyển mạch thẻ thống nhất. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo triển khai xây dựng, phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động ACH cho các giao dịch thanh toán bán lẻ có khả năng cung ứng dịch vụ bù trừ cho các giao dịch qua các phương tiện và kênh thanh toán khác nhau, phục vụ nhu cầu thanh toán cảu nhiều đối tượng như doanh nghiệp, cá nhân, các cơ quan Chính phủ; trong đó hỗ trợ bù trừ cả các giao dịch thanh toán trong lĩnh vực giao thông vận tải.
" alt="Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa sẽ cho phép mở rộng áp dụng thanh toán giao thông"/>Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa sẽ cho phép mở rộng áp dụng thanh toán giao thông
32 đội tuyển sẽ tranh tài tại vòng bảng, được chia thành tám bảng đấu khác nhau. Tám bảng sẽ được tổ chức tại bốn khu vực trên toàn thế giới và sẽ có nhiều stream với các ngôn ngữ khác nhau để cho fan toàn cầu có thể lựa chọn.
Bên cạnh tiếng Anh mặc định trên kênh Overwatch Twitch, cũng sẽ có những stream khác bằng các thứ tiếng khác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản và Thái Lan. Blizzard cũng cho biết, họ cũng sẽ bổ sung thêm danh sách các kênh Twitch được khởi chạy bởi cộng đồng người chơi xuyên suốt giải đấu Overwatch World Cup 2017.
Blizzard cũng đã công bố những nhân vật tham gia công tác bình luận tại giải đấu. Họ sẽ xuất hiện ở cả bốn khu vực diễn ra giai đoạn vòng bảng, bao gồm Trung Quốc, Australia, Ba Lan và Mỹ.
Vòng bảng đầu tiên được tổ chức tại Trung Quốc sẽ khởi tranh vào ngày 14/7. Sau đó khi giai đoạn đầu tiên kết thúc, các đội sẽ bước vào vòng đấu loại trực tiếp tại sự kiện BlizzCon 2017, diễn ra vào tháng 11 ở Mỹ.
Tất cả các trận đấu thuộc vòng bảng Overwatch World Cup 2017 đều sẽ được đưa lên các kênh stream của Blizzard. Chi tiết về lịch thi đấu cũng như thông tin tra cứu về các đội tuyển quốc gia tham dự giải đấu có thể được tìm thấy trên trang chủ có đường dẫn: http://bit.ly/2r9m3av.
None(Theo Dot Esports)
" alt="Vòng bảng Overwatch World Cup được bình luận bằng tám ngôn ngữ, không có tiếng Việt"/>Vòng bảng Overwatch World Cup được bình luận bằng tám ngôn ngữ, không có tiếng Việt
Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Borneo Samarinda, 15h30 ngày 25/4: Không thấy ánh sáng
Trước khi đặt chân tới Moscow mùa World Cup chắc hẳn nhiều cổ động viên đã nghe đến các tuyến tàu điện ngầm (Metro) trứ danh ở đây. Đó là hình thức di chuyển nhanh nhất và tiết kiệm nhất của người dân Thủ đô Moscow. Và trong kỳ World Cup khai mạc hôm nay, đó sẽ là phương tiện di chuyển chính của các cổ động viên đến Moscow.
Tuy nhiên, để làm quen với hình thức giao thông công cộng này cũng không phải trải nghiệm dễ dàng. Hệ thống Metro ở Moscow có 206 ga và 12 tuyến đường chạy đan chéo nhau dưới lòng thành phố, mới đây năm 2016 còn được bổ sung thêm tuyến tàu điện bao quanh vành đai (MCC). Và thử thách đầu tiên cho du khách lần đầu đi Metro mà phóng viên báo điện tử Infonet muốn đề cập đến chính là chọn tuyến và đổi tuyến.
Mặc dù loa thông báo trên các chuyến tàu điện ngầm đều có song ngữ tiếng Nga bản địa và tiếng Anh, song các biển chỉ dẫn thì đều chỉ có tiếng bản địa. Vì vậy, nếu du khách mua vé vào nhà ga đi thì cũng khó có thể nhận biết mình nên lên tàu hướng nào, hoặc khi chuyển tuyến thì cũng không biết đi đường nào, nếu như không có chút kỹ năng nào phiên từ hệ thống chữ cái Nga sang Latin.
Hay như nếu du khách chuyển nhà ga từ Metro sang MCC và ngược lại thì thực tế phải đi qua 1-2 tuyến phố, chứ không gần cạnh nhau như trong ứng dụng Yandex Metro hiển thị (dù Yandex Metro là app cho điện thoại rất hữu ích để dò tuyến Metro).
![]() |
Yandex Metro là app cho điện thoại rất hữu ích để dò tuyến Metro ở Moscow. |
![]() |
Nhưng nếu du khách chuyển từ nhà ga Metro sang MCC thì thực tế có thể phải đi qua 1-2 tuyến phố. Ảnh minh họa: ga Metro Botanichesky Sad. |
Và đúng như nhiều "khuyến cáo" trước đó của những người có kinh nghiệm đi Nga, người Nga không hay biết tiếng Anh để chúng ta có thể hỏi đường khi cần thiết, kể cả đối với hầu hết nhân viên nhà ga Metro.
Vì thế du khách sẽ không được giao tiếp tiếng Anh thuận lợi như khi đi từ sân bay về bằng tàu Aeroexpress, cũng như khi sử dụng các dịch vụ khác ở sân bay, khách sạn, nhà trọ...
Mặc dù vậy sau một thời gian đi Metro ở Moscow, chúng tôi cũng hình dung ra được sơ đồ chung nhất của các ga Metro. Thường nhà ga Metro sẽ khá dài với 2 đường sắt của cùng một tuyến chạy ngược nhau, và du khách nếu có lỡ một ga cũng hoàn toàn có thể nhảy lên tàu hướng ngược lại.
Trong khi đó 2 đầu nhà ga thường là đường ra để lên mặt đất, còn nếu muốn chuyển tuyến thì sẽ có đường thang lên hai bên sân ga ở khoảng đoạn giữa. Việc nắm bắt được sơ đồ chung này cộng với một chút bổ túc tiếng Nga (trước hết là bảng chữ cái) sẽ giúp du khách có chuyến trải nghiệm Metro thuận lợi hơn.
Hay như khi di chuyển từ Metro sang MCC và ngược lại, nếu dùng kết hợp giữa app Metro với những app bản đồ khác như Google Maps hay Yandex Maps thì du khách sẽ dễ dàng tìm đường đi thực tế giữa các nhà ga. Google Maps hiển thị khá đầy đủ các ga Metro ở Moscow trên bản đồ của mình.
Nếu đã giải quyết được những thử thách cơ bản trên thì hệ thống tàu điện ở Moscow sẽ mở ra cho du khách một cách thức để di chuyển thoải mái tự do trong thành phố. Giá vé cho một chuyến đi Metro là 55 rúp (khoảng 20.000 VNĐ), một lần quẹt vé vào nhà ga du khách có thể di chuyển tự do giữa các tuyến đường cho đến khi đến nơi cần đến.
Việc chuyển từ Metro sang MCC, xe buýt, và xe điện, và ngược lại, cũng hoàn toàn miễn phí trong 90 phút đầu của chuyến đi. Lưu ý một vé mua ở ga Metro bất kỳ có thể dùng được cho cả MCC, xe buýt, xe điện..., nhìn chung là tất cả các phương tiện công cộng trên mặt đất, tất nhiên nếu du khách mua vé kỳ hạn dài.
Nếu mua vé Metro hạn mức 20 chuyến, du khách sẽ chỉ phải trả 747 rúp (khoảng 272.000 VNĐ), tương đương khoảng 37-38 rúp cho một chuyến. Mức giá còn giảm nữa với vé hạn mức cao hơn. Trong khi đó Metro cũng có vé để du khách thoải mái di chuyển trong 1 ngày, giá 218 rúp (khoảng 80.000 VNĐ) và mức giá cũng rẻ hơn cho vé hạn mức ngày cao hơn.
Bản thân tôi khi trải nghiệm hệ thống giao thông công cộng ở Nga trong dịp diễn ra World Cup này thỉnh thoảng cũng thích chuyển đi từ Metro sang xe buýt, xe điện. Đơn giản vì khi đi xe buýt, xe điện, du khách có thể ngắm nhìn thành phố Moscow nơi có rất nhiều công trình đẹp mà một lần đi không thể thăm quan hết.
Tất nhiên khi đi bằng xe buýt, du khách có khả năng bị tắc đường vào giờ cao điểm, nhất là trong mùa World Cup này.
Một kinh nghiệm thú vị nữa là ở các nhà ga Metro hoặc bến xe buýt, hoặc ngay trên tàu vành đai MCC thường có chỗ cắm sạc điện thoại nếu chúng ta để ý. Điều này là rất cần thiết với du khách đi trải nghiệm hệ thống giao thông công cộng ở đây khi chiếc điện thoại là không thể thiếu để dò đường...
![]() |
Ở các bến xe buýt thường có chỗ cắm sạc điện thoại. |
![]() |
Trên tàu MCC cũng có chỗ cắm sạc điện thoại. |
Trải nghiệm bất ngờ về hệ thống tàu điện ở Moscow trong mùa World Cup
Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành hôm nay, ngày 25/5/2018.
Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, CNTT đã và đang được ứng dụng vào mọi mặt đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sẽ ngày càng có nhiều thiết bị thông minh kết nối mạng. Những thiết bị này khi bị lây nhiễm các loại phần mềm độc hại (gọi tắt là mã độc) sẽ gây mất an toàn thông tin (ATTT), tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Trong các năm 2016 và 2017, một số cuộc tấn công mạng sử dụng mã độc đã làm thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam.
Các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khác nhau trong việc xử lý mã độc. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao, khả năng chia sẻ thông tin thấp. Thực trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện rất đáng báo động. Đặc biệt, nhiều trường hợp tấn công mã độc mà cơ quan chức năng không phản ứng kịp thời để phát hiện, phân tích, bóc gỡ.
Để nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cải thiện mức độ tin cậy của quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc rung ương khẩn trương phân loại, xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và xây dựng phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Thời hạn hoàn thành xác định hệ thống thông tin cấp độ 4, cấp độ 5 là tháng 11/2018.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cũng được yêu cầu phải tăng cường sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử tại các đơn vị, tổ chức trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình; bảo đảm có giải pháp phòng, chống mã độc bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới, với thời hạn hoàn thành là tháng 12/2018.
Cũng theo Chỉ thị 14, giải pháp phòng, chống mã độc được đầu tư mới hoặc nâng cấp cần có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ TT&TT và quy định của pháp luật.
" alt="Thủ tướng chỉ thị nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại"/>Thủ tướng chỉ thị nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại
Blizzard có thể sẽ bổ sung tùy chọn “appear offline” (tạm dịch là “hiện diện ngoại tuyến”) cho Blizzard App. Một chuỗi các dữ liệu phân tích từ bản cập nhật mới của Hearthstone cho thấy tính năng này có thể sắp xuất hiện, theo thông tin từ HearthPwn, một trang web chuyên cập nhật tin tức về tựa game thẻ bài của Blizzard.
Giám đốc Overwatch, Jeff Kaplan, cũng đã từng đề cập tới một lựa chọn “hiện diện ngoại tuyến” vào tháng 10 năm ngoái.
“Chúng tôi đang trong quá trình phối hợp với Battle.net và các đội ngũ game khác”, Kaplan viết trong diễn đàn Overwatch. “Bởi hệ thống xã hội của chúng tôi là một hệ thống đan xen các tựa game (World of Warcraft, Hearthstone, Heroes of the Storm, StarCraft 2, Diablo 3), nên việc bổ sung chức năng này không phải chuyện nhỏ với chúng tôi.”
Kaplan đã không đề cập tới khoảng thời gian cụ thể cho tính năng này, nhưng bảo đảm rằng, đội ngũ Blizzard đang nỗ lực để thực hiện nó. Mặc dù vậy, chuỗi code “hiện diện ngoại tuyến” của Hearthstone không có gì bảo đảm tính năng này sẽ xuất hiện nhưng vẫn là một dấu hiệu đáng quan tâm.
Một tính năng “hiện diện ngoại tuyến” sẽ cho phép người chơi trên danh mục tất cả tựa game của Blizzard có thể thay đổi trạng thái cá nhân sang offline. Đôi khi bạn muốn thời gian chơi game của mình không bị chen ngang bởi bất cứ ai – ngay cả bạn bè.
Người chơi hiện đang có ba lựa chọn trạng thái cho tài khoản bao gồm: “online”, “away” và “busy”.
Tính năng trên mất hàng năm để thực hiện, và người chơi đã có thể chờ đợi nó ngay từ bây giờ. Blizzard ban đầu đã công bố tính năng này sẽ “sớm xuất hiện” vào năm 2012.
None (Theo Dot Esports)
" alt="Bạn sẽ sớm được ‘ẩn thân’ khi chơi các tựa game của Blizzard"/>Bạn sẽ sớm được ‘ẩn thân’ khi chơi các tựa game của Blizzard